31 tháng 8, 2016

Chuột đang tàn phá đất nước Việt Nam!

Đào Đức Thông
Dưới sự tác động và điều hành của lũ Chuột, Việt Nam từ một quốc gia độc lập có thể trở thành một tỉnh lị của Trung Quốc trong một ngày gần đây - đấy là hậu quả mà chúng ta có thể nhìn thấy trước.
Nếu xem đám quan tham nhũng trong nước là lũ Chuột thì có ba cách mà những con Chuột này đang áp dụng phá hoại đưa đất nước Việt Nam đến suy vong :
1- Phá nền kinh tế và an ninh quốc phòng.
2- Phá giáo dục và y tế.
3- Phá môi trường và lòng dân.
Phá nền kinh tế và an ninh quốc phòng
Lũ Chuột trong nước lợi dụng vào những quyền lực mà chúng đang nắm đã cho phép giặc Trung Quốc mở các “đại dự án” vào những khu vực nhạy cảm nhất về địa lý lãnh thổ và an ninh của Việt Nam.
Ban đầu, các dự án này được trình bày trên giấy công bố với nhân dân đấy là vốn đầu tư từ Trung Quốc, nhưng trong quá trình triển khai dự án bọn Chuột sẽ gợi ý tạo điều kiện cho doanh nghiệp Trung Quốc vay vốn từ ngân hàng của Việt Nam để thực hiện.
Ngân hàng Việt Nam dưới sự chỉ đạo, tác động của lũ Chuột này đã phải cho doanh nghiệp Trung Quốc vay tiền làm dự án. Thời gian sau đó doanh nghiệp Trung Quốc dù có vi phạm hợp đồng, có xả thải, có chôn chất độc ở khắp nơi trong lãnh thổ Việt Nam thì nhà cầm quyền Việt Nam cũng không dám đuổi các doanh nghiệp này đi vì nếu đuổi chúng thì Chính phủ Việt Nam chỉ thu hồi lại nợ là đống sắt vụn trong một công trình dang dỡ ngổn ngang. Một khi lâm vào tình thế này thì đương nhiên Nhân dân và Chính phủ Việt Nam mất trắng tiền, tiến thoái lưỡng nan, riêng lũ quan tham nhũng chẳng bị ảnh hưởng gì vì chúng đã ăn no nê, chúng cất kỉ vàng bạc vào két, chúng mua nhà ở nước ngoài đưa vợ con sang sinh sống.
Tổ quốc Việt Nam có bao nhiêu khoáng sản cha ông để lại đều bị lũ Chuột này bán hết và bán thật nhanh cho ngoại bang. Lũ Chuột được hưởng phần trăm, sau đó nếu đất nước Việt Nam hết khoáng sản phải nhập từ nước ngoài vào thì bọn Chuột lại tác động ăn giá chênh lệch. Tóm lại đằng nào lũ Chuột làm quan cũng hưởng lợi. Chỉ có nhân dân và đất nước Việt Nam là lâm nguy và chết dần.
Phá giáo dục và y tế
Lũ Chuột với chức trách của mình đã nhập thuốc giả, hàng giả, thực phẩm bẩn nhiễm độc, đồ chơi độc hại kết hợp với những chất xả thải làm cho dân chúng trong nước ngày càng nhiều bệnh, ung thư tại Việt Nam đang phát triển nhanh nhất thế giới.
Mặt khác lũ Chuột tăng cường truyền bá tư tưởng và văn hoá của giặc Trung Quốc vào Việt Nam, hệ thống giáo dục trong nước bị mất kiểm soát nội dung nên thường xuyên có “lỗi kỹ thuật”, người soạn thảo cố tình đánh văn bản sai, in sai nội dung trong sách giáo khoa để cho trẻ em bị đầu độc tư duy; bên cạnh đó các học sinh từ cấp một đã bị ép học quá tải, thời gian học từ sáng đến tối, buộc học thêm cả ban đêm, học thêm cả vào ngày nghỉ để vắt kiệt sức lực của các em.
Lũ Chuột đã thành công khi làm Việt Nam sụt giảm giá trị, đạo đức ngành Y Tế và Giáo Dục.
Phá môi trường và lòng dân
Trong trong vòng 10 năm qua bọn Chuột đã quá thành công trong việc xoay chuyển từ một đất nước Việt Nam đoàn kết, triệu người như một hết lòng hy sinh phụng sự Tổ quốc trở thành một quốc gia mất đoàn kết, bè phái, đấu đá nhau, lòng tin của nhân dân về chế độ sụt giảm nghiêm trọng đến mức báo động khẩn cấp.
Hơn lúc nào hết nhân dân và nhà cầm quyền Việt Nam phải huy động tất cả các nguồn lực có thể để diệt Chuột trong bộ máy công chức Việt Nam hiện nay. Dưới sự tác động và điều hành của lũ Chuột, Việt Nam từ một quốc gia độc lập có thể trở thành một tỉnh lị của Trung Quốc trong một ngày gần đây - đấy là hậu quả mà chúng ta có thể nhìn thấy trước.
Việt Nam kinh tế thấp lùn
Dạy nghề đào tạo: dao cùn chặt cân
Đức Y thì cắt nhầm chân
Máy bay cất cánh muôn phần hiểm nguy
Quan chức cứ muốn ra uy
Mở lời đe dọa dân chi chút tiền
Lũ Chuột tham quá hoá điên
Rước thù Trung Quốc về nghiền chết dân
Khắp nơi dân phải lưng trần
Ba miền Tổ quốc cực thân kiếm tiền
Dân nghèo sợ mấy quan điên
Đầy tớ, công bộc chỉ tiền mà thôi.

Để loại bỏ ‘nhóm lợi ích bán nước hại dân’

Nguyễn Tiến Trung
Nhóm lợi ích cần được sớm diệt trừ. Ảnh: internet
Nhóm lợi ích cần được sớm diệt trừ. Ảnh: internet
Theo dõi báo chí chính thống “lề phải” những ngày vừa qua, tôi thấy rất thú vị vì báo chí trong nước phê phán rất mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, bất công xã hội, tấn công cả những nhân vật quyền cao chức trọng, đề cập cả những vấn đề đụng chạm đến thể chế chính trị. Ngôn từ sử dụng thậm chí giống như báo chí “lề dân” ở hải ngoại hoặc trên các mạng xã hội.
Trong số những bài đó, có một bài nổi bật khiến tôi chú ý, đó là bài “Nhận diện nhóm lợi ích bán nước, hại dân” của tác giả Xuân Dương trên báo Giáo Dục ngày 26/7/2016. Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra “nhóm lợi ích” quyền lực cao nhất nước đang “bán nước”, “hại dân”, “biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân”,…
Lòng dân căm phẫn
Bản thân tôi là một nạn nhân của một chế độ tư pháp bất công cũng cảm thấy một chút an ủi khi cuối cùng báo chí nhà nước đã công nhận rằng nhóm lợi ích đầy quyền lực đã “biến Nhà nước thành công cụ trấn áp nhân dân”, trong đó không chỉ có gia đình tôi mà còn hàng triệu người dân bị mất đất, bị xử oan, bị bắt bớ vì các lý do chính trị, tôn giáo, vì thực hành các quyền căn bản của con người.
Tác giả Xuân Dương còn quyết liệt hơn nữa khi kết luận: “Để bảo vệ Tổ quốc, để đoàn kết toàn dân, để xây dựng một thể chế chính trị ‘do dân và vì dân’ cần tiêu diệt những kẻ bán nước, hại dân đó!”
Để giải thích hiện tượng này, có lẽ tựa đề bài báo “Nhân đạo quá, nhân đạo không chịu nổi!” của tác giả Đào Tuấn trên báo Lao Động ngày 23/7/2016 nói rõ hơn cả tâm trạng của nhân dân Việt Nam hiện nay: không chịu nổi.
Chính là như thế, người dân Việt Nam hiện nay đã hết chịu nổi với tình trạng “dân làm chủ” là hình thức, còn “đảng [cộng sản] lãnh đạo” và “nhà nước quản lý” thì quá yếu kém, tồi tệ, bất công.
Hai ngọn cờ đã gãy
Hai ngọn cờ mà đảng cộng sản đưa ra để tạo tính chính danh cầm quyền là “độc lập dân tộc” và “chủ nghĩa xã hội” đã thất bại thảm hại.
Độc lập dân tộc sao được khi phải nhượng cho Trung Quốc hai ngọn Giả Sơn và Lão Sơn mà quân đội Việt Nam đang trấn giữ vào năm 1999, khi để mất đảo Gạc Ma năm 1988, còn các liệt sỹ, cựu chiến binh trong các cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược thì bị quên lãng.
Lực lượng vũ trang, an ninh có suy nghĩ gì khi biết những thông tin này không?
Về kinh tế thì đến 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay Trung Quốc, nhập siêu từ Trung Quốc liên tục tăng cao và ngày càng nặng nề.
Các khái niệm như “chủ nghĩa xã hội”, “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì đến bây giờ các vị giáo sư, tiến sỹ “đáng kính” trong Hội đồng lý luận trung ương vẫn còn tranh cãi nhau về ý nghĩa của nó là gì.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây còn đặt ra một câu hỏi gây nhíu mày về tính “công bằng” của chủ nghĩa xã hội mà đảng cộng sản rêu rao vài chục năm nay: “Chúng ta phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, người nghèo đều có cơ hội học tập, tiến thân, kể cả cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai”.
Một sỹ quan an ninh mà tôi có dịp tiếp xúc cũng công nhận với tôi rằng anh thấy xấu hổ khi là một đảng viên cộng sản. Anh cảm thấy tội lỗi khi phải im lặng trước hiện trạng đất nước, bởi vì “đồng chí” trong đảng cộng sản bây giờ nghĩa là đồng lõa phi pháp với những kẻ “bán nước hại dân”.
Ba phạm trù quyền lực
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra trên BBC vào ngày 21/7/2016 “…Cần có một cuộc đại cải cách toàn diện thì may ra Việt Nam có lối ra. Còn nói rằng mình chọn người này không chọn người kia, thì cuối cùng mình chỉ chọn những người đã được chọn rồi thì làm sao có quốc hội thực sự của dân được.”
Trọng tâm của cuộc “đại cải cách toàn diện” này bắt buộc phải giải quyết tận gốc vấn đề chính trị của Việt Nam, liên quan đến những thành tố quan trọng nhất của quốc gia, ngoài thành tố lãnh thổ thì đó là nhân dân, pháp luật và chính quyền.
Về nhân dân, dân phải thực sự nắm quyền làm chủ đất nước, bắt đầu bằng các quyền quan trọng nhất như trưng cầu dân ý, phúc quyết hiến pháp, tự do ứng cử – bầu cử, và quyền tư hữu. Những quyền làm chủ này phải hiện thực và bình đẳng đến từng người dân cụ thể chứ không phải chỉ trên khẩu hiệu hay giấy tờ. Nói cách khác, dân quyền phải hiện thực.
Về pháp luật, hiển nhiên rằng cần phải xây dựng nhà nước pháp quyền: mọi người bình đẳng trước pháp luật, không ai được độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật như tình trạng hiện nay. Nền pháp luật chuẩn mực đó phải bắt đầu từ bản hiến pháp của toàn dân để đảm bảo dân quyền và giới hạn quyền lực của chính quyền.
Về chính quyền, đặc điểm quan trọng nhất của nền dân chủ là lãnh đạo phải do dân bầu ra qua bầu cử tự do và công bằng, có định kỳ. Nghĩa là chính quyền phải chính danh. Hay nói cách khác, chính quyền phải chính trực với bản hiến pháp và pháp luật chuẩn mực đó, chính trực với nhân dân.
Ba phạm trù quyền lực này liên quan chặt chẽ với nhau như ba chân kiềng của nền dân chủ: dân quyền hiện thực, pháp quyền chuẩn mực, chính quyền chính trực. Theo tôi, để cuộc “đại cải cách” sắp tới thật sự “toàn diện” thì cần phải giải quyết triệt để ba vấn đề này. Không thể tiếp tục chấp nhận ba yếu tố giả dối “dân làm chủ, đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” mà đảng cộng sản đưa ra nữa. Vì thật ra quyền lực chỉ tập trung vào tay một đảng, hoàn toàn không có “dân” và “nhà nước”.
Khi đó, nhân dân sẽ đoàn kết với nhau trên cơ sở một nền pháp luật chuẩn mực, và cùng nhau hậu thuẫn cho một chính quyền do dân bầu ra. Đó mới là cơ sở vững chắc để đoàn kết dân tộc. Và dân tộc có đoàn kết thì mới có thể bảo vệ lãnh thổ trước nạn ngoại xâm đã và đang gặm nhắm bờ cõi.
Vụ tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống mạng của các sân bay của Việt Nam chiều ngày 29/7, gây nguy hiểm đến an toàn bay, cho thấy cuộc chiến đã hiển hiện ngay trên các đô thị của đất nước chứ không phải chỉ ở các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng biên giới hay vùng Tây Nguyên đang khai thác bô-xít nữa.
Điều kiện sắp chín muồi
Vậy làm thế nào để có thể tiến hành “đại cải cách toàn diện” khi Nhà nước đã trở thành “công cụ trấn áp nhân dân” của những kẻ “bán nước hại dân”?
Lê-nin, bậc thầy của người cộng sản, đã nêu ra ba điều kiện để một cuộc cách mạng thành công. Đó là nhà cầm quyền không thể cai trị theo kiểu cũ được nữa, nhân dân không chịu đựng nổi nữa, và có một tổ chức chính trị lãnh đạo dẫn dắt cách mạng.
Hiện tại, rõ ràng nhà cầm quyền không kiểm soát tình hình được như trước nữa. Người dân công khai phản kháng trên các mạng xã hội như Facebook, công khai kêu gọi nhau xuống đường biểu tình, công khai tẩy chay bầu cử, công khai đi đòi những người bị bắt giữ vô cớ, trái pháp luật…
Về lòng dân thì như trên đã nói, báo nhà nước cũng đăng: “không chịu nổi”.
Như vậy, hai điều kiện đầu của cách mạng đã có ở Việt Nam, chỉ còn một điều kiện cuối cùng là phải xuất hiện một tổ chức chính trị có uy tín, đông, mạnh để lãnh đạo cách mạng. Đó cũng là lý do tại sao các lãnh đạo đảng cộng sản luôn nhắc nhở quân đội, công an: ”Tuyệt đối không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập”.
Theo tôi quan sát trên mạng xã hội, đã có nhiều tổ chức chính trị không cộng sản xuất hiện ở Việt Nam. Khi bầu cử tự do ở Miến Điện đã có tới 92 đảng ra tranh cử. Việt Nam có lẽ sẽ có nhiều hơn con số đó. Nhưng đảng nào sẽ đi vào lịch sử như đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Miến Điện?

Hãy là người Việt đoàn kết
Trước hiểm họa ngoại xâm, môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn,… đe dọa không gian sinh tồn của dân tộc, người Việt đoàn kết – tiếng nói của đại thể người Việt – cần nối vòng tay lớn với nhau, cùng nhau lên tiếng, cùng nhau hành động để thiết lập “dân quyền hiện thực, pháp quyền chuẩn mực, chính quyền chính trực” ở Việt Nam.
Chỉ khi đó, những kẻ “bán nước hại dân” mới không còn chỗ hoành hành trên đất nước này.
Chỉ khi đó, đất nước này mới có nền tảng vững chắc để trường tồn.
Tham khảo:
Nhận diện nhóm lợi ích “bán nước, hại dân”
http://giaoduc.net.vn/gdvn-post169682.gd

Không thể tin được những “ngu trung”

Dân Làm Báo
Viên D.
Họ là những “ngu trung”. Hai chữ “ngu trung” ở đây xin hiểu theo nghĩa khác trần trụi hơn. Ngu là ngu xuẩn. Trung là trung thành. Họ là những trí thức trung thành với chế độ cộng sản một cách ngu xuẩn. Sứ mệnh đấu tranh của họ là cứu đảng CSVN chứ không phải vì một nước VN dân chủ và phú cường.
Câu chuyện xung quanh một ông làm thơ là một minh chứng hiển nhiên nhất về ngu trung XHCN. Ông sáng tác những vần thơ 4 chữ hay và có ý nghĩa. Những vần thơ lên án chế độ quan liêu thối nát, lên án bọn tham quan, than vãn thân phận của người dân. Ông nói thẳng:
Cứ nói thẳng cho gọn:
Ở nước ta bây giờ
Không ai tin cộng sản.
Có tin chỉ giả vờ.
Ông ấy không tin vào cộng sản. Ai cũng nghĩ ông ấy là người đấu tranh cho dân chủ và tự do. Thế rồi đùng một cái, ông tuyên bố rằng đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng là “liêm khiết”, “ta đã tiến bộ và đổi mới lắm rồi đấy”, “Tôi… biết ơn những gì chế độ đã làm cho đất nước từ ngày đổi mới”, “Tôi tin… sớm muộn gì sẽ có dân chủ và tự do thật sự”… Qua những bộc bạch này ông lộ nguyên hình là một người cộng sản, một kẻ ủng hộ chế độ cộng sản. Ông có vẻ nằm mơ ban ngày khi tin rằng duy trì chế độ thì VN sẽ tự động thành dân chủ và tự do!
Ông là một “trí thức” ngu trung. Nhưng VN còn nhiều loại ngu trung khác.
Loại ngu trung là cựu quan chức của chế độ CSVN. Họ là những cựu quan chức cao cấp trong chế độ, sau khi nghỉ hưu họ tụ tập nhau thành một câu lạc bộ không chính thức. Những người trong “câu lạc bộ” vẫn mang thẻ đảng trong người, vẫn thần tượng Hồ Chí Minh, vẫn tin vào cái gọi là “Cách mạng tháng 8”, vẫn nghĩ công đánh Pháp là của Việt Minh. Nhưng họ không còn tin vào cộng sản, họ thấy cái chủ nghĩa này sai trái, phản dân hại nước. Họ biết và thấy đồng nghiệp trong bộ máy của đảng tham nhũng ngay trước mặt họ. Họ không ưa gì Trung Cộng. Họ cũng không ủng hộ VNCH. Họ hay viết kiến nghị van nài được đối thoại với đảng trưởng. Sứ mệnh của họ là cứu đảng. Họ mong chờ ngày đảng cộng sản sẽ chuyển biến thành một đảng khác ít tàn ác hơn và kém dã man hơn. Loại ngu trung này khá nhiều, thường mang danh trí thức. Đám ngu trung này nằm mơ vì họ không nhớ rằng Boris Yeltsin đã kết luận rằng cộng sản không thể thay đổi mà phải đào thải nó.
Một loại ngu trung nữa là những kẻ tuy không được đào tạo và trưởng thành trong XHCN nhưng lại đóng vai trò rất đắc lực cho chế độ CSVN. Họ là những người được VNCH gởi đi du học trước 1975. Trong lúc ở nước ngoài họ lập bè nhóm và liên lạc với cộng sản bắc Việt, trở thành một cánh tay nối dài của cộng sản. Họ biểu tình chống VNCH và chống Hoa Kỳ. Đến ngày “giải phóng” họ hí hửng về nước kể công nhưng bị cộng sản bắc Việt dội cho một gáo nước lạnh. Ai có thể tin được những kẻ hai mặt. Họ quay sang bất mãn. Họ lập website điểm tin nhưng chỉ chọn lọc những bài có lợi và quảng bá cho chế độ. Họ làm báo để nâng bi chế độ. Danh sách những người này thì rất dài, một số đã về VN sống những ngày cuối đời, một số chọn ở nước ngoài. Họ liên kết với ngu trung trong nước viết hàng tá kiến nghị lên đảng CSVN xin… đổi mới. Sứ mệnh của họ là cứu đảng chứ không phải xóa bỏ đảng CSVN.
Mới đây lại xuất hiện một nhóm ngu trung ở hải ngoại. Họ là những người được chế độ CSVN gởi ra ngoài du học và ở lại. Phần đông họ là người miền bắc. Sau một thời gian học tập họ nhận ra chế độ cộng sản là một tai họa cho đất nước. Nhưng họ là loại “con ông cháu cha”, họ có thể không phải là đảng viên nhưng cha ông họ là đảng viên, họ được đi học là nhờ vào thế lực của cha ông họ. Do đó, họ không thể ra mặt chống đảng CSVN một cách thẳng thừng, họ chỉ rón rén chống… tham nhũng. Về bản chất họ là những người đã bị tẩy não khi còn ở trong nước, nên họ yêu quí “Bác Hồ” của họ, họ vẫn cho rằng “Cách mạng tháng 8” là một cuộc cách mạng “vĩ đại”. Họ có mục tiêu chính là cứu đảng để tiếp tục hưởng lợi.
Trong thâm tâm họ chẳng ưa gì chế độ VNCH và khinh thường người miền nam. Cái tâm của họ thỉnh thoảng cũng lộ ra khi họ lớn tiếng thóa mạ chế độ VNCH và “Mỹ Ngụy”. Họ trung thành với chế độ cộng sản nhưng sống trong chế độ tự do. Họ lợi dụng tự do của Hoa Kỳ để làm việc cho cộng sản. Họ sum suê đón các quan thầy của họ từ CSVN sang du lịch và báo cáo thành tích hoạt động.
Nói đúng ra ngu trung là sản phẩm của cộng sản. Người cộng sản đã thành công ngoạn mục trong việc thay đổi bộ não của đám ngu trung, cho họ cái nhãn “trí thức”, để rồi dù không thích đảng đám trí thức này vẫn một lòng vì đảng và cứu đảng. Bi kịch của VN cũng nằm ở đám ngu trung. Thử tưởng tượng một ngày VN có dân chủ và tự do thì đám ngu trung này sẽ làm gì? Họ sẽ tiếp tục khôi phục cái đảng đã cho họ cái não trạng ngu trung y như những gì chúng ta đang thấy ở các nước Đông Âu. VN chỉ có thể dân chủ và tự do khi đám ngu trung không tồn tại nữa.
Không nên tin vào ngu trung.

Về một thứ văn hoá không biết xấu hổ

Có quan chức, có cả nhà khoa học hôm trước còn đứng ra bênh vực chuyện chặt cây không sai, cái cây trồng ở bên đường không phải là cây mỡ, việc Formosa không sai, cá chết là do thuỷ triều đỏ…, sau đó lại nói ngược lại, lại nhảy xuống biển tắm rồi nói biển đã sạch, biển có khả năng tự đào thải độc tố… Xin lỗi, lúc đó tôi lại nhớ câu nói dân gian “cầu cho những đứa nói điêu mồm nó mọc mụn hết”. Điên lắm.
____

Phạm Quang Long
Phó Hiệu trưởng và Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (1996-2001); Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (2001-2005); Giám đốc Sở Văn hoá Hà Nội (2005-2013).
PGS TS Phạm Quang Long, cựu Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, cựu Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cựu Giám đốc Sở Văn hoá Hà Nội (2005-2013). Nguồn:documentary.vn
Tôi mượn ý của cuốn sách “Về một nền văn hoá biết xấu hổ” do NXB Văn học ấn hành để nói về thứ văn hoá ứng xử không biết xấu hổ đang lan nhanh như bệnh dịch hiện nay.
Xấu hổ là một trạng thái tự nhận thức của con người khi thấy hành vi của mình không phù hợp với chuẩn mưc thông thường, cảm thấy có lỗi, thấy mình không xứng đáng với vị trí, cái danh mình đang mang. Vị trí và cái danh ấy, nhiều khi không phải danh vị xã hội mà chỉ giản đơn là một con người.
Những người đã lớn tiếng bênh vực những chuyện sai ở bộ này, tỉnh kia, công ty nọ… là đúng quy trình, là không sai nhưng trong thực tế, những cái sai ấy rõ lắm, lớn lắm, phơi bày ra hết cả khía cạnh pháp lý lẫn đạo lý trước bàn dân thiên hạ rồi. Thế mà họ vãn xưng xưng như những chuyện ấy chả liên quan gì đến mình. Có lẽ họ đã luyện được công phu “thiết bì công” như Kim Dung nói, da mặt dầy hơn da voi, nên mới dám nói như vậy. Các cụ dạy cực đơn giản mà minh triết ” vừa mắt ta, ra mắt người”. Với họ, chỉ cần vừa mắt ta thôi còn người khác thế nào, họ không cần đếm xỉa. Loại này, các cụ định danh rồi: ” Quân vô loài”. Đã là quân vô loài thì còn gì để nói nữa! Chúng đâu phân biệt được phải trái đúng sai mà ngượng?
Tiền mồ hôi nước mắt làm ra, đem gửi ngân hàng, bị đánh cắp từ ngân hàng, thế mà đại diện Ngán hàng bảo: ” chúng tôi thực hiện đúng quy định pháp luật. Tiền mất là do có kẻ ăn cắp. Chúng tôi đã báo cơ quan công an điều tra. Cơ quan chức năng sẽ trả lời khi có kết quả”. Chao ôi, đến thế thì để có cuộc sống yên lành sao gieo neo quá. Ai bảo vệ mình đây? Chả thế mà khi có chuỵện này nọ xảy ra, nhiều người chọn cách tự xử vì không biết trông cậy vào ai.
Công dân có vướng mắc quyền lợi với đại diện công quyền. Thế là bị o ép đủ kiểu, thậm chí bị khởi tố. Dư luận làm rát quá, người ta kỷ luật người làm sai. Tưởng rằng công lý được phục hồi. Ai dè, người ta lại tìm lỗi khác tiếp tục truy đuổi vì những lý do như con kiến. Thôi, đành chọn con đường tránh ” quan” như tránh voi cho yên tấm thân thôi. Vụ “Xin chào”đấy.
Có quan chức, có cả nhà khoa học hôm trước còn đứng ra bênh vực chuyện chặt cây không sai, cái cây trồng ở bên đường không phải là cây mỡ, việc Formosa không sai, cá chết là do thuỷ triều đỏ…, sau đó lại nói ngược lại, lại nhảy xuống biển tắm rồi nói biển đã sạch, biển có khả năng tự đào thải độc tố… Xin lỗi, lúc đó tôi lại nhớ câu nói dân gian “cầu cho những đứa nói điêu mồm nó mọc mụn hết”. Điên lắm.
Những chuyện tương tự nhiều lắm. Tôi cũng không muốn làm phiền lòng ai vì những chuyện chẳng hay ho này. Tôi chỉ muốn nói là căn bệnh mất khả năng thấy hổ thẹn, tự thấy mình có lỗi đang trầm trọng. Nó không chỉ xảy ra với đám ” dân gian” mà đã thấm vào đám công chức, trong đó có cả công chức cao cấp, cả người đã được học hành. Mà đau nhất là nó lại ngấm vào hệ thống, có ở nhiều nơi lắm.
Làm sao đây để dân trí công chức đừng rơi xuống mức mà trước đây ngay cả những kẻ thất phu cũng không mắc phải? Trong chuyện này mỗi chúng ta cũng có trách nhiệm vì đã rủ áo, khoanh tay đứng ngoài, những tưởng cứ tránh xa nó, cứ không dối trá thì mình sẽ được yên ổn. Ta đã nhầm và phải gánh chịu những sai lầm của chính mình.

Bài báo đã bị gỡ: Thua lỗ hơn 3.000 tỉ đồng tại PVC: Sau ông Trịnh Xuân Thanh, còn ai phải chịu trách nhiệm?



Đôi lời: Bài báo này của tác giả Hồng Quân, đăng trên báo Lao Động sáng nay lúc 6:29 ngày 30-08-2016, nhưng hiện đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng. Xin được đăng lại từ bản Google cache để hầu bà con.
Bình luận của nhà báo Huy Đức: “Chỉ cần tính trong lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam thôi, chưa bao giờ có chuyện người đứng đầu hai ngành làm ăn bi bét nhất, thay vì bị giáng chức, lại chui lọt vô Bộ Chính trị như Đinh La Thăng và thống đốc Nguyễn Văn Bình. Có lẽ bí quyết chính trị của nó nằm ở chỗ “xây” dẫu có thành công thì cũng chỉ kiếm tiền lẻ, phải “phá” tới nơi thì mới có đủ tiền.
Năm 1989, trước sự đổ bể của hàng loạt hợp tác xã tín dụng, ông Lữ Minh Châu, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước đã bị mất chức (dù lỗi dẫn đến sự đổ vỡ không phải do ông). Năm 2004, ông Lê Huy Ngọ cũng đã từ chức Bộ trưởng bộ NN & PTNT chỉ vì vụ Lã Thị Kim Oanh mà nếu so với vụ ngân hàng Xây Dựng, Huyền Như hay PVC thì chỉ là cái kim, sợi chỉ”.
_______
Lao Động
Ông Trịnh Xuân Thanh (trái) và Vũ Đức Thuận (phải).
Ông Trịnh Xuân Thanh (trái) và Vũ Đức Thuận (phải).
“Khi tôi tiếp nhận cơ ngơi của PVC, nguồn tiền khả dụng chỉ còn vẻn vẹn 2,7 tỉ đồng. Một doanh nghiệp lớn với vốn điều lệ hàng nghìn tỉ đồng, mà kiệt quệ chỉ sau vài năm. Trách nhiệm này trước hết thuộc về người đứng đầu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) là ông Trịnh Xuân Thanh (ảnh trái), khi đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Vũ Đức Thuận (ảnh phải), khi đó là Tổng giám đốc. Ông Trần Minh Ngọc – nguyên Tổng giám đốc PVC sau thời ông Vũ Đức Thuận – đã nói với Lao Động.
Càng làm càng ra… lỗ to
Theo ông Trần Minh Ngọc thì vào thời điểm năm 2012, nhận thấy những dấu hiệu bất bình thường do thua lỗ dẫn đến nguy cơ mất vốn nhà nước tại TCty PVC, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã cử 2 đoàn thanh-kiểm tra tại TCty này. Kết luận của các đoàn kiểm tra cho thấy con số thua lỗ khi đó khoảng 1.000 tỉ đồng, chủ yếu do việc đầu tư ồ ạt vào 11 dự án bất động sản và trích lập dự phòng rủi ro với các khoản nợ xấu.
Sau khi tập đoàn có quyết định điều chuyển cả 2 lãnh đạo PVC là ông Trịnh Xuân Thanh – Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận – Tổng giám đốc, thôi không điều hành hoạt động tại PVC, cử ông Trần Minh Ngọc, khi đó là Trưởng ban Quản lý dự án đóng mới giàn khoan dầu khí thay thế chức vụ làm Tổng giám đốc thay ông Vũ Đức Thuận thì số tiền thua lỗ của PVC càng lúc, càng lớn.
Ông Ngọc nói, trên sổ sách thì khoảng 1.000 tỉ, nhưng khi soát xét, đối chiếu số nợ phải thu, phải trả thì ngay năm đầu tiên tiếp quản PVC, số tiền thua lỗ được xác định lên tới 1.800 tỉ đồng. Và chưa dừng lại bởi khi đó, nhiều dự án bất động sản được PVC quản lý tiếp tục “lao dốc” theo sự lao dốc của thị trường. Số lỗ đóng băng lên tới 3.200 tỉ đồng được xác định một phần là do khả năng quản lý, điều hành yếu kém của các lãnh đạo PVC, một phần là do thị trường bất động sản
đóng băng.
“Sau khi xác định số lỗ lên tới 3.200 tỉ đồng, tôi có báo cáo lãnh đạo tập đoàn để xin ý kiến chỉ đạo. Một mặt tìm cách xử lý các khoản công nợ, tiếp tục thi công các dự án dang dở như Nhiệt điện Vũng Áng 1, Quảng Trạch 1, Thái Bình 1… Có thời điểm số vốn khả dụng của PVC chỉ còn vẻn vẹn có 2,7 tỉ đồng” – ông Trần Minh Ngọc khẳng định.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thì trong thời gian từ 2007-2013, trên các cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị TCty PVC, dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế; đã để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong Tổng Công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự.
Những vi phạm, thua lỗ này là nghiêm trọng. Với cương vị là người đứng đầu, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm này. Bên cạnh đó, người trực tiếp điều hành hoạt động đầu tư, kinh doanh của PVC là ông Vũ Đức Thuận với cương vị Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc PVC, ông Vũ Đức Thuận không thể đứng ngoài vô can về khoản thua lỗ nêu trên.
Lỗi do đầu tư ngoài ngành gây hậu quả nghiêm trọng
Báo cáo của Ban kiểm soát tại Đại hội cổ đông thường niên PVC năm 2013 cũng cho thấy, khoản thua lỗ của PVC chủ yếu do các khoản trích lập dự phòng. Các công trình có hiệu quả kinh tế thấp, gây lỗ do chưa có kinh nghiệm trong việc lập hồ sơ đề xuất, đánh giá toàn diện khối lượng và dự toán các gói thầu nên dẫn đến nhiều khối lượng phát sinh. Công tác quản lý và sử dụng vốn của Tổng công ty và các đơn vị thành viên đạt hiệu quả chưa cao…
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2016 vừa tổ chức hồi tháng 4 vừa qua, Chủ tịch PVC – ông Bùi Ngọc Thắng – cho biết, khoản 3.200 tỉ đồng của TCty này vẫn “đóng băng” tại các khoản đầu tư tài chính, không tạo ra lợi nhuận, chưa kể còn nhiều khoản phải trích lập dự phòng do giá cổ phiếu giảm, thu hồi công nợ không thu được. Doanh thu của PVX (mã chứng khoán của PVC) bao gồm Cty mẹ và 9 đơn vị thành viên đạt 11.966 tỉ đồng, tăng 25% so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế đạt 22,69 tỉ đồng, đạt 41% kế hoạch năm và bằng 22% so với năm 2014. Nhưng trong 9 Cty con mà PVX đang chi phối, chỉ có 3 đơn vị có lãi sau thuế là PVC-MS (lợi nhuận sau thuế đạt 109,72 tỉ đồng), PVC-IC (lợi nhuận sau thuế đạt 35,57 tỉ đồng), PVC-PT (lợi nhuận sau thuế đạt 33,68 tỉ đồng). Các đơn vị còn lại tiếp tục thua lỗ, trong đó tập trung tại các đơn vị có hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn, kinh doanh bất động sản như PVC Land lỗ 28,22 tỉ đồng, PVC-Thái Bình lỗ 19,68 tỉ đồng, PVC-Đông Đô lỗ 18,23 tỉ đồng…
Ông Bùi Ngọc Thắng thừa nhận khối lượng công việc liên quan đến tái cơ cấu, thoái vốn, thu hồi công nợ của PVX còn nhiều khó khăn. Nếu làm được, hiệu quả sản xuất PVX sẽ rất tốt, còn không thì hoạt động kinh doanh chính sẽ không gánh được. Hiện tại, PVX đang quyết toán các dự án của PVN như Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, PVTex, Ethanol Phú Thọ… Đây là những dự án tại thời điểm năm 2013 PVC được giao làm tổng thầu EPC nhưng gây thua lỗ, đội vốn, do đó, công trình gần như không thể quyết toán được.
[Infographic] Con đường thăng tiến của 2 cựu quan chức PVC:

ĐƯỜNG ĐI CỦA CÔNG LÝ

Thần Công Lý chỉ còn 1 mắt. Ảnh: internet
Thần Công Lý chỉ còn 1 mắt. Ảnh: internet
Càng làm nhiều vụ án, càng đi sâu vào luật pháp, càng thấy nó là thứ xa xỉ đến cùng cực.
Công lý như một chiếc gậy của kẻ mù loà, khua khoắng trúng vào ai thì đó là may mắn như một sự kỳ diệu của điều ước thứ 7 dành cho người trúng được.
Hôm qua tôi im lặng cả ngày vì phải ngồi một phiên toà bào chữa cho bị cáo chưa thành niên trong một vụ giết người – và sau phiên toà là một nỗi thất vọng ghê gớm nên không có tâm trạng để viết bất cứ thứ gì khác.
Hồ sơ vụ án ít ỏi và lỏng lẻo, thiếu chứng cứ, không dựng lại hiện trường vụ án, có dấu hiệu bỏ lọt nhiều tội phạm, bị cáo chưa thành niên không được chỉ định luật sư ngay từ đầu, người giám hộ chỉ được đưa các bản khai/bản cung của bị cáo cho ký (trong vòng 3 tháng kể từ khi bị bắt giam đều diễn ra tình trạng này) mà không được tham dự. Lời khai của nhiều bị cáo và nhân chứng mâu thuẫn nhau. Vật chứng không được thu thập đầy đủ, nhất là quần, áo của các bị cáo khác mà chỉ thu thập duy nhất quần áo của bị cáo chưa thành niên. Không làm rõ ai đâm, hung khí không được chụp ảnh mà chỉ do bị cáo vẽ lại. Nhưng tại phiên toà Kiểm sát viên vẫn cứ giữ nguyên điệp khúc “bảo lưu quan điểm, và dù có mâu thuẫn lời khai của những bị cáo, người liên quan, người làm chứng nhưng các chứng cứ có trong hồ sơ và qua phần thẩm tra tại phiên toà đã cho thấy chúng phù hợp và không ảnh hưởng gì đến nội dung vụ án”.

Một lập luận thường thấy của kiểm sát viên ở xứ ta và quả là bất chấp luật pháp. Họ không đối đáp và đưa ra căn cứ cụ thể nào để tranh luận lại lời bào chữa của tôi. Họ chỉ nói vậy thôi.
Việc kết tội một ai đó, phải dựa trên trình tự, thủ tục, chứng cứ hợp pháp, khách quan và toàn diện. Và tính hợp pháp của chứng cứ được đánh giá dựa trên việc tuân thủ nghiêm ngặt quá trình thu thập, xử lý và đánh giá theo luật tố tụng. Và việc kết tội bị cáo dựa trên các chứng cứ, cả buộc tội và gỡ tội, phải là các chứng cứ đảm bảo theo luật tố tụng. Vì vậy khi đã vi phạm luật tố tụng thì các chứng cứ và quá trình chứng minh tội phạm trở thành các chứng cứ và thủ tục bất hợp pháp, thì điều đó đồng nghĩa với việc mọi sự kết tội dựa trên các chứng cứ và thủ tục bị vi phạm ấy đều trở nên vô hiệu (bất hợp pháp).
Thế nhưng, với đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại và huỷ các lời khai của toàn bộ quá trình bị cáo chưa thành niên kia không có người giám hộ và luật sư tham gia, toà vẫn phán quyết một bản án khiên cưỡng, quy kết và lắp ghép các tình tiết thực sự bất công và vô lý, bằng một mức án quá khủng khiếp.
Không thể biết và không thể hiểu với một lực lượng tố tụng với tư duy sai lầm, lạc hậu và bất chấp kiểu ấy thì tính mạng và quyền con người sẽ đi về đâu và rồi sẽ ra sao?
Công an thì mời người lên làm việc bằng cách bắt người vô pháp, vi Hiến. Người dân thỉnh thoảng lại chết sau khi rời trụ sở công an. Người ta đang định làm gì với pháp luật và tính mạng con người thế này?
Sống lâu ở một nền tư pháp kiểu ấy, người ta bỗng luôn thấy mình là kẻ thất bại đầy đau đớn.

29 tháng 8, 2016

Về câu chuyện tình của con gái Tổng Bí thư Lê Duẩn với viện sĩ khoa học Nga

Thảo Nguyên
Bà Bẩy Vân, phu nhân Tổng bí thư Lê Duẩn và hai cháu ngoại. Ảnh: báo CAND/ Lê Kiên Thành
Từ lâu, tôi đã hiểu rằng, một gia đình như gia đình tôi, thì hầu như sẽ chẳng có gì là của riêng; mọi niềm vui và nỗi buồn đều bị người ngoài nhìn theo cách của họ, hiểu theo cách của họ… Nhưng việc ai đó nghĩ rằng, cha tôi – vì lợi ích chính trị của mình, có thể hi sinh tính mạng của người con gái mà ông hằng yêu quý, thực sự khiến tôi đau đớn đến tận cùng… 
LTS: Dù quen biết với Tiến sĩ Lê Kiên Thành đã lâu và từng có nhiều cuộc trò chuyện thẳng thắn về Tổng Bí thư (TBT) Lê Duẩn, nhưng tôi chưa một lần hỏi về câu chuyện tình của con gái TBT Lê Duẩn là Lê Vũ Anh và người chồng Nga, bởi tôi tôn trọng sự riêng tư; mà bất cứ gia đình nào cũng có quyền giữ cho mình sự riêng tư đó. 
Nhưng những ngày này, khi mà dư luận xôn xao về đoạn hồi ký của Viktor Maslov (người con rể Nga của TBT Lê Duẩn) được lưu truyền trên mạng, trong một buổi làm việc, Tiến sĩ Lê Kiên Thành đã lần đầu tiên chia sẻ với tôi về câu chuyện đó. Và tôi đã xin phép được viết lại những gì ông kể, với tinh thần tôn trọng và trung thành với sự thật mà tôi được nghe!
1. Khi còn bé, tôi và em trai không bao giờ thực sự hiểu được lý do vì sao mình phải xa mẹ. Trong trí óc non nớt của mình, chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng chúng tôi phải sống với ba vì mẹ đi công tác xa. 
Nhưng chị tôi – Lê Vũ Anh – thì sớm hiểu hết tất cả những điều đó. Vì nhạy cảm, chị cũng rất dễ tổn thương nếu có ai đó nhắc đến nỗi đau riêng của mình. Ba tôi yêu chị Vũ Anh bằng một tình yêu rất đặc biệt. Ông yêu đứa con gái đã sớm cảm nhận được nỗi đau gia đình; và vì ông luôn nhìn thấy bóng dáng của mẹ tôi qua chị.
Trong khi tôi thường bị mắng và bị đòn roi mỗi khi mắc lỗi, thì ba tôi luôn cư xử với chị Vũ Anh rất đỗi dịu dàng. Khác với tôi, luôn cảm thấy không biết phải nói gì với ba mỗi khi ngồi cùng nhau, chị Vũ Anh có thể ngồi trò chuyện với ba nhiều tiếng đồng hồ không chán. Và ba tôi cũng luôn lắng nghe chị một cách kiên nhẫn và say sưa.
Ba tôi dành rất nhiều kỳ vọng cho chị Vũ Anh. Ông luôn tin chị tôi có thể làm được nhiều điều lớn lao sau này. Chị tôi là học sinh giỏi văn miền Bắc và được kết nạp Đảng từ năm lớp 10. Tôi nhớ mãi một lần, khi đón chị em tôi trở về từ nơi sơ tán, phút đầu gặp gỡ ba đã ôm chầm lấy chị Vũ Anh đầy trìu mến và thốt lên: “Chào người đồng chí của tôi!”.
Nhưng sau khi học xong, chị Vũ Anh lại xin phép ba tôi vào miền Nam chiến đấu. Điều đó khiến ông giận dữ vô cùng. Ông nói: “Chiến trường gian khổ thế nào con biết không? Đường vào chiến trường vất vả thế nào con biết không? Ba chỉ sợ con sẽ làm vướng chân người khác ngay khi bắt đầu hành quân. Con hãy đi học và đem những kiến thức con học được về đây cống hiến cho đất nước này”.
Chị tôi chỉ nặng hơn 30kg khi đó. Và lần đầu tiên trong đời ba tôi từ chối chị Vũ Anh một điều gì đó. Chiều hôm đó, tôi thấy chị Vũ Anh chạy khỏi phòng làm việc của ba trong nước mắt. Đó là lần duy nhất trong đời tôi chứng kiến chị bị ba mắng. Và rồi chị tôi sang Liên Xô học, nơi chị gặp, yêu và kết hôn với Viktor Maslov, trong câu chuyện đầy bi kịch sau này…
2. Viktor Maslov hơn chị tôi 20 tuổi, là một nhà khoa học thiên tài với trí tuệ siêu việt nhưng cũng hết sức lập dị. Từ rất nhiều năm trước, khi Liên Xô còn là một cường quốc khiến nhiều quốc gia phương Tây nể sợ, Maslov đã dùng những thuật toán về bất cân bằng để chứng minh với tôi, rồi xã hội này sẽ khủng hoảng và sụp đổ trong nay mai.
Phải đến tận sau này, khi chứng kiến dòng chảy lịch sử xảy ra đúng như thế, tôi mới hiểu Maslov là một thiên tài. Còn khi đó, tôi chỉ nghĩ ông ta là một kẻ phản động. 
Maslov cũng là một trong những nhà khoa học hiếm hoi ở Nga được phong thẳng từ Tiến sĩ lên Viện sĩ (bỏ qua chức danh Viện sĩ thông tấn) – một chức danh khẳng định uy tín lớn lao của ông trong giới khoa học ở Nga. Nhưng Maslov cũng rất “điên”. Maslov có những cách nghĩ và hành vi rất khác với người bình thường.
Thay vì cho con cái của mình đến trường để chúng dễ thích nghi với xã hội và có điều kiện giao tiếp, ông ta chỉ để con cái quanh quẩn ở khu nhà ngoại ô và mời các giảng viên về dạy học cho con mình. 
Maslov cũng luôn bị ám ảnh một điều: luôn có âm mưu nào đó từ Việt Nam đe doạ sự an nguy của ông ta và các con. Nên có lần, khi chúng tôi đến thăm các cháu, Maslov đã dùng máy đo phóng xạ để kiểm tra người chúng tôi, phòng trừ hiểm hoạ!
Nhưng có lẽ, chính cái vẻ vừa thiên tài, vừa lập dị đó của Maslov đã lôi cuốn chị Vũ Anh và khiến chị mê đắm. Vì chị Vũ Anh cũng là người mà trong sâu thẳm, luôn cất giấu sự nổi loạn ngấm ngầm. Chị tôi hiểu hoàn cảnh của mình, hiểu xuất thân của mình, nên đã tìm mọi cách để cưỡng lại tình yêu đó, thậm chí là cả việc kết hôn với một người bạn học mà chị không yêu.
Nhưng cuối cùng, chị tôi vẫn đi theo tiếng gọi của trái tim. Chị ly dị một cách bí mật với người chồng đầu tiên, bí mật có con, bí mật đăng ký kết hôn với Maslov rồi mới báo tin cho ba tôi biết. Dĩ nhiên là ba tôi giận dữ. Dĩ nhiên là ba tôi phản đối cuộc hôn nhân đó.
Thực ra, khác với nhiều gia đình lãnh đạo khác ở Hà Nội, ba tôi chưa bao giờ yêu cầu hay chỉ định con cái mình phải kết hôn với người này, người kia. Ông cũng không bao giờ đặt nặng chuyện môn đăng hộ đối. Bố vợ tôi làm cán bộ ở thư viện quốc gia, mẹ vợ tôi làm việc ở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, gia đình còn có người di cư vào Nam. Nhưng chúng tôi vẫn được ba cho phép kết hôn với nhau.
Khi chị Muội (con gái của TBT Lê Duẩn và bà Lê Thị Sương – PV) yêu và muốn kết hôn với một người mà gia đình có xuất thân là quan lại triều Nguyễn, cơ quan nơi chị công tác đã đề xuất phản đối cuộc hôn nhân đó, lại là ba tôi đã phải gặp rất nhiều người để xin cho chị Muội được phép kết hôn với người mình yêu.
Nhưng cuộc hôn nhân của chị Vũ Anh là một chuyện hoàn toàn khác. Ba tôi chưa từng hình dung ông sẽ có một người con rể nước ngoài, và sẽ có những đứa cháu có dòng máu chỉ có một nửa Việt Nam. Tôi nhớ có lần, nhìn con tôi và con chị Vũ Anh chơi đùa với nhau, tôi chợt nghe ông nói một mình: “Người Việt Nam đẹp thật”.
Tôi hiểu ông, và thấy nhói đau một tình yêu với ông và cả với chị mình. Nhưng ông cũng không vì thế mà dùng quyền lực của mình để ngáng trở hạnh phúc của chị tôi. Điều duy nhất ông làm là chấp nhận sự lựa chọn của con gái mình. Và sau này, mỗi khi sang Moscow, ông vẫn rất vui vẻ và hạnh phúc mỗi lần được gặp chị tôi và các cháu.
Tôi vẫn nhớ năm 1977, tôi gặp ba khi ông từ Moscow về Hà Nội sau khi chị Vũ Anh thông báo kết hôn, ông chỉ nói: “Có lẽ phải chờ 5 – 10 năm nữa, “người ta” mới chấp nhận cuộc hôn nhân của chị con”. Đó cũng là năm mà mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu trở nên vô cùng căng thẳng. Mỗi khi gặp ba, tôi luôn cảm nhận được những gánh nặng khủng khiếp đang đè nặng lên vai ông.
Và cuộc hôn nhân của chị Vũ Anh với Maslov, vào đúng thời điểm đó, cũng gây cho ba tôi nhiều khó khăn và áp lực. Một số người có suy nghĩ không tốt đã nói rằng: Ông Lê Duẩn vì muốn kết thân với Liên Xô mà đã bán con gái mình, để con gái mình kết hôn với người nước ngoài.
Thú thật là tôi đã từng rất giận chị Vũ Anh mỗi khi nhìn ba. Tôi luôn tự hỏi: Tại sao chị tôi làm thế, tại sao không phải là lúc khác mà lại là lúc này, vào thời điểm này, khi ba tôi đang phải đối diện với ngần đó những khó khăn? Nhưng ba tôi quá mạnh mẽ và vững vàng để ai đó có thể gây áp lực hay khiến ông suy sụp chỉ vì cuộc hôn nhân của chị tôi.
Cho nên, sẽ thật phi lý nếu ai đó nghĩ rằng chị tôi đã chết vì một âm mưu chính trị nào đó. Sẽ thật nực cười và ngu ngốc khi có ai đó nghĩ rằng, ba tôi đã hy sinh tính mạng của con gái mình vì lợi ích chung của dân tộc, hay vì lợi ích chính trị của ông.
Sẽ thật bất công nếu ai đó nghĩ rằng một người cha có thể làm điều gì ảnh hưởng đến sự an nguy của con mình, dù là vì lý do gì đi chăng nữa. Sự thật rất đỗi đơn giản: Chị tôi đã qua đời vì băng huyết, ngay sau khi sinh hạ người con thứ ba Anton. Chị tôi qua đời, vì không một bác sĩ nào ở bệnh viện khi đó dám mạo hiểm quyết định việc phẫu thuật cho chị, bởi họ đều biết chị tôi là con gái của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Lúc chị tôi rơi vào tình trạng hiểm nghèo, người ta đã gọi các bác sĩ đầu ngành đến bệnh viện nơi chị tôi đang nằm cấp cứu sau sinh để hội chẩn. Nhưng chị Vũ Anh đã qua đời trước khi họ kịp đến. Chị tôi qua đời, vì sự cẩn trọng thái quá của những người biết chị tôi là ai, chứ không phải vì bất cứ âm mưu chính trị nào đằng sau đó.
3. Sau khi chị Vũ Anh mất, Viktor Maslov một mình nuôi ba đứa con nhỏ. Anton – đứa con út của chị, chỉ vừa mới lọt lòng mẹ đã mồ côi. Mẹ tôi sang Moscow đưa bình tro của chị Vũ Anh về Việt Nam.
Bà đến thăm Maslov cùng các cháu ngoại và gần như khóc nghẹn khi chứng kiến Maslov nuôi ba đứa cháu ngoại của bà. Mẹ tôi – một người đàn bà cẩn thận đến kỹ càng, không thể có niềm tin vào việc một người đàn ông làm khoa học, sống cẩu thả và có phần “điên rô”thì có thể nuôi được ba đứa trẻ mà đứa lớn nhất chưa đầy 4 tuổi.
Và bà đã tha thiết được nuôi đứa cháu nhỏ nhất cho đến khi nó cứng cáp. Đó là lý do Anton được mẹ tôi đưa về Việt Nam nuôi. Tôi không biết vì sao Maslov viết trong hồi ký rằng ông đã bị cướp mất đứa con của mình và đã phải tính đến chuyện tạo ra cả scandal chính trị để giành lại Anton.
Nhưng sự thật là mối quan hệ của chúng tôi vẫn bình thường và tốt đẹp hơn nhiều so với những gì mà nhiều người đã đọc được. Sau khi Anton về sống với chúng tôi ở Việt Nam, có lần khi tôi quay lại Moscow và đến thăm Maslov, ông ta đã nói với tôi rằng: “Thành, có lẽ cũng là may mắn khi mẹ giúp tôi nuôi Anton. Vì tôi quả thật không biết xoay sở thế nào với 3 đứa trẻ”.
Lê Vũ Anh và hai con chụp cùng cô Tú Khanh, vợ Tiến sĩ Lê Kiên Thành, khi đến thăm ông Lê Duẩn tại Moscow năm 1980.
Nhưng như bao người cha khác luôn thương nhớ con mình, Maslov cũng thường hỏi tôi: “Thành, bao giờ thì mẹ sẽ đưa Anton quay lại với tôi?”. Và khi tôi về Việt Nam, tôi đã nói với mẹ rằng: “Mẹ sẽ già đi. Và mẹ không thể giữ thằng bé mãi bên mình. Nó phải sống bên cạnh cha nó và các chị nó, những người ruột thịt nhất của nó”.
Mẹ tôi yêu Anton vô cùng và không rời cháu ngoại của mình nửa bước từ khi bà đón thằng bé về Việt Nam. Nhưng mẹ tôi luôn hiểu đó là lẽ đương nhiên: một đứa trẻ sẽ được nuôi dạy tốt nhất bởi ba mẹ chúng.
Và vào năm Anton lên 4 tuổi, bà đồng ý đưa Anton quay lại Liên Xô với Maslov, chỉ với một điều kiện mà bà bắt Maslov phải tuân thủ: Anton nhất định phải được đi nhà trẻ, chứ không sống cô lập trong ngôi nhà ngoại ô. Mẹ tôi, Maslov và Anton đã cùng chụp với nhau một bức ảnh vào ngày bà trả lại thằng bé cho bố nó mà đến giờ bà vẫn giữ. Họ thực sự không hề ghét bỏ nhau…
Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, thì số phận đã sắp đặt chúng tôi là một gia đình, và người gắn kết không ai khác chính là chị tôi – Lê Vũ Anh. Vì tình yêu với chị Vũ Anh – chúng tôi vẫn phải yêu thương nhau và cùng nhau dành những gì tốt đẹp nhất cho những đứa trẻ. Tháng 11 năm nay, Anton sẽ cùng bạn gái sang Việt Nam thăm bà ngoại.
Nhưng ngay từ lúc này, cả gia đình tôi đã mong chờ ngày được đón thằng bé trở về. Đoạn hồi ký lưu truyền trên mạng những ngày qua đã chạm vào nỗi buồn sâu thẳm của gia đình tôi nhiều năm qua. Nhưng tôi coi đây cũng là dịp để một lần duy nhất, chúng tôi nói về những điều riêng tư mà chúng tôi chưa từng nói. Chuyện tình của chị tôi là một câu chuyện tình đẹp đẽ và cảm động. Nhưng nó sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu người ta biết về nó với tất cả sự thật mà nó vốn có!
(Ghi theo lời kể của Tiến sĩ Lê Kiên Thành)

Dân è cổ đóng thuế, phí để nuôi bọn báo cô!

Đừng trách móc chung chung người dân Việt. Thực phẩm bẩn và những vấn đề khác như tai nạn giao thông, tắc đường, ô nhiễm không khí, giáo dục lạc hậu theo tôi đều là do chính quyền cả. Luật pháp, lực lượng thực thi pháp luật, chính sách không phải trong tay họ thì trong tay ai?
Tất cả những điểm tưởng chừng như là nhỏ đều thể hiện bức tranh lớn. Nạn lấn chiếm vỉa hè chẳng hạn. Nếu chính quyền phường mà không ăn tiền của những hộ kinh doanh, chính quyền thành phố có những quy định xử phạt rõ ràng, phường nào không làm tốt, không hoàn thành tiêu chí đưa ra thì chủ tịch phường bị cách chức thì bố bảo “người dân” cũng không dám vi phạm.
Tự dưng ngân sách phải bỏ ra một đống tiền nuôi một lũ gọi là dân phòng, tất cả như một phường chèo diễn đi diễn lại một vở kịch chán ngắt. Đi bắt đồ, giằng co rồi lại thả, hôm sau lại bắt. Có cái gì là khó ở đây nếu thực sự lãnh đạo biết dùng cái đầu để suy nghĩ giải quyết triệt để một vấn đề nào đấy?
Nhưng có lẽ họ không muốn giải quyết triệt để, bởi làm thế thì họ không có “bổng lộc” chăng?
Có người bảo, nạn phong bì, gây khó dễ để được chấm mút là do thu nhập của cán bộ thấp. Vậy hãy giảm biên chế, tăng lương cho cán bộ. Sẵn sàng cho ra đường kẻ thiếu năng lực hay có hành vi ăn chặn của dân. KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÔNG LÀM ĐƯỢC nhưng chẳng có cái gì là làm được trong một hệ thống tèm nhèm, mập mờ và đạo đức giả.
Cho nên, tất cả những dòng tít, bài báo đả phá Người Việt thế này, Người Việt thế kia cũng đều là một dạng tư duy nửa mùa không nhìn sâu vào bản chất. Người dân đâu phải thiên thần mà đòi hỏi họ phải tự giác thánh thiện.
_____
Ở Việt Nam, cái khái niệm “thực phẩm sạch” xuất hiện chỉ vì “thực phẩm bẩn” tràn lan. Dần dà khiến cho việc sản xuất và tiêu thụ “thực phẩm bẩn” trở thành một khái niệm bình thường. Như một tiêu chuẩn bình thường, người nông dân phải sản xuất “thực phẩm bẩn” vì cuộc sống mưu sinh (đáng thông cảm), người tiêu dùng vì thu nhập thấp nên chấp nhận sử dụng “thực phẩm bẩn” (cũng đáng thông cảm).
Sản xuất và sử dụng “thực phẩm bẩn” đã biến tướng thành một chuẩn mực dân sinh phổ biến. Do đó khi khái niệm “thực phẩm sạch” ra đời, nó tạo một cảm tưởng về một loại thực phẩm cao cấp vì nó vượt hơn cái chuẩn mực thông thường. Do đó nó có giá thành vượt cao hơn.
Thế nhưng bản chất của cái gọi là “thực phẩm sạch, an toàn” chỉ là “thực phẩm đạt chuẩn”. “Chuẩn” ở đây là các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm được đặt ra trong các văn bản, quy định về quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ quan quản lý nhà nước. Và người dân đóng thuê,́ bao gồm phần lớn từ người nông dân, sản xuất và người tiêu dùng, những thành phần “đáng thông cảm” để nuôi các cơ quan quản lý. Mục đích là để điều phối, bảo đảm nguồn lợi trở lại cho người nông dân, và bảo đảm các sản phẩm nhét vô bản họng người tiêu dùng, phải đạt các tiêu chuẩn do chính các cơ quan quản lý đó đưa ra.
Ấy vậy mà các tiêu chuẩn trong các quy định này đã trở thành tiêu chuẩn “thực phẩm sạch” hay “thực phẩm cao cấp” để phục vụ cho số ít người có thu nhập cao hơn mặt bằng chung. Nhưng đóng thuế để nuôi các cơ quan quản lý nhà nước về thực phẩm thì toàn dân phải đóng. Nghĩa là người dân có thu nhập thấp buộc lòng phải trả tiền để nuôi một lũ ăn hại, báo cô, chỉ phục vụ cho tầng lớp số ít có thu nhập cao hơn.

Nhân dân đang lên án lẫn nhau, người bênh vực nông dân thì lên án bọn người tiêu dùng nghèo mà đòi hỏi. Kẻ thì bênh vực người tiêu dùng, lên án người sản xuất bất lương hám lợi. Nhưng chửi nhau gì thì chửi, thuế phí thì vẫn phải đóng nhé.

Lê Kiên Thành Kể Về Người Chị Lê Vũ Anh, Con Gái Lê Duẩn

Kim Trang


Maslov cầm di ảnh vợ, Lê Vũ Anh. Nguồn: tư liệu gia đình Maslov

Vừa đọc xong bài viết của Thảo Nguyên về chuyện cô con gái rượu của Lê Duẩn. Từ hải ngoại và là một nạn nhân cộng sản, tôi xin có đôi lời cùng ông Lê Kiên Thành.
Những ai sinh ra và lớn lên ở Miền Nam trước 1975, đều biết rằng những “lãnh tụ” miền Bắc, từ HCM, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn v.v…, là những người có máu lạnh, hiếu chiến, sẵn sàng nướng hằng triệu thanh niên miền Bắc vào cõi chết cho một chủ nghĩa phi dân tộc. Đối với hằng triệu nạn nhân của cộng sản, giả thuyết cho rằng chính Lê Duẩn góp phần vào cái chết của Lê Vũ Anh cho sự nghiệp của ông ta là một giả thuyết hoàn toàn có thể xảy ra.
Nhưng ở đây chỉ xin đề cập đến những điểm thú vị khác để những thế hệ trẻ sinh ra và đang lớn lên ở VN hiểu được rằng, trước 1975 đã tồn tại ở miền Nam một chế độ cởi mở, tiến bộ VNCH, khác hẳn miền Bắc CS phong kiến, khép kín, giáo điều.
1) Thập niên 60, 70 ở miền Nam, phụ nữ Việt lấy chồng ngoại là chuyện thường tình. Xã hội miền Nam hoàn toàn chấp nhận và có luật pháp bảo vệ. Còn miền Bắc thì, chính Lê Vũ Anh xác nhận, du học sinh nữ bị bắt gặp có bạn Liên Xô sẽ bị đuổi về nước, bị cho là phản bội. Phản bội cái gì thì không thấy đề cập đến. Phản bội dân tộc hay phản bội Đảng?
2) Ông Lê Kiên Thành cho biết: chị Lê Vũ Anh vào đảng CS năm lớp 10, tức vào khoảng 17 tuổi. Như vậy đảng ta có vấn đề con ông cháu cha từ những năm 70. Nếu không có Lê Duẩn chắc gì con gái LêVũ Anh đã được vào đảng sớm như vậy. Thử hỏi cô này có công trạng gì?
3) Khi Lê Vũ Anh xin vào Nam chiến đấu, Lê Duẩn bác ngay vì gian khổ, vất vả. Té ra con ai chết thì được, con mình chết thì không. Đẩy hằng triệu thanh niên miền Bắc vào Nam chết cho đảng, còn Lê Vũ Anh thì bắt “hy sinh” đi du học Liên Xô. Xỏ lá ba que là đây. Cho những người còn mơ ngủ rằng đảng ta ngày xưa tốt hơn đảng bây giờ. Xin quý vị thức tỉnh ngay: đảng CS từ lúc chào đời cho đến hôm nay vẫn láo khoét như xưa, hay còn hơn xưa, không thay đổi một ly nào cả.
4) Ông Lê Kiên Thành cho rằng, con rể Viktor Maslov là một thiên tài nhưng hơi bị “điên”. Bằng chứng là Maslov dùng máy đo phóng xạ để kiểm tra gia đình Thành khi họ đến thăm. Điều này chứng tỏ Maslov đã quá hiểu chế độ CS, CS Liên Xô hay CS VN đều giống nhau. Một khi chúng muốn giết ai, chúng sẽ không chừa một thủ đoạn nào để đạt mục tiêu, kể cả viên phóng xạ hòa tan trong nước uống. Một điệp viên Nga đào tẩu sang Anh, ông Alexandre Litvinenko đã bị giết bởi cách này.  Ông Thành nên nhớ rằng, không chỉ một mình Maslov bị ám ảnh, sợ một đòn thù từ phía VN, mà ngay cả Lê Vũ Anh cũng sợ. Chị tự trang bị súng để tự vệ khi cần và tiên đoán trước cái chết của mình chỉ vì có chồng Liên Xô.
5) Khi Lê Duẩn sang “chầu” Liên Xô, ông không gặp con rể Maslov, chỉ gặp con và cháu. Theo tôi đó không phải là thái độ chấp nhận, rộng lượng, dĩ hòa vi quý cho con gái Vũ Anh.
6) Cô Lê Vũ Anh mất lúc chỉ mới 31 tuổi (năm 1981) vì lý do chảy máu không cầm được trong lúc sinh. Đây là lý do lãng xẹt, khó tin nhất chỉ có thể xảy ra trong chế độ CS.
Có bao giờ ông Lê Kiến Thành suy nghĩ về những gì đã xảy ra cho gia đình ông? Nếu có đạo Phật có bao giờ ông nghĩ về chuyện báo oán? Bao nhiêu linh hồn chết oan dọc Trường Sơn, cổ thành Quảng Trị quê hương ông, chết trên đường vượt biên, vượt biển, chết trong trại cải tạo và đang chết dần mòn dọc bờ biển miền Trung, thế rồi bản thân ông, con cháu ông, con của chị Lê Vũ Anh đang được cái gì?
Hậu quả của những quyết định của Lê Duẩn, ba của ông, là đây. Là một đất nước hoang tàn xơ xác, sắp bị sát nhập vào Trung Cộng, kẻ thù truyền kiếp. Các cháu của ông, con của chị Lê Vũ Anh, đang sống bên Anh, một đất nước mà các ông cho rằng xấu xa, tư bản giẫy chết. Thật là một sự trớ trêu. Vậy thì các anh đánh miền Nam để làm gì?
Cùng là người Việt, lại là đồng hương, nghĩa tử nghĩa tận, xin chia buồn cùng ông về những mất mát, đau khổ đã xảy ra cho chị Lê Vũ Anh. Lời chia buồn này sẽ chân thật biết bao nếu những người trong cuộc không phải là đảng viên CS.
_____

Tiên trách đảng hậu trách dân

Thiện Ý
H1

Theo tin giới truyền thông thì hôm 18-8-2016 vừa qua, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm của tỉnh Yên Bái tên Đỗ Cường Minh đã tự sát sau khi xông vào phòng của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Yên Bái, nổ súng bắn nhiều phát giết chết cả hai lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền tỉnh Yên Bái.
Đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng khiến đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập tức có mặt tại Yên Bái ngay trong ngày xảy ra vụ thảm sát. Ông nói vụ nổ súng “có tính chất nghiêm trọng từ trước tới nay” và yêu cầu Bộ Công an phải tức tốc điều tra và đưa ra kết luận về vụ nổ súng này. Trong khi Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, lúc vừa xảy ra vụ việc đã vội vã cho báo giới biết công an sẽ không khởi tố vụ án vì thủ phạm Đỗ Cường Minh đã chết, nhưng nay lại tuyên bố sẽ khởi tố vụ án. Không rõ vì sao có sự đổi ý này.
Phản ứng của công luận sau vụ thảm sát này bị truyền thông nhà nước Việt Nam kết án là “vô lương” vì đã “hả hê” trước cái chết của các quan chức lãnh đạo hàng đầu của đảng và chính quyền tại Yên Bái. Sự lên án này chắc là thể hiện quan điểm của đảng và chính quyền CSVN.
Thế nhưng, theo nhận định của chúng tôi, đúng ra đảng và chính quyền CSVN phải “Tiên trách đảng, hậu trách dân”; và khôn ngoan hơn là nên giữ im lặng.
“Tiên trách đảng” là đảng CSVN hãy tự kiểm điểm để hiểu vì sao nhân dân lại “phản cảm” đến như thế trước cái chết thảm của hai lãnh đạo đảng và chính quyền cao nhất tại địa phương. Phải tự nhìn lại mình để thấy rằng, đây là hệ quả tất nhiên của những chủ trương, chính sách cai trị của đảng CSVN đã tác hại và làm mất niềm tin, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân như thế nào, để giờ đây mọi tai họa xảy đến cho đảng lại trở thành nỗi vui như “mở cờ trong bụng” của nhân dân. Vì đây chính là sự tích lũy những bất mãn và ngày càng làm xấu đi mối quan hệ khởi đầu tốt đẹp của thời kỳ “Đảng ta” còn nằm gai nếm mật đấu tranh giành chính quyền, phải dựa vào sức người, sức của nhân dân. Nhưng sau khi nắm được chính quyền, “Đảng ta” đã quay lưng lại với dân, lộ nguyên hình là một tập đoàn thống trị mới, khởi đi từ sự áp đặt trên cả nước cái gọi là “Chế độ xã hội chủ nghĩa” trái với ý nguyện của nhân dân, với các cán bộ đảng viên CSVN là “giai cấp thống trị mới” nắm độc quyền cai trị sắt máu trong một chế độ độc tài toàn trị cộng sản.
Sau gần nửa thế kỷ, giai cấp thống trị mới này đã dùng bộ máy chuyên chính vô sản (quân đội, công an, tòa án, nhà tù…) trấn áp nhân dân để bảo vệ các đặc quyền, đặc lợi của giai cấp cầm quyền. Hệ quả là mọi tầng lớp nhân dân phải sống nhiều năm dưới chế độ công an trị, bị tước đoạt hầu hết các quyền tự do, dân chủ căn bản, đói nghèo cơm áo. Mãi cho đến trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận, thiết lập quan hệ bình thường với Việt Nam (1995-2016), đời sống nhân dân ta mới dần dần được cải thiện, một số quyền dân chủ, dân sinh mới được đảng và nhà cầm quyền CSVN từng bước trả lại do sự đấu tranh kiên trì của nhân dân.
Nhưng cũng chính nhờ Hoa Kỳ trở lại Việt Nam sau 20 năm chấm dứt cuộc nội chiến Quốc-Cộng (1975-1995) đã cứu nguy chế độ và tạo cơ hội thuận lợi cho đảng CSVN tồn tại nhờ thực hiện chính sách “Mở cửa”, với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa nhưng được gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Chính trong môi trường kinh tế thị trường này, các cán bộ đảng viên đã được tư sản hóa và một số có chức, có quyền đã trở nên giàu có nhanh chóng nhờ tham nhũng, cửa quyền, móc ngoặc, đầu tư trá hình…và trở thành những nhà tư bản Đỏ. Từ thực tế này đã hình thành các phe nhóm lợi ích trong nội bộ đảng CSVN, dẫn đến tranh chấp nội bộ trong cơ chế đảng và bộ máy nhà nước. Đảng CSVN trở thành đấu trường tranh dành, đoạt lợi cho cá nhân và phe nhóm lợi ích. Chính cơ cấu tổ chức và nhân sự lãnh đạo đảng và chính quyền CSVN đã đẻ ra hệ thống tham nhũng để nuôi sống chế độ độc tài đảng trị hiện nay, nên chủ trương chống và diệt tham nhũng cũng chỉ là chiêu bài lừa mị nhân dân mà thôi!
Trong khi đó, quan hệ có lúc “ý đảng, lòng dân là một”, thì thực tế dần dần biến thành “ý đảng luôn phản lòng dân” phát triển thành “mâu thuẫn đối kháng” giữa đảng CSVN và nhân dân. Đây là nguyên nhân sâu xa, dẫn đến hiện tượng phần đông nhân dân bàng quan vô cảm hay tỏ ra vui mừng “hả hê” khi thấy hai quan chức lãnh đạo hàng đầu của đảng và chính quyền tỉnh Yên Bái bị chính một đồng chí có chức có quyền cấp dưới sát hại.
Vụ thảm sát ở Yên Bái chỉ là một trong nhiều vụ việc tương tự đã hoặc sẽ xảy ra trong tương lai ở mức độ khác nhau, dưới hình thức này hay hình thức khác. Hiện nay cơ quan chức năng đã mở cuộc điều tra, chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân đưa đến vụ thảm sát. Nhưng theo cách lý giải trên, kết nối các sự kiện được các quan chức như bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, công bố tại cuộc họp báo chiều ngày 18-8-2016, cũng như từ các nguồn tin khác, vụ việc có thể đã diễn biến như sau:
Vụ việc có thể đã khởi đi từ chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm (nơi ông Đỗ Cường Minh đang làm chi cục trưởng) vào Chi cục phát triển lâm nghiệp (mặc dù bà Trà trong cuộc họp báo khẳng định nguyên nhân vụ nổ súng không phải xuất phát từ công tác nội bộ…). Ông Minh mất chức Chi cục trưởng cùng nghĩa với mất quyền lợi bao lâu nay thủ đắc được từ ngành kiểm lâm là một ngành hàng đầu giúp các quan chức lãnh đạo trở nên giàu có rất nhanh, nhờ cấu kết với lâm tặc ăn chia lợi nhuận từ các vụ cưa xẻ lậu gỗ quý trong rừng. Mặc dầu như bà Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết “tỉnh có chủ trương sáp nhập Chi cục kiểm lâm với một đơn vị khác nhưng chưa có quyết định cụ thể và lãnh đạo tỉnh đã gặp ông Đỗ Cường Minh để “làm công tác tư tưởng”. Hai vị lãnh đạo hàng đầu đảng và chính quyền Yên Bái có thể đã gây áp lực buộc ông Minh phải chấp hành quyết định sáp nhập Chi cục kiểm lâm vào Chi cục phát triển lâm nghiệp với một “đồng chí” khác đứng đầu, nếu không những việc làm khuất tất móc ngoặc với lâm tặc làm giàu bất chính trong quá khứ của Ông Minh sẽ bị phanh phui. Vì phẫn uất trước sự bức bách của những lãnh đạo quyền thế hơn mình và cũng vì lo sợ nếu các hành động phạm pháp trong quá khứ được ô dù cha vợ là cựu bí thư Tỉnh ủy Yên Bái bao che, nay thất thế mà bị phanh phui thì danh vọng, của cải tiêu tan, nên Chi cục trưởng kiểm lâm Đỗ Cường Minh đã chọn cách giải quyết cùng chết với hai lãnh đạo cao nhất của đảng và chính quyền Yên Bái. Và ông đã thực hiện thảm sát ngay trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh khóa XVIII, dự trù sẽ công bố quyết định sát nhập cơ cấu tổ chức và người đứng đầu cơ cấu tổ chức mới, không phải là ông Đỗ Cường Minh.
Ngay sau cuộc thảm sát, có lẽ vì không muốn “bức giây động rừng” hậu quả không tốt cho hàng ngũ tham quan trong tỉnh và ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của đảng, nên người đứng đầu ngành công an địa phương đã vội tuyên bố “sẽ không khởi tố vụ án do thủ phạm Đỗ Cường Minh đã chết…”. Nhưng sau đó, dường như thấy không thể lấy vải thưa che mắt công luận nên giám đốc Công an tỉnh Yên Bái đã nói lại “sẽ khởi vụ án”.
Như vậy thực chất của vụ thảm sát ở Yên Bái chỉ là sự thanh toán nội bộ giữa các cá nhân thuộc các nhóm lợi ích khác nhau trong nội bộ đảng và chính quyền địa phương. Vì thế “đảng ta” không thể trách dân là “vô lương” vì đã “hả hê” trước cái chết của các quan chức lãnh đạo hàng đầu của đảng và chính quyền tại Yên Bái. Có điều, có thể vì “giận mất khôn” chăng, mà đảng và chính quyền đã để cho báo chí nhà nước công bố “phản cảm tiêu cực” này của nhân nhân đối với đảng. Vì làm như thế sẽ có tác dụng phản tuyên truyền, bất lợi cho đảng khi tự ghi nhận và xác định trước công luận quả thực có mối quan hệ tình cảm không tốt đẹp ngày gia tăng cường độ giữa đảng và nước CSVN với nhân dân, đến độ trở thành “mâu thuẫn đối kháng”.

Chúng tôi thiết nghĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cần kiểm điểm rút kinh nghiệm với Ban Tuyên giáo Trung ương để sau này chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền quản lý chặt chẽ hơn nữa hệ thống báo chí nhà nước, tránh đưa ra những phê phán công luận gây phản tác dụng như thế.

Trang