30 tháng 9, 2016

Liệu đồng bạc có ném toạc tờ giấy

Nguyễn Đình Cống 
Mấy hôm nay được tin bà con Quỳnh Lưu đi nộp đơn kiện Formosa mà lòng cứ nao nao, xen lẫn phấn khởi và lo lắng. Trong lúc chính quyền lo tập trung lực lượng để ngăn ngừa, trấn áp bà con ở Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình thì không ngờ phong trào lại nổ ra ở Quỳnh Lưu, cách xa Kỳ Anh trên 200 km. Phấn khởi vì dân đã thoát được sự sợ hãi, biết đoàn kết để đấu tranh, đã có người tổ chức và lãnh đạo. Lo lắng là không lường trước được sự phản ứng tàn bạo của chính quyền. Trong cuộc CM 1989 ở Đông Âu máu của dân thường đã đổ tại các cuộc biểu tình ở nhiều nước CS. 
Đánh giá về vụ kiện, luật sư Nguyễn An Đôn cho rằng: “nguyên nhân thiệt hại là do Formosa gây ra thì việc này thắng kiện là 100% nắm trong tay bởi vì vụ kiện này rất là đơn giản”. Tuy nhiên vị luật sư nhấn mạnh đó là khả năng chiến thắng trên lý thuyết. Theo Linh mục Đặng Hữu Nam thì: “trước mắt nếu chúng ta xét theo cơ sở pháp lý thì chúng ta phải là khởi kiện sẽ là thắng”. 
Đúng là theo pháp lý thì sẽ thắng nhưng tòa án các cấp của CSVN, khi xử những vụ như thế có bao giờ tôn trọng pháp lý đâu. Họ toàn xử theo bản án bỏ túi đã sắp xếp từ trước. Vụ án vừa rồi xử Cấn Thị Thêu và Nguyễn Hữu Vinh là những dẫn chứng tươi mới. 
Chưa bàn đến chuyện tòa án các cấp sẽ xử như thế nào, việc rất đông người đi kiện có tổ chức, trong hòa bình đã là một thắng lợi lớn. Khi tòa xử cho dân thắng kiện thì rõ ràng là thắng. Nếu tòa cố tình trì hoãn hoặc xử cho dân thua (lấy lý do Formosa đã đền 500 triệu USD, thế là đủ rồi, dân có kiện thì kiện Chính phủ Việt Nam để chia món tiền ấy) thì dân tộc này vẫn có thắng lợi, đó là vạch ra được dã tâm, sự bao che của lãnh đạo cho bọn Formosa hủy hoại đất nước. 
Về chuyện đi kiện, nhân dân ta có các câu: “đồng bạc ném toạc tờ giấy” và “con kiến mà kiện củ khoai”. Nghe đâu Formosa không dùng đồng bạc hoa xòe mà dùng tượng HCM bằng vàng (người này bảo 15kg, người khác viết 50kg) để ném thì không phải một vài tờ mà mấy xấp giấy của dân e không giữ nguyên được. 
Riêng chuyện con kiến. Một vài con thì dù kiện hay gặm cũng không làm gì được củ khoai. Đó là chưa kể củ khoai không nằm im cho mà kiện hoặc gặm, nó sẽ lăn qua lăn lại để nghiền nát lũ kiến láo xược. Nhưng rồi khi một vài con kiến đầu tiên bị đàn áp, việc đó sẽ kích thích đoàn kiến xông đến ngày càng đông, bâu chặt vào củ khoai thì chẳng mấy chốc củ khoai dù to, dù cứng cũng phải chấp nhận lẽ phải. Sức mạnh của kiến là ở chỗ tập hợp số đông, hàng triệu, hàng chục triệu con cùng đoàn kết đấu tranh thì đến hổ báo cũng phải chịu lùi trước sức mạnh của chính nghĩa. 
Thế giới đã chứng tỏ rằng công nghệ làm thép chỉ thích hợp với những nước đất rộng người thưa, hoàn toàn không phù hợp với Việt Nam là nơi đất hẹp người đông. Để cứu lấy nước này tất yếu là phải giải thể dự án thép của Formosa, nhưng chính quyền hiện tại không thể làm được vì đã nhận quá nhiều “quà biếu”, nên há miệng mắc quai. Vậy để loại bỏ dự án thép của Formosa thì điều kiện tiên quyết có lẽ là phải làm rõ những ai đã dính líu đến quà biếu của Formosa và loại bỏ ra khỏi chính quyền rồi tiến tới truy tố. Nghĩ rằng việc nhân dân Quỳnh Lưu kiện tập thể là một bước tập dượt ban đầu, cần thiết, để đưa cuộc đấu tranh đi xa hơn, dù cho tập giấy có bị những bức tượng bằng vàng ném toạc cũng không sao.

Có tìm được sự bình an riêng trong một ngôi nhà chung mục ruỗng?

Song Chi
Chúng ta đã nói rất nhiều về sự sợ hãi, thói bàng quan, vô cảm của người Việt khi đụng tới những vấn đề chính trị. Mặc dù theo thời gian, nhờ sự phát triển của internet, sự tiếp xúc với những thông tin từ thế giới bên ngoài cũng như tình trạng yếu kém, tồi tệ trong quản lý điều hành đất nước của nhà cầm quyền càng bộc lộ rõ, khiến cho số người tỉnh ngộ, bức xúc, phẫn nộ với thực trạng xã hội, với nhà nước có tăng lên, nhưng nhìn chung đa số người Việt vẫn xem chính trị như là chuyện “nhạy cảm”, không nên bàn tới.
Và cứ như thế, chúng ta tiếp tục sống với một thái độ rất “khôn ngoan” rằng chỉ nên tập trung làm ăn kiếm sống, lo cho bản thân, gia đình, lúc có tiền thì lo hưởng thụ cuộc sống, còn những chuyện khác, mặc. Chúng ta tự biện hộ xã hội thối nát thì ai cũng biết rồi, nói ra có thay đổi được gì đâu, mà còn phải vạ vào thân. Nếu có tiền hơn nữa thì sẽ lo cho con cái đi du học, sẽ tìm cách có cơ sở làm ăn ở nước ngoài để lỡ có gì thì vù ra ngoài sinh sống, nhưng vẫn không đụng chạm đến nhà cầm quyền, để còn có cửa mà trở về thăm bà con, hưởng những dịch vụ giá rẻ trong nước.
Song, hơn 90 triệu người có được mấy triệu người có điều kiện để công khai đi ra nước ngoài dưới dạng kinh doanh làm ăn, đồng thời mang theo một số tài sản lớn, tiếp tục sống một cuộc đời sung sướng, hay đa phần là đảng viên quan chức cộng sản với tài sản có được chủ yếu là do tham nhũng, ăn cắp?
Còn lại mọi người vẫn phải sống và chịu đựng tất cả những cái tồi tệ do một chế độ độc tài đảng trị được điều hành bởi những kẻ dốt nát, tham lam, hèn với giặc ác với dân, luôn luôn đặt quyền lợi của đảng, phe nhóm và của bản thân lên trên lợi ích của đất nước và hạnh phúc của dân tộc. Và với một chế độ và một đảng cầm quyền như vậy thì liệu có ai trong chúng ta thực sự được bình yên?
Nếu sống ở Sài Gòn, Hà Nội, dù giàu hay nghèo, dù đi xe hơi hay xe gắn máy thì hàng ngày chúng ta vẫn phải chịu đựng cái cảnh cứ bước chân ra đường là giao thông hỗn loạn, thường xuyên kẹt xe tắc đường, hễ mưa lớn là ngập kéo dài hàng tiếng, môi trường bị ô nhiễm vì khói bụi, mùi hôi rác thải, mương rạch…Các thành phố khác có đỡ hơn đôi chút thì cũng vẫn tình trạng giao thông tùy tiện, ở thế kỷ XXI rồi mà VN vẫn chưa có nổi một mạng lưới giao thông công cộng an toàn, tiện lợi bao gồm xe bus, metro, xe điện…
Giao thông trên toàn quốc với đa số dân chúng còn nghèo thì máy bay vẫn là đắt đỏ, xe lửa thì vẫn xài hệ thống đường ray hẹp khổ 1m mà chả mấy quốc gia trên thế giới hiện nay còn dùng, rốt cuộc đường bộ vẫn được lựa chọn tối đa, với tình trạng không tuân thủ luật lệ và hệ thống đường xá chưa thật tốt, năm nào cũng 11-12.000 người chết vì tai nạn giao thông! Chúng ta liệu có dám đảm bảo cả đời mình và người thân sẽ an toàn?
Chẳng riêng gì tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đủ thứ tai nạn trời ơi đất hỡi từ trên trời rơi xuống, do thói làm ăn cẩu thả, tắc trách gây nên, như đi ngoài đường bị cây xanh trốc gốc ngã đè trúng, bị tấm tôn hoặc các thứ vật liệu sắc bén được chở bởi những phương tiên thô sơ như xích lô, xe ba gác…cứa trúng cổ, sụp hố do sửa đường, sửa cống…không che chắn kỹ, bị điện giật do dây điện bị hở, trời mưa thòng xuống nước v.v…Có thể chúng ta sẽ bảo đó là do dân trí thấp, chứ đâu thể cái gì cũng đổ lỗi cho nhà nước. Dân trí, hay nói cho đúng, ý thức của người dân là do cái môi trường xã hội tạo nên. Nếu trong một xã hội mà luật pháp được tôn trọng tối đa, mọi sự vi phạm đều bị phạt nặng thì sẽ giảm thiểu số người coi thường tính mạng của người khác.
Vì công việc, chúng ta phải có lúc tiếp xúc với bộ máy hành chính quan liêu của cái nhà nước độc tài này, bị hạch sách, nhũng nhiễu hoặc buộc phải chi tiền nếu muốn mọi thứ được thông qua nhanh gọn lẹ. Chúng ta không thể tránh khỏi lúc ốm đau phải bước chân đến bịnh viện, có những lúc phải xùy tiền ra để được hưởng những dịch vụ tốt hơn, cách phục vụ tử tế hơn trong một xã hội mà cái gì cũng đồng tiền trên hết. Còn nếu không có tiền, mà lại ở tỉnh lẻ, nông thôn, vùng sâu vùng xa thì nếu bịnh nặng, hiểm nghèo coi như cầm chắc cái chết, khi mà hệ thống y tế ở VN còn có một khoảng cách rất xa về cơ sở vật chất, điều kiện chữa trị giữa các thành phố lớn với thành phố nhỏ, nông thôn…
Chúng ta không thể tránh khỏi bản thân hoặc con cháu phải chịu đựng cái nền giáo dục lạc hậu, bao nhiêu năm qua cứ loay hoay sửa đổi, cải cách, càng cải càng nát này. Có ai tính nổi bao nhiêu lần học sinh VN phải là vật thí nghiệm cho những lần cải cách giáo dục như vậy? Không phải vô cớ mà một trong những lý do ra đi nhiều nhất của người Việt trong những năm gần đây là đi học, hay nói cách khác, “tị nạn giáo dục”.
Chúng ta không thể tránh khỏi nạn thực phẩm bẩn, độc hại tràn lan, không còn một thứ gì trong bữa ăn hàng ngày của người Việt hiện nay là an toàn được nữa; không thể tránh khỏi các tai họa do sự tàn phá môi trường gây nên, chẳng hạn, chỉ một vụ Formosa trước mắt đã ảnh hưởng tới hàng ngàn, hàng triệu con người và sẽ còn gấp nhiều lần nữa trong 70 năm tới. Chưa kể nạn phá rừng khiến lũ lụt mỗi năm mỗi trầm trọng, đồng bằng sông Cửu Long bị khô hạn và xâm nhập nước mặn do các đập thủy điện và việc quản lý nguồn nước thiếu khoa học của VN cũng như của các nước láng giềng, tai họa rình rập từ nhà máy khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, một dự án nhà máy thép “khủng” khác chuẩn bị triển khai tại Cà Ná-Ninh Thuận v.v…
Chúng ta né tránh chính trị, nhưng chính trị là tất cả mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày, từ những thứ thiết thực nhất với người dân như giá cả sinh hoạt xăng dầu lên xuống, lương bổng, an sinh xã hội, y tế, giáo dục…Khoan nói đến những thứ “cao siêu” mà người dân bình thường có khi không biết, không cảm thấy cần như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do bầu cử ứng cử, đa đảng, bình đẳng, nhân quyền…
Nhưng khi phải đụng chuyện với công an thì chúng ta mới hiểu thế nào là một xã hội công an trị, khi công an luôn tự cho mình cái quyền hành xử ngang ngược, thậm chí côn đồ. Chúng ta có thể cho rằng câu chuyện về những người dân chỉ vì không đội mũ bảo hiểm, chạy ngược chiều, cự cãi với hàng xóm, hoặc một học sinh bị nghi lấy cấp hai triệu VNĐ của hàng xóm…bị đưa về đồn rồi bị công an bạo hành chết… chỉ là số ít, nhưng có ai dám đảm bảo cả đời mình và người thân thoát khỏi những chuyện tương tự? Khi công an ngang nhiên hành hung cả nhà báo của một tờ báo lớn ngay giữa ban ngày ban mặt và sau đó chỉ bị kiểm điểm, khiển trách còn bản thân nhà báo còn bị phạt hành chính vì “tác nghiệp chụp ảnh tại hiện trường vụ án không được phép” thì rõ ràng là giới công an chả còn sợ gì sất.
Bản thân các anh chị nhà báo qua câu chuyện này cũng thấm thía rằng khi có nhiều sự kiện trong xã hội xảy ra các anh không lên tiếng (vì không được phép!), thậm chí những lần đồng nghiệp bị đánh trước đây làng báo không lên tiếng mạnh mẽ, nên những câu chuyện tương tự mới xảy ra, với mức độ ngày càng tồi tệ hơn.
Đã cùng sống trong một mái nhà chung VN, thì mọi tai họa mọi người đều gánh. Ngay những người giàu có, những người đang hưởng lợi từ chế độ này hay quan chức cũng âm thầm cho con cái đi du học, âm thầm tẩu tán tài sản ra bên ngoài dọn chỗ sẵn. Cũng đừng tưởng là quan chức thì yên, với một chế độ ngoài mặt thì “ổn định chính trị” nhưng bên trong chia rẽ trầm trọng vì quyền lợi. Lịch sử đảng cộng sản VN cũng như các đảng cộng sản khác, là một lịch sử đẫm máu của những cuộc đấu đá, thanh trừng nội bộ, những cái chết bất đắc kỳ tử, bí ẩn từ thời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn cho tới bây giờ, không thể kể hết, bản thân những “nạn nhân” có lẽ đến khi bị cách chức, bị “xử”…mới ngộ ra sự bạc bẽo, phi nhân của cái chế độ mà mình từng là một phần của nó.
Ngay cả người tu hành cũng đâu được tha? Hình ảnh vị hòa thượng tuổi “thất thập cổ lai hy” Thích Không Tánh trở về chứng kiến cảnh hoang tàn của ngôi chùa Liên Trì bị nhà cầm quyền phá bỏ để lấy đất, hay hình ảnh linh mục Anton Đặng Hữu Nam và bà con giáo dân-ngư dân, dâng Thánh Lễ ngay trên nền Thánh đường cũ đổ nát của Giáo xứ Đông Yên đã bị nhà cầm quyền san bằng và buộc di dời, để nhường đất cho Đặc khu Vũng Áng-Formosa… lan truyền trên mạng facebook, là những bằng chứng mới nhất, nối tiếp cả một quá trình dài đàn áp tôn giáo, cướp đất chùa, nhà thờ…của nhà cầm quyền.
Thực tế quá rõ ràng, với một thể chế tồi tệ, một đảng cầm quyền tồi tệ như ở VN lâu nay thì không ai có thể sống bình an, hạnh phúc thực sự, cho dù có nhắm mắt làm lơ, chọn lựa thái độ im lặng, sống trong sợ hãi hoặc bàng quan, vô cảm.

‘Nhất thể hóa’: Tổng Bí thư Trọng muốn trở thành… tổng thống?

Phạm Chí Dũng
TBT Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội 12. Ảnh: internet
Liên tiếp trong hai tháng 8 và 9 năm 2016, những người bên đảng tung ra hàng loạt nước cờ vừa lộ vừa chìm, nhưng bước đi nào cũng có thể là cú đệm cho một chuỗi nước cờ quyết liệt sau đó nhằm hạ đo ván đối thủ.
Từ Quyết định 244 đến Thông báo 13
Cùng thời gian với chiến dịch “đánh từ dưới lên” mà “ví dụ đầu tiên là Trịnh Xuân Thanh” trên hai mặt trận tỉnh Hậu Giang và Bộ Công thương, ngày 17/8, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã ký ban hành Thông báo số 13-TB/TW thông báo Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên, trong đó nội dung đáng chú ý nhất là “Kể từ ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh tuổi của đảng viên mà thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ Lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng. Đây là căn cứ, cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ là đảng viên”.
Một chi tiết đáng chú ý khác là ông Phạm Minh Chính dù là Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Trung ương Đảng, nhưng khi ký thông báo trên chỉ được mô tả “thay mặt Ban Bí thư”.
Thông báo số 13 trên hầu như không làm cho tuyệt đại đa số nhân dân đầu tắt mặt tối lo kế sinh nhai phải quan tâm, nhưng lại được một số chuyên gia về các vấn đề nội bộ đảng rất chú ý.
Có một nét gì đấy mang tính liên tưởng và còn có thể còn thâm sâu “thuyết âm mưu” giữa Thông báo số 13 nói trên với một văn bản mà vào thời gian khoảng nửa năm trước khi Đại hội XII diễn ra đã khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “không nhúc nhích vào đâu được” và do đó đã bị đo ván quá đau đớn: Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng. Theo đó, đảng viên Nguyễn Tấn Dũng không được phép tự ứng cử hoặc nhận đề cử chức vụ tổng bí thư đảng nếu không được Bộ Chính trị đồng ý.
Còn bây giờ, dường như bắt đầu hừng hực không khí cho một cuộc chạy đua mới vào chức vụ tổng bí thư đảng, nếu ông Nguyễn Phú Trọng giữ đúng lời hứa trước Đại hội XII là sẽ chỉ “ở thêm” nửa nhiệm kỳ tổng bí thư.
Sau hai lần liên tiếp bầu bán và tuyên thệ trung thành đối với các chức danh chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, chủ tịch quốc hội vào các tháng Ba và Bảy năm 2016, những ứng cử viên cho chức tổng bí thư đảng – theo xầm xì của dư luận ngoài lề – bắt đầu dần lộ diện: Đinh Thế Huynh – Thường trực Ban bí thư, Trần Đại Quang – Chủ tịch nước, Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng, và có thể cả Đinh La Thăng – Bí thư thành ủy TP HCM.
Và tất nhiên, không loại trừ Nguyễn Phú Trọng, nếu quả ông Trọng đang nuôi dưỡng “nguyện vọng cống hiến” không chỉ suốt nhiệm kỳ 12 mà còn “ngồi thêm một nhiệm kỳ tổng bí thư” nếu còn Đại hội XIII.
Một số dư luận đang nêu câu hỏi là nếu Thông báo số 13 vào tháng 8/2016 về “tuổi đảng viên” là một nước cờ chính trị cao tay ấn tương tự Quyết định 244 vào tháng 6/2014 về “tự ứng cử”, bản thông báo này sẽ nhằm “chặn” ai?
‘Nhất thể hóa’ vì cạn tiền?
Đi đôi với Thông báo 13 là một chủ trương đang thành hình và có lẽ toát lộ nhiều thâm ý của những người bên đảng: “nhất thể hóa”.
Tháng 9/2016, ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã có bài trả lời phỏng vấn khá dài cho trang VietTimes với nhan đề “Nhất thể hóa chức danh, nhất nguyên chế tổ chức bộ máy là bước đi tất yếu”.
Nội dung quan trọng nhất trong bài trả lời trên có lẽ là:
“Giải thể các bộ máy chồng chéo, sáp nhập các bộ máy dù của Đảng hay của Nhà nước làm chung một việc theo hướng thống nhất và đa năng, giảm mạnh số các đầu mối bộ máy và tổ chức, bảo đảm sự chuyên nghiệp và liên thông- nhất nguyên chế. Nói cách khác, từ nhất thể hóa chức danh tới nhất nguyên chế về tổ chức bộ máy là bước đi tất yếu. Chẳng hạn, một vài cơ quan có nhiều chức năng, nhiệm vụ giống nhau, nên chăng tính toán nhất nguyên hóa tối thiểu ở 3 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố; quận, huyện, thị, theo phương châm: đa năng hóa bộ máy hay bộ máy đa năng.
Các thành viên của hệ thống chính trị thuộc Mặt trận Tổ quốc làm công tác dân vận (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh…) có thể thuộc khối đa năng này. Chẳng hạn, văn phòng cấp ủy trùng lắp rất nhiều loại công việc với văn phòng chính quyền, hội đồng nhân dân, trước mắt có thể sáp nhập các văn phòng làm một, theo phương châm: một văn phòng phục vụ hai (ba) bộ máy”.
Như vậy, ý tưởng “nhất thể hóa”, hay cụ thể hơn là sáp nhập một số ban đảng với cơ quan chính quyền được phác ý tưởng từ hơn hai mươi năm trước, bắt đầu được thực hiện.
Nhị Lê lại là một trong những nhân vật phát ngôn chính yếu của Tổng Bí thư Trọng. Vào thời gian gần Đại hội XII, ông Nhị Lê cũng đã từng trả lời phỏng vấn về vấn đề “nhất thể hóa”. Xét về “dây”, ông Nhị Lê hiển nhiên là người của Nguyễn Phú Trọng từ khi ông Trọng còn là tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Nhưng tại sao chỉ đến giờ này đảng mới muốn “nhất thể hóa”?
Lý do bề mặt là “tinh gọn bộ máy”. Một nguyên do sâu xa là hội chứng cạn tiền.
Những minh họa hùng hồn về hội chứng trên, phát ra vào năm 2015, là Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau thâm hụt ngân sách trầm trọng, nợ khoảng 300 tỷ đồng và nhiều khoản nợ không biết lấy tiền ở đâu ra mà chi trả. Nhưng nghiêm trọng nhất là cơ quan này không còn đủ tiền để trả lương cho công nhân viên chức. Trong khi đó và là “láng giềng” của Cà Mau, không chỉ thâm lạm về tài chính, Thành ủy Bạc Liêu còn bị bệnh viện đòi tiền và phát sinh đủ thứ hổ lốn.
Hội chứng “chúa chổm” của các cơ quan đảng đang lộ rõ, bắt đầu từ cấp địa phương và giờ đây lan tới khối trung ương. Với khối địa phương, “nạn nhân” đầu tiên là một số tỉnh thành nhỏ và dễ bị cắt ngân sách chi cho khối đảng lẫn chính quyền.
Sau “biến cố” ngân sách trung ương xuất hiện dấu hiệu cạn kiệt tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2015, không còn nghi ngờ gì nữa, 2016 là năm mà hầu bao khối đảng lẫn chính quyền bị thắt chặt nặng nề. Những địa phương có thói quen vung tay quá trán cùng nạn nhũng nhiễu tràn lan như Cà Mau sẽ trở thành nơi “vỡ hụi” đầu tiên. Tiếp sau đó có thể là một số tỉnh thành lớn hơn, kể cả TP HCM. Và cuối cùng, đơn vị được bao cấp ngân sách hoàn toàn và có ưu thế nhất về chính sách ưu ái là các cơ quan đảng ở trung ương cũng sẽ không thoát khỏi số phận bị cắt giảm chi tiêu.
Hàng năm, các cơ quan đảng chi tiêu đến vài ngàn tỷ đồng từ tiền đóng thuế của dân. Nhưng với xu hướng “nhất thể hóa” không thể tránh khỏi để tiết kiệm tiền, sẽ có bao nhiêu trong số hàng triệu công chức, viên chức “một lòng theo đảng” phải “ra đường”?
Tuy nhiên, cạn tiền có phải là nguyên do mấu chốt để đảng mưu tính phương cách “nhất thể hóa”?
Tổng Bí thư Trọng muốn trở thành… tổng thống?
Trước xu hướng về “nhất thể hóa” dường như đang được lập trình một cách “chậm mà chắc”, có quan điểm cho rằng thực trạng “khó khăn ngân sách” sẽ tác động không nhỏ đến chính trị và “đoàn kết nội bộ”. Xu hướng phân rã của khối đảng cũng vì thế sẽ được đẩy nhanh hơn, mà ngay trước mắt là việc thực hiện phương án “nhất thể hóa cơ quan đảng và cơ quan chính quyền” như một cách co hẹp quyền lực bên đảng.
Ở một chiều kích khá trái ngược, một quan điểm khác lại cho rằng đảng cầm quyền ở Việt Nam đang muốn tập quyền theo “mô hình Tập Cận Bình”. Những chỉ dấu về xu hướng này đã dần lộ ra, mà chủ yếu là dư luận nội bộ chê trách ông Nguyễn Phú Trọng đã “quên” lời hứa trước Đại hội XII là sẽ chỉ “ngồi” từ 1 đến 2 năm, sau đó nhường ghế cho người khác, và một số biểu hiện gần đây cho thấy Tổng Bí thư Trọng đang muốn vun vén quyền lực vào tay mình càng nhiều càng tốt, chẳng hạn ông đã là Bí thư Quân ủy trung ương nhưng vẫn “tự cơ cấu” vào Đảng ủy Công an trung ương như một cách “thống lĩnh các lực lượng vũ trang”.
Trong khi đó vào tháng 7/2016, với một động tác chưa có tiền lệ, ông Trương Minh Tuấn, người vừa được bổ nhiệm chức vụ bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, được Bộ Chính trị điều động kiêm chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Như vậy, ông Tuấn cùng một lúc vừa làm việc bên chính quyền, lại vừa là “người của đảng”.
Sang tháng 8/2016, ông Cao Đức Phát, người vừa thôi chức bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng vẫn được bầu vào Ban chấp hành trung ương khóa 12, được bổ nhiệm là Phó trưởng ban Kinh tế trung ương.
Mô hình “nhất thể hóa” đang bắt đầu ứng nghiệm theo cách mà trưởng ban Tổ chức trung ương hiện thời là Phạm Minh Chính đã từng thí điểm khi ông là Bí thư Quảng Ninh.
Nếu giả thiết về mô hình “nhất thể hóa” là nhằm tăng cường xu hướng tập quyền cho đảng là không sai, người ta sẽ chứng kiến quyền lực của các cơ quan đảng không những không bị co hẹp mà còn mạnh hơn trong thời gian tới. Nhưng sẽ có một khác biệt rất cơ bản là nếu trước đây đảng chỉ “lãnh đạo đường lối” thì trong thời gian tới, hàng loạt nhân sự của đảng sẽ được cho kiêm chức bên chính quyền trung ương và cả chính quyền địa phương, lấy đó làm cơ sở để “người của đảng” kiêm việc điều hành chính quyền, và từ đó sẽ xuất hiện một cơ chế “chính ủy trong chính quyền”.
Nếu đà “nhất thể hóa” là thuận lợi, bên đảng và do đó tổng bí thư sẽ “nắm” hết. Mô hình “đảng quản lý” thay cho “đảng lãnh đạo” sẽ ứng với hai chức danh chính là tổng bí thư và thủ tướng mà không cần đến chủ tịch nước.
Còn nếu “nhất thể hóa” thuận lợi hơn nữa, chức danh tổng bí thư có thể được “cho” kiêm chủ tịch nước như cách Tập Cận Bình ở Trung Quốc đang làm. Khi đó và về thực chất, nhân vật chủ tịch nước kiêm tổng bí thư ở Việt Nam có thể chỉ một bước là nhảy sang mô hình cộng hòa phương Tây, nghĩa là trở thành tổng thống.
Đó cũng có thể là cách để ông Nguyễn Phú Trọng trở thành một “hành pháp Obama” như ở Hoa Kỳ, sẽ điều hành một nước Việt hỗn loạn ở độ tuổi gần tám chục mà chẳng cần đến vai trò của bất cứ thủ tướng nào.

Một cuộc ‘thanh trừng’ trong đảng ở Việt Nam?

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới lần đầu tiên tham gia đảng ủy công an Việt Nam. Ảnh: AP
Một loạt các tin tức tiêu cực về bí thư các cấp ở Việt Nam, cả trên báo chính thống lẫn mạng xã hội thời gian qua, “dẫn tới nhiều đồn đoán và bất an trong xã hội” về khả năng “mất kiểm soát” trong Đảng Cộng sản, các nhà quan sát cho biết.
Mới nhất, báo chí Việt Nam hôm 26/9 đưa tin rằng, một bí thư xã ở tỉnh miền trung Quảng Nam đã bị cách chức vì “quan hệ bất chính” và “ngoài luồng” với nữ cán bộ đoàn.
Một ngày trước đó, bí thư huyện đảo Lý Sơn Nguyễn Viết Vy, được coi là trẻ nhất tỉnh Quảng Ngãi, phải đính chính qua tờ Tiền Phong rằng ông “không phải con ông cháu cha” như những lời đồn thổi.
Trước đó ít ngày, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa phải lên tiếng bác bỏ thông tin đồn đoán trên mạng xã hội về việc ông “có bồ nhí” và nói rằng đó là “một sự vu khống trắng trợn”.
Nếu tìm kiếm chữ “bí thư” trên trang Google xuất hiện 14 triệu kết quả tìm kiếm cả trên trang chính thống lẫn “lề trái” trong vài chục giây.
Trước các thông tin liên tục xuất hiện về những người đứng đầu đảng ở các cấp địa phương, giáo sư Tương Lai nói với VOA Việt Ngữ: “Đất nước đối diện với những vấn đề quá bất bình thường. Một trận địa tư tưởng bị rối loạn nó phản ánh một cái gì? Phản ánh rằng cái đảng này mất kiểm soát. Cái nước này mất kiểm soát. Và vì vậy nó gây nên một nỗi bất an trong dân rất rõ ràng”.
Nguyên cố vấn cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nêu dẫn chứng về vụ nổ súng ở Yên Bái, làm bí thư và chủ tịch tỉnh này thiệt mạng.
Giáo sư Tương Lai nói thêm: “Nhưng mà, sau đó, không hề có một giải thích nhất quán, công khai minh bạch. Nếu như mà có một kết luận rõ ràng, thì sẽ khiến cho dư luận không bàn tán thêm tiếp rằng đây là nội bộ đảng thanh trừng lẫn nhau, và lần này, phải giở tới súng”.
Hồi giữa tháng này, Yên Bái đã bầu nữ bí thư tỉnh ủy đầu tiên lên thay ông Phạm Duy Cường, nạn nhân của vụ xả súng, trong khi chính quyền trong nước vẫn chưa thông tin thêm về vụ việc.
Nhà quan sát về tình hình chính sự ở Việt Nam này cũng nêu các vụ Formosa, ông Trịnh Xuân Thanh và vụ nhà máy thép Tôn Hoa Sen để làm dẫn chứng cho “trận địa tư tưởng bị rối loạn đó”.
Ông Thanh hiện bị truy nã quốc tế sau khi bỏ trốn trong bối cảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao cho các cơ quan liên quan “kiểm tra, xem xét, và kết luận” thông tin liên quan tới Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhất là vụ xe sang trị giá nhiều tỷ đồng.
‘Lái’ dư luận?
Anh Nguyễn Đình Hà, một người từng chạy đua vào Quốc hội Việt Nam trên danh nghĩa ứng viên độc lập, nói với VOA Việt Ngữ về các thông tin liên quan tới nhiều “bí thư” ở trong nước thời gian qua: “Chúng ta đã biết, nền báo chí Việt Nam chịu sự giám sát, quản lý rất là chặt của Ban Tuyên giáo các cấp cũng như là hệ thống kiểm duyệt rất là chặt chẽ. Tôi thấy rằng không thể nào có sự tự nhiên, bỗng nhiên có thông tin đó tuồn ra cho báo chí, và cũng không bỗng nhiên báo chí được đăng như thế”.
Nhà hoạt động xã hội này nói tiếp: “Tôi nghĩ rằng đó là sự ẩn ý nào đó, chiêu trò, cuộc đấu đá hay là liên quan tới động cơ chính trị nào đó đằng sau các bài viết này. Và nó có thể là một sự đấu đá ở bên trong nội bộ cơ quan của đảng”.
Anh Hà nói thêm rằng trong xã hội Việt Nam “hiện đang có rất nhiều câu chuyện nóng bỏng khác so với câu chuyện bí thư này, mà người ta muốn sử dụng các câu chuyện này để kéo dư luận sang hướng khác”.
Nhà hoạt động xã hội này lấy ví dụ về chuyện người dân Nghệ An “kéo vào Hà Tĩnh để nộp đơn kiện Formosa” trong khi theo anh, “báo chí chính thống đưa tin rất là ít”.
Khi được hỏi là liệu phải chăng xảy ra nhiều vụ việc liên quan tới các bí thư cấp dưới nên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới lần đầu tiên tham gia đảng ủy công an Việt Nam để theo lời một số nhà quan sát để “thị uy”, giáo sư Tương Lai nói rằng “cũng nhiều người phân tích như thế”.
Ông nói thêm: “Đấy là một nước cờ rất thấp, để tự minh chứng rằng tôi là tổng bí thư, nhưng nếu tôi không trực tiếp vào đảng ủy công an, thì tôi không thể nào điều hành được các anh, thì tôi phải nhảy vào”.
VOA Việt Ngữ không thể liên hệ phỏng vấn đại diện chính quyền Việt Nam để hỏi phản ứng về các ý kiến trái chiều trên mạng.
Tuy nhiên, quan chức Việt Nam từng một số lần kêu gọi cảnh giác và xử lý các trang “xấu, độc” trên Internet.

BẾ TẮC

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Những người cộng sản đang cai trị đất nước chưa bao giờ lường hết sức bung lên của người dân Việt sau bao năm bị quản thúc dưới cơ chế độc đảng phản động.
Chính sức bung lên đó đã làm tan nát hàng rào bao cấp để đưa sinh hoạt người dân về với cơ chế thị trường.
Ít ai nghĩ rằng chính những người chạy chợ mang vài viên thuốc tây trong túi quần, mang vài đôi dép nhựa cùng một chiều dưới chân, khoác trong người hai ba lớp áo quần để mở “cừa hàng lưu động” bán thuốc tây, bán thời trang trước chợ Bến Thành là những người tiên phong phá tan thành luỹ bao cấp.
Nhưng chính cơ chế thị trường bung ra tự phát ấy, cộng thêm cái định hướng XHCN quái dị, đã làm nó phát triển hỗn loạn và méo mó dẫn theo sinh hoạt của toàn xã hội cũng hỗn loạn và méo mó tương thích.
Sài Gòn và Hà Nội là hai trung tâm đỉnh cao của sự hỗn loạn và méo mó.
Có nhiều cái để dẫn ra, nhưng rõ nét và bức thiết nhất hiện nay là giao thông đô thị và thoát nước.
Những người lãnh đạo hai đô thị lớn nhất nước nầy, từ trước đến ngay hiện nay đều không có kiến thức cơ bản về quản lý đô thị. Họ là những nhà chính trị được xây dựng lên để cai trị chứ không phải để quản trị, do vậy họ chỉ được học chính trị cao cấp theo kiểu của cộng sản chứ không hề được học về quản lý đô thị.
Quy hoạch sai và manh múm về nhà ở và giao thông, cho phát triển xe hai bánh áo ạt là nguyên nhân đưa đến tình trạng hoàn toàn bế tắc về giao thông và thoát nước của hai thành phố lớn hiện nay.
Từ những năm 90 của thế kỷ trước các bài báo cảnh báo về việc cho nhập xe gắn máy ào ạt (của tôi và của vài nhà chuyên môn) không những bị nhà cấm quyền lạnh nhạt mà còn bị phản ứng tiêu cực của phần lớn xã hội. Hồi đó dùng biện pháp hành chánh hoặc kinh tế ngăn cấm xe gắn máy đồng thời với việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng còn kịp, chứ bây giờ thì không thể nào làm được nữa.
Vấn nạn kẹt xe và ngập nước của hai đô thị lớn rơi vào thế bế tắc không có lối ra.
Ấy thế mà lãnh đạo đất nước hiện nay lại phân về hai thành phố này những người cai trị nhằm phục vụ mục tiêu đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực chứ không phải nhằm mục tiêu giải quyết những vấn nạn bức thiết của xã hội và của người dân.
Sau đại hội 12, đưa về Sài Gòn và Hà Nội một ông Đinh La Thăng và một ông Hoàng Trung Hải quá nhiều lỗi lầm để cô lập hoặc để tạo vây cánh chứ không phải đưa về những người quản lý đô thị tài năng để giải quyết bức xúc đô thị.
Giữa lúc Sài Gòn đang ngập toàn diện thì người lãnh đạo cao nhất đang nằm trên lửa để đối phó với bản cáo trạng gần như chính thức từ nội bộ tung ra, mà nếu đúng theo đó có thể đưa ông ra toà nhận mức án tử hình chứ không thể nhẹ hơn. Lòng dạ ông ta bây giờ chỉ tràn ngập chuyện chống án chứ còn chỗ nào nữa cho việc chống ngập và chống kẹt.
Ông Hà Nội cũng chẳng hơn gì, đang ngay ngáy lo lục lại hồ sơ tội lỗi cũ để bưng bít và lo đi cúng bái tứ phương để tìm chữ yên thân chứ lòng dạ nào mà lo yên dân, yên nước.
Ôi, chưa bao giờ thấy Mao lại đúng như bây giờ ở VN, phải làm cho thiên hạ đại loạn… Các ông làm loạn để cai trị chứ chưa hề nghĩ đến việc quản trị để yên dân.
Bế tắc, không chỉ Sài Gòn- Hà Nội và không chỉ giao thông – thoát nước, mà toàn tập bế tắc.

28 tháng 9, 2016

Sài Gòn phải ngập vì các dự án chống ngập

Một trong những tấm ảnh chụp cảnh ngập lụt chiều 26 tháng 9 tại Sài Gòn. Hàng chục ngàn người dùng Internet đã “like” chú thích của một facebooker cho tấm ảnh này: “Ðây không phải Sài Gòn. Ðây là ‘hồ’… chí minh.” (Hình: facebooker Tung Tin)
SÀI GÒN (NV) – Dù trận mưa nhấn chìm Sài Gòn chiều 26 tháng 9 đảo lộn sinh hoạt thường nhật của thành phố này, khiến dân chúng hết sức phẫn nộ, song chắc chắn nó sẽ giúp một số người cảm thấy vui.
Những lời oán thán từ việc nhiều trục đường chính, nhiều khu dân cư, kể cả những khu dân cư trước nay chưa bao giờ bị ngập, giờ chìm dưới cả thước nước, sự kiện phi trường Tân Sơn Nhất lại tạm ngưng hoạt động vì tái ngập, rồi các video clip được đưa lên Internet cho thấy, tại một số nơi, nước chảy cuồn cuộn như thác, cuốn xe hai bánh gắn máy trôi như lá khô, lượng người đầu đội mưa, chân ngâm trong nước trào lên từ cống rãnh, nhích từng centimeter tìm đường về nhà lên tới hàng triệu,… sẽ giúp việc giải ngân cho “Dự án giải quyết ngập do triều” thuận lợi hơn.
Vài tiếng trước khi Sài Gòn ngập chưa từng thấy, sáng 26 tháng 9, chính quyền thành phố Sài Gòn công bố “Dự án giải quyết ngập do triều” với chi phí lên tới 21,000 tỉ đồng. Theo đó, dự án được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 ngốn 10,000 tỉ đồng. Giai đoạn 2 ngốn 11,000 tỉ đồng.
Giống như nhiều lần trước, chính quyền thành phố Sài Gòn quảng cáo, “Dự án giải quyết ngập do triều” sẽ giúp cải thiện đáng kể môi trường của thành phố này. Sau khi hoàn tất, các công trình của cả hai giai đoạn sẽ kiểm soát ngập trên phạm vi 570 cây số vuông ở bờ hữu sông Sài Gòn, nơi cư trú của khoảng 6.5 triệu dân. Nhờ vậy sẽ “nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh và thay đổi bộ mặt thành phố Sài Gòn, tạo tiền đề thu hút đầu tư trong và ngoài nước.”
Trận mưa ngay sau đó đã giúp rửa sạch mọi thắc mắc. Chi tiền chống ngập tiếp tục trở thành cấp bách như đã từng rất cấp bách!
Chỉ trong vòng mười năm từ 2004 đến 2014, chính quyền thành phố Sài Gòn đã dùng hết 24,300 tỉ để chống ngập nhưng tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn càng ngày càng trầm trọng hơn: Dễ ngập, ngập vừa sâu vừa lâu, thậm chí không ít lần Sài Gòn lụt nặng chẳng phải do mưa mà chỉ vì thủy triều dâng cao!
Nhiều chuyên gia từng khẳng định, vấn nạn ngập lụt của Sài Gòn không phải do “biến đổi khí hậu” mà vì quản lý tồi!
Cho dù việc thoát nước ở Sài Gòn vốn dựa vào hệ thống sông và kênh, rạch tự nhiên nhưng chính quyền thành phố này vẫn ra lệnh lấp khoảng 30% diện tích sông và kênh, rạch. Theo một nghiên cứu của Viện Khoa Học Thủy Lợi miền Nam thì chỉ trong 12 năm từ 1996 đến 2008, tại Sài Gòn đã có hơn 100 kênh, rạch với tổng diện tích khoảng 4,000 hecta bị lấp và bị lấn chiếm.
Tháng 10 năm ngoái, giới hữu trách ở Sài Gòn loan báo sẽ chi 300 tỉ để khôi phục lại kênh Hàng Bàng – con kênh mà những viên chức tiền nhiệm từng ra lệnh lấp vào năm 2000. Việc cho phép lấp một phần hoặc toàn bộ sông, kênh, rạch để xây dựng đủ loại công trình đã ngốn hàng chục ngàn tỉ đồng, nay, khi khôi phục lại sẽ ngốn thêm hàng chục ngàn tỉ đồng nữa.
Vào cuối năm 2014, khi được mời góp ý để tìm giải pháp cho vấn nạn ngập lụt của Sài Gòn, một số chuyên gia về thủy lợi, khí tượng-thủy văn, tài nguyên-môi trường đã từng khẳng định, Sài Gòn khó mà hết ngập bởi các dự án chống ngập đã lạc hậu với thực tế. Việc chống ngập cho Sài Gòn đang đi theo hai hướng ngược nhau. Ðó là các nghiên cứu sâu để tạo nền móng chắc chắn cho tính khả thi của các dự án rất mỏng manh nhưng quy mô các dự án lại rất lớn. Theo họ, các dự án thực hiện theo những quy hoạch đã được duyệt đều thiếu nghiên cứu sâu trong khi lẽ ra phải làm ngược lại.
Lúc đó, theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì sau khi nghe góp ý của các chuyên gia, một viên phó chủ tịch thành phố Sài Gòn tên là Nguyễn Hữu Tín, tỏ ra rất hoang mang, bởi chẳng lẽ phải tháo hàng trăm cây số cống thoát nước mới làm lên để làm lại (?). Ông Tín trách rằng, đó là tiền của dân, dùng không có kết quả, giờ chót bảo là lạc hậu, không phù hợp thì… biết nói thế nào (?).
Bất kể ông Tín lúng túng không biết nói thế nào, cuối tháng 8 năm 2015, thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn phê duyệt đề nghị vừa dùng ngân sách, vừa vay tiền, bán đất để tiếp tục thực hiện các quy hoạch hiện có nhằm chống ngập ở Sài Gòn!
Bởi việc chống ngập ở Sài Gòn đã được thủ tướng mở đường, tháng 10 năm 2015, chính quyền thành phố Sài Gòn loan báo sẽ chi và vay để chi thêm 68,000 tỉ nữa nhằm… chống ngập. Tháng tiếp theo (tháng 11 năm 2015), chính quyền thành phố Sài Gòn loan báo sẽ “đổi” ba khu đất ở quận 7 và quận 9 lấy các công trình chống ngập trị giá 68,000 tỉ đồng.
Ba khu đất là công thổ đã vào tay các chủ đầu tư, các dự án chống ngập đã khởi công, tháng 6 vừa qua, dân chúng Việt Nam sững sờ khi mục kích diện mạo của một trong những công trình chống ngập thực hiện từ nguồn 68,000 tỉ vừa kể: Chủ đầu tư của công trình chống ngập ở đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, thành phố Sài Gòn đã cho xây hai bức tường cao từ 40 centimeter đến 1.3 mét, dài 3.5 cây số, cặp sát cửa khoảng 500 căn nhà, cổng hàng trăm cơ quan hành chính, hãng xưởng, trường học, cửa hàng và lối ra vào của hơn 40 con hẻm. Nếu nền đường được nâng lên ngang với mặt hai bức tường vừa xây xong, tất cả các đơn vị dân cư nằm hai bên đoạn đường Kinh Dương Vương chạy từ vòng xoay An Lạc tới vòng xoay Mũi Tàu sẽ thấp hơn bề mặt vỉa hè từ 60 centimeter đến 1 mét. Mọi người sẽ buộc phải chui ra, chui vào chứ không thể ra vào một cách bình thường nữa. Do nước từ đường Kinh Dương Vương sẽ được… chuyển hết vào các khu dân cư, cuối cùng, công trình chống ngập vừa kể đang được xem lại.
Cho đến nay, chưa có bất kỳ viên chức nào phải chịu trách nhiệm về chuyện đã tốn quá nhiều tiền chống ngập song tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn vẫn theo khuynh hướng năm sau trầm trọng hơn năm trước! Ngập lụt tại Sài Gòn đã và đang làm hàng chục triệu người buồn nhưng giúp một số người vui. Dẫu rất nhỏ nhoi nhưng thiểu số đó dư khả năng để duy trì niềm vui của họ. 

Hãy chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng!

Thạch Đạt Lang
Đoàn xe đưa ngư dân đi nộp đơn kiện ở Tòa án Kỳ Anh. Ảnh: Facebook
Ngày 26.09.2016, khoảng 600 ngư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An đã tập trung, di chuyển bằng nhiều xe buýt về thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để khởi kiện tập thể khu công nghiệp Formosa, tác nhân gây ra vụ ô nhiễm môi trường khủng khiếp ở VN khiến cá chết hàng loạt, kéo dài hơn 240 km ở 4 tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế – để đòi bồi thường thiệt hại, đồng thời yêu cầu công ty Formosa, đóng cửa khu công nghiệp ở thị xã Kỳ Anh, rời khỏi Việt Nam.
Đây cũng là lần đầu tiên CSVN phải đối mặt với một nguy cơ, chế độ bị đe dọa sụp đổ, trong lịch sử thành lập đảng 71 năm. Bên cạnh ngân sách rỗng tuếch, nợ công đã vượt qua mức an toàn, sự đấu đá kịch liệt trong nội bộ đảng đã đến mức lộ liễu, công khai, Formosa cũng là một tử huyệt kết liễu sự tồn tại của chế độ phi nhân, gian ác, hiểm độc nhất trong lịch sử nhân loại.
Việc chính quyền Hà Tĩnh cho công an tìm cách ngăn chận, không cho đồng bào tập trung, kéo về tòa án thị xã Kỳ Anh bằng cách đe dọa, ngăn cản các công ty cho thuê mướn xe buýt cho thấy, chế độ CS Hà Nội bắt đầu sợ hãi khi tử huyệt bị đe dọa.
Tại sao Formosa lại là tử huyệt của đảng CSVN? Độc giả chắc còn nhớ, ngày 22.04.2016 Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CS vẫn thản nhiên đẫn đoàn tùy tùng đến thăm khu công nghiệp này sau khi tin tức về thảm họa đã lan truyền khắp nơi trên mạng, báo chí lề phải cũng như lề trái, trong và ngoài nước. Chắc chắn Nguyễn Phú Trọng đã được thuộc hạ báo cáo tường tận về tình hình thảm họa, nhưng thay vì đến tận nơi bị ô nhiễm để tìm hiểu, ước lượng thiệt hại, tầm mức ảnh hưởng của môi trường đến đời sống ngư dân… Trọng lại vui vẻ đến thăm kẻ gây ra thảm họa. Cuộc thăm viếng, làm việc với lãnh đạo Formosa và Ủy ban ND Hà Tĩnh, phải chăng là một lời cam kết: Không có chuyện gì phải lo lắng, đã có chúng tôi bảo vệ các anh.
Sau khi tin tức thảm họa Formosa lan truyền làm rúng động cả nước lẫn hải ngoại, ngày 08.05.2016 tôi đã viết một bài, đăng trên ABS với tựa đề: “Làm cách nào để kiện Formosa ra tòa về tội làm ô nhiễm môi trường?”. Khi viết bài lúc đó, tôi đánh giá khả năng kiện Formosa gần như bằng không, nhưng nay xác suất để vụ kiện trở thành hiện thực đã dần dần lộ rõ qua việc 600 người dân huyện Kỳ Anh kéo về Hà Tĩnh khởi kiện tập thể.
Nếu việc khiếu kiện tiến triển tốt đẹp, lôi kéo thêm tất cả ngư dân các nơi bị thảm họa tham gia, vụ kiện sẽ tạo thành một cơn địa chấn, một trận đại hồng thủy cuốn trôi đảng CSVN ra biển. Tất nhiên ĐCSVN sẽ chống trả đến cùng, bằng mọi phương tiện, thủ đoạn gian ác, đê tiện, hèn hạ để giữ vững chế độ.
Để cho vụ kiện Formosa thành công, đòi hỏi ngư dân phải có kế hoạch, chuẩn bị từng bước thật kỹ càng, chi tiết. Đây là một cuộc chiến đấu sinh tử, liên hệ tới vận mệnh quốc gia, dân tộc, đòi hỏi sự hi sinh lớn lao, một ý chí kiên quyết, một sức chịu đựng bền bỉ. Dưới đây là một số trong những bước cần thiết, nên được thực hiện gấp:
1. Thành lập ngay môt quỹ pháp lý cho vụ kiện. Kêu gọi mọi thành phần trong xã hội, những người có khả năng trong và ngoài nước, đóng góp tài chánh.
2. In, phát tờ rơi cho mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội, nói rõ về lý do, nguyên nhân vụ kiện. Thông báo trên mạng internet, báo online, Facebook, Twitter… mọi diễn tiến.
3. Liên lạc chặt chẽ, trao đổi thông tin, phối hợp làm việc với chính phủ các nước, các hội đoàn, tổ chức… quan tâm đến môi trường bờ biển, đến thảm họa do Formosa gây ra như chính phủ Đài Loan…
4. Những luật sư đại diện cho ngư dân trong vụ kiện nên tham khảo ý kiến với các chuyên viên luật pháp, các tổ hợp luật sư đặc trách về môi trường, rành rẽ về công pháp quốc tế nổi tiếng thế giới ở New York, London, Paris…
5. Phải tính đến việc chế độ CS thẳng tay đàn áp, bắt giữ, tra tấn, khủng bố những người tham gia ký tên vào đơn khởi kiện. Nên đề phòng việc những người lãnh đạo, các luật sư trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cố vấn pháp luật cho ngư dân bị hăm dọa, hành hung, bôi nhọ, vu khống, bắt cóc…
6. Trường hợp cá nhân cầm đơn tập trung khiếu kiện như ngư dân Kỳ Anh vào ngày 26.09.2016 nên đề phòng bị đàn áp bằng vũ khí sát thương dẫn đến đổ máu, bị thương tích… cần chuẩn bị phương tiện cấp cứu, băng bó, nước uống, lương thực, dụng cụ chống hơi ngạt…
Việc xã hội có thêm vài trăm ngàn người dân thất nghiệp, vài triệu người đói khổ… không phải là mối lo của ĐCSVN. Đảng CSVN chỉ lo sợ mất quyền lãnh đạo, do đó khi cần, để bảo vệ chế độ họ sẽ dùng công an, quân đội bắn giết người dân như Đặng Tiểu Bình đã làm với người dân Trung Hoa năm 1989 ở Thiên An Môn. Chế độ CSVN sẽ không bao giờ nhượng bộ trong việc bảo vệ Formosa, vì thế không nên tin tưởng bất cứ lời hứa nào của lãnh đạo CS, từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc đến Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân…
Chế độ CSVN sẽ tìm cách câu giờ, cù cưa đàm phán, kéo dài thời gian, không trả lời vụ kiện rõ ràng, dứt khoát, mục đích để làm cho ngư dân bỏ cuộc vì tốn thời gian, công sức, tiền bạc trở nên mệt mỏi, chán nản buông xuôi. Do đó cần phải gia tăng áp lực thật mạnh mẽ để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, yêu cầu Formosa phải đóng cửa, rời khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất – Điều chỉ có thể xẩy ra khi đảng CSVN sụp đổ. Do đó vụ kiện này không thể buông ngang mà phải được thực hiện cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng.
Ngư dân ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hãy chuẩn bị tinh thần cho vụ kiện thế kỷ 21, vụ kiện này sẽ là trận chiến cuối cùng giữa người dân với đảng, chế độ CSVN. Các tổ chức, hội đoàn, các mảng xã hội dân sự cũng như toàn dân trong nước nên sẵn sàng tiếp tay, chung sức với ngư dân trong cuộc chiến này. Tuy nhiên ngư dân , các vị lãnh đạo phong trào khiếu kiện cũng nên cảnh giác, không vì quá năng nổ, bức xúc mà để cho các đảng phái, tổ chức vốn đã có quá khứ lường gạt, bịp bợm gian dối giật dây, điều khiển… dẫn đến hậu quả tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.
Nếu ngư dân thắng lợi, được bồi thường thỏa đáng, Formosa phải rời khỏi Việt Nam, đảng CSVN có thể sẽ tự động tan rã, trả lại tự do, dân chủ cho người dân. Còn nếu thất bại, đất nước VN sẽ bị tàn phá không thương tiếc, sau Formosa sẽ đến nhà máy thép Hoa Sen, Cà Ná và nhiều dự án phá hoại môi trường khủng khiếp khác sẽ được thực hiện. Tương lai Việt Nam trở thành một tỉnh tự trị của Tầu là điều không thể tránh khỏi.

SỰ “GIÀU CÓ” CAY ĐẮNG

“Và, hơn mọi thứ, chúng ta sẵn sàng đều đặn bỏ cả trăm nghìn tỷ mỗi năm để nuôi một bộ máy để rồi lại cúi mặt cho nó cười hề hề, bỏ mặc chúng ta xoay xở giữa dòng nước cuốn phăng cả cuộc sống an lành ta hòng theo đuổi”.
Ảnh: internet
Ngày mưa nhưng mình chọn tấm ảnh đại diện cho status này khi trời còn khô ráo. Tấm ảnh nói lên khá nhiều điều. Một ngày đẹp trời, lô cốt được dựng lên che phủ con đường huyết mạch của thành phố. Không một bản cảnh báo, không chỉ dẫn con đường thay thế, không một bóng cảnh sát giao thông. Tất cả để mặc cho người dân động não tìm cho mình lối thoát. Rất nhanh chóng, giải pháp được đưa ra, đó là chạy xe lên lòng đường. Sự bực dọc của người đi đường trút lên đứa đi xe bên cạnh (hoặc lên người đi bộ).
Nhưng mọi thứ sẽ mau chóng qua đi. Chỉ vài ngày hoặc vài tuần (tùy vào tấm lòng của nhà thầu và quan chức thầu), mọi thứ sẽ trở lại như cũ, và cuộc sống vẫn tiếp diễn. Tất cả đều có giải pháp của nó. Giải pháp nằm trong dân chứ không đâu cả. Chính quyền có thể không tin tưởng người dân ở nhiều điều nhưng tuyệt đối đặt lòng tin vô hạn vào sự luồn lách, khả năng thích ứng của người dân để vượt qua những rào cản do chính chính quyền dựng lên. Niềm tin đó thật vô hạn nhưng cũng thật ngang trái.
Cơn mưa hai ngày nay cũng vậy, không có quá nhiều quan chức đứng lên nói về nó. Có lẽ họ đang mong chờ chúng ta hãy làm quen với lũ lụt, hãy tìm giải pháp cho nó, vượt qua nó như cách chúng ta hàng ngày vượt qua những lô cốt kia. Mọi thứ có thể thay đổi, người dân cần sáng tạo, cốt chỉ để chiếc ghế của vị quan thoát nước năm này qua năm khác vẫn giữ yên. Lời nói hớ năm nào của bí thư Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trách móc người dân quá dựa dẫm nhà nước hóa ra lại là khẩu hiệu, là nguyên tắc vận hành của bộ máy hiện nay. Họ biết rằng, người dân rồi sẽ có cách. Sức dân sẽ mạnh hơn sức nước, họ tin vậy. Thế hệ này sang thế hệ khác, chúng ta đã chấp nhận như vậy, sau cơn mưa nước sẽ rút.
Cho đến một ngày, chúng ta gọi nó là văn hóa, là nét đặc trưng.
Nhiều người mỉa mai rằng “nước” đã mạnh đến mức trôi cả nhà 70 tỷ rồi, chỉ có dân là chưa được giàu lắm.
Nhưng mình tin chúng ta rất giàu. Chúng ta giàu đến mức sẵn sàng sở hữu một chiếc iphone 7 giá gấp 2 lần giá ở Mỹ, hoặc lái những chiếc siêu xe với bao nhiêu loại phí trên con đường lồi lõm ổ gà. Chúng ta sẵn sàng tiêu hàng nghìn tỷ đồng vào những tượng đài vô tri vô giác, xây những công trình nhất nhì Đông Nam Á để lên mặt với thiên hạ. Chúng ta tổ chức những lễ hội linh đình, những lễ diễu binh hoành tráng. Chúng ta giàu chứ, rất giàu.
Và, hơn mọi thứ, chúng ta sẵn sàng đều đặn bỏ cả trăm nghìn tỷ mỗi năm để nuôi một bộ máy để rồi lại cúi mặt cho nó cười hề hề, bỏ mặc chúng ta xoay xở giữa dòng nước cuốn phăng cả cuộc sống an lành ta hòng theo đuổi.
Sự “giàu có” đó thật cay đắng!

Thấy gì sau sự kiện 3 lãnh đạo CSVN tham gia Đảng ủy Công an Trung ương?

Lê Anh Hùng
Từ một bộ do một Uỷ viên Trung ương Đảng làm Bộ trưởng, đến nay Bộ Công an do một Uỷ viên Bộ Chính trị làm Bộ trưởng và 3 Uỷ viên Trung ương Đảng làm Thứ trưởng. (Ảnh tư liệu). Nguồn: Reuters.
Ngày 21/9 vừa qua, truyền thông Việt Nam đã loan báo một sự kiện hy hữu: lần đầu tiên, ba nhà lãnh đạo chóp bu cộng sản Việt Nam cùng tham gia Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương.
Trong một buổi lễ hết sức long trọng, với sự hiện diện của TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực BBT Đinh Thế Huynh, cùng các quan chức lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư và Bộ Công an, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về nhân sự bộ máy ĐCSVN trong Bộ Công an. Đảng uỷ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015 – 2020 gồm 16 vị, với Ban Thường vụ Đảng uỷ gồm 7 vị, trong đó có 3 vị lãnh đạo chóp bu là TBT Nguyễn Phú Trọng, CTN Trần Đại Quang và TTg Nguyễn Xuân Phúc.
Đây là một sự kiện chưa từng có tiền lệ. Và điều này khiến người ta phải đặt câu hỏi là đằng sau nó ẩn chứa những “thông điệp” gì?
Quá trình hình thành của ‘nhà nước công an trị’
Ngày 19/8/1945 được coi là ngày thành lập lực lượng công an Việt Nam. Tuy nhiên, khi mới ra đời, lực lượng công an chưa có tên chung, mà nó mang ba cái tên khác nhau ở ba miền: ở Bắc Bộ nó có tên Sở Liêm phóng, ở Trung Bộ mang tên Sở Trinh sát, còn ở Nam Bộ là Quốc gia tự vệ cuộc.
Ngày 21/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 23/SL, hợp nhất ba cơ quan này thành Việt Nam Công an vụ, thuộc quyền quản lý của Bộ Nội vụ. Ngày 18/4/1946, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 121-NV/NĐ về tổ chức Việt Nam Công an vụ, bao gồm 3 cấp: cấp trung ương gọi là Nha Công an Trung ương, cấp kỳ gọi là Sở Công an kỳ, và cấp tỉnh là Ty Công an tỉnh, thành phố.
Ngày 16/2/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký Sắc lệnh 141/SL, đổi Nha Công an Trung ương thành Thứ Bộ Công an, trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Tại cuộc họp từ 27–29/8/1953, dưới sự chủ tọa của Hồ Chủ tịch, Hội đồng Chính phủ đã quyết định đổi tên Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an.
Từ một cơ quan cấp vụ trực thuộc Bộ Nội vụ, ngày nay Bộ Công an đã trở thành một siêu bộ, với một bộ máy khổng lồ, gồm 6 tổng cục, 12 cục và cơ quan trực thuộc, 2 bộ tư lệnh (cảnh vệ và cảnh sát cơ động), cùng bộ máy công an xuống đến tận cấp thôn xã trên 63 tỉnh thành.
Từ một bộ do một Uỷ viên Trung ương Đảng làm Bộ trưởng, đến nay Bộ Công an do một Uỷ viên Bộ Chính trị làm Bộ trưởng và 3 Uỷ viên Trung ương Đảng làm Thứ trưởng, chưa kể vài ba thứ trưởng không phải là Uỷ viên TƯ nữa.
Từ một bộ máy không có cấp bậc và đến cuối thập niên 1980 cũng chỉ lèo tèo vài sỹ quan cấp tướng, đến nay lãnh đạo Bộ Công an đã có 5 thượng tướng (1 người sắp trở thành đại tướng) và 1 trung tướng; hầu hết lãnh đạo các tổng cục và cục vụ viện đều là tướng; phần lớn giám đốc công an các tỉnh thành đều đã leo lên cấp tướng; phó phòng, phó trưởng công an quận huyện đã được gắn lon đại tá; quân số toàn bộ lực lượng lên tới hàng trăm ngàn người.
Từ một nền cộng hoà với một bản hiến pháp dân chủ, Việt Nam đã dần “chuyển hoá” thành một nhà nước “đảng trị” kết hợp với “công an trị”, và càng ngày sắc thái “công an trị” càng nổi bật so với gam màu “đảng trị”.
Đại hội XII Đảng CSVN vừa qua ghi dấu một “mốc son chói lọi” trên chặng đường phát triển của lực lượng “công an nhân dân” Việt Nam: trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XII có tới 6 người “trưởng thành” từ ngành công an, nắm giữ những chức vụ then chốt trong bộ máy: Trần Đại Quang, Trương Hoà Bình, Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Nguyễn Văn Nên và Nguyễn Hoà Bình. Chưa kể, đương kim Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng kiêm Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cũng từng là Đại tá, Giám đốc Công an Nghệ An.
Bộ Công an: chiến trường tranh chấp quyền lực nóng bỏng
Một trong những diễn biến nổi bật tại Đại hội XII đầu năm 2016 là sự ra đi của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật suốt một thời gian dài từng được coi là quyền lực nhất Việt Nam. Ông Nguyễn Tấn Dũng từng đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an từ tháng 1/1995 – 8/1996. Sau khi trở thành Thủ tướng vào tháng 6/2006, ông được Bộ Chính trị giao phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương trong suốt 2 nhiệm kỳ Thủ tướng, và chính điều đó đã góp phần đắc lực giúp xác lập vị thế quyền lực lấn át thiên hạ của ông ta.
Chỉ vài năm làm Bộ trưởng Công an cũng đủ giúp ông Trần Đại Quang trở thành một thế lực hùng mạnh bậc nhất trên chính trường Việt Nam trước khi ngồi lên chiếc ghế Chủ tịch nước do ông Trương Tấn Sang để lại và đang nắm nhiều cơ hội tiếp quản ngôi vị Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng trong thời gian tới.
Ý thức được vai trò quan trọng cũng như quyền lực khuynh loát của Bộ Công an trong hệ thống chính trị hiện hành nên trong nhiệm kỳ Đại hội XII này, Bộ Chính trị đã quyết định không giao vai trò phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương cho riêng một cá nhân nào trong “tứ trụ triều đình”. Thay vì thế, như chúng ta đã thấy, lần đầu tiên 3 nhà lãnh đạo chóp bu, đại diện cho 3 phe nhóm chính trị mạnh nhất Việt Nam hiện nay, đã trở thành 3 uỷ viên đầy quyền lực trong Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương.
Sự kiện này chưa hẳn đã làm giảm vị thế quyền lực của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, bởi ông vẫn là Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, vẫn là nhân vật nắm quyền lực tối cao tại Bộ Công an. Điều chắc chắn ở đây là ông vẫn tiếp tục là một thế lực mà bất cứ phe phái nào cũng đều muốn tranh thủ, chèo kéo – một nhân tố mà trên thực tế có khả năng quyết định cả cuộc chơi.
Rõ ràng, diễn biến mới nhất trên chính trường Việt Nam là một bước “tiến hoá” tất yếu của một nhà nước “đảng trị” và “công an trị”, vừa giúp cho “thanh kiếm của đảng” thêm phần “sắc bén”, vừa biến Bộ Công an thành chiến trường tranh chấp quyền lực nóng bỏng, gay cấn, thậm chí một mất một còn, của các thế lực chính trị đang nắm trong tay quyền quyết định tiến trình của đất nước.

Vạch mặt, chỉ tên và xử lý “bộ phận không nhỏ” là trọng trách của Đảng trong lúc này

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, “bộ phận không nhỏ” đó có thể nằm ngay trong mỗi con người chúng ta, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta. Tuy nhiên, với luật pháp, chỉ tên trong chúng ta cụ thể là ai, đấy lại là việc phải cần đến sự dũng cảm. Một đảng dám dũng cảm nhìn nhận “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất và dũng cảm vạch tên, xử lý bộ phận đó để gột rửa, trưởng thành. Đảng đó ắt phải tiến bộ.
Vạch tên “bộ phận không nhỏ”
Nói “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất nhưng ở các đảng bộ, chi bộ không chỉ tên bộ phận đó là ai, là người nào, thành thử ai cũng nói tình hình vi phạm “không nhỏ” là ai đó chứ không phải mình. 
Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh so sánh việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người dân (số tiền miễn 34,3 tỷ đồng) với số tiền thua lỗ của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo thì thấy rằng, ông Thanh và thuộc hạ đã gây thất thoát bằng 100 năm tiền miễn thuế sử dụng đất. Còn thất thoát vụ án Ngân hàng Xây dựng do Phạm Công Danh cầm trịch thì bằng… 300 năm (hơn 9 nghìn tỷ đồng). 
Ông Trịnh Xuân Thanh, ông Phạm Công Danh và những thuộc hạ trong hai vụ án chính là “bộ phận không nhỏ” thoái hóa, biến chất. Thế nhưng, điều đau xót là chỉ hai vụ án của “bộ phận không nhỏ” gây ra ấy lại làm đắm chìm tiền của Nhà nước hơn 12 nghìn tỷ đồng, trong khi đại bộ phận người dân vẫn phải trông chờ vào những chính sách miễn, giảm thuế của Nhà nước (đơn cử là việc hàng chục triệu nông dân chờ đợi từ việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ với số tiền 34,3 tỷ đồng!). 
So sánh, đặt lên bàn cân như vậy càng thấy tính chất vô cùng nghiêm trọng mà “bộ phận không nhỏ” gây tổn thất cho đất nước, cho xã hội đến mức nào. 
“Bộ phận không nhỏ” là cụm từ được nhắc đến khá lâu, dường như có từ trước đổi mới. Hàm ý của cụm từ này để áng lượng quy mô, tỷ lệ cán bộ, đảng viên phạm pháp, còn được gọi là thoái hóa, biến chất. Chất ở đây là chất đảng, chất giai cấp công nhân, chất cách mạng. Biến chất là khi người cán bộ, đảng viên đó bị thay đổi, biến đổi chất đảng, chất cách mạng, bị “thoái hóa” hay “tha hóa”, làm ngược với chất gốc. 
Vũ khí phê bình trong đảng đâu rồi? 
Đã nhiều lần khi bàn về dự thảo văn kiện đại hội Đảng, có ý kiến đề nghị làm rõ cụm từ “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất”, đề nghị xác định “bộ phận không nhỏ” là bao nhiêu, ở mức nào? Không nhỏ có phải bộ phận lớn? Tuy nhiên, bàn đi tính lại, ban dự thảo văn kiện đại hội thấy rằng, dùng “bộ phận không nhỏ” là cụm từ đúng và hợp lý nhất. Không nhỏ nghĩa là không phải nhỏ để chủ quan, xem thường nhưng cũng không phải lớn, không phải “bộ phận lớn” để lo lắng về tính đa số. 
Nhưng cũng đã từ lâu, trong sinh hoạt đảng bộ, chi bộ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, chúng ta vẫn có thói quen bê nguyên cụm từ này để đánh giá, nói về tình hình cán bộ, đảng viên trong đảng bộ, chi bộ mình. Nói “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất nhưng ở các đảng bộ, chi bộ không chỉ tên bộ phận đó là ai, là người nào, thành thử ai cũng nói tình hình vi phạm “không nhỏ” là ai đó chứ không phải mình. Khi đương nhiệm Chủ tịch nước, đồng chí Trương Tấn Sang mỗi lần tiếp xúc cử tri tại TP Hồ Chí Minh đều đau đáu trước câu hỏi của cử tri về vấn nạn tham nhũng. 
Ngày 15-10-2014, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 4, TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ: “Điều quan trọng trước hết phải nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, với đất nước của cán bộ. Tôi nghĩ rằng đa số anh em là như vậy nhưng có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ, bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi, Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được. 
Từ Trung ương đến cơ sở đều lúng túng chỗ này”. Nói về “bộ phận không nhỏ”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nêu: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”. 
Đề cập việc có những cá nhân suy thoái trong Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, “bộ phận không nhỏ” đó có thể nằm ngay trong mỗi con người chúng ta, mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta. Tuy nhiên, với luật pháp, chỉ tên trong chúng ta cụ thể là ai, đấy lại là việc phải cần đến sự vào cuộc của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan điều tra… 
Đối với người dân, ngay cả khi chưa có kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra hay bản án của tòa, họ cũng đã nhận biết theo cảm tính “bộ phận không nhỏ” đó núp ở đâu. Chúng núp ở những dự án đẻ ra bởi phần trăm được bỏ túi chứ không phải vì lợi ích của cộng đồng, cái phần trăm luật bất thành văn đứng trên luật pháp. 
Chúng núp ở những công trình hàng ngàn tỷ chưa khánh thành đã hư hỏng, xuống cấp hoặc lãng phí, ở những con tàu, những ụ nổi, những thiết bị máy móc được mua với giá hàng triệu đô nhưng rốt cuộc chỉ để làm sắt vụn hay đồ phế thải. Chúng núp trong những biệt thự hoành tráng, những xe hơi sang trọng, những trang trại mênh mông mà chủ nhân của nó không phải lao động mới có được… 
Tai mắt nhân dân khó gì qua được, thế nhưng từ tai mắt đến kết luận trên văn bản để khẳng định chính xác cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất lại phải theo quy trình xác minh, điều tra chặt chẽ chứ không phải cảm quan “nhìn là biết”. 
Bênh che chỉ vì lợi ích? 
Ông Trịnh Xuân Thanh trước khi bị phanh phui, con đường quan lộ được ví “lên như diều” mà không gặp bất cứ cản trở nào. Trong giai đoạn ông làm Phó Tổng giám đốc rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), đơn vị này thua lỗ, nợ nần trầm trọng tới hơn 3 nghìn tỷ đồng, thế nhưng vẫn được vinh danh Anh hùng Lao động?! 
Việc thua lỗ của công ty ảnh hưởng tới lao động, sản xuất của hàng nghìn cán bộ, công nhân viên và tiền thuế Nhà nước, hiển nhiên việc đó không thể qua tai mắt thiên hạ - ở đây chính là cán bộ, nhân viên Tổng công ty. 
Thế nhưng tại sao tai mắt nhân dân thì biết mà cơ quan Nhà nước lại không (ông Thanh tiếp tục được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó Chánh văn phòng Bộ - Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng vào tháng 9-2013. 
Tháng 2-2014, được Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương. Tháng 5-2015, ông được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang). Rõ ràng, ở đây không phải tai mắt quần chúng không biết mà chính là sự vô hiệu hóa của một số cá nhân, nhóm lợi ích, phớt lờ sự thật. 
Điều đáng bàn nữa là hồi tháng 5-2016, ông Thanh đắc cử đại biểu Quốc hội khóa XIV được 198.392 phiếu, đạt tỷ lệ 75,28% số phiếu hợp lệ và trở thành người trúng cử với số phiếu được bầu chọn cao nhất tại Hậu Giang. 
Vậy là cá nhân suy thoái trong “bộ phận không nhỏ” vượt qua mấy lần hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc, vượt qua sự kiểm chứng của hàng vạn cử tri tại Hậu Giang – nơi mà người dân chỉ biết vị dân biểu qua tấm ảnh và bản lý lịch vắn tắt, còn hầu hết họ không biết con người thực của vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh này ra sao. 
Câu hỏi ở đây: Tại sao cá nhân suy thoái, vi phạm nghiêm trọng như vậy lại dễ dàng vượt qua hàng loạt sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước bằng các quyết định khen thưởng, bổ nhiệm và vượt qua hàng vạn quần chúng, cử tri để đắc cử đại biểu Quốc hội (trước khi bị miễn nhiệm)? 
Tai mắt quần chúng là hàng ngàn cán bộ, công nhân viên PVC biết việc ông Chủ tịch Hội đồng quản trị làm ăn thua lỗ, suy thoái ra sao nhưng hàng vạn tai mắt đó đã bị vô hiệu hóa trước quyền lực của cá nhân, lợi ích nhóm. 
Chính quyền lực cá nhân, lợi ích nhóm đó đã đánh bật, vô hiệu hóa cả những người có trách nhiệm trong các vòng hiệp thương bầu cử để đưa ứng viên Trịnh Xuân Thanh với bộ hồ sơ đẹp, đánh lừa hàng vạn cử tri Hậu Giang khiến ông Thanh trúng cử với số phiếu cao nhất địa phương. 
Như vậy, “bộ phận không nhỏ” khi được dìu dắt, che chắn bởi những thế lực thì bộ phận ấy đã dễ dàng đánh lừa, qua triệu tai mắt quần chúng và gây ra những hậu quả ghê gớm. Bộ phận không nhỏ nhưng tác hại lại vô cùng lớn, cả về số tiền, tài sản thất thoát và tác hại về tinh thần, niềm tin trong nhân dân. 
Bây giờ và mai sau, chúng ta cũng chưa thể định lượng “bộ phận không nhỏ” là bao nhiêu. Nhưng chỉ tên, vạch mặt để xử lý “bộ phận không nhỏ” đấy là trọng trách của Đảng. Một đảng dám dũng cảm nhìn nhận “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất và dũng cảm vạch tên, xử lý bộ phận đó dù biết đấy là công việc gian nan, phức tạp, là thách thức, áp lực thì đảng đó đã tự rũ bỏ những ung nhọt để gột rửa, trưởng thành. Đảng đó ắt phải tiến bộ. 
Quá trình vận động, phát triển bao giờ cũng là sự đấu tranh giữa cái sáng và cái tối, giữa cái phàm và cái ưu. Luôn tu dưỡng, gột rửa, ấy là tính liêm, chính, chí, dũng của đảng. 
Vì vậy, đừng nghĩ rằng việc lôi ra những ông Trịnh Xuân Thanh, ông Phạm Công Danh với số tiền hàng nghìn tỷ biến mất dưới tay họ là xám xịt, u tối bởi bầu trời muốn sáng hẳn phải gạt bỏ những khối mây đen, con đường đi tới phải gạt bỏ những gai góc chắn lối. 
An Nhi/(CAND)

Diệt tham nhũng hay diệt lẫn nhau giữa các phe phái trong đảng CSVN?

Vụ án các cán bộ đảng viên cấp cao ở tỉnh Yên Bái sát hại nhau chưa tìm ra thủ phạm thì lại xảy ra vụ đánh tham nhũng Trịnh Xuân Thanh, Phó Bí thư tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang bị hụt vì đối tượng đã trốn thoát mà vẫn chưa xác định được đang lẩn trốn ở đâu. Đến nay nhiều tuần đã trôi qua chỉ có đồn đoán là ông Trịnh Xuân Thanh đã đào thoát được ra nước ngoài và nghi rằng ông ta đang có mặt ở Đức hoặc Canada. Bộ Công an Việt Nam đã gửi lệnh truy nã đến khắp nơi trong nước và cho cả cảnh sát quốc tế Interpol nhờ hỗ trợ.
Trước thực tế trên, người ta tự hỏi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe cánh đang phát động chiến dịch diệt trừ tham nhũng hay diệt trừ lẫn nhau giữa các phe phái trong đảng CSVN? 
Theo nhận định của chúng tôi, câu trả lời tổng quát là “diệt tham nhũng là diện, diệt trừ nhau là điểm” hay nói cách khác bề ngoài là diệt tham nhũng, bên trong là diệt trừ nhau giữa các phe phái trong nội bộ đảng CSVN. Những phe phái này hình thành trên hai yếu tính là lợi ích và óc địa phương tạo ra mâu thuẫn đối kháng tiêu diệt lẫn nhau. Mâu thuẫn này đã có từ lâu ngay trong thời kỳ chiến tranh gọi là “Chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”! 
Trong chiến tranh, yếu tính lợi ích còn mờ nhạt vì đảng CSVN chưa nắm được chính quyền trên cả nước, nên lợi ích chính trị (quyền lực) và kinh tế (tiền đẻ ra từ quyền lực) cho các cán bộ đảng viên chưa nhiều. Mặc dù đã nắm được chính quyền trên Miền Bắc, song lúc đó “toàn đảng, toàn dân ta” đang dồn hết “sức người, sức của” cho cuộc chiến tranh cướp chính quyền ở Miền Nam, nhu cầu đoàn kết nội bộ được đưa lên hàng đầu… Vả lại tình trạng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lúc đó chỉ có hiện tượng tham nhũng ăn mảnh, cò con, chứ chưa có sự câu kết thành tham nhũng một cách có hệ thống và trên quy mô lớn như hiện nay. 
Yếu tính địa phương cũng đã có trong chiến tranh, khi nhóm Bắc Kỳ và Trung Kỳ ở Miền Bắc chiếm ưu thế đối với những cán bộ đảng viên Miền Nam tập kết. Khi chúng tôi ở tù chung vì tội “phản động” với một số cán bộ đảng viên vì tham nhũng phải vào nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu (T.30) họ có xác định mâu thuẫn này là có thật trong chiến tranh, dù cố gắng tránh va chạm nhưng đã có lúc hai bên bộ đội Miền Bắc chi viện vào và quân chủ lực miền, dân quân du kích địa phương dàn quân đối đầu nhau, chỉ vì lúc nào “họ cũng chơi cha không hà”. Sau này khi chiếm được Miền Nam, tính chất này dường như trở thành chủ trương không văn bản của đảng trong việc sắp xếp nhân sự lãnh đạo chính quyền các cấp các ngành ở Miền Nam. Đảng chia ra cán bộ A gốc Bắc Kỳ thường biên chế lãnh đạo cơ quan, còn cán bộ B gốc Miền Nam tập kết và cán bộ C lực lượng chiến đấu hay hoạt động nằm vùng tại chỗ thì thương ở vị trí thứ yếu khiến người dân có cảm tưởng như người Miền Bắc cai trị Miền Nam sau ngày thống nhất đất nước. Ví dụ, tại một trường phổ thông cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh nơi tôi đăng ký dạy học sau ngày 30/4/1975, Hiệu trưởng là một nữ cán bộ đảng viên gốc A có chồng lúc đó (1977-1978) là Ủy viên dự khuyết Trung ương đảng. Hiệu phó học tập là một nữ cán bộ gốc B, hai hiệu phó còn lại đều gốc C. Trước đó, trong khi mới “giải phóng” chưa kịp điều nhân sự từ Bắc vào thì cả Ban Giám hiệu mới đều là gốc C nhân sự tại chỗ. 
Bây giờ, sau hơn 40 năm “giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”, các cán bộ đảng viên cộng sản có chức, có quyền các cấp vẫn tiếp tục cấu kết thành phe nhóm có chung lợi ích (chính trị và kinh tế) và tình đồng hương, cái sau có nhẹ hơn cái trước, nhưng vẫn còn là một trong hai yếu tính cơ bản cấu kết với nhau thành hệ thống bao che (tham nhũng) và bảo vệ lẫn nhau (giữ vững quyền và lợi). Chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định trong kỳ Đại Hội XII rằng cần chọn tổng bí thư gốc người Bắc và ông đã toại nguyện. Giờ đây sau khi nắm quyền tổng bí thư trong tay lại được coi là người “trong sạch nhất” trong đảng (!) xứng đáng được giao cho trọng trách cầm trịch chống tham nhũng. Phải chăng nhân dịp này ông muốn lợi dụng chiến dịch đánh tham nhũng để diệt những người không cùng cánh Bắc với ông? 
Nhưng vụ Phó Bí thư tỉnh ủy kiêm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, một cán bộ đảng viên gốc Bắc Kỳ đang bị ông Tổng Trọng cho đánh về tội tham nhũng có phải là một trường hợp như thế không? Chúng tôi nghĩ là không. Vì Ông Thanh gốc Hà Nội là một trong những người được phe phái Bắc Kỳ của ông gài vào hệ thống chính quyền các cấp các ngành ở Miền Nam. Người mà hệ thống đảng do Tổng Bí thư Trọng lãnh đạo đã thuyên chuyển và đề bạt lên các chức vụ cao sau khi Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu Khí làm ăn thua lỗ làm thất thoát hơn 3.300 tỷ đồng mà ông Trịnh Xuân Thanh là Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm chính. Nhưng lúc đó (2012-2013) ông Thanh được cứu khi cuộc điều tra đã kết luận rằng thất thoát thua lỗ là do nguyên nhân khách quan do thời vận kinh tế suy thoái, nên ông Thanh thoát nạn. Sau đó ông Thanh được chuyển công tác sang bộ phận chính quyền, với nhiều bằng khen và còn được phong danh hiệu “Anh hùng lao động”. Nay không lẽ Tổng Trọng hay người của ông lại móc lại một hồ sơ có dấu hiệu tham nhũng từ 3 năm trước đã “khép lại” để dùng ông Thanh như vật tế thần để mở đầu cho chiến dịch đánh tham nhũng theo kiểu “đả hổ, diệt ruồi” của ông Trung Quốc sao? 
Đành rằng kinh nghiệm các cuộc thanh trừng đẫm máu nội bộ các đảng cộng sản cho thấy người cộng sản không coi trọng “tình đồng chí”, vì lợi ích cá nhân hay bè phái họ có thể sát phạt, thủ tiêu nhau không thương tiếc. Nhưng trong trường hợp này chúng tôi cho rằng Tổng Trọng hoàn toàn bị động, có thể do người của phe phái chống ông đã đẩy ông vào thế chẳng đặng đừng phải hy sinh người của mình để chứng tỏ tính “bất vị thân” trong quyết tâm chống tham nhũng … đến cùng? Phải chăng vì tình nên ông Trọng và người của ông trong bộ máy chuyên chính công an đã cố tình không bắt giữ ngay, hay là bắt giữ không được vì chính những người thuộc phe phái chống ông ở Miền Nam đã che chở, tạo cơ hội cho ông Thanh có đủ thời gian và phương tiện đào thoát và công khai xin ra khỏi đảng trước khi có quyết định khai trừ, với lý do không còn tin vào sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hầu làm mất mặt và hạ uy tín của ông? 
Nay thì ông Trịnh Xuân Thanh đã cao bay xa chạy và có tin đồn là ông đang ở nước ngoài. Theo chỉ thị của Tổng Bí thư Trọng cơ quan chức năng Bộ Công an đã phát lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh và xin cảnh sát hình sự quốc tế Interpol hỗ trợ là thật hay chỉ là động tác giả? Việc mới đây có quyết định chuyển sinh hoạt đảng cùng lúc tam trụ triều đình Trọng-Quang-Phúc về đảng ủy Bộ Công An có phải là dấu hiệu không còn tin tưởng lãnh đạo bộ này vì đã để Trịnh Xuân Thanh đào thoát được hay là để tập trung quyền lực vào công cụ chuyên chính hàng đầu là Bộ Công An để bảo vệ đảng (là các ông) và chế độ (cũng là các ông và phe nhóm) chuẩn bị đối phó với biến chuyển tình hình mới trong tương lai cần bạo lực để trấn áp? 
Tình hình đó là gì, có phải là bạo loạn do các phe phái tranh dành quyền lực và quyền lợi tìm cách diệt trừ nhau dưới vỏ bọc chống và diệt tham nhũng để huy động sức mạnh quần chúng nhân dân đồng tình tạo ra “tình thế cách mạng chín muồi” để lật dổ Ông Trọng và phe cánh thân Trung Quốc, giành chính quyền và lãnh đạo chính quyền đi theo chiều hướng mới, phù hợp với ý nguyện của nhân dân, có lợi cho dân cho nước và cho chính quyền lợi thiết thân của phe cánh này? Đây chỉ là một dự kiến, tình hình thực tế diễn biến thế nào, kết cuộc ra sao, chúng ta hãy chờ xem. 
Thiện Ý

26 tháng 9, 2016

“Có những người bán rẻ Tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”

"Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân".
LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, xung quanh một vấn đề mà ông luôn trăn trở - quyền lực và kiểm soát quyền lực.
Quyền lực như “con ngựa” bất kham, người không đủ nhân cách mà giao cho họ cầm cương thì nó sẽ tung phá, gây đổ ngã và làm chết cả người ngồi trên yên ngựa. Quyền lực là "con dao" hai lưỡi, có thể phục vụ cho đời và cũng có thể làm hại đất nước nếu rơi vào tay những kẻ bất tài, tham lam.
Năm 2011, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập, dù là mới thoáng qua, việc kiểm soát quyền lực. Rất tiếc là chủ trương đó chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Trước và trong Đại hội XII, Tổng Bí thư của Đảng ít nhất đã hai lần nhấn mạnh phải kiểm soát quyền lực.
Gần hai năm trước, trong bài “Tham vọng quyền lực và sự tha hóa”, tôi có viết ý kiến về kiểm soát quyền lực và trả lời phỏng vấn của báo chí về việc này. Thời gian gần đây một số tờ báo có đặt vấn đề phỏng vấn tôi yêu cầu nói tiếp ý kiến về kiểm soát quyền lực. Đó là lý do khiến tôi viết tiếp bài này trao đổi thêm để bạn đọc tham khảo.
TS Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Lê Anh Dũng
Câu hỏi trước tiên cần nói thêm là vì sao phải kiểm soát quyền lực? nếu không kiểm soát quyền lực thì sẽ thế nào?
Mặt tiêu cực của quyền lực
Quyền lực vốn là của cộng đồng nhân dân, khởi đầu là thế, và mãi mãi cũng là thế, không phải của thần linh, không phải của bất kỳ cá nhân ai, của một gia đình trị hoặc một tộc họ nào; cũng không phải của bất kỳ một tổ chức nào khác.
Từ lâu Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được và đã nhiều lần khẳng định trong các Nghị quyết rằng quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân không trực tiếp nắm giữ tất cả, mà chỉ nắm giữ một số vấn đề then chốt (sẽ nói sau), còn lại là ủy quyền cho nhà nước quản lý và sử dụng quyền lực để bảo vệ và phục vụ nhân dân, kiến tạo một quốc gia phát triển.
Tuy nhiên, trong lịch sử, đã từng có không ít trường hợp những người (hoặc nhóm người) bằng các thủ đoạn chính trị đã cướp đoạt quyền lực của nhân dân, biến nhân dân thành đối tượng bị cai trị. Nhân dân sau khi ủy quyền thì mất quyền, còn người được ủy quyền thì dần dần bị quyền lực làm tha hóa. Họ sử dụng quyền lực không phải để bảo vệ và phục vụ nhân dân như mục đích ban đầu, mà để phục vụ lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ, cho một nhóm người, họ quay lại ức hiếp nhân dân, biến nhân dân từ chủ nhân của quyền lực thành đối tượng bị chèn ép, bị ức hiếp, bị tước đoạt.
Ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, quyền lực cũng luôn có hai mặt. Mặt tích cực, nó là công cụ hữu hiệu bậc nhất để tập hợp lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng một xã hội tốt đẹp, nếu như quyền lực ấy được trao cho những con người có nhân cách tốt.
Mặt tiêu cực, nó luôn làm tha hóa những con người và bộ máy sử dụng quyền lực nhưng lại yếu kém về nhân cách và không có cơ chế tốt để kiểm soát quyền lực. Sự tha hóa như vậy có từ trong bản chất tự nhiên của con người và quyền lực. Có những người lúc đầu (khi chưa có quyền lực) thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân.
Cá biệt có những người thay đổi bản chất rất nhanh, chỉ sau một lần bỏ phiếu, họ gần như trở thành một người khác hẳn, từ dáng đi, cách nói, cách bắt tay. Họ khệnh khạng hơn, có vẻ "oai vệ" hơn, "bề trên" hơn. Khi người ta đến được đỉnh cao của "chiến thắng" trong quyền lực thì đấy là lúc người ta bắt đầu thua, mà trước tiên là thua chính mình.
Trên đỉnh cao của quyền lực ít ai nhìn thấy tai họa ẩn chứa vốn có từ bên trong quyền lực ấy, nếu không phải là người lãnh đạo có nhân cách lớn, minh triết uyên thâm, có khả năng vượt qua chính mình và ma lực cám dỗ của quyền lực, để tịnh tâm nhìn xa trông rộng. Khi đã có trong tay tất cả thì đấy cũng là lúc tự mình bắt đầu đánh mất dần.
Tha hóa quyền lực dẫn đến sụp đổ chế độ 
Việc kiểm soát quyền lực trước tiên là để bảo đảm cho quyền lực luôn thuộc về đúng chủ nhân của nó, tức là thuộc về nhân dân, được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng, lạm quyền. Khi quyền lực bị lạm dụng thì tất yếu sẽ tha hóa bộ máy cầm quyền, và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tha hóa đạo đức xã hội.
Sự tha hóa quyền lực tất yếu sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ chính trị. Nếu sự tha hóa ấy không dừng lại và lành mạnh hóa thì sụp đổ là không thể khác, chỉ còn là vấn đề thời gian. Sự sụp đổ ấy chính là tự đổ, không phải do ai phá và cũng không ai cản nổi.
Có những suy nghĩ rất ấu trĩ sai lầm khi cho rằng nắm cho chắc lực lượng vũ trang là có thể đẩy lùi sự sụp đổ. Không đâu! Liên Xô ngày trước cả quân đội và lực lượng an ninh KGB còn rất mạnh, bậc nhất thế giới, vậy mà đến một lúc, khi sự tha hóa đã đến ngưỡng, thì cả một chế độ được cho là thành trì ấy bỗng chốc đổ ào, đến mức không tưởng tượng được, không hiểu nổi.
Nhiều người đã giải thích rằng do địch phá bằng “diễn biến hòa bình”... Không phải như thế đâu! Đấy là cách giải thích miễn cưỡng, không có cơ sở khoa học, tự trấn an mình. Địch thì lúc nào mà chả phá ta? Do phá ta nên nó mới là địch. Địch mà không phá ta mới là chuyện lạ.
Phá là việc của địch, còn ngã đổ là chuyện của ta. Nếu cử đổ lỗi cho địch thì rồi chẳng biết cách nào mà sửa. Địch phá Liên Xô ư? Phá sao bằng thời kỳ trước đó, khi 14 nước đế quốc tập trung bao vây nhà nước nhân dân còn non trẻ, rồi nội chiến, rồi chủ nghĩa phát-xít đã tập trung cao độ lực lượng với nửa nghìn sư đoàn thiện chiến trong đại chiến thế giới lần thứ 2 để tiêu diệt Liên Xô, nhưng không tiêu diệt được.
Ngược lại, Liên Xô đã lớn mạnh thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Sao bây giờ địch giỏi vậy, tài tình vậy, chẳng tốn một viên đạn mà Liên Xô vẫn đổ ào không cứu vãn được, cứ như một cơn đột quỵ dữ dội và bất ngờ. Địch mà giỏi như vậy thì thật đáng kính phục?
Những nhà tuyên truyền “ngây thơ” đã vô tình tâng bốc địch, vậy mà cứ tưởng thế mới là có lập trường địch - ta. Bản chất của vấn đề Liên Xô đổ là tự đổ, do tha hóa quyền lực mà đổ, do không thể tự đứng được nữa mà đổ, do thối nát mà đổ, chứ chẳng phải ai xô ngã được.
Có những người có quyền lực trong tay trở nên tha hóa. Ảnh minh họa: Shutterstock/Thanh niên
Tham nhũng, lợi ích nhóm lan cả vào chốn thiêng liêng
Đặc điểm chính trị quan trọng nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) chân chính là quyền lực thật sự và luôn luôn thuộc về nhân dân. Chỉ khi ấy mới có một nền chính trị thật sự tốt đẹp và bền vững.
Thực tế lịch sử nhân loại đã cho thấy: nhà nước của chủ nô, của vua và các tập đoàn phong kiến, nhà nước của quan lại tha hóa (như Liên Xô giai đoạn sau chẳng hạn) và nhà nước của tài phiệt (tư bản hoang dã thời kỳ đầu) cuối cùng đều phải ngã đổ và kết thúc. Chỉ có nhà nước của dân, thật sự của dân, thì mới bền vững lâu dài, vì dân là vạn đại.
Vì vậy, việc kiểm soát quyền lực vừa là giá trị nhân văn của một xã hội tiến bộ, phòng chống sự tha hóa của Nhà nước và xã hội, đồng thời là để thực hiện mục tiêu XHCN chân chính, để có được một nhà nước bền vững lâu dài phục vụ nhân dân.
Khi quyền lực không được kiểm soát thì mặt trái của nó chính là tác nhân quan trọng nhất làm tha hóa cán bộ, tha hóa những con người được trao quyền lực, rồi tha hóa cả bộ máy, làm cho bộ máy bị biến chất, không còn là nhà nước của dân, mà dần dần thành nhà nước phản bội nhân dân.
Trong bất kỳ điều kiện nào, sự tha hóa quyền lực ở cán bộ và các cơ quan lãnh đạo quản lý, đều là nguyên nhân lớn nhất làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, văn hóa suy đồi, dân tộc bị mất dần sức mạnh nội sinh, xã hội trì trệ và quốc gia không thể hưng thịnh, không có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu XHCN tốt đẹp mà nhiều người đã từng mong ước cũng trở nên xa vời và mơ hồ.
Lịch sử nước ta đã từng có nhiều lần do tha hóa quyền lực mà dẫn đến mất nước. Hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng bị sụp đổ vì tha hóa quyền lực. Triều đại sau được dân chúng ủng hộ lên thay, rồi cũng tha hóa tương tự, lặp lại như cũ. Ngay cả những triều đại đã một thời rất huy hoàng, có công lao to lớn bậc nhất với lịch sử dân tộc nhưng sau đó cũng tha hóa và sụp đổ (như nhà Lý, nhà Trần, Hậu Lê và Tây Sơn chẳng hạn).
Nhiều năm qua lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã rất nhiều lần đề ra chủ trương và kêu gọi phải chống tham nhũng, chống “lợi ích nhóm” tiêu cực, cũng đã mất nhiều công sức cho công việc khó khăn và vất vả này, nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế. Tình hình tham nhũng, “lợi ích nhóm” chẳng những không dừng lại, mà đang còn khá phổ biến và phức tạp, gây nhức nhối xã hội, đau đầu các cơ quan lãnh đạo đất nước. 
Nó cứ lan rộng dần vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, của công việc quản lý và quản trị quốc gia, vào ngay trong các lĩnh vực mà trước đến nay thường được cho là trong sạch, thiêng liêng (như lĩnh vực dạy người, cứu người, an ninh quốc gia, nắm cán cân công lý để bảo vệ sự nghiêm minh, kể cả cơ quan ở cấp cao, cả nhà thờ, chùa chiền, cả lĩnh vực làm từ thiện, nhân đạo, chính sách đền ơn đáp nghĩa…).
Điều đó có nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất là chưa làm tốt việc kiểm soát quyền lực, nói thẳng và mạnh hơn là quyền lực về cơ bản chưa được kiểm soát, từ đó dẫn đến tha hóa cán bộ và các tổ chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý.
Vũ Ngọc Hoàng

Trang