30 tháng 7, 2017

12 thiên tài thông minh và thành công nhất mọi thời đại

Tác giả: Linh Trang (Theo Businessinsider)
Tài năng nở rộ từ sớm, sở hữu siêu trí tuệ và gặt hái thành công liên tiếp trong lĩnh vực của mình là những điều người ta thường nói về 12 thiên tài dưới đây.
KD: Nhân loại hạnh phúc bởi có họ- bởi họ cho thấy cuộc đời thật thú vị và nếu làm người, thì hạnh phúc nhất của đời người là sáng tạo và cống hiến cho cộng đồng.

1. Đại thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart. Mozart chơi ghi ta năm 3 tuổi, lên 6 tuổi ông bắt đầu soạn nhạc. Bản giao hưởng đầu tiên được trình diễn năm 8 tuổi và tác phẩm opera khi ông 12 tuổi. Ông qua đời năm 35 tuổi với hơn 600 tác phẩm kinh điển được để lại.

2. Thiên tài ngôn ngữ William Rowan Hamilton. Ông là người Ireland, sử dụng thành thạo tiếng Latin, Hy Lạp và Hebrew khi mới 5 tuổi. Năm 13 tuổi, ông thông thạo thêm các ngôn ngữ: Sanscrit, Persian, Italian, Arabic, Syriac và tiếng địa phương Ấn Độ. Không chỉ vậy, Hamilton còn có tài năng xuất chúng trong lĩnh vực toán học, đóng góp lớn cho lý thuyết động lực học và phương pháp sử dụng không gian 3 chiều.

3. Nhà nghệ thuật vĩ đại nhất thế kỷ 20, Pablo Picasso. Tài năng thiên phú của ông được bộc lộ khá sớm. Năm 15 tuổi, bức vẽ “The First Communion” đã tạo tiếng vang lớn trong giới hội họa khi đó. Ông là 1 trong những người đồng sáng lập ra trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc. Picasso là 1 trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20 do Tạp chí Times, Anh bình chọn.

4. Người có IQ cao nhất trong lịch sử, William James Sidis. Ông sở hữu IQ ước tính khoảng 250-300, cao hơn đại thiên tài Albert Einstein khoảng 50-100 điểm. Sidis thông thạo 8 thứ tiếng và viết 4 công trình toán học của riêng mình năm 7 tuổi. 11 tuổi, ông thi đỗ vào Đại học Harvard và trở thành 1 trong những sinh viên trẻ nhất trong lịch sử của ngôi trường danh giá này.

5. Người phụ nữ thông minh nhất thế giới, Shakuntala Devi. Bà được mệnh danh là “máy tính sống” khi có thể tính căn bậc 2, 3 của một số có hơn 100 chữ số chỉ trong 50 giây – nhanh hơn 12 giây so với khả năng tính toán của 1 chiếc máy tính nhanh nhất thập niên 70. Bà được vinh danh trong Sách kỷ lục Guiness khi có thể thực hiện phép nhân giữa 2 chữ số có 13 chữ số bất kì trong 28 giây.

6. Thiên tài cờ vua Robert James Fischer. Năm 14 tuổi, Fischer giành danh hiệu vô địch cờ vua thế giới trẻ nhất trong lịch sử. Anh tự phá vỡ kỷ lục của chính mình khi 1 năm sau, trở thành “ông vua” cờ vua trẻ nhất mọi thời đại.

7. Người siêu trí tuệ Kim Ung Yong. Ông bắt đầu nói chuyện khi 4 tháng tuổi, 2 tuổi thành thạo tiếng Nhật, Hàn, Anh và Đức. 3 tuổi bắt đầu tham gia khóa học như 1 sinh viên vật lý tại Đại học Hanyang. 8 tuổi được NASA tham gia học tập, nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Kim Ung Yong được ghi danh trong Sách kỷ lụch Guiness là 1 trong những người có IQ cao nhất thế giới.

8. Luật sư trẻ tuổi nhất, Kathleen Holtz. Cô theo học Đại học California năm 10 tuổi chuyên ngành triết học, 15 tuổi tiếp tục nghiên cứu chuyên ngành luật và trở thành luật sư trẻ nhất California năm 18 tuổi.

9. Người tốt nghiệp trẻ tuổi nhất thế giới, Michael Kearney. Ông nhận bằng cử nhân Đại học Alabama năm 10 tuổi, tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo của Đại học Vanderbilt năm 17 tuổi. Năm 21, Kearney sở hữu 4 tấm bằng đại học và 1 năm sau đó, ông nhận bằng tiến sĩ về hóa học.

10. Người 4 lần được đề cử giải Nobel hòa bình, Gregory Smith. Thần đồng nhận học bổng 4 năm vào trường Đại học Randolph-Macon năm 10 tuổi. 2 năm sau, Smith được đề cử giải Nobel Hòa bình. Sau đó, ông nhận được 3 đề cử tiếp theo cho giải thưởng này bằng các hoạt động của mình ở Đông Timor, Sao Paolo, Rwanda và Kenya.

11. Thiên tài sinh học, Colin Carlson biết đọc trước khi biết đi, tham gia chương trình đào tạo trực tuyến của Đại học Stanford năm 11 tuổi. Năm 12 tuổi bắt đầu học Đại học Connecticut và đạt số điểm 3.9/4 trong các lĩnh vực nghiên cứu sinh thái học và sinh học tiến hóa.

12. Bác sĩ phẫu thuật năm 7 tuổi, Akrit Jaswal trở thành sinh viên Đại học Ấn Độ và là bác sĩ phẫu thuật trẻ nhất lịch sử nước này. Akrit Jaswal trở nên nổi tiếng khắp thế giới khi bắt đầu thực hiện phẫu thuật năm lên 7 tuổi.

Di sản phá phách của Nguyễn Tấn Dũng đẩy đất nước vào suy sụp cạn kiệt

TT Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Reuters.Cạn kiệt là “từ khóa” của mọi từ khóa miêu tả ngắn gọn hiện tình đất nước Việt Nam. Mọi thứ đang cạn kiệt. Công bố Ngân hàng Thế giới trung tuần tháng 7-2017 cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công tăng nhanh nhất thế giới. Nợ công Việt Nam hiện lên đến 2,68 triệu tỷ đồng, tăng từ 36,5% GDP năm 2001 lên 62,2% GDP năm 2015. Tính đến giữa tháng 7-2017, nợ công Việt Nam tương đương khoảng 94,8 tỷ USD.
Điều này cho thấy không chỉ tình trạng khủng hoảng ngân sách mà còn khủng hoảng chính sách và khủng hoảng điều hành. Nói chính xác hơn là “khủng hoảng năng lực điều hành”. Cái gọi là “Luật quản lý nợ công”, áp dụng từ ngày 1-1-2010, đã không thể tạo ra hàng rào luật hiệu quả. Nó không kiểm soát được những “thành tích” bòn rút ngân sách, và tệ hơn, nó gián tiếp hình thành nên các cách thức lách luật với sự bùng nổ các nhóm lợi ích.
Di sản ăn chụp vô độ và phá phách vô tội vạ của Nguyễn Tấn Dũng cộng với “nội các” kế nhiệm tập trung nhiều kẻ bất tài nhất lịch sử chính trị cộng sản Việt Nam càng đẩy nhanh tốc độ suy sụp.
Ngày 10-5-2017, khi bế mạc Hội nghị trung ương 5, Nguyễn Phú Trọng vẫn kiên trì rằng kinh tế thị trường định hướng XHCN là “một vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản”, “một sáng tạo mới của Đảng ta”… Những điều ấy là gì? Rất khó có thể biết Trọng có thật sự hiểu những gì ông ta nói hay không. Nó quá mơ hồ so với những con số thống kê dễ thấy chẳng hạn số nợ công cụ thể mà mỗi người Việt Nam, bất luận tuổi tác, phải gánh chịu là hơn 1.000 USD.
Có một “thực tiễn” mà hệ thống lãnh đạo cần “sáng tạo” để nhận biết họ đang ở đâu: Chưa bao giờ hệ thống chính trị lãnh đạo cạn kiệt nhân lực có tài bằng lúc này. Không có yếu tố “cá nhân” nào nổi trội trong hệ thống cầm quyền đương nhiệm. Không gương mặt nào xứng đáng đại diện cho “trí tuệ Việt”. Họ tăm tối. Họ đần độn. Họ chậm chạp và hoàn toàn đi bên lề sự phát triển của thế giới bên ngoài. Họ phát biểu giống nhau, nói dối giống nhau, hành xử quê mùa giống nhau. Họ xem thường dân hệt như nhau.
“Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả…” – Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu cách đây một năm. Khó có thể đánh giá nhân dân đã làm được gì cho đất nước bằng nhãn quan rất hẹp như thế nhưng dễ thấy rằng nhân dân không có vai trò gì trong các dự án ngàn tỷ đắp chiếu trùm mềm. Nhân dân không có trách nhiệm trong việc làm lũng đoạn ngân sách công, nơi về nguyên tắc thuộc quyền giám sát của một tập thể “dân chủ tập trung” mà Kim Ngân làm “chủ tịch”.
Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Cạn kiệt cả “nguồn tài nguyên” con người. Việt Nam chưa bao giờ thiếu người tài, ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Nhân tài Việt ngày càng hiếm hoi, bởi nền giáo dục tồi tệ, lại tiếp tục khan hiếm khi nhiều người lần lượt cuốn gói ra đi. Cách thức đối xử người tài là nguyên nhân lớn nhất chứ không chỉ bởi nghèo và thiếu phương tiện. Cách thức sử dụng nhân tài và chính sách giáo dục là những bế tắc dai dẳng nhất của đất nước. Nó sẽ không bao giờ tháo gỡ được nếu chính sách giáo dục đang được thực thi là một chính sách “ngu để trị”.
Một bài báo của Tạp Chí Cộng Sản đề ngày 9-1-2012 cho biết, “Ngày 8-1, tại Hà Nội, Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực-nhân tài Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn quốc nhiệm kỳ II… Trong 5 năm qua, từ chỗ không có một đơn vị thành viên nào với hơn 300 hội viên ban đầu, đến nay, Trung ương hội có 725 hội viên, 4 thành hội, tỉnh hội, 14 chi hội và 30 đơn vị trực thuộc Trung ương hội…”. Thật khó có thể tưởng tượng đó là một tổng kết về nguồn nhân tài. Có những sự thật không được nêu ra trong “kết quả 5 năm”. Đó là những đêm không ngủ của vô số phụ huynh trằn trọc xoay sở đưa con em đi tỵ nạn giáo dục. Đó là hiện tượng có những người Việt ở nước ngoài làm rạng danh dân tộc nhưng không bao giờ muốn trở về phục vụ một đất nước đang giãy giụa trên mớ “nghị quyết trung ương đảng về đổi mới giáo dục”. Chảy máu chất xám thật ra không tệ hại bằng sự bất lực kêu gọi đóng góp chất xám. Đảng thật ra không thể và không bao giờ biết cách “làm giáo dục”. Mới đổi mới giáo dục, trước hết cần đổi mới chính hệ thống đảng.
Đất nước này có nhiều “mũi nhọn”: mũi nhọn kinh tế, mũi nhọn du lịch, mũi nhọn giáo dục, mũi nhọn văn hóa… Nó thiếu một mũi nhọn quan trọng: “mũi nhọn nhận thức”, để giới lãnh đạo có thể tự đâm vào đầu đủ đau để nhắc rằng họ đang làm đất nước tụt hậu và đổ nát như thế nào. Chưa bao giờ vấn đề bạo lực xã hội khủng hoảng như hiện nay. Nếu cách đây 10 năm, một vụ nữ sinh đánh nhau có thể làm rúng động xã hội, bây giờ, xã hội chứng kiến nhiều chuyện khủng khiếp hơn vậy vạn lần. Đời sống không chỉ bất an bởi nguồn thực phẩm mà còn là sự bùng nổ những cuộc thanh toán chém giết. Và cả những cuộc trả thù rùng rợn mà quan chức chế độ cũng trở thành nạn nhân.
Chưa bao giờ bất công, bất tín và bất nhân trong một xã hội “thượng tôn pháp luật” phát triển tràn lan như lúc này. Hãy thử đặt câu hỏi tại sao một côn đồ như Phan Sơn Hùng liên can vụ đánh đập phụ nữ lại vẫn nhơn nhả ung dung? Hắn có phải là một thứ công cụ nối dài của bộ máy công an? Có những câu hỏi không bao giờ có thể trả lời. Có những cái chết trong đồn công an không bao giờ được làm sáng tỏ. Đất nước đang cạn kiệt mọi thứ. Cạn kiệt ánh sáng lương tâm và ánh sáng công lý.
Tấm ảnh Nguyễn Xuân Phúc trong buổi lễ tôn vinh Bà mẹ Việt Nam anh hùng ngày 22-7-2017 cho thấy một điều khác. Hàng triệu triệu người Việt đã bị xô đẩy vào một cuộc chiến “giải phóng” mà hàng chục năm sau vết thương chia cắt dân tộc vẫn chưa lành. “Xương trắng Trường Sơn”, như được thuật trong hồi ký của cán bộ tập kết Xuân Vũ in tại Sài Gòn năm 1974, vẫn là một màu trắng vô hồn cho những mất mát của bất kỳ bà mẹ Việt Nam nào đội giải khăn tang chiến tranh. Việt Nam không chỉ có những bà mẹ đau buồn của một phía. Phía bên này, cũng còn có vô số bà mẹ đau khổ. Làm sao có thể hàn gắn lòng người chia cắt khi mà kẻ thủ thắng vẫn vét cạn lương tâm hành xử hậu chiến để lấp đầy vào đó những thói thường hả hê?
Điều mỉa mai là quân đội của “Hanoi’s war”, như miêu tả trong tác phẩm của sử gia Lien-Hang T. Nguyen, ngày nay dường như không đủ khả năng bảo vệ đất nước. Quân đội đang như một đế chế bất khả xâm phạm, với những bất công giữa “giai cấp lính” với “giai cấp sĩ quan”, hệt như những bất công trong xã hội, giữa nhung nhúc người nghèo khổ với đám tư bản đỏ bỏ ra 3 tỷ USD mua nhà ở nước ngoài. Quân đội ấy, từng tự hào đánh tan những kẻ thù khổng lồ, có thể hiệu triệu được lòng dân để chống lại tên khổng lồ Trung Quốc? Liệu niềm tin người dân cho quân đội cũng đang bị cạn kiệt?
Một đất nước suy yếu không phải vì nó là một đất nước nghèo. Một quốc gia suy yếu là một quốc gia chỉ còn “hèn khí” thay cho “hùng khí”. Một quốc gia thật sự đi đến thời khắc của tối tăm là khi mà lòng yêu nước bị ném vào chốn lao tù. Một quốc gia thật sự suy vong là một quốc gia mà lòng yêu nước của người dân bị làm cho ngày một cạn kiệt, bởi những bản án chính trị phi lý dành cho những tấm lòng ái quốc mà chính bản thân nhà cầm quyền còn chưa bao giờ đủ dũng khí để thể hiện cho ra khí phách thể thống một quốc gia.
(FB Mạnh Kim)

Đòi ăn của cả người chết thì khác gì muông thú

Người dân đi ra cơ quan công quyền đề nghị làm thủ tục khai tử cho người nhà theo đúng quy định để an táng “mồ yên mả đẹp” nhưng bị gây khó dễ, đòi phong bì phong bao, đòi ăn của cả người chết thì đúng là chả khác gì loài muông thú.
Vụ việc xảy ra ở phường Văn Miếu (quận Đống Đa) tưởng đơn giản nhưng lại gây chấn động dư luận, khiến cộng đồng mạng căm phẫn, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng phải ra tay chỉ đạo xem xét, xử lý.
Đơn giản là vì, gia đình chị Vũ Thị Hoa (trú tại phường Văn Miếu) có bố đẻ mất và cử chị Hoa ra UBND phường để làm giấy chứng tử. Theo quy định, nói nôm na dễ hiểu là, chỉ khi được UBND cấp phường/xã cấp giấy chứng tử thì gia đình có người chết mới được đưa đi an táng.
Những thông tin được chị Hoa chia sẻ trên facebook cá nhân.
Thế mà nó lại không đơn giản với gia đình chị Hoa. Trên facebook cá nhân, chị Hoa bày tỏ thái độ bức xúc trước cách làm việc của cán bộ phường Văn Miếu. Chị cho rằng chỉ vì “cán bộ phường lười”, hay đòi được “lót tay” mà “bắt người chết nằm chờ giấy khai tử”, tang lễ của bố chị phải lùi lại 1 ngày.
Câu chuyện của chị Hoa nhanh chóng lan trên mạng xã hội, nhiều cơ quan báo chí cũng đã vào cuộc, khiến dư luận căm phẫn.
Trên facebook cá nhân, một nhà báo kể lại câu chuyện xảy ra với gia đình mình cũng tương tự như vậy. Facebooker này viết rằng:
“Lót tay” để có giấy chứng tử, tôi đã gặp cảnh này ở Hải Phòng cách đây 5 năm
Năm 2012, anh vợ tôi quê ở Hải Phòng (quận Hồng Bàng) mất vì một tai nạn. Giai đình vợ quá bàng hoàng vì anh còn trẻ, chưa vợ con, lại mất trong hoàn cảnh quá thương tâm. Nhà neo người, tôi và vợ phải lo làm lễ, đáp lễ người đến viếng. Đúng lúc khách đến viếng đông, chuẩn bị để đưa đi chôn cất thì bà cô kéo tôi ra giọng hốt hoảng: “Cháu phải ra tay thôi, phường nó không cấp giấy chứng tử?”. “Vì sao không cấp, anh ấy chết thật rồi mà?”- Tôi hỏi lại bà cô. Bà cô thật thà: “Nó hoạnh họe là vì sao lại chết, phải nói rõ mới cấp. Cháu làm cái phong bì cho nhanh”.
Anh Lê Hiếu - cán bộ nhận hồ sơ
Tôi không thể chịu nổi, nhờ người đi xe máy chở đến trụ sở phường. Vào đúng phòng mà trước đó bà cô đã thất bại việc xin giấy chứng tử về để chôn cất anh vợ. Có khoảng dăm người ngồi vắt vẻo, mặt mũi lạnh như băng. Tôi hỏi câu nào họ đáp câu đó.
Vẫn cái giọng: “Phải xem vì sao chết, liên quan đến vụ án thì sao?”. Muốn chửi thề luôn, nhưng tôi kiềm chế vì mình không phải người ở đây, to tiếng có khi hỏng cả việc nhà vợ. Tôi nói: “Trụ sở cách nhà dân có đoạn, sao các anh không lên mà kiểm tra xem người ta chết vì cái gì”. Chẳng đáp gì. Im như thóc, chắc chờ phong bì?
Hết cách đành phải nhấc điện thoại gọi cho nhà báo L.K ở Hải Phòng nhờ can thiệp. Anh L.K can thiệp thì nhà vợ mới có giấy chứng tử, anh vợ mới được chôn cất đúng giờ thầy phán.
Tôi kinh tởm đến ám ảnh kiểu làm này của phường, sau đó kể cho vài người để giải tỏa. Định viết mấy lần, nhưng nhà vợ còn ở đó, sợ trả thù. Nay nghe lại chuyện tương tự xảy ra ở Văn Miếu, ở Thủ đô, máu lại sôi lên.
Có một nỗi sợ, có một nỗi ám ảnh mang tên thủ tục hành chính. Vô cảm đến thế là cùng, lạnh lẽo với số phận con người đến thế là cùng!”…
Hai câu chuyện xảy ra ở hai thành phố lớn, nơi mà “dân trí” được xem là khá cao, “quan trí” cũng thuộc top đầu. Thế mà, những cán bộ này ngang nhiên giở trò vòi vĩnh. Việc của anh là phải phục vụ người dân, phải cấp giấy khai tử cho họ, để họ còn lo liệu mai táng, sớm được mồ yên mả đẹp, theo quan niệm của người Á Đông ta.
Với người Việt, nghĩa tử là nghĩa tận. Dù có thù nhau đi chăng nữa thì người ta vẫn đến tiễn biệt lần cuối nếu chẳng may một người mất đi. Truyền thống ấy không phải chỉ người Việt mà là nghĩa cử của loài người nói chung.
Vậy mà, kẻ được coi là cán bộ kia lại có thái độ dửng dưng, lạnh lùng đến tàn ác, chỉ vì chiếc phong bì – Cái lạnh lùng của kẻ tàn nhẫn, máu lạnh.
Trong hàng nghìn bình luận về vụ việc này, thấy hài hước và chua xót trước ý kiến của một bạn đọc rằng: “Xã hội là chỗ con người ở trọ, trần gian là cõi tạm, về bên kia mới là cõi vĩnh hằng. Vào chỗ ngon thế, phải phong bì chứ... Chắc mấy ông kia nghĩ thế...”.
Cá nhân tôi thì nghĩ rằng, ai trên đời sinh ra cùng cần phải mưu sinh, phải kiếm miếng cơm manh áo, nuôi bản thân, gia đình. Nhưng kiếm ăn bằng cách nào để chính đáng và không xấu hổ với những người xung quanh. Các cụ xưa cũng luôn dạy con cháu rằng, “miếng ăn là miếng nhục”, để nhắc nhở con cháu “ăn trông nồi, ngồi trồng hướng”, miếng ăn phải đàng hoàng, sạch sẽ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Vì thế, rõ ràng, cái cách kiếm ăn theo kiểu đòi ăn của cả người chết, hay ăn chết xác chết người khác như những trường hợp trên thì chỉ có thể là loài muông thú.
------->>
>>> Đọc thêm: Dân tố phải 'lót tay' cho cán bộ khi làm giấy chứng tử: Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ
KHÁNH NGUYÊN/(VTC News)

Bàn thêm với Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ

Trần Đăng Khoa
VOV.VN - Theo con số mà các đại biểu đưa ra thì hiện nay, nước ta có 191.000 sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không có việc làm...
PV: Bạn đọc biết ông rất quan tâm đến vấn đề giáo dục của nước nhà…?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Bà cứ làm to chuyện. Tôi quan tâm đến thầy, trò và lớn hơn đến ngành giáo dục vì hai con tôi đang là học sinh phổ thông. Tôi là một phụ huynh. Thế thôi. Đây là chuyện trong nhà. Chuyện của mỗi gia đình…
PV: Vừa qua, ông có theo dõi cuộc chất vấn của các Đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ không?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Có chứ. Phần chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội bao giờ cũng là mảng hay, hấp dẫn nhất trong các kỳ họp Quốc hội.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Theo dõi các buổi tường thuật trực tiếp của các cơ quan truyền thông, mình nắm được thực chất những vấn đề lớn của đất nước. Cũng qua đó, mình biết được năng lực, trình độ của các đại biểu Quốc hội, những người từng được dân lựa chọn, giờ lại thay mặt cho dân ở một cơ quan quyền lực nhất nước.
PV: Ông thấy cuộc chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thế nào?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi thấy rất hay chứ sao. Nhiều đại biểu đi thẳng vào những vấn đề mấu chốt nhất. Giáo dục luôn là một vấn đề nóng hổi. Bởi thế, có đến 48 đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Các câu hỏi phần lớn liên quan đến vấn đề lựa chọn thi trắc nghiệm nhiều môn trong kỳ thi 2017, nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, rồi chuyện dạy, học thêm.
Có một vấn đề nữa cũng rất nhức nhối trong ngành giáo dục, đó là nạn bạo lực học đường thì chưa có đại biểu nào bàn đến cả. Nhưng đó cũng là một việc rất nan giải, không thể không quan tâm.
Theo con số mà các đại biểu đưa ra thì hiện nay, ở nước ta có 191.000 sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không có việc làm. Con số này có thể sẽ còn tăng lên theo hàng năm.
Chuyện sinh viên thất nghiệp thì không thể tránh được. Bởi một phần, chúng ta cứ học một đằng nhưng thực tiễn đời sống đòi hỏi lại một nẻo. Nhiều môn học chẳng để làm gì. Đã thế lại không có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo với Bộ Lao 
động, Thương binh và Xã hội.
Sinh viên Việt Nam tại châu Âu: Liên kết – Trí tuệ - Văn hóa- Tỏa sáng
VOV.VN - 15 tham luận tại tọa đàm đã giới thiệu khá rõ nét tình hình sinh viên Việt Nam tại châu Âu đã có những hoạt động sáng tạo để làm nên thành công.
Phải biết đời sống đang thiếu gì, cần gì để đào tạo mà đáp ứng chứ. Hiện nay, chúng ta lại đang bàn tăng tuổi hưu. Thế thì làm sao có chỗ cho bọn trẻ có việc làm. Coi chừng không khéo rồi cơ quan nhà nước toàn những người già. Thêm nữa, chuyện xin việc còn phụ thuộc vào năng lực thực sự của các em. Không phải em nào có bằng tốt nghiệp loại giỏi cũng là những em giỏi.
Tôi cũng đã từng làm quản lý nhiều năm ở một cơ quan truyền thông. Nhiều em tốt nghiệp xuất sắc, thậm chí còn có trình độ trên đại học, nhưng vẫn không làm được việc. Phần lớn phải đào tạo lại. Điều đó cho thấy chuyện đào tạo của chúng ta đang rất có vấn đề. Quan trọng là tự đào tạo. Ai không có khả năng tự đào tạo thì người đó sẽ vĩnh viễn thất nghiệp.
Còn việc thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017, tôi rất tâm đắc với nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga, đại biểu Hải Dương khi cho rằng hình thức thi này rất dễ xảy ra tiêu cực.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016.
Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga nói: "Học sinh thi về nói với tôi chỉ thích trắc nghiệm. Phòng thi của cháu sẽ chọn bạn học giỏi nhất, bôi thật nhiều dầu gió. Cứ phương án 1, bạn ấy ho 1 tiếng, cả phòng tích vào. Phương án 2 ho 2 tiếng và trong quy chế thi không ai cấm thí sinh ho hay bôi dầu gió. Chỉ cần một bạn làm được là cả phòng làm được bài, như vậy có phải phương án ưu việt hay không?”.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi kiểm tra kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện cho hàng triệu học sinh, chứ không chỉ tập trung vào học sinh giỏi. Về cơ bản, kỳ thi chỉ thay đổi hình thức, vẫn đảm bảo khách quan, làm căn cứ xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. Bộ đã tham khảo rất kỹ ý kiến chuyên gia, lắng nghe nhiều phân tích. Thi trắc nghiệm phù hợp mục đích đánh giá đại trà, đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Toàn cảnh Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn của ĐBQH
VOV.VN - Sáng và đầu giờ chiều 16/11, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đăng đàn trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng nói vậy. Chúng ta cần ghi nhận những cố gắng của Bộ nhằm giảm thiểu những khó khăn, vất vả cho phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn bàn thêm với ông. Việc thi phổ thông rồi lấy kết quả thi, kết quả trong các năm học tuyển đại học thì có chuẩn không, trong khi có em là học sinh giỏi mà đến năm học lớp 7 vẫn không biết đọc, không biết viết cả tên mình.
Tôi lại thấy nên làm ngược lại. Bỏ thi phổ thông. Vì phổ thông chỉ là việc xoá mù ở mức sơ đẳng. Chẳng ai cầm cái chứng chỉ học phổ thông để đi xin việc làm. Vì thế, chỉ cần làm các bài thi như kiểu thi học kỳ rồi cho các em tốt nghiệp. Em giỏi thì học tiếp. Còn lại các em có thể đi đào than, đi khuân vác, cấy lúa hay làm các việc lao động chân tay.
Đại học là đào tạo trí thức, đào tạo cán bộ nên phải chọn kỹ lưỡng. Việc thi trắc nghiệm chỉ có thể thi ở các môn có thể trắc nghiệm, chứ còn ngoại ngữ hay văn là những môn học đòi hỏi phải có sự thực hành, như nói, viết, hay luyện câu, luyện chữ và khả năng tư duy, sao chỉ tích một cái là đã biết được năng lực, trình độ.
Học sinh ta không kém đâu. Chỉ có cách đào tạo của chúng ta làm các em trở nên ngô nghê, kém cỏi. Tôi nói điều này không phải cảm tính mà đã qua khảo sát thực tiễn nhiều lần.
Bài thi UPU của em Phương Trang học sinh lớp 9 được Giải Nhất Quốc tế đã đăng trên tờ báo này cho ta thấy điều đó. Tôi còn theo dõi những cuộc thi của các em viết về những cuốn sách hay rất thú vị. Điều cần ghi nhận, là các em không chỉ chọn đúng những cuốn sách hay mà còn bình luận rất hay về những cuốn sách các em chọn. Sách của các nhà văn trong nước. Rồi sách của các nhà văn nước ngoài. Trong số ấy, có cuốn đã qua thử thách thời gian. Có cuốn vừa ra đời, in chưa ráo mực. Điều đó chứng tỏ các em luôn 
 cập nhật tri thức của nhân loại.
Thi THPT Quốc gia năm 2017: Thí sinh tự do ngồi riêng phòng thi
VOV.VN -Dự thảo quy chế thi THPT năm 2017 có một điểm mới là thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi.Nhiều cuốn sách đã được các học giả, các nhà phê bình bàn luận rất nhiều, tưởng như không còn gì để bàn thêm nữa, ngay cả chính các em cũng đã bàn trong các kỳ thi trước. Có cuốn được nhiều em chọn, nhiều em bình, mà không thấy sự trùng lặp. Nhiều phát hiện rất mới, rất thú vị. Điều đó thường chỉ có ở những nhà phê bình có tài. Đọc bài của các em rất thích là vì thế. Phong phú và đa dạng. Mỗi em một giọng điệu, một cách tiếp cận. Văn bình luận mà đọc lại hấp dẫn, lôi cuốn. Điều ấy thì không phải nhà phê bình, người viết nào cũng làm được.
Tôi muốn nói thêm một đóng góp nữa của các em trong lĩnh vực phê bình giới thiệu sách. Đó là một cái nhìn có tính khoa học, lại được diễn giải bằng một lối văn chắt lọc, tinh tế. Nhiều bài viết của các em rất ngắn gọn. Có bài chỉ một trang rưỡi đến hai trang khổ A4, mà vẫn tóm tắt được nội dung cuốn sách, đánh giá được những đóng góp về mặt nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật của tác giả.
Việc tóm tắt nội dung cuốn sách cũng khá đa dạng. Nhiều khi qua cách bàn của các em, mà nội dung cuốn sách lại hiện hình. Ngay cả người chưa đọc cuốn sách, không biết gì về cuốn sách, cũng vẫn thưởng thức được bài viết của các em, vẫn hiểu được nội dung cuốn sách nói gì. Nét đặc sắc của cuốn sách ở đâu. Nhiều bài viết của các em, tôi cứ phải lật đi lật lại. Có phải các em viết không? Hay đó là bài viết của người lớn trá hình? Nhưng rồi tôi tin ngay bài của các em. Bởi đó là giờ “Tập làm văn”. Cô ra đề và các em viết tại lớp. Trông mẫu giấy kiểm tra của nhà trường, chúng ta nhận ra ngay. Đọc bài của các em, tôi lại thấy ấm lòng, thấy tin ngành giáo dục còn rất nhiều gian nan, vất vả của chúng ta. Dù còn có rất nhiều bất cập, rất nhiều lộn xộn, nhưng chưa đến mức tuyệt vọng như nhiều người đã lên án.
Ở đâu đó vẫn có các em chán văn, vẫn có những bài làm ngô nghê, những câu văn cười ra nước mắt như nhiều báo chí trích dẫn. Nhưng lỗi không phải tại các em. Lỗi tại chúng ta đã bê tông hóa môn văn, đã áp đặt, bắt các em cứ phải yêu những vẻ đẹp đã quá lỗi thời, không còn đủ sức hấp dẫn làm các em hứng thú. Nếu cứ ra theo dạng đề mở, để các em lựa chọn, tôi tin chúng ta sẽ được đọc nhiều áng văn hay của các em. Và các bài viết ấy, Nhà xuất bản Giáo dục nên in thành bộ sách tham khảo về môn văn cho các em, thay cho những cuốn văn mẫu mà không thấy có văn, do người lớn viết. Đây mới đúng là những bài văn mẫu cho các em.
Không gì hấp dẫn các em bằng những sản phẩm của chính các em làm. Trong đó có không ít những áng văn mà ngay cả người lớn chúng ta cũng cần phải ngước lên mà chiêm ngưỡng. Những áng văn ấy, làm sao có được nếu đào tạo theo kiểu trắc nghiệm?
PV: Xin cảm ơn ông./.
Vũ Song Yến

Chúng ta có quá nhiều Tiến sĩ giấy, Thạc sĩ giấy

Trần Đăng Khoa
PV: Thưa ông Trần Đăng Khoa! Có một vấn đề mà ông rất quan tâm. Đó là giáo dục và đào tạo. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ông viết rất nhiều bài báo về lĩnh vực này. Nếu bây giờ tập hợp lại chắc sẽ được một cuốn sách dày chừng 500 trang. Gần đây báo Tuổi Trẻ có đưa một thông tin rất đắng đót “Về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân, nhất là lao động trẻ, có một thực tế đáng buồn khi ngành lao động đi khảo sát:
Có em tốt nghiệp trường cao đẳng ra không tìm được việc làm phù hợp phải đi phục vụ ở quán cà phê hay có cử nhân đại học làm ở quán massage. Đây là thực tế có thật khi nhiều em không tìm được việc làm theo ngành nghề được đào tạo”. Ấy là chưa kể có rất nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ còn không kiếm được việc làm, phải đi xuất khẩu lao động. Chúng ta đang chảy máu chất xám rất nghiêm trọng. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Trần Đăng Khoa: Tôi nghĩ chúng ta không nên quan trọng hoá vấn đề. Việc bưng bê phục vụ trong các nhà hàng là rất bình thường. Ở các nước trên thế giới, đến Thủ tướng còn đi xe buýt tới công sở. Ngay từ năm 1979, tôi có dịp qua Bungari, nhà thơ nổi tiếng thế giới Blaga Đimitrova, (sau này bà còn là Phó Tổng thống) tiếp tôi trong một quán ăn bình dị.
Ảnh minh họa: KT
Một ông bồi bàn comle cà vạt rất lịch sự bê thức ăn đến cho chúng tôi. Qua Blaga, tôi biết ông ấy là Bộ trưởng Bộ Văn hoá, không phải Bộ trưởng về hưu, mà Bộ trường đương kim. Ngày chủ nhật nghỉ, ông ấy làm bồi bàn. Rất vui vẻ. Ông ấy còn tỏ ra vô cùng hãnh diện được làm người phục vụ. Đặc biệt, ông ấy còn cúi rạp đầu xuống để cảm ơn khi khách hàng bo cho một nê va hay mấy xu lẻ. Ở các nước khác họ thế đấy. Còn ở nước mình làm quan rồi thì cứ tưởng mình là vua, nên không xuống làm dân được nữa.
Nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, thậm chí cả cử nhân không phải vua, nhưng nhiều người cũng cứ tưởng mình là vua, nên đi bưng bê nhà hàng, hay đi xuất khẩu, nói theo ngôn ngữ bình dân là làm cu li cho nước ngoài thì lại ca thán là nước mình đang chảy máu chất xám nghiêm trọng. Rằng Nhà nước không biết trọng dụng nhân tài.
Làm bất cứ nghề gì mà có được đồng tiền chân chính cũng đều quý cả. Nhưng điều chúng ta cũng cần bàn cho rành mạch là người có đỗ đạt mà đi làm lao động chân tay có phải là “chảy máu chất xám” không? Có phải Tiến sĩ nào, Thạc sĩ nào, Cử nhân nào, thậm chí đến cả Giáo sư Tiến sĩ nữa cũng đều là “chất xám” cả không? Tôi có thể cay đắng mà nói với bà rằng, chất lượng đào tạo của chúng ta rất kém.
Tôi cũng từng là quản lý, làm giám đốc ở một kênh truyền hình, đã từng tuyển quân, đã nhận các cháu đến thử việc. Nhiều cháu có bằng đỏ, điểm học rất cao, nhưng không phải cháu nào cũng làm được việc. Thậm chí có cháu còn không biết gì. Viết một câu cũng không gãy gọn.
Các cháu đến thử việc ở chỗ tôi, tôi chỉ thấy học sinh tốt nghiệp ở ba trường là biết việc, có cháu rất thạo việc, thạo chứ chưa phải đã giỏi, đó là Học viện Báo chí và Truyên truyền, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh và trường Đại học Sư phạm. Sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm vững hơn. Cả viết và nói. Có cháu dẫn chương trình rất hoạt. Nhưng tôi lại không nhận được. Vì các cháu học Sư phạm.
Trong quy chế, chỉ nhận người có bằng ở trường Báo chí, trường Sân khấu - Điện ảnh và Đại học KHXV và Nhân văn. Quy định thế, đành chịu. Tôi rất tiếc mà không làm khác được. Sau này theo dõi, thấy các cháu giỏi mà bị loại ấy cũng không phải thất nghiệp. Các cháu đều làm cho các công ty nước ngoài. Lương cao hơn. Đời sống cũng dễ chịu hơn. Có cháu khoe: “Chúng cháu rất hạnh phúc vì được là chính mình. Không phải e dè, cũng không phải khôn khéo, giữ kẽ, lấy lòng từ các anh chị tổ trưởng, trưởng phòng trở lên. Tết cũng không phải thăm hỏi quà cáp”.
Các cơ quan nhà nước thường cứng nhắc lại cứ phải chiều như thế. Nhiều cháu vào làm, phải đào tạo lại, mà phải mất mấy năm mới làm được việc. Mà cũng chỉ tầm tầm. Không xuất sắc. Các cơ quan báo chí khác cũng thế. Không phải phóng viên nào cũng thạo việc. Tôi nói thạo việc chứ chưa phải là giỏi. Giỏi hiếm lắm.
Vì thế, tôi rất ngại trả lời phỏng vấn các báo. Không phải mình trốn tránh. Mà mình rất ngại phải ngồi viết lại những điều mình đã nói với phóng viên, khi xem lại bài phỏng vấn. Có cháu, tôi phải bảo, chú không có thời gian đọc lại, nên nói rất chậm để cháu ghi. Thế mà khi đọc lại trên báo, mình vẫn ngượng vì câu cú rất lộn xộn. Ý nọ xọ ý kia. Một tư duy không mạch lạc. Nếu không nói là đầu óc không bình thường. Bài đưa in mà không xem lại thì nguy vô cùng.
Những cháu có bằng Giỏi hay Thạc sĩ mà viết còn như thế thì tất sẽ phải đi bưng bê thôi. Bây giờ vào đâu người ta cũng phải thử việc cả. Không làm được đúng nghề đào tạo thì phải làm nghề khác. …
PV: Nhưng chúng ta cũng rất mừng là chúng ta có rất nhiều người có trình độ cao…
Trần Đăng Khoa: Điều ấy cũng chẳng nói được điều gì cả. Nếu không có thực chất. Hiện nay, chúng ta có quá nhiều Tiến sĩ giấy, Thạc sĩ giấy, Cử nhân giấy. Điều sai lầm này bắt đầu từ quan niệm phải phải phổ cập Tiến sĩ. Thế là Tiến sĩ xuất hiện ùn ùn.
Theo con số thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ, hiện nay cả nước có 24.300 Tiến sĩ và hơn 101.000 Thạc sĩ. Ấy là con số thống kê năm 2006. Bây giờ sau mười năm, chắc con số còn lớn hơn rất nhiều. Với con số học giả lớn như thế nhưng hàng năm số lượng các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học danh tiếng trên thế giới thì chỉ đếm không hết trên 5 đầu ngón tay, còn thấp hơn các nước trong khu vực, thậm chí còn ít hơn số lượng các bài báo khoa học của một trường đại học ở Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Theo ông Nguyễn Khắc Hùng, nguyên chuyên viên đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia, thì hiện nay, số người có trình độ Tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Nhưng chỉ tính riêng trong ngành công nghiệp, Việt Nam vẫn chưa tự sản xuất ra được một cái đinh ốc. Đến cái kim vẫn chưa làm ra được, phải nhập của nước ngoài. Các lĩnh vực khác cũng thế.
Trong khi hàng ngày, chúng ta vẫn có hàng ngàn sáng chế. Có người làm ra cả máy nông cụ 5 trong 1, rồi rất nhiều máy móc công cụ khác giúp bà con nông dân sản xuất đỡ vất vả, cực nhọc. Có điều tất cả những nhà sáng chế đó, không có ai là Tiến sĩ, Thạc sĩ, hay GS. Tiến sĩ, mà chỉ là những nông dân thất học, có người chỉ lớp 5, lớp 7. Nghĩa là họ còn chưa có cả bằng tốt nghiệp phổ thông. Thế thì chúng ta đào tạo ra quá nhiều Tiến sĩ, Thạc sĩ để làm gì?
Gần đây, có tỉnh còn công bố chiến lược cán bộ công chức với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền có trình độ tiến sĩ. Bây giờ, ông cán bộ nào đưa danh thiếp cũng thấy có chức danh Tiến sĩ. Và Tiến sĩ, theo nghĩa thông thường thì đó là nhà khoa học. Và đã là nhà khoa học thì phải có những phát minh.
Còn ở ta, Tiến sĩ cho dù có đang làm việc gì đi nữa, thì công tác nghiên cứu khoa học đối với họ chắc chắn không phải là việc trọng yếu. Bởi, hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều Tiến sĩ nhất trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á.
Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế. Theo PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 ĐH hàng đầu thế giới".
PV: Tại sao lại có hiện trạng đáng buồn như vậy?
Trần Đăng Khoa: Vì chúng ta quá trọng hình thức mà không đi vào thực chất. Ngày xưa, để xây dựng bộ máy nhà nước Phong kiến, các bậc Vua chúa thường tuyển chọn người tài bằng các cuộc thi. Đề thi do Vua ra. Bài làm của các thí sinh đều luận bàn những vấn đề lớn, ở tầm Quốc gia. Rồi căn cứ kết quả của cuộc thi mà chọn ra những Ông Trạng, Ông Nghè, rồi tùy theo tài năng của từng người mà bổ nhiệm các chức sắc.
Bây giờ, giá như chúng ta cũng tuyển chọn những người tài để bổ nhiệm chức vụ cán bộ bằng các cuộc thi như thế. Đề thi cũng là những vấn đề vĩ mô ở tầm Quốc gia. Ví như làm thế nào để chống được tham những. Giải pháp xóa ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông. Những kế sách chấn hưng đất nước. Bảo vệ trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Giải quyết những vấn đề phức tạp ở Biển Đông. Rồi đối nội, đối ngoại…Bằng cách làm cổ xưa như trái đất ấy, biết đâu, chúng ta sẽ tìm được rất nhiều người tài vẫn còn lẩn khuất ở trong dân.
PV: Thì chúng ta cũng đã thi công chức đó thôi.
Trần Đăng Khoa: Có thi. Và tôi cũng đã viết bài ca tụng. Nhưng rồi sau mới biết có nơi thi cũng chỉ là hình thức hợp thức hoá việc tuyển chọn đã được định sẵn. Vì thế chất lượng cán bộ vẫn không cao. Bây giờ ở tỉnh nào cũng có đài truyền hình. Nếu muốn chọn được người tài thực chất thì hãy công khai hoá các cuộc thi tuyển công chức trên các kênh truyền hình trực tiếp để dân giám sát, rồi dân sẽ ra tình huống cho các thí sinh xử lý. Có thế mới biết được chính xác người được tuyển chọn thực chất là như thế nào.
Còn nếu cứ chạy theo hình thức, hoặc tuyển người theo kiểu mua danh bán chức vì một lợi ích cỏn con, lợi ích cá nhân của một người hay một nhóm người, thì đất nước không thể khá lên được, cũng không thể thoát được đói nghèo. Việc đưa đất nước lên đỉnh cao chỉ có được ở trong mơ…/.

17 tháng 7, 2017

Một năm sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông

Kính Hoà
Hình nhà vòm rada được Trung Quốc xây dựng trên đá Subi ở Trường Sa do quân đội Philippines chụp được vào ngày 17/7/2012AFP PHOTO /WESTCOM
Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế có trụ sở tại Hà Lan đã ra một phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc chống lại những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Phán quyết này được cho là rất bất lợi cho Trung Quốc vì phủ nhận những đòi hỏi về cái gọi là chủ quyền lịch sử của họ chiếm 90% diện tích Biển Đông trong phạm vi đường đứt khúc 9 đoạn do Bắc Kinh đơn phương vạch ra.
Một năm qua phán quyết này được thực hiện và có tác dụng như thế nào?
Phán quyết không được đề cập đến trong 1 năm qua
Nội dung quan trọng của phán quyết PCA là các đảo đá nổi, hay chìm, mà không thể duy trì cuộc sống bình thường của một cộng đồng dân cư thì không thể có vùng nước rộng 200 hải lý xung quanh nó gọi là vùng đặc quyền kinh tế.
Các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Đông đều là các đảo thuộc loại này.
Do đó, đường hải giới tự tuyên bố của Trung Quốc, còn gọi là đường lưỡi bò lấn vào vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á không có giá trị.
Một trong các quốc gia được cho là có lợi nhất khi phán quyết này ra đời là Philippines, nước đã đưa Trung Quốc ra kiện tại tòa PCA vào năm 2013, vì theo PCA khu vực bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc đang chiếm đóng nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila.
Nhưng chỉ trước khi phán quyết ra đời chưa đầy hai tuần, cuối tháng sáu năm 2016 một Tổng thống mới của Philippines lên cầm quyền là ông Rodrigo Duterte. Ông này đã thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc, và hầu như không hề lấy phán quyết PCA ra để nói chuyện với Bắc Kinh.
Nói chuyện với chúng tôi vào tháng 5 năm 2017, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban biên giới của chính phủ Việt Nam cho rằng lý do để Philippines không đưa phán quyết PCA ra là vì tòa trọng tài này không có cơ chế để chế tài các nước có liên quan phải thực hiện phán quyết, nếu có đưa phán quyết ra Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đi nữa thì Trung Quốc cũng sẽ phủ quyết với tư cách là thành viên Hội đồng Bảo an. Ông nói tiếp:
Trung Quốc thì đương nhiên trước đây họ đã chống thì nay họ cũng gạt nó ra. - Thạc sĩ Hoàng Việt
“Trước tình cảnh đó thì họ tính toán. Nếu như cứ tiếp tục nói mãi, đưa mai chuyện này nhưng thực tế lại không thi hành được, thì càng làm cho tình hình thêm căng thẳng, bức xúc từ phía Trung Quốc, gây ra những bất ổn. Vậy nên cứ để phán quyết ở đó. Sau này khi có những diễn đàn pháp lý thì người ta đưa ra cho cuộc đấu tranh pháp lý có hiệu quả hơn. Chứ còn cứ tiếp tục khai thác điều này thì nó chẳng có ích. Sở dĩ Philippines người ta làm như vậy thì tôi cho rằng đây là một cách khôn khéo của người ta trong việc phát huy hiệu quả của phán quyết này.”
Vào tháng ba năm 2017, nhóm làm việc ASEAN và Trung Quốc đưa ra được dự thảo khung cho Bộ Qui tắc ứng xử trên Biển Đông- CoC. Theo quan sát của Thạc sĩ Hoàng Việt, một chuyên gia nghiên cứu biển Đông sống tại Sài Gòn thì trong bản dự thảo lần này do Trung Quốc đưa ra không đề cập đến phán quyết PCA.
“Nói cho cùng phán quyết này đã tồn tại rồi. Các quốc gia ASEAN cũng muốn sử dụng phán quyết đo có lợi cho mình. Còn Trung Quốc thì đương nhiên trước đây họ đã chống thì nay họ cũng gạt nó ra.”
Ông Hoàng Việt cho rằng việc không đưa phán quyết PCA vào như vậy là một nhượng bộ của các quốc gia ASEAN bất lợi cho chính họ.
Trung Quốc ngay từ đầu đã phủ nhận tính cách pháp lý của Tòa PCA trong vấn đề biển Đông, và thậm chí đã ra một sách trắng để bác bỏ phán quyết PCA.
Về phía Việt Nam, ngay sau khi phán quyết PCA ra đời, ngày 12 tháng 7 năm 2016, Việt Nam đã hoan nghênh phán quyết này, nhưng theo một nhà nghiên cứu biển Đông khác tại Sài Gòn là ông Đinh Kim Phúc, Việt Nam lại chưa chính thức công nhận phán quyết PCA. Và trong một năm qua, trong những tuyên bố có liên quan đến tranh chấp tại biển Đông Việt Nam cũng không đề cập đến phán quyết PCA, mặc dù luôn tuyên bố chủ quyền của mình tại hai quần đảo đang tranh chấp là Hoàng Sa và Trường Sa.
Phán quyết PCA chưa có giá trị thực tiễn nhưng vẫn mang tính pháp lý
Ngày 5 tháng tư năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức một buổi tọa đàm về tác dụng của phán quyết PCA sau 1 năm ra đời.
Trong buổi hội đàm đó, Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, chuyên gia về quan hệ quốc tế của Việt Nam cho rằng vì không có cơ chế chế tài nên một năm qua phán quyết PCA không có nhiều tác dụng thực tiễn.
Nói về sự thiếu vắng cơ chế chế tài của phán quyết PCA, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, hiện làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á Thái Bình Dương nói với chúng tôi vào năm 2016, vài ngày sau khi phán quyết ra đời:
“Tuy phán quyết là của tòa không có cơ chế chế tài, nhưng nó có ý nghĩa là một bộ phận của luật quốc tế. Theo luật quốc tế thì khi phán quyết này được đưa ra nó đã trở thành một án lệ, nó chính là luật quốc tế. Điều này không thay đổi được nữa. Đằng sau phán quyết là luật quốc tế. Đằng sau luật quốc tế là những nước sẽ làm gì đó để bảo vệ luật quốc tế. Bây giờ nhìn vào thì có rất nhiều nước hưởng lợi từ phán quyết. Rất nhiều nước có lợi ích song trùng với quyết định của tòa. Chính những nước đo sớm muộn cũng tìm cách gìn giữ phán quyết này.”
Một trong những quốc gia có lợi đó theo ông là Hoa Kỳ, đặc biệt trong lĩnh vực tự do hàng hải.
Tuy phán quyết là của tòa không có cơ chế chế tài, nhưng nó có ý nghĩa là một bộ phận của luật quốc tế. - TS. Vũ Hồng Lâm
Trong buổi hội thảo tại Đại học khoa học xã hội nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Thạc sĩ Phạm Ngọc Minh Trang, là nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học này, cũng nhấn mạnh rằng phán quyết PCA có những tác động tích cực mang tính pháp lý không những đối với các quốc gia trong khu vực mà còn với các quốc gia bên ngoài khu vực Đông Nam Á.
Trên thực tế là trong năm 2016, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Obama bắt đầu thực hiện các chuyến tuần tra trên biển Đông đi sát các đảo nhân tạo cũng như các đảo đá mà Trung Quốc đang chiếm giữ trên Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này.
Tuy nhiên đầu năm 2017 nước Mỹ có một chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump. Theo Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, chính sách Châu Á- Thái Bình Dương của Tổng thống Trump vẫn còn là ẩn số, và điều này thúc đẩy hình ảnh lu mờ của phán quyết PCA trong năm vừa qua.
Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng chính phủ mới của Hoa Kỳ không quan tâm nhiều đến vùng Đông Nam Á nữa.
Nhưng Tiến sĩ Trần Công Trục lại cho rằng sau một thời gian cầm quyền, chính phủ Mỹ của Tổng thống Trump vẫn duy trì chính sách hướng về Châu Á của chính quyền trước mặc dù không gọi tên đó là xoay trục sang châu Á như trước.
Ngày 2 tháng 7 năm 2017, Mỹ tiếp tục chiến dịch tự do hàng hải khi cho chiến hạm USS Stethem đi qua vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng.
Ngày 7 tháng 7 năm 2017, Mỹ lại cho máy bay ném bom bay ngang vùng trời Biển Đông.
Trước đó vào những ngày cuối tháng sáu năm 2017, nhiều nguồn tin khác nhau cho biết là căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng khi Việt Nam cho tiến hành thăm dò dầu hỏa tại khu vực bãi Tư Chính phía Nam biển Đông.
Khu vực này nằm trên vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam tính từ đất liền.
Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm nhận xét về sự phù hợp với phán quyết PCA trong quan niệm hiện nay của Việt Nam về vùng đặc quyền kinh tế:
“Những năm gần đây chính phủ Việt Nam cũng nghiên cứu nhiều về luật quốc tế, điều chỉnh quan điểm của mình cho phù hợp với luật quốc tế. Cho nên cho đến gần đây quan điểm của Việt Nam là các đảo nhỏ ở Hoàng Sa và Trường Sa không có vùng đặc quyền kinh tế. Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế tính từ đất liền, đó chính là cái quan điểm của Việt Nam khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào năm 2014 vào vùng biển Việt Nam. Trung Quốc nói vùng đó thuộc vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Hoàng Sa, nhưng Việt Nam nói nó là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hoàng Sa không có vùng đặc quyền kinh tế cho dù là thuộc nước nào.”
Cho đến nay cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều không chính thức xác nhận có sự căng thẳng ở khu vực bãi Tư Chính vào cuối tháng sáu năm 2017. Nhưng theo nhiều nhà quan sát trong ngoài nước, thì Việt Nam đã mạnh mẽ hơn trong việc khẳng định chủ quyền của mình chống lại Trung Quốc, và những khẳng định này phù hợp với phán quyết PCA hồi năm 2016.

Chuyện quan chức làm giàu nhờ nuôi heo, nuôi gà

Thanh Trúc
Đếm tiền đồng Việt Nam. Ảnh minh họa.
AFP photo
Tệ nạn tham nhũng được nói là tràn lan tại Việt Nam tuy nhiên báo cáo của Thanh Tra Chính Phủ chỉ nêu con số rất nhỏ cán bộ viên chức bị phát hiện. Trong khi đó nhiều cán bộ viên chức cho rằng họ có tài sản là nhờ nuôi lợn và nuôi heo...
Vụ tai tiếng về việc một vài vị quan đầu tỉnh xây biệt phủ sang trọng ở Yên Bái, dẫn đến việc nhà báo viết phóng sự điều tra vụ này bị bắt giữ để điều tra tội nhận hối lộ khiến dư luận xôn xao, bàn tán.
Vào ngày thứ Hai 10 tháng Bảy truyền thông trong nước dẫn lời ông Phạm Trọng Đạt, cục trưởng Cục Chống Tham Nhũng, Thanh Tra Chính Phủ, rằng không ai có thể chấp nhận lối giải thích của các quan chức có tài sản kếch xù là nhờ nuôi heo nuôi gà hay làm thêm những việc tay chân khác.
Trong bất kỳ trường hợp nào, ông Phạm Trọng Đạt nói, nguồn gốc tài sản cũng phải được giải thích một cách hợp lý chứ không thể nói cho lấy có hay cho qua chuyện như vậy mà được.
Vẫn theo lời ông, qui định là mỗi khi thấy tài sản của cán bộ công chức tăng giảm bất thường, ví dụ tăng từ 50 triệu trở lên có thể do kinh doanh buôn bán hay làm thêm gì khác, thì Thanh Tra Chính Phủ có quyền yêu cầu người kê khai phải giải trình nguồn gốc.
Đó cũng là lý do tại sao một quan chức nhà nước mới đây khai báo rằng sở dĩ có được 10 tỷ đồng là nhờ nuôi lợn nuôi gà để tăng gia. Lên tiếng với báo chí, cục trưởng Cục Chống Tham Nhũng-Thanh Tra Chính Phủ- nhấn mạnh nguyên văn: “Có 10 tỷ Đồng mà bảo đi nuôi lợn nuôi gà thì anh lấy đâu ra lắm thế, giải thích cho xong mà không hợp lý thì ai chấp nhận nổi.”
Thực sự không thuyết phục, dân thấy rất buồn cười, nuôi gà nuôi heo là một cái cớ để nói thôi. 
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
Còn ông Hoàng Kim Giao, nguyên cục trưởng Cục Chăn Nuôi, Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, trả lời đài Á Châu Tự Do như sau:
Không phải đâu chị ơi, vất vả lắm chứ có phải đâu, cứ hỏi những người nông dân người ta nuôi người ta lao động ấy chứ tôi không nói đâu. Thế còn nuôi để làm giàu chắc khi nào được giá kia chứ còn bình thường không giàu đâu chị ơi.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật Gia thành phố Hồ Chí Minh, nói ông không tin vào tai mình khi nghe cán bộ nhà nước bảo họ làm giàu nhờ nuôi gà nuôi heo:
Thực sự không thuyết phục, dân thấy rất buồn cười, nuôi gà nuôi heo là một cái cớ để nói thôi.
Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, ủy viên thường trực Ủy Ban Các Vấn Đề Xã Hội, cho rằng nếu đúng là nuôi heo, nuôi gà, bán chổi đót mà giàu phất lên được thì cán bộ công chức đó phải được xác nhận người tốt việc tốt đồng thời nhân rộng việc họ làm ra cho mọi người biết mà làm theo. Tuy nhiên ông nói thêm là trong 100 người nghe chưa chắc đã có 1 người tin vào cái kiểu khai báo hay giải thích không thuyết phục và thiếu trung thực như vậy.
Để chấn chỉnh hàng ngũ viên chức cán bộ cũng như giải quyết tệ nạn tham nhũng, nhà nước Việt Nam ra qui định người có chức có quyền phải kê khai tài sản. Thế nhưng dưới mắt đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, dư luận trong dân vẫn cho rằng qui định này chỉ có tính cách hình thức, không được thực hiện tới nơi tới chốn, không chính xác mà thậm chí còn có sự giấu giếm.
Ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh rằng chuyện chống tham nhũng coi như huề cả làng khi mà người phải kê khai tài sản không làm đủ, cơ quan thẩm quyền quản lý cán bộ đó cũng không xác minh, người đứng đầu cũng không chịu trách nhiệm.
Vì sao chống tham nhũng không hiệu quả?
Người dân buôn bán ở vỉa hè Hà Nội ngày mưa. Ảnh chụp hôm 7/7/2017. AFP photo
Hôm Chúa Nhật 9 tháng Bảy vừa qua, báo Dân Trí trong nước đi một bài có tựa đề “Mừng Chảy Nước Mắt Khi Đếm Người Tham Nhũng”, rằng theo báo cáo sơ bộ công tác thanh tra 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ từ nay đến cuối 2017 của Thanh Tra chính phủ thì kết quả cho thấy chỉ 77 trường hợp được xác minh tài sản trong năm 2016.
Nói thêm một cách khác, qua kiểm tra từ các bộ, ngành, địa phương đối với 1.800 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch thì chỉ phát hiện 22 đơn vị vi phạm.
Số liệu này ngay lập tức bị luật sư Nguyễn Văn Hậu phủ nhận:
Chúng ta có Ban Phòng Chống Tham Nhũng, do đó số liệu đưa ra như vậy mà nếu là Thanh Tra Chính Phủ thì tôi thấy chưa chính xác lắm. Đây là chỉ số phát hiện ra thôi, chứ còn vấn đề tham ô, lợi dụng chức vụ quyền hạn và cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân thì tổng bí thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng cũng phải nói là nhức nhối.
Vấn đề chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay khá phức tạp, Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng Trung Ương bây giờ thuộc về đảng cộng sản Việt Nam, bên chính phủ thì có thanh tra chính phủ, hầu như bộ ngành nào cũng có ban phòng chống tham nhũng, nhưng mà hiệu quả như báo cáo của đảng là cũng chưa đạt kết quả mong đợi, tình hình tham nhũng lãng phí vẫn còn diển biến phúc tạp và tinh vi. Thực sự mà nói báo cáo đó không biết dựa vào đâu nhưng tôi thấy không tin tưởng lắm, việc kê khai tài sản cũng phải tính lại.
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, Thanh Tra Chính Phủ thì đi kiểm tra tham nhũng vậy những ai sẽ giám sát việc làm của những viên chức Thanh Tra Chính Phủ đó cũng là chuyện phải nói tới:
Từ đời ông Quách Lê Thanh đến đời ông Trần Văn Truyền rồi đến ông Nguyễn Phong Tranh đều có vấn đề trong chuyện đi làm nhiệm vụ thanh tra. Các ông ấy tài sản cũng nhiều, có những vụ che giấu lộ liễu rồi bị bể ra thỉ có người che đỡ. Ví dụ ông Quách Lê Thanh là Tổng Thanh Tra Chính Phủ, có lần cán bộ của ông là cấp vụ trưởng đi vào thanh tra ở chỗ có dấu hiệu tiêu cực là công ty dầu khí nhà nước ở Vũng Tàu thì lại được công ty dầu khí đó hối lộ cho mấy miếng đất.
Không có cạnh tranh chính trị, thì không thể có được chuyện chống tham nhũng một cách có hiệu quả. 
- Nhà báo Võ Văn Tạo
Cách đây hơn 20 năm bà Ngô Bá Thành, đại biểu quốc hội, nói bà không tin vào công tác phòng chống tham nhũng, người ta nói cho vui thôi. Tôi thấy bây giờ nó cũng như thế, thậm chí nó còn trầm trọng hơn. Tôi không tin rằng việc chống tham nhũng của đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam sẽ đi đến kết quả vì gốc của nó là sự độc tài về mặt chính trị. Không có cạnh tranh chính trị, thì không thể có được chuyện chống tham nhũng một cách có hiệu quả.
Việt Nam đứng thứ 133/176 bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu của Minh Bạch Quốc Tế, nằm trong nhóm các quốc gia có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng, là thông tin được công bố tại một buổi hội thảo hồi tháng Tư năm nay, do Phòng Thương Mai Và Công Nghiệp Việt Nam tổ chức với sự phối hợp của Trung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Xã Hội, gọi tắt là CENSOGOR.
Theo báo cáo của SENSOGOR, tham nhũng đe dọa sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội, 38% người trong nước cho rằng giới lãnh đạo doanh nghiệp là những kẻ tham nhũng, hình ảnh những người đứng đầu doanh nghiệp bị xuống cấp một cách tồi tệ chỉ vì tham nhũng.


Dẹp nhanh cái “chủ trương” ấy đi!

Võ Văn Tạo
Đại tá Phùng Quang Hải, Tổng giám đốc Tổng công ty quốc phòng 319, con trai Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, thời “vàng son” dập dìu “chân dài”. Ảnh: internet
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Những cái trái khoáy, ngang ngược đến trơ trẽn của sân golf Tân Sân Nhất, sân golf Gia Lâm, của những khu đất khoác áo “quốc phòng” cho thuê mấy chục năm qua đã phơi bày rõ ràng đến mức có thuê cả ngàn luật sư giỏi nhất thế giới biện hộ cũng thất bại.
Làn sóng công luận bức xúc đang rộ lên, làm người đứng đầu chính phủ, dẫu muốn hay không, không thể không lên tiếng. Nhiều quan chức, tướng lĩnh, đã nghỉ hưu hay đương chức, cũng tỏ thái độ không đồng tình trước trào lưu tướng tá quân đội, núp danh nghĩa “làm kinh tế”, đang trở thành những con sâu ngày đêm đục khoét đất nước, chạy chức chạy quyền, mua lon bằng mọi chiêu trò, làm mất thanh danh quân đội, suy yếu sức mạnh huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, ngày 23/6, tại cuộc làm việc của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với TP HCM, thượng tướng, ủy viên TW đảng, Thứ trưởng Quốc phòng Lê Chiêm tuyên bố: “Hiện nay đã có một chủ trương của Bộ Quốc phòng là quân đội sẽ không làm kinh tế nữa, mà tập trung cho xây dựng quân đội chính quy hiện đại”. Và “chúng tôi đang cho thanh tra toàn bộ đất quốc phòng ở TP.HCM”. Tuyên bố trên của ông Chiêm phần nào xoa dịu cơn bức xúc của công chúng.
Những tưởng, Bộ Quốc phòng sẽ nghiêm túc tiếp thu dư luận xã xội cũng như chỉ đạo của thủ tướng chính phủ. Nào ngờ, chỉ mấy hôm sau, ngày 7/7, tại cuộc làm việc với Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Đại tướng, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch lại khẳng định: “tham gia phát triển kinh tế, xây dựng kinh tế là chức năng, thể hiện được truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam”. Và ông Lịch còn chỉ đạo:“trách nhiệm chính trị của đảng bộ quân đội là phải phấn đấu có thêm nhiều doanh nghiệp như Viettel”. Chưa hết, ngày 12/7, làm việc với Tổng công ty quân đội Tân Cảng, ông Lịch lại nhấn mạnh: “Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng”; “Nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã, đang và sẽ là một chức năng, nhiệm vụ của quân đội”…
Con ngáo ộp “chủ trương”
Vâng, cái gì không thể biện minh thuyết phục thì cứ đem “con ngáo ộp” “chủ trương” của đảng ra mà diễn trò cả vú lấp miệng em. Chương trình khai thác bô xít Tây Nguyên bán cho Trung Quốc bị hàng trăm trí thức, trong đó có đại tướng Võ Nguyên Giáp, phân tích thiệt hơn, mổ xẻ lỗ lãi, can gián, Quốc hội và nhân dân cả nước băn khoăn thì thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “dán băng keo miệng” Quốc hội xanh rờn “đây là chủ trương lớn của Bộ Chính trị”. Vậy là Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất trên danh nghĩa, cũng “tắt đài”. Và hậu quả của cái chương trình chết tiệt ấy ra sao thì mấy năm qua, cả nước đã rõ.
Và đấy mới là làm thử trên quy mô nhỏ. Nếu triển khai đại trà từ đầu thì sự thể còn thê thảm đến đâu!
Xa hơn, những cái gọi là “cải cách ruộng đất”, “hợp tác hóa nông nghiệp”, “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”, “đánh tư sản”, “xóa bỏ tư hữu, công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất cơ bản”, “ngăn sống cấm chợ”, “kinh tế kế hoạch hóa”, “kinh tế nhà nước là chủ đạo”… chẳng phải những “chủ trương lớn” của đảng đó sao? Hậu quả, di hại của những “chủ trương lớn” ấy ra sao, thiết tưởng khỏi cần nêu.
Bệnh kiêu ngạo cộng sản
Lê Nin, cha đẻ nước Nga – Xô viết là người đầu tiên bắt đúng căn bệnh kinh niên mãn tính của tuyệt đại đa số những người cộng sản: bệnh kiêu ngạo. May mắn giành được quyền lực nhờ bạo lực vũ trang, những người nhìn chung là thất học hay ít học, hoàn toàn xa lạ với quản lý và xây dựng kinh tế – xã hội, nhưng lại luôn dương dương tự đắc và ngạo mạn, tự huyễn có thể làm được tất cả. Họ liên tiếp phạm sai lầm nghiêm trọng, nhưng rất hiếm khi nhìn nhận.
Thời người viết bài này còn mài đũng quần trên giảng đường Đại học Ngoại thương Hà Nội, đã thuộc nằm lòng câu kinh điển: “chủ trương của đảng luôn luôn đúng, nhân dân ta anh hùng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, mọi sai lầm là do cấp trung gian” trong các giáo trình đại học. Sau kỳ thi tốt nghiệp đại học 1979, khóa chúng tôi phải qua 3 tháng huấn luyện sĩ quan dự bị. Tại khóa huấn luyện, vị trung tá giảng viên chính trị đến từ Học viện Hậu cần cũng lặp lại luận điểm cũ rích ấy. Nhưng những cái đầu biết suy nghĩ của sinh viên không thụ động tiếp thu. Một số học viên nêu thắc mắc: “Xin hỏi giáo viên, trước đây trong chiến tranh chống Pháp, rồi chống Mỹ, đảng chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Chính trị, trung ương đảng đến thẳng các binh nhất, binh nhì, hay cũng phải qua các cấp chỉ huy trung gian, từ tướng đến tá, đến úy? Tại sao trong chiến tranh, ta thành công, mà hòa bình, xây dựng kinh tế lại thất bại?”. Vị trung tá giáo viên “chết đứng”, tảng lờ câu hỏi ấy, bèn về hậm hực báo cáo Giám đốc Học viện Hậu cần – thiếu tướng Hoàng Kiện. Tại lễ tốt nghiệp và trao quân hàm khóa sĩ quan dự bị, tướng Hoàng Kiện khai hỏa: “Con người ta chỉ cần 3 năm để học nói, nhưng 60 năm chưa chắc đã học được cách im lặng”. Rồi ông dành hơn 10 phút để công kích gay gắt các học viên thắc mắc, cho rằng như vậy là các sinh viên – sĩ quan dự bị hậu cần thiếu tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của đảng…
Sức mạnh của quân đội là ở đâu?
Có lẽ, trên thế giới, chẳng quốc gia nào quan niệm sức mạnh quân đội có được là nhờ làm kinh tế, trừ Việt Nam (!). Ngay Trung Quốc, một “khuôn mẫu” mà chóp bu Việt Nam luôn học hỏi, từ lâu cũng chủ trương nghiêm cấm quân đội, công an làm kinh tế.
Lợi hại của việc quân đội “làm kinh tế” thì đã rõ, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã phanh phui mổ xẻ. Đó là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, tiêu cực, bè cánh, mất đoàn kết, bất công và lãng phí nguồn lực đất nước.
Không phải không có ẩn ý, khi tướng Lê Chiêm nói “quân đội sẽ không làm kinh tế nữa, mà tập trung cho xây dựng quân đội chính quy, hiện đại”. Có nghĩa là, nếu quân đội cứ làm kinh tế, sẽ không tránh khỏi sao nhãng xây dựng chính quy, hiện đại.
Chức năng của quân đội là đánh giặc. Giặc nào ngán sợ một quân đội mà tướng tá lúc nào cũng chúi mũi vào tiền bạc?
Thời thế hệ chúng tôi ra trận, quân đội không làm kinh tế. Phải chăng vì thế chúng tôi không đủ sức mạnh để buộc Hoa Kỳ phải rút quân, thu giang sơn về một mối?

Trang