Trần Đăng Khoa
VOV.VN - Theo con số mà các đại biểu đưa ra thì hiện nay, nước ta có 191.000 sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không có việc làm...
PV: Bạn đọc biết ông rất quan tâm đến vấn đề giáo dục của nước nhà…?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Bà cứ làm to chuyện. Tôi quan tâm đến thầy, trò và lớn hơn đến ngành giáo dục vì hai con tôi đang là học sinh phổ thông. Tôi là một phụ huynh. Thế thôi. Đây là chuyện trong nhà. Chuyện của mỗi gia đình…
PV: Vừa qua, ông có theo dõi cuộc chất vấn của các Đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ không?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Có chứ. Phần chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội bao giờ cũng là mảng hay, hấp dẫn nhất trong các kỳ họp Quốc hội. Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Theo dõi các buổi tường thuật trực tiếp của các cơ quan truyền thông, mình nắm được thực chất những vấn đề lớn của đất nước. Cũng qua đó, mình biết được năng lực, trình độ của các đại biểu Quốc hội, những người từng được dân lựa chọn, giờ lại thay mặt cho dân ở một cơ quan quyền lực nhất nước.
PV: Ông thấy cuộc chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thế nào?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi thấy rất hay chứ sao. Nhiều đại biểu đi thẳng vào những vấn đề mấu chốt nhất. Giáo dục luôn là một vấn đề nóng hổi. Bởi thế, có đến 48 đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Các câu hỏi phần lớn liên quan đến vấn đề lựa chọn thi trắc nghiệm nhiều môn trong kỳ thi 2017, nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, rồi chuyện dạy, học thêm.
Có một vấn đề nữa cũng rất nhức nhối trong ngành giáo dục, đó là nạn bạo lực học đường thì chưa có đại biểu nào bàn đến cả. Nhưng đó cũng là một việc rất nan giải, không thể không quan tâm.
Theo con số mà các đại biểu đưa ra thì hiện nay, ở nước ta có 191.000 sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không có việc làm. Con số này có thể sẽ còn tăng lên theo hàng năm.
Chuyện sinh viên thất nghiệp thì không thể tránh được. Bởi một phần, chúng ta cứ học một đằng nhưng thực tiễn đời sống đòi hỏi lại một nẻo. Nhiều môn học chẳng để làm gì. Đã thế lại không có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo với Bộ Lao
VOV.VN - Theo con số mà các đại biểu đưa ra thì hiện nay, nước ta có 191.000 sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không có việc làm...
PV: Bạn đọc biết ông rất quan tâm đến vấn đề giáo dục của nước nhà…?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Bà cứ làm to chuyện. Tôi quan tâm đến thầy, trò và lớn hơn đến ngành giáo dục vì hai con tôi đang là học sinh phổ thông. Tôi là một phụ huynh. Thế thôi. Đây là chuyện trong nhà. Chuyện của mỗi gia đình…
PV: Vừa qua, ông có theo dõi cuộc chất vấn của các Đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ không?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Có chứ. Phần chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội bao giờ cũng là mảng hay, hấp dẫn nhất trong các kỳ họp Quốc hội. Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Theo dõi các buổi tường thuật trực tiếp của các cơ quan truyền thông, mình nắm được thực chất những vấn đề lớn của đất nước. Cũng qua đó, mình biết được năng lực, trình độ của các đại biểu Quốc hội, những người từng được dân lựa chọn, giờ lại thay mặt cho dân ở một cơ quan quyền lực nhất nước.
PV: Ông thấy cuộc chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thế nào?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi thấy rất hay chứ sao. Nhiều đại biểu đi thẳng vào những vấn đề mấu chốt nhất. Giáo dục luôn là một vấn đề nóng hổi. Bởi thế, có đến 48 đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Các câu hỏi phần lớn liên quan đến vấn đề lựa chọn thi trắc nghiệm nhiều môn trong kỳ thi 2017, nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, rồi chuyện dạy, học thêm.
Có một vấn đề nữa cũng rất nhức nhối trong ngành giáo dục, đó là nạn bạo lực học đường thì chưa có đại biểu nào bàn đến cả. Nhưng đó cũng là một việc rất nan giải, không thể không quan tâm.
Theo con số mà các đại biểu đưa ra thì hiện nay, ở nước ta có 191.000 sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không có việc làm. Con số này có thể sẽ còn tăng lên theo hàng năm.
Chuyện sinh viên thất nghiệp thì không thể tránh được. Bởi một phần, chúng ta cứ học một đằng nhưng thực tiễn đời sống đòi hỏi lại một nẻo. Nhiều môn học chẳng để làm gì. Đã thế lại không có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo với Bộ Lao
Sinh viên Việt Nam tại châu Âu: Liên kết – Trí tuệ - Văn hóa- Tỏa sáng
VOV.VN - 15 tham luận tại tọa đàm đã giới thiệu khá rõ nét tình hình sinh viên Việt Nam tại châu Âu đã có những hoạt động sáng tạo để làm nên thành công.
Phải biết đời sống đang thiếu gì, cần gì để đào tạo mà đáp ứng chứ. Hiện nay, chúng ta lại đang bàn tăng tuổi hưu. Thế thì làm sao có chỗ cho bọn trẻ có việc làm. Coi chừng không khéo rồi cơ quan nhà nước toàn những người già. Thêm nữa, chuyện xin việc còn phụ thuộc vào năng lực thực sự của các em. Không phải em nào có bằng tốt nghiệp loại giỏi cũng là những em giỏi.
Tôi cũng đã từng làm quản lý nhiều năm ở một cơ quan truyền thông. Nhiều em tốt nghiệp xuất sắc, thậm chí còn có trình độ trên đại học, nhưng vẫn không làm được việc. Phần lớn phải đào tạo lại. Điều đó cho thấy chuyện đào tạo của chúng ta đang rất có vấn đề. Quan trọng là tự đào tạo. Ai không có khả năng tự đào tạo thì người đó sẽ vĩnh viễn thất nghiệp.
Còn việc thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017, tôi rất tâm đắc với nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga, đại biểu Hải Dương khi cho rằng hình thức thi này rất dễ xảy ra tiêu cực.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016.
Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga nói: "Học sinh thi về nói với tôi chỉ thích trắc nghiệm. Phòng thi của cháu sẽ chọn bạn học giỏi nhất, bôi thật nhiều dầu gió. Cứ phương án 1, bạn ấy ho 1 tiếng, cả phòng tích vào. Phương án 2 ho 2 tiếng và trong quy chế thi không ai cấm thí sinh ho hay bôi dầu gió. Chỉ cần một bạn làm được là cả phòng làm được bài, như vậy có phải phương án ưu việt hay không?”.
VOV.VN - Sáng và đầu giờ chiều 16/11, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đăng đàn trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng nói vậy. Chúng ta cần ghi nhận những cố gắng của Bộ nhằm giảm thiểu những khó khăn, vất vả cho phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn bàn thêm với ông. Việc thi phổ thông rồi lấy kết quả thi, kết quả trong các năm học tuyển đại học thì có chuẩn không, trong khi có em là học sinh giỏi mà đến năm học lớp 7 vẫn không biết đọc, không biết viết cả tên mình.
Tôi lại thấy nên làm ngược lại. Bỏ thi phổ thông. Vì phổ thông chỉ là việc xoá mù ở mức sơ đẳng. Chẳng ai cầm cái chứng chỉ học phổ thông để đi xin việc làm. Vì thế, chỉ cần làm các bài thi như kiểu thi học kỳ rồi cho các em tốt nghiệp. Em giỏi thì học tiếp. Còn lại các em có thể đi đào than, đi khuân vác, cấy lúa hay làm các việc lao động chân tay.
Đại học là đào tạo trí thức, đào tạo cán bộ nên phải chọn kỹ lưỡng. Việc thi trắc nghiệm chỉ có thể thi ở các môn có thể trắc nghiệm, chứ còn ngoại ngữ hay văn là những môn học đòi hỏi phải có sự thực hành, như nói, viết, hay luyện câu, luyện chữ và khả năng tư duy, sao chỉ tích một cái là đã biết được năng lực, trình độ.
Học sinh ta không kém đâu. Chỉ có cách đào tạo của chúng ta làm các em trở nên ngô nghê, kém cỏi. Tôi nói điều này không phải cảm tính mà đã qua khảo sát thực tiễn nhiều lần.
Bài thi UPU của em Phương Trang học sinh lớp 9 được Giải Nhất Quốc tế đã đăng trên tờ báo này cho ta thấy điều đó. Tôi còn theo dõi những cuộc thi của các em viết về những cuốn sách hay rất thú vị. Điều cần ghi nhận, là các em không chỉ chọn đúng những cuốn sách hay mà còn bình luận rất hay về những cuốn sách các em chọn. Sách của các nhà văn trong nước. Rồi sách của các nhà văn nước ngoài. Trong số ấy, có cuốn đã qua thử thách thời gian. Có cuốn vừa ra đời, in chưa ráo mực. Điều đó chứng tỏ các em luôn
VOV.VN - 15 tham luận tại tọa đàm đã giới thiệu khá rõ nét tình hình sinh viên Việt Nam tại châu Âu đã có những hoạt động sáng tạo để làm nên thành công.
Phải biết đời sống đang thiếu gì, cần gì để đào tạo mà đáp ứng chứ. Hiện nay, chúng ta lại đang bàn tăng tuổi hưu. Thế thì làm sao có chỗ cho bọn trẻ có việc làm. Coi chừng không khéo rồi cơ quan nhà nước toàn những người già. Thêm nữa, chuyện xin việc còn phụ thuộc vào năng lực thực sự của các em. Không phải em nào có bằng tốt nghiệp loại giỏi cũng là những em giỏi.
Tôi cũng đã từng làm quản lý nhiều năm ở một cơ quan truyền thông. Nhiều em tốt nghiệp xuất sắc, thậm chí còn có trình độ trên đại học, nhưng vẫn không làm được việc. Phần lớn phải đào tạo lại. Điều đó cho thấy chuyện đào tạo của chúng ta đang rất có vấn đề. Quan trọng là tự đào tạo. Ai không có khả năng tự đào tạo thì người đó sẽ vĩnh viễn thất nghiệp.
Còn việc thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017, tôi rất tâm đắc với nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga, đại biểu Hải Dương khi cho rằng hình thức thi này rất dễ xảy ra tiêu cực.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016.
Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga nói: "Học sinh thi về nói với tôi chỉ thích trắc nghiệm. Phòng thi của cháu sẽ chọn bạn học giỏi nhất, bôi thật nhiều dầu gió. Cứ phương án 1, bạn ấy ho 1 tiếng, cả phòng tích vào. Phương án 2 ho 2 tiếng và trong quy chế thi không ai cấm thí sinh ho hay bôi dầu gió. Chỉ cần một bạn làm được là cả phòng làm được bài, như vậy có phải phương án ưu việt hay không?”.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi kiểm tra kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện cho hàng triệu học sinh, chứ không chỉ tập trung vào học sinh giỏi. Về cơ bản, kỳ thi chỉ thay đổi hình thức, vẫn đảm bảo khách quan, làm căn cứ xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Bộ đã tham khảo rất kỹ ý kiến chuyên gia, lắng nghe nhiều phân tích. Thi trắc nghiệm phù hợp mục đích đánh giá đại trà, đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Toàn cảnh Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn của ĐBQHVOV.VN - Sáng và đầu giờ chiều 16/11, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đăng đàn trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng nói vậy. Chúng ta cần ghi nhận những cố gắng của Bộ nhằm giảm thiểu những khó khăn, vất vả cho phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn bàn thêm với ông. Việc thi phổ thông rồi lấy kết quả thi, kết quả trong các năm học tuyển đại học thì có chuẩn không, trong khi có em là học sinh giỏi mà đến năm học lớp 7 vẫn không biết đọc, không biết viết cả tên mình.
Tôi lại thấy nên làm ngược lại. Bỏ thi phổ thông. Vì phổ thông chỉ là việc xoá mù ở mức sơ đẳng. Chẳng ai cầm cái chứng chỉ học phổ thông để đi xin việc làm. Vì thế, chỉ cần làm các bài thi như kiểu thi học kỳ rồi cho các em tốt nghiệp. Em giỏi thì học tiếp. Còn lại các em có thể đi đào than, đi khuân vác, cấy lúa hay làm các việc lao động chân tay.
Đại học là đào tạo trí thức, đào tạo cán bộ nên phải chọn kỹ lưỡng. Việc thi trắc nghiệm chỉ có thể thi ở các môn có thể trắc nghiệm, chứ còn ngoại ngữ hay văn là những môn học đòi hỏi phải có sự thực hành, như nói, viết, hay luyện câu, luyện chữ và khả năng tư duy, sao chỉ tích một cái là đã biết được năng lực, trình độ.
Học sinh ta không kém đâu. Chỉ có cách đào tạo của chúng ta làm các em trở nên ngô nghê, kém cỏi. Tôi nói điều này không phải cảm tính mà đã qua khảo sát thực tiễn nhiều lần.
Bài thi UPU của em Phương Trang học sinh lớp 9 được Giải Nhất Quốc tế đã đăng trên tờ báo này cho ta thấy điều đó. Tôi còn theo dõi những cuộc thi của các em viết về những cuốn sách hay rất thú vị. Điều cần ghi nhận, là các em không chỉ chọn đúng những cuốn sách hay mà còn bình luận rất hay về những cuốn sách các em chọn. Sách của các nhà văn trong nước. Rồi sách của các nhà văn nước ngoài. Trong số ấy, có cuốn đã qua thử thách thời gian. Có cuốn vừa ra đời, in chưa ráo mực. Điều đó chứng tỏ các em luôn
Thi THPT Quốc gia năm 2017: Thí sinh tự do ngồi riêng phòng thi
VOV.VN -Dự thảo quy chế thi THPT năm 2017 có một điểm mới là thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi.Nhiều cuốn sách đã được các học giả, các nhà phê bình bàn luận rất nhiều, tưởng như không còn gì để bàn thêm nữa, ngay cả chính các em cũng đã bàn trong các kỳ thi trước. Có cuốn được nhiều em chọn, nhiều em bình, mà không thấy sự trùng lặp. Nhiều phát hiện rất mới, rất thú vị. Điều đó thường chỉ có ở những nhà phê bình có tài. Đọc bài của các em rất thích là vì thế. Phong phú và đa dạng. Mỗi em một giọng điệu, một cách tiếp cận. Văn bình luận mà đọc lại hấp dẫn, lôi cuốn. Điều ấy thì không phải nhà phê bình, người viết nào cũng làm được.
Tôi muốn nói thêm một đóng góp nữa của các em trong lĩnh vực phê bình giới thiệu sách. Đó là một cái nhìn có tính khoa học, lại được diễn giải bằng một lối văn chắt lọc, tinh tế. Nhiều bài viết của các em rất ngắn gọn. Có bài chỉ một trang rưỡi đến hai trang khổ A4, mà vẫn tóm tắt được nội dung cuốn sách, đánh giá được những đóng góp về mặt nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật của tác giả.
Việc tóm tắt nội dung cuốn sách cũng khá đa dạng. Nhiều khi qua cách bàn của các em, mà nội dung cuốn sách lại hiện hình. Ngay cả người chưa đọc cuốn sách, không biết gì về cuốn sách, cũng vẫn thưởng thức được bài viết của các em, vẫn hiểu được nội dung cuốn sách nói gì. Nét đặc sắc của cuốn sách ở đâu. Nhiều bài viết của các em, tôi cứ phải lật đi lật lại. Có phải các em viết không? Hay đó là bài viết của người lớn trá hình? Nhưng rồi tôi tin ngay bài của các em. Bởi đó là giờ “Tập làm văn”. Cô ra đề và các em viết tại lớp. Trông mẫu giấy kiểm tra của nhà trường, chúng ta nhận ra ngay. Đọc bài của các em, tôi lại thấy ấm lòng, thấy tin ngành giáo dục còn rất nhiều gian nan, vất vả của chúng ta. Dù còn có rất nhiều bất cập, rất nhiều lộn xộn, nhưng chưa đến mức tuyệt vọng như nhiều người đã lên án.
Ở đâu đó vẫn có các em chán văn, vẫn có những bài làm ngô nghê, những câu văn cười ra nước mắt như nhiều báo chí trích dẫn. Nhưng lỗi không phải tại các em. Lỗi tại chúng ta đã bê tông hóa môn văn, đã áp đặt, bắt các em cứ phải yêu những vẻ đẹp đã quá lỗi thời, không còn đủ sức hấp dẫn làm các em hứng thú. Nếu cứ ra theo dạng đề mở, để các em lựa chọn, tôi tin chúng ta sẽ được đọc nhiều áng văn hay của các em. Và các bài viết ấy, Nhà xuất bản Giáo dục nên in thành bộ sách tham khảo về môn văn cho các em, thay cho những cuốn văn mẫu mà không thấy có văn, do người lớn viết. Đây mới đúng là những bài văn mẫu cho các em.
Không gì hấp dẫn các em bằng những sản phẩm của chính các em làm. Trong đó có không ít những áng văn mà ngay cả người lớn chúng ta cũng cần phải ngước lên mà chiêm ngưỡng. Những áng văn ấy, làm sao có được nếu đào tạo theo kiểu trắc nghiệm?
PV: Xin cảm ơn ông./.
VOV.VN -Dự thảo quy chế thi THPT năm 2017 có một điểm mới là thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi.Nhiều cuốn sách đã được các học giả, các nhà phê bình bàn luận rất nhiều, tưởng như không còn gì để bàn thêm nữa, ngay cả chính các em cũng đã bàn trong các kỳ thi trước. Có cuốn được nhiều em chọn, nhiều em bình, mà không thấy sự trùng lặp. Nhiều phát hiện rất mới, rất thú vị. Điều đó thường chỉ có ở những nhà phê bình có tài. Đọc bài của các em rất thích là vì thế. Phong phú và đa dạng. Mỗi em một giọng điệu, một cách tiếp cận. Văn bình luận mà đọc lại hấp dẫn, lôi cuốn. Điều ấy thì không phải nhà phê bình, người viết nào cũng làm được.
Tôi muốn nói thêm một đóng góp nữa của các em trong lĩnh vực phê bình giới thiệu sách. Đó là một cái nhìn có tính khoa học, lại được diễn giải bằng một lối văn chắt lọc, tinh tế. Nhiều bài viết của các em rất ngắn gọn. Có bài chỉ một trang rưỡi đến hai trang khổ A4, mà vẫn tóm tắt được nội dung cuốn sách, đánh giá được những đóng góp về mặt nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật của tác giả.
Việc tóm tắt nội dung cuốn sách cũng khá đa dạng. Nhiều khi qua cách bàn của các em, mà nội dung cuốn sách lại hiện hình. Ngay cả người chưa đọc cuốn sách, không biết gì về cuốn sách, cũng vẫn thưởng thức được bài viết của các em, vẫn hiểu được nội dung cuốn sách nói gì. Nét đặc sắc của cuốn sách ở đâu. Nhiều bài viết của các em, tôi cứ phải lật đi lật lại. Có phải các em viết không? Hay đó là bài viết của người lớn trá hình? Nhưng rồi tôi tin ngay bài của các em. Bởi đó là giờ “Tập làm văn”. Cô ra đề và các em viết tại lớp. Trông mẫu giấy kiểm tra của nhà trường, chúng ta nhận ra ngay. Đọc bài của các em, tôi lại thấy ấm lòng, thấy tin ngành giáo dục còn rất nhiều gian nan, vất vả của chúng ta. Dù còn có rất nhiều bất cập, rất nhiều lộn xộn, nhưng chưa đến mức tuyệt vọng như nhiều người đã lên án.
Ở đâu đó vẫn có các em chán văn, vẫn có những bài làm ngô nghê, những câu văn cười ra nước mắt như nhiều báo chí trích dẫn. Nhưng lỗi không phải tại các em. Lỗi tại chúng ta đã bê tông hóa môn văn, đã áp đặt, bắt các em cứ phải yêu những vẻ đẹp đã quá lỗi thời, không còn đủ sức hấp dẫn làm các em hứng thú. Nếu cứ ra theo dạng đề mở, để các em lựa chọn, tôi tin chúng ta sẽ được đọc nhiều áng văn hay của các em. Và các bài viết ấy, Nhà xuất bản Giáo dục nên in thành bộ sách tham khảo về môn văn cho các em, thay cho những cuốn văn mẫu mà không thấy có văn, do người lớn viết. Đây mới đúng là những bài văn mẫu cho các em.
Không gì hấp dẫn các em bằng những sản phẩm của chính các em làm. Trong đó có không ít những áng văn mà ngay cả người lớn chúng ta cũng cần phải ngước lên mà chiêm ngưỡng. Những áng văn ấy, làm sao có được nếu đào tạo theo kiểu trắc nghiệm?
PV: Xin cảm ơn ông./.
Vũ Song Yến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét