30 tháng 5, 2016

Tương phản chuyến thăm Việt Nam của TT Obama và Chủ tịch TQ

Tác giả: VOA
KD: Lòng dân luôn công bằng. Họ quá hiểu ai thiện chí, ai là kẻ dã tâm. Thứ nữa, họ hiểu đất nước của họ thời hiện đại này cần hợp tác với ai. Vì họ nhận thức được giá trị của một QG văn minh, minh bạch, dân chủ, và họ quá chán ghét bọn sâu mọt tham nhũng, bọn lợi ích nhóm đang tàn phá đất nước.
—————–
Người dân ở Sài Gòn chào đón Tổng thống Obama, ngày 24/5/2016. Ảnh: EPA
Hàng chục nghìn người Việt đổ ra đường chào đón và từ biệt Tổng thống Barack Obama, hoàn toàn trái ngược với cảnh nhiều người dân xuống đường phản đối chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nguyên thủ Mỹ rời Việt Nam hôm qua, 25/5, nhưng dư âm của chuyến thăm được coi là lịch sử này vẫn còn.
Báo chí Việt Nam hôm nay vẫn tiếp tục đăng tải các bài viết liên quan tới ông chủ Nhà Trắng, trong khi trên các trang mạng xã hội, hình ảnh cũng như video về ông Obama vẫn xuất hiện dày đặc.
Ông Phan Tất Thành, một cựu du học sinh tại Trung Quốc, cho VOA Việt Ngữ biết, ông đang điều trị trong bệnh viện, nhưng vẫn cùng các bệnh nhân khác theo dõi kỹ chuyến thăm kéo dài nhiều ngày của Tổng thống Obama.
Ông Thành cho hay thêm rằng sự háo hức chào đón nhà lãnh đạo Mỹ “phản ánh khao khát hướng tới tự do của nhân dân Việt Nam” cũng như hy vọng “Tổng thống Obama và nước Mỹ là một chỗ dựa tin cậy cho Việt Nam trong cuộc chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự chủ của mình”. Ông Thành nói thêm:
“Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục coi Tập Cận Bình, coi đất nước Trung Quốc là đồng minh, nhưng mà người dân Việt Nam thì khác. Người dân Việt Nam không hề công nhận đồng minh đấy. Nhân dân Việt Nam đang ao ước, mong muốn được trở thành một đồng minh thân cận, một đồng minh tin cậy của nước Mỹ. Nhân dân thể hiện hết tình cảm qua việc đón ông Obama lần này, và khác với lần ông Tập Cận Bình sang đây hăm hăm, đe đe. Đảng và chính phủ có nhìn thấy, có nắm được, có hiểu được tình cảm của dân không?”.
Hồi cuối năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Việt Nam hai ngày, và đã được chào đón “trọng thể, với nghi thức cao nhất” với 21 phát đại bác được bắn từ Hoàng thành Thăng Long ở Hà Nội.
Trong khi đó, nhiều người Việt ở Hà Nội và TPHCM đã đổ ra đường để phản đối chuyến thăm của nhà lãnh đạo quốc gia láng giềng, và các hình ảnh trên mạng cho thấy lực lượng an ninh đã mạnh tay với người biểu tình.
Còn khi ông Obama tới Việt Nam tuần này, ước tính hàng chục nghìn người đứng dọc theo các con phố, giương cao cờ Việt – Mỹ, và mang theo các biểu ngữ như “Welcome Obama. We love you,” (Chào mừng ông Obama. Chúng tôi yêu quý ông).
Bản thân nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, trong các bài phát biểu của mình, cho biết ông “xúc động” vì tình cảm của người dân Việt Nam. 
Ông Lê Đình Hà, một cư dân ở Hà Nội, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông cũng xuống đường hòa vào dòng người chào đón Tổng thống Hoa Kỳ để “thể hiện tình cảm đối với cá nhân ông Obama và đối với nước Mỹ”.
Nhà hoạt động xã hội này nói thêm rằng ông Obama mang tới “giấc mơ Mỹ” cũng như “các giá trị tự do và dân chủ”.
Ứng cử viên quốc hội độc lập này nói tiếp rằng chính những động thái của Trung Quốc ở biển Đông khiến cho người dân ngày muốn xích lại quốc gia cựu thù Hoa Kỳ. Ông nói tiếp:
“Ý đảng và lòng dân đang lệch nhau. Trong mối quan hệ với Trung Quốc, người dân rất là ghét, nhưng chính quyền Việt Nam lại coi như là mối tình đồng chí môi hở, răng lạnh, anh em, trên dưới có nhau. Với Hoa Kỳ, trong tất cả các trường đại học tại Việt Nam, khi học về giáo dục quốc phòng, vẫn giao giảng rằng chủ nghĩa đế quốc thế nọ, thế kia và Mỹ luôn luôn có âm mưu đối với Việt Nam. Trong khi người dân vô cùng yêu quý đất nước Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm này, ông Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Đó là một động thái vô cùng tích cực, đáng được hoan nghênh, bởi vì Việt Nam thiếu các phương tiện cần thiết để bảo vệ chủ quyền ở ngoài biển Đông cũng như không phận trên đất liền.”
Trên trang Facebook cá nhân, tổng biên tập một tờ báo của Việt Nam viết rằng ông Obama “đã chạm đến trái tim của người Việt” và rằng “ta bỗng nhận ra, đã bao lâu rồi tự đáy lòng ta khát khao một người bạn thành đạt, mạnh mẽ và chính trực, để ta không phải thân cô đối phó với giang hồ…”
Nguồn: TTXVH

Đức độ thu phục lòng người của Gia Cát Lượng

Thừa tướng nước Thục là Gia Cát Lượng không chỉ là người có tài mưu lược, tiên đoán mọi việc như thần, mà tư cách đạo đức cũng không bị phai mờ theo lịch sử.
Ảnh: Epoch Times
Ảnh: Epoch Times
Vào cuối thời Đông Hán, đất Trung Hoa bị chia làm 3 nước: Ngụy, Thục và Ngô. Vua nước Thục là Lưu Bị trước lúc băng hà đã để lại di chúc căn dặn Thừa tướng Gia Cát Lượng phải đánh chiếm miền Bắc và phục hưng nước Hán.
Vào lúc ấy, thống lĩnh của quân miền Nam là Mạnh Hoạch đem đại binh xâm lấn nước Thục. Gia Cát Lượng lập tức điểm quân đi đánh giặc.
Khi quân đội tiến vào lãnh thổ phía Nam và giao chiến với đạo quân của Mạnh Hoạch, Gia Cát Lượng dùng mưu giả thua bỏ chạy. Mạnh Hoạch dẫn quân đuổi theo, kết quả rơi vào mai phục của Gia Cát Lượng. Quân miền Nam bại trận bỏ chạy tứ tán, Mạnh Hoạch bị bắt sống.
Mạnh Hoạch bị áp giải đến đại bản doanh của Gia Cát Lượng. Ông ta nghĩ thầm: Lần này ta chết chắc rồi. Nhưng ngạc nhiên thay, Gia Cát Lượng lệnh cho lính cởi trói và ân cần khuyên bảo ông đầu hàng. Mạnh Hoạch không chịu, nói:“Thắng bại là chuyện thường của binh gia. Ta đã không cẩn thận trúng kế của ngươi, như thế làm sao tâm phục được?”.
Gia Cát Lượng không ép buộc ông ta. Thay vào đó lại cùng với Mạnh Hoạch cưỡi ngựa vòng quanh các trại lính của mình. Ông hỏi Mạnh Hoạch: “Ông xem quân đội của ta thế nào?”. Mạnh Hoạch kiêu ngạo trả lời: “Trước kia ta không biết rõ các ngươi, cho nên thất bại. Hôm nay ngươi để cho ta nhìn thấy trận thế của các ngươi, ta xem bất quá cũng chỉ là như thế thôi. Trận thế như vậy, muốn đánh doanh trại các ngươi cũng không khó gì”. Gia Cát Lượng cười to và nói:“Vậy hãy mau mau trở về và chuẩn bị cho tốt, lần sau chúng ta sẽ đánh lại vậy”.
Sau khi được thả, Mạnh Hoạch chuẩn bị quân đội và lần nữa đánh nhau với quân Thục, nhưng ông ta là người hữu dũng vô mưu, làm sao sánh nổi với Gia Cát Lượng. Một lần nữa ông ta lại bị bắt. Tuy vậy, Mạnh Hoạch vẫn không chịu đầu hàng. Gia Cát Lượng lại thả ông ta ra.
Quan binh nước Thục đều không hiểu gì cả. Sao lại có thể thả kẻ thù ra dễ dàng như vậy được? Gia Cát Lượng tự đã có chủ ý: “Nếu muốn biên giới phía Nam nước Thục được thái bình dài lâu, thì lấy Đức thu phục mới có thể thật sự làm cho người ta tâm phục. Nếu dùng vũ lực mà áp chế thì tương lai lại dễ sinh chuyện”. Quan lại thảy đều khâm phục tầm nhìn của ông.
Khi Mạnh Hoạch trở về, người em trai là Mạnh Ưu hiến kế cho anh. Lúc nửa đêm, Mạnh Ưu cầm một đạo quân đến doanh trại quân Hán và giả vờ đầu hàng. Mặc dù biết rõ ý đồ của ông ta từ đầu, Gia Cát Lượng vẫn thưởng cho binh lính của ông ta rất nhiều rượu ngon. Kết quả là, quân của Mạnh Ưu đều uống say bí tỉ cả. Lúc đó, Mạnh Hoạch theo kế hoạch cầm quân tới đánh nhưng không ngờ lại tự chui vào lưới, lại bị bắt. Tuy nhiên, ông ta nhất định vẫn không chịu phục. Gia Cát Lượng lần thứ ba thả hổ về rừng.
Trở về đại bản doanh, Mạnh Hoạch lập tức chỉnh đốn quân đội, chờ thời cơ phát binh. Một ngày đột nhiên có thám tử về báo:“Gia Cát Lượng đang một mình đi quan sát trận tiền”. Mạnh Hoạch rất mừng rỡ lập tức dẫn người đi bắt Gia Cát Lượng. Không ngờ lần này lại trúng kế và bị bắt lần thứ tư. Biết Mạnh Hoạch vẫn chưa chịu tâm phục, Gia Cát Lượng lại thả ông ta ra.
Một viên đại tướng dưới trướng Mạnh Hoạch là Dương Phong, vốn đi theo Mạnh Hoạch, trải qua mấy lần bị bắt mấy lần được thả, trong lòng mười phần khâm phục tài trí và lòng độ lượng của Gia Cát Khổng Minh. Để trả ơn, ông ta và vợ mình chuốc rượu Mạnh Hoạch cho say và bắt trói dẫn đến doanh trại quân Hán. Mạnh Hoạch bị bắt lần thứ năm nhưng vẫn không chịu phục và bảo rằng đó là vì ông ta bị tiểu nhân phản bội. Gia Cát Lượng thế là lại thả ông ta ra lần thứ năm, bảo ông ta lại chuẩn bị đánh nữa.
Lần ấy trở về, Mạnh Hoạch không dám tự ý, bèn nhập quân với Mộc Lộc đại vương. Doanh trại của tướng Mộc Lộc cực kỳ biệt lập. Gia Cát Lượng cầm quân, vượt nhiều khó khăn mới đến được đó. Tuy nhiên, quân miền Nam dùng dã thú để tham chiến. Kết quả là quân Hán bại trận. Trở về doanh, Gia Cát Lượng tạo ra những con thú giả to lớn hơn đám thú thật kia nhiều lần. Khi tái chiến với quân của tướng Mộc Lộc, bầy thú thật sợ hãi khi trông thấy những con thú giả, không dám tham chiến nữa. Lần ấy quân Hán thắng trận và Mạnh Hoạch lại bị bắt. Mặc dù Mạnh Hoạch vẫn không chịu phục, nhưng lần này không có gì để biện hộ nữa. Gia Cát Lượng vẫn thả ông ta về.
Mạnh Hoạch vừa được thả ra, đã lại nhập bọn với nước Ô Qua. Vua nước Ô Qua là Ngột Đột Cốt có một quân đội hùng mạnh thiện chiến. Đội quân này được trang bị bộ giáp nhẹ mà đao thương bất nhập, gọi là “Đằng giáp quân”. Gia Cát Lượng sớm đã có chuẩn bị rồi, vì thế lần này dùng hỏa công đánh bại Đằng giáp quân của nước Ô Qua. Mạnh Hoạch bị bắt lần thứ bảy, quỳ trước trướng. Gia Cát Lượng lệnh cởi trói cho ông ta, sai người đem thả tại trướng khác và thết đãi ông ta cùng thuộc hạ tại đó.
Mạnh Hoạch đang ăn uống cùng huynh đệ và thê tử thì một người vào trướng báo với ông ta:“Thừa tướng xấu hổ, không dám gặp Ngài. Thừa tướng đặc biệt lệnh cho tôi thả Ngài trở về chiêu mộ nhân mã để quyết phân thắng bại. Bây giờ Ngài có thể trở về”.
Mạnh Hoạch rơi nước mắt mà nói: “Chưa từng thấy ai bị bắt 7 lần đều được thả cả 7 lần. Dù là người nước nhỏ, nhưng tôi cũng biết chút ít lễ nghĩa. Làm sao tôi có thể vô liêm sỷ như thế được?”. Vì vậy lệnh cho thuộc hạ thảy cùng quỳ dưới trướng, nói lời tạ lỗi: “Thừa tướng có uy của Trời. Chúng tôi sẽ không trở lại nữa!”. Gia Cát Lượng mời Mạnh Hoạch dự đại yến tiệc. Ông trả tất cả những vùng đất chinh phạt được cho Mạnh Hoạch. Mạnh Hoạch và thuộc tướng đều rất biết ơn và vui vẻ đi về. Mạnh Hoạch trở về còn thuyết phục các bộ lạc khác toàn bộ cùng đầu hàng hết.
Chúng tướng hỏi Gia Cát Lượng: “Giờ đây ta đã chinh phạt được miền Nam. Ta có nên gửi quan binh đến đó để cai trị không?”.
Gia Cát Lượng nói: “Nếu ta phái quan lại tới thì cũng phải để lại binh sỹ. Đó không chỉ là lãng phí nhân lực, quân lương, mà trọng yếu là dễ khiến lòng người không tin tưởng lẫn nhau. Chúng ta để các bộ lạc tự mình quản lý, người Hán và các bộ lạc đều bình an vô sự, chẳng phải là rất tốt sao?”. Mọi người đều cho rằng phải.
Gia Cát Lượng khao quân xong, chuẩn bị trở về nước Thục. Mạnh Hoạch dẫn toàn bộ thuộc tướng và thủ lĩnh các bộ tộc đi hộ tống ông suốt chặng đường về Vĩnh Xương. Gia Cát Lượng dặn dò Mạnh Hoạch cần phải chăm lo cho dân chúng, chớ để lỡ mất vụ mùa, nói xong trở về, bọn người Mạnh Hoạch khóc mà bái biệt. Suốt đường về, Gia Cát Lượng đem hạt giống và nông cụ tặng cho nông dân. Người dân miền Nam hết sức biết ơn. Họ xây đền thờ ông, bốn mùa thờ cúng, tôn kính ông như người cha nhân từ. Họ cũng cung cấp thuốc men, canh ngưu chiến mã, cùng các đồ quân dụng.
Nhiều năm sau, Gia Cát Lượng qua đời. Vua nước Tấn là Tấn Vũ Đế, Tư Mã Viêm, thống nhất tam quốc, đem chủ nước Thục là Lưu Thiện đến thành Lạc Dương. Mạnh Hoạch vẫn cảm ân đức của Gia Cát Lượng, cho nên mỗi năm vào ngày lập hạ đều dẫn thân binh hộ vệ đến trước thành Lạc Dương để được nhìn thấy Lưu Thiện. Mạnh Hoạch cũng khẩn cầu Đế vương đối đãi tốt với Lưu Thiện và người dân nước Thục, khiến Tấn Vũ Đế hết sức cảm động.
Gia Cát Lượng bằng trí tuệ và đức nhẫn nại phi thường đối với Mạnh Hoạch bảy lần bắt, bảy lần thả, cuối cùng khiến cho ông ta tâm phục khẩu phục. Bởi vậy có thể thấy được, từ cổ chí kim các bậc Đại trí đều lấy đức mà thu phục người khác. Người ta phải là người nhân từ trước khi làm nên việc gì. Đó cũng là nguyên tắc chung cho những người quan viên, trước tiên phải kiến lập Uy đức; trị quốc an dân thì phải có chính tâm chính khí, phụng sự việc công không một chút tư tâm, như vậy mới có thể khiến nhân tâm quy phục, thiên hạ thái bình. Kẻ dùng bạo lực nhất thời có thể trấn áp người ta, nhưng không thể tồn tại lâu dài, khiến thế nhân cuối cùng sinh tâm oán giận.
Zhi Zhen

CON NGƯỜI - NHÂN CÁCH TỪ GÓC NHÌN MINH TRIẾT


* NGUYỄN KHẮC MAI
Ba vấn đề tôi sẽ trình bày hôm nay là: minh triết Việt nói gì về con người và nhân cách; nội hàm của minh triết Việt về con người; và một số vấn đề thực tiễn.
Đạo làm người Việt Nam cần có sự nối tiếp truyền thống và hiện đại, xây dựng một cái nhìn về đạo làm người nhưng phải nối tiếp truyền thống và hiện đại, do đó những vấn đề được đề cập rất phù hợp và có thể phục vụ đề tài thảo luận về hệ giá trị.
Minh triết Việt nói gì về con người và nhân cách ?
Xin nói ngay, đây không phải là một khám phá gì mới mẻ, mà là tìm ra một điều quý giá. Nó được cất giấu, cũng như nhiều điều quý giá khác trong lịch sử, nếu biết “đào ra” đúng hướng sẽ tìm thấy.
Nói về con người, thì trong tư tưởng triết lý đã thành văn của người Việt có hai câu ở Tham Đồ Hiễn Quyết, một bài thiền học của nhà sư Viên Chiếu đầu đời Lý. Cụ quê ở Thanh Trì, được đánh giá như một bậc trí đức đầu đời Lý. Người ta nói rằng, khi cụ ra Thăng Long thì đệ tử của cụ là ba nghìn[1], trong đó có vua, triều thần, trí thức. Điều đó cho thấy, đức cao trí lớn của sư Viên Chiếu. Cụ để lại một tác phẩm tên là Tham Đồ Hiễn Quyết, có giá trị triết lý Việt rất đáng chú ý. Tham Đồ Hiễn Quyết, gồm những công án thiền được trình bày theo lối đối đáp, nghĩa là có người đưa ra câu hỏi thì lập tức trả lời. Trong đó, có câu hỏi: “Thế nhân giai nhẫm ốc, lậu nhân hà sở tại” Nghĩa đen là: “Người đời đều thuê, mượn nhà/ Người “dột” ở vào đâu?”. Có thể hiểu, người đời ai cũng đi thuê, đi mướn nhà để ở, hoặc che tạm nhà để ở,khi nhà dột có thể che chắn ở tạm. Nhưng “lậu nhân” nghĩa là con người “dột”, ý là cái cá nhân “dột”, cái nhân cách “dột”, thì con người trú vào đâu? Mình trú vào đâu trong con người “dột”? Con người “dột”, có cái “dột” về thể chất: tàn tật, bệnh tật. Có cái “dột” về tâm hồn, có cái “dột” về trí tuệ, có cái “dột” về đạo đức. Thế thì con người thật trú vào đâu được khi thân xác hoặc tinh thần bị “dột”? Đây là nói về con người - nhân cách, rất cá nhân, cá thể. Một nghìn năm trước cha ông mình đã đặt vấn đề như vậy,  thế mà, không hề có một luận thuyết nào giải bày. Đáng lẽ câu hỏi này phải dẫn đến một loạt những công trình lớn, tiếc là đã không có ai làm hay không làm được.
Đây là vấn đề lớn về triết lý, được nói rất cô đọng, lẽ ra phải giải đáp nó là thế nào. Và vì sao cái này là vấn đề? Một vấn đề không phải thuần lý mà có cả chiều sâu của tâm linh, của tâm thức. Chắc phải như thế thì cái triết lý này mới xuất hiện. Nếu mà thuần lý tính thì không chắc gì có thể xuất hiện được kể cả sau này. Với các bậc vĩ đại như Einteins thì có cái thuần lý tức là về tri thức, bên cạnh đó lại có cả cái tâm thức. Cái tri thức được dồn nén không biết bao nhiêu đời vào cá nhân các vị ấy và có cả vấn đề tâm thức, tâm linh mà hiện nay người ta gọi là “thông tin vũ trụ”. Cái tri thức vũ trụ ấy tự nhiên áp vào người này người kia và họ nêu ra được những chân lý lớn, rất lớn.
Câu hỏi do nhà sư Viên Chiểu nêu ra, nếu mà nói thuần lý thì như vậy. Con người bị “dột”, “dột” về thể xác, về tinh thần, về tâm hồn và hành vi đạo đức thì cá nhân mình trú vào đâu? Nhưng vấn đề là, con người ở đây không những được hiểu là con người hiện thực mà còn có thể hiểu là con người lý tưởng, tức là con người thực sự là người, con người từng bước vươn tới thành người, làm người.
Nền giáo dục của mình ngày xưa có các định hướng, trong đó có các định hướng rất tốt là làm sao cho con người tận kỳ tính, phát triển nhân cách đến tận cùng cái tính chất người - về trí tuệ, về tinh thần, về đạo đức, về quan hệ. Quan hệ con người trong xã hội, quan hệ con người với trời đất, quan hệ con người với triều đình. Nó đặt ra vấn đề lớn: tận kỳ tính- cố gắng làm cho con người phát triển đến tận cùng cái tính chất người, cái tính cách người của nó.
Đến giáo dục thời Pháp, bao gồm năng lực, trí lực của phương Tây cộng với năng lực, trí lực của trí thức người Việt có tư tưởng, tư duy Á Đông. Nó phối hợp được hai cái này do đó từ đầu thế kỉ 20 đã tạo ra những con người Việt Nam có tầm vóc cao. Sau này, hai chục năm, nhà trường ở miền Nam tiếp tục hội nhập với thế giới phương Tây, với giá trị Việt, với giá trị Á Đông. Rất cần nghiên cứu về giai đoạn này, mình chưa nghiên cứu mà cứ bỏ hết là sai. Nền giáo dục cần tiếp nhận được cả nhân loại đồng thời bảo tồn giá trị Á Đông và giá trị Việt cho con người. Nếu “lùn” về văn hóa Việt, đặc biệt là trống rỗng về đạo lý Việt, không biết gì về tư tưởng của cha ông, thì đó là cái khốn khổ. “Thế nhân giai nhẫm ốc, Lậu nhân hà sở tại” đặt ra hàng loạt vấn đề mà mình phải tính đến.
Có một điều cần phải suy nghĩ là, tại sao đầu đời Lý lại xuất hiện triết lý này? Trí tuệ đóng góp thế nào? Tâm thức đóng góp thế nào? Tâm linh đóng góp như thế nào? Theo tôi, đầu đời Lý có vấn đề là, sau khoảng năm chục năm, ba triều Ngô, Đinh và Tiền Lê, tập trung vào việc quy tụ các sứ quân để thành một quốc gia, rồi đánh ngoại xâm để giữ nền độc lập vừa mới ra đời, nên chưa có điều kiện làm được nhiều về các mặt khác. Đến đầu đời Lý, tâm thức dân tộc Đại Cồ Việt bắt đầu thấm vào vua quan, vào xã hội, tự nhiên cụ thiền sư Viên Chiếu ngộ ra vấn đề con người. Nhờ cái này mà đầu đời Lý đã để lại lý tưởng nhân văn cao đẹp. Trong lịch sử Việt Nam không có triều đại nào nghĩ về con người với tư tưởng nhân văn, tạo thành năng lực tự nhiên, như đời Lý. Vua ngồi trong cung, đốt lửa để sưởi cũng vẫn rét, thấy công chúa cũng run cầm cập, nhưng phản xạ đầu tiên của vua là, người tù sống thế nào trong cái rét lạnh này.[2] Tư tưởng nhân văn của nhà Lý là như vậy. Mình không tiếp nhận được nên làm hỏng tư tưởng này.
Nếu nhìn chiều sâu thì thấy có vấn đề. Không rõ các nhà quản lý  giáo dục biết gì về lịch sử, về tư tưởng, về văn hóa, về văn minh Việt, về những giá trị mà nó để lại? Đầu đời Lý có sự thôi thúc về bản năng sinh tồn Đại Cồ Việt. Chính từ cái thôi thúc tâm linh, tâm thức ấy ở trong bậc thiền học, một con người trí tuệ cao, mà nảy sinh ra vấn đề “lậu nhân” này.
Đáp lại câu hỏi trên, cụ Viên Chiếu trả lời: “Kim ô kiêm ngọc thố/ Doanh trắc mạn lao phân” Nghĩa là: “Mặt trời cùng với mặt trăng/ Đầy vơi nào đã  biết chăng thế   thế nào”. Đó là cảm quan vũ trụ về con người, bằng nhận thức nhân sinh là không đủ. Triết lý về con người ở nền giáo dục của chúng ta hiện nay chưa đủ cao để vươn tới cái tầm mà người xưa gọi là Đại Cồ - làm cho nó lớn, nó đàng hoàng. Đàng hoàng là tử tế, hẳn hoi, đúng đắn, là đâu vào đấy, chu đáo từng chi tiết một. Đây là vấn đề rất lớn về triết lý con người.
Chữ “lậu” cũng có phần xuất phát từ Phật giáo. Vì đây là thiền sư nói nên mình phải hiểu thêm. “Lậu” liên quan đến khái niệm Astrava. “Lậu” nghĩa là thấm, “dột”, tiết ra. Cái nghĩa lậu của nhà Phật là cái tham - sân - si, cái xấu của con người như là phiền não của con người chảy qua tai, qua mắt, qua mũi, qua miệng, qua tiếp xúc… Mắt nhìn những cái hư hỏng, tai thích nghe những lời nịnh hót, mũi thì thích ngửi những đồ ăn ngon. Cho nên phải tu để làm sao ngăn chặn cái “dột” này, không cho nó tuôn ra. Phải thay cái lậu này, bằng cái nhân minh lậu, chảy ra/ tiết ra cái nhân minh,cái chân cái thịên cái mỹ.
Đặt vấn đề làm sao khỏi “dột” và làm sao đạt tới tính người là vấn đề lớn. Hiện nay trong lịch sử triết học, người ta đặt ra con người phải có mấy bậc, bậc thú đã vượt qua rồi để thành người. Còn phải cố gắng đạt đến tận kỳ tính - giá trị hoàn chỉnh về tính người. Tây Phương cũng như Đông Phương, đều chủ trương con người cần đạt đến giá trị hoàn chỉnh về tính người, đều có nguyện vọng nâng con người lên thành bậc thánh. Cách đặt vấn đề này có lý, vì nếu trong những con người tốt như thế này mà không có thánh thì không ai hướng dẫn. Nhu cầu “thánh” xuất hiện mỗi khi con người thăng hoa phát triển nhưng không chỉ dừng lại ở “thánh” mà con người phải đạt đến thành “thần” - năng lực siêu nhiên, hài hòa với vũ trụ. Trong lịch sử của ta, rất nhiều người được phong thần. Nghiên cứu những nhân vật được phong thần này, đều là những con người tuyệt vời, xuất sắc trong lịch sử Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà bây giờ có rất nhiều đền miếu để thờ những vị thánh, vị thần này. Mình cứ tưởng đó là mê tín, cho đó là mê tín dị đoan, thế là đập phá lung tung.
Đây là vấn đề, khi nói về con người để làm sao khỏi “dột” thì người ta đặt nó trong một chuỗi hệ thống. Con người không “dột” tức là con người tận kỳ tính - con người phát triển. Marx nói phát triển “tận thiện” và nói một cách chính trị là phát triển tự do cá nhân để có tự do xã hội. Theo Marx, phát triển tận thiện con người có nghĩa là phát triển cái tự do cá nhân. Mà tự do cá nhân không phải là theo cách hiểu của mình, tự do làm lung tung. Tự do theo đúng nghĩa của nó thì rất đẹp, rất lớn. Đấy là điều kiện cho con người phát triển theo nhân cách, theo nhân tính, theo nguyện ước của nó và đặc biệt là theo khả năng gọi là tâm thức của nó, nghĩa là theo những định hướng tự nhiên có sẵn. Với tư tưởng này thì cụ Nguyễn Trãi đã nêu lên vấn đề cực lớn cho sự phát triển . Cụ nói: “Sinh đời thái bình ai cũng được ở yên, gặp thưở thánh minh ai cũng được thỏa sống”. Thưở “thánh minh” tức là thuở chính trị, đạo đức, kinh tế phát triển hài hòa tốt đẹp. Đường lối cai trị văn minh, dân chủ, khoa học, văn hóa. Ai cũng được thỏa sống theo mình. Và như thế tức là con người được đặt ra trong một môi trường chính trị, xã hội, kinh tế rất nhân văn thì mới được “ở yên”, đời mới được thái bình. Thái bình tức là yên ổn. Thịnh trị tức là giàu sang. Sống ở trong cái đời mà phát triển như thế thì ai cũng được yên ổn. Đấy là những triết lý liên quan đến con người Việt Nam, của Việt Nam. Cần đem triết lý này mà suy nghĩ và tính toán cho con người.
Trở lại câu trả lời của cụ Viên Chiểu, “Vầng trăng kia với mặt trời, Hoài công mà tính đầy vơi thế nào.” Trả lời như vậy có ý nghĩa gì không?Có hai tầng ý nghĩa.Tầng thấp, hiểu trên bề mặt, là :’ối dào, mặt trăng, mặt trời còn khi tròn khi khuyết nữa là con người” Theo tôi, ngụ ý ở đây là, vấn đề lậu nhân - con người “dột” thì phải giải quyết theo cảm quan vũ trụ. Đây là một gợi ý lớn, phải xem xét vấn đề con người, ở tầm vũ trụ.Chỉ đặt con người ở tầm nhân sinh,không thể giải quyết được! Ở tầm vũ trụ thì phải nghiên cứu tâm linh, nghiên cứu tôn giáo của con người[3].
Nhân nói về con người, và cái “dột” của con người, cũng cần nghĩ đến các dân tộc. Có những dân tộc chỉ cần 30 - 50 năm từ nghèo nàn và lạc hậu thành giàu có và văn minh. Trước đây, trong thế giới cũ như Việt Nam, cần cả nghìn năm. Nhưng thời hiện đại, từ giữa thế kỷ XX, đã có sự thay đổi, thì chỉ cần khoảng 30 - 50 năm. Nhìn vào nước Nhật là thấy rõ nhất. Từ một quốc gia phát xít trở thành một quốc gia dân chủ, có nền kinh tế đứng vào hàng thứ hai, thứ ba trên thế giới. Bây giờ bất cứ sản phẩm nào của Nhật đều tốt bền, vậy mà họ vẫn luôn thay đổi từ cái tốt này sang cái tốt khác. Năm 1945 nước Nhật thua trận, bị phá sản, nền văn minh cũ bị hỏng. Trong vòng 50 năm, họ đã phát triển, đặc biệt nhân cách con người cực đẹp. Vì thế, vấn đề là phải lo cái “lậu nhân” của những người có trách nhiệm quản lý, quản trị xã hội. Hiện nay, chỉ chăm lo cho người trẻ là chưa đủ mà phải chăm lo “cái lậu”, “cái dột” của những người quản lý, quản trị xã hội, của công chức, của trí thức, của doanh nhân. Vì thế tôi đề nghị cần xây dựng 3 con người mới, 3 cột trụ mới của xã hội Việt:
Một là, trí thức hiện tài. Đây không phải là loại trí thức rởm. Trí thức mà không dám phân tích đúng sai, không để tâm đến cái được và chưa được trong xã hội thì không phải là trí thức. Trí thức “dột” là rất nguy hiểm. Đã “dột” lại xạo, lại đánh tráo khái niệm để đánh lừa thì rất nguy hiểm. Phải chăm lo khắc phục cái “dột” cho trí thức để có trí thức hiện tài.
Hai là, doanh nhân cấp tiến. Đây không phải là loại ăn cắp, ăn cướp, gian lận mà giàu có. Hiện nay, có một bộ phận doanh nhân làm giàu bằng ăn cướp của dân, ăn cắp của nhà nước. Đặc biệt là ăn cướp và ăn cắp đất. Tự nhiên mảnh đất của ông, tôi tìm cách thế nào đó để cưỡng đoạt, từ 1 của ông chuyển sang tôi thành giá trị 100. Một cách ăn cướp kì quặc như vậy mà vẫn tồn tại.Cho nên phải có doanh nhân cấp tiến.
Ba là, chính khách nhân văn. Đây là những người quản lý, quản trị xã hội  hành xử một cách nhân văn. Mà nhân văn không chỉ có ý nghĩa là dễ thương. Ở đây, “văn” có ý nghĩa là có trí tuệ, biết làm việc một cách khoa học. Còn “nhân” là có đạo đức con người.
Tôi gọi đó là tam bảo mới, 3 cột trụ mới chống cho ngôi nhà Việt Nam. Nếu muốn sống trong ngôi nhà Việt Nam này thì phải lo cái “dột” cho những người này, phải chỉ ra chỗ “dột” của trí thức, của doanh nhân, của chính khách.
Nội hàm của minh triết Việt về con người
Phẩm chất và nội hàm của minh triết về con người là cái gì? Hôm nay tôi chỉ nói đến nhân chủ. Khái niệm nhân chủ của thế giới phong kiến là chủ của con người, tức là nhà vua, chủ của con người trong đất nước. Đấy là nghĩa cũ. Nghĩa mới, nhân chủ tức là con người chủ nhân đông đảo trong xã hội. Ngày xưa người ta cũng có cái hiểu như thế nhưng bị ý trên lấn ép, tức là nói nhân chủ là nhà vua. Và họ có yêu cầu đã là nhân chủ, nghĩa là người chủ của quốc gia dân tộc, thì phải thế nào cho xứng. Nhưng bây giờ trong thế giới mà mình đang sống, thì nhân chủ là cái chủ thể con người trong xã hội, tức là nói  về con người - người dân nói chung trong xã hội. Vậy mình đặt vấn đề như thế nào đây?
Khi nói đến nhân chủ, tức con người chủ thể của xã hội, là nói đến các bước phát triển khi so sánh với ba ngôi theo quan niệm của Việt Nam xưa. Trời là một ngôi, tức là ngôi vũ trụ, đất (thiên nhiên) là một ngôi, và con người là một ngôi. Nên người ta gọi là Thiên, Địa, Nhân. Ba ngôi này cần phải sáng như nhau, tiếc rằng cái quan niệm nhân chủ lại rất mờ nhạt trong nền giáo dục Việt Nam.[4]
Trong nhà trường, người ta khai thác ý đầu, tức là có một ông chủ của các em, của chúng sinh để mà giáo dục, coi chúng sinh này là cấp dưới của ông chủ. Đây là một cái dở của nền giáo dục  Kể cả quan niệm hiện đại, ở nơi này nơi khác coi con người như là một công cụ, một sự phân công, thì quan niệm như thế cũng là hỏng, là sai lầm. Mình phải đảo lại quan niệm ấy, phải coi con người là chủ thể và phải làm cho nó khi thở thì nó cũng là một chủ thể của hành động thở. Ngay trong phân công lao động kĩ thuật mới thì cũng phải làm như thế. Do đó con người được định hướng, giúp đỡ, tạo dựng. Không biết triết học phương Tây giải quyết như thế nào, nhưng trong thực tế nó thể hiện được cái này. Cho nên đa số thanh niên trong xã hội yên tâm, không cần phải đi tìm cách trở thành quan chức, thành công chức mà vớ vẩn đến bất trị.
Bây giờ có hiện tượng lo lót để trở thành một giáo viên mẫu giáo, hoặc giáo viên tiểu học phải mất 100 - 200 triệu. Không biết bao giờ sẽ hòa vốn, nhưng vẫn phải chạy theo là vì sao? Là vì cái danh làm trong nhà nước bị cường điệu. Cũng vì cái danh làm trong nhà nước bị cường điệu mà có chuyện  500.000 cử nhân và kĩ sư thất nghiệp. Tâm lý muốn đi học đại học để vào một vị trí đang phổ biến. Nó khác với xã hội phương Tây, khi ra đời không cần những hình thức này.
Khái niệm nhân chủ là một khái niệm lớn trong minh triết về con người của Việt Nam. Rất cần hiểu xưa thế nào, nay thế nào, làm rõ như thế nào thì mới chuyển hóa được giáo dục của mình, rồi từ đó chăm lo cho học sinh nội dung này, nội dung kia.
Vấn đề nhân chủ hiện nay thực chất là vấn đề mà mình gọi là nhân quyền. Nhân quyền là nói theo phương Tây. Á Đông và Việt Nam thì nói con người là nhân chủ. Thế đứng của con người là như thế. Nhân quyền, hiểu sâu và cụ thể là đạo lý, đạo nghĩa. Cần phải kết hợp đạo nghĩa với luật lệ. Hai cái phải phối hợp lại trong cái quan niệm về nhân chủ và về con người Việt Nam. Nếu giải đáp được vấn đề này thì đó là những tầng bậc cần bước lên để biến đổi chất lượng xã hội và chất lượng con người. Tất nhiên phải qua kinh tế, qua xã hội, qua vấn đề chính trị để giải quyết vấn đề này.
Về vấn đề nhân chủ thì các học thuyết cổ điển của phương Đông, của phương Tây đều có câu trả lời, nêu ra cái tầm và vị thế của con người ở trong xã hội. Trong đó, cả triết học phương Đông và triết học phương Tây đều nhìn thấy hai mặt của con người. Vừa có khả năng thánh thiện để thành thần thánh, nhưng cũng đầy chất ma quỷ, đầy lỗ hổng. Đặc biệt, như Socrates hay Khổng Tử, đều nói “Tôi không biết gì hết đâu”, thừa nhận cái kém, cái bất toàn của con người. Ngày nay nền giáo dục không biết thừa nhận cái bất toàn của con người. Đặc biệt là học thuyết của ta gần như vô tâm, vô minh với lĩnh vực con người. Thế nào là con người? Thế nào là người dân? Thế nào là cái thánh thiện của họ? Thế nào là cái bất toàn của họ?
Có một câu trả lời rất minh triết của Việt Nam đầu thế kỉ 20, rất tiếc hệ thống giáo dục mới, văn hóa mới gần như không biết tới, . Đó là triết lý được đúc kết hết sức tài tình của các cụ Đông Kinh Nghĩa Thục. Đây cũng là vấn đề vừa trí, vừa tâm, vừa thức trong những con người kiểu như Lương Văn Can. Khi Pháp xóa sổ Đông Kinh Nghĩa Thục, trường còn nợ 7.000 đồng Đông Dương. Cụ Lương về xui bán nhà để trả nợ, hồi bấy giờ 1 đồng Đông Dương đong được gần 2 tạ gạo. Phải có những con người vô ngã như vậy, cho nên tự nhiên tiếp nhận được bao nhiêu cái hay cái đẹp của nhân loại vào nó, còn nếu trong đầu óc mà đầy quyền lợi, đầy tham vọng thì cái hay, cái đẹp bị chọi ra. Đây là cả một vấn đề.
Đông Kinh Nghĩa Thục trả lời như thế này về con người: “Á Âu chung lại một lò. Đúc nên nhân cách mới cho là người”. Phải đúc trong cái lò luyện này thành ra một thực thể mới, không phải là gá lắp. Giáo dục của ta mới là dán nhãn. Dán nhãn lên trán tức là áp đặt một cái bề ngoài, không thành bản thể con người. Còn các cụ Đông Kinh Nghĩa Thục gọi là “đúc”, là nhào nặn. Nhà nước, gia đình, xã hội và tự nó nhào nặn để nó hình thành cái nhân cách cho nó, của nó. Chữ “Đúc” này là vấn đề rất lớn, truyền giảng như thế nào để học sinh thấy được nếu tự nó không “đúc” thì  chỉ là dán nhãn thôi. Phải làm sao để chuyển hóa, mà phải tự nó chuyển hóa, tự nó nung đốt tạo thành phẩm chất mới, là việc nó phải tự làm. Đó là vấn đề giáo dục phẩm chất con người hiện nay.
Vì thế cho nên có câu chuyện về con người có hai mặt: “thị” và “phi”. “Thị” là đúng đến vô cùng, “phi” là sai cũng vô cùng. Hai cái này chuyển hóa, có cái “thị” lại hóa ra rất sai ví dụ như vấn đề chủ nghĩa cá nhân. Mình tưởng chống chủ nghĩa cá nhân là đúng, hóa ra là sai, là không Marx. Theo Marx, cần tạo ra nhân cách tự do để cho con người tận thiện. Cố gắng tạo ra tận thiện cái mức sống để mở ra tận thiện về phát triển nhân cách.
Năm tôi 12 tuổi mới vào đầu trung học, tức là secondaire, 5 đứa bàn với nhau “Theo Việt Minh hay theo Cộng Sản?” Thế hệ mình 12, 13 tuổi đã biết đặt vấn đề Việt Minh hay Cộng Sản, lớn vô cùng. Ngày nay, trẻ em lên mạng, biết bao nhiêu là thông tin, kiến thức nên không thể coi thường được. Ngày nay, những em 14, 15 tuổi học trung học là đã biết phân biệt được cái gì đúng cái gì sai, thối nát hay không, đáng lẽ phải khuyến khích, tạo cho nó một tâm thức đẹp, nhưng mà cũng biết cái gọi là “lậu” của mình. Đây là nội hàm, triết lý nhân chủ của Việt Nam, vấn đề là đưa vào trong giáo dục như thế nào?
Có một vấn đề đặt ra, tại sao cái xấu cái ác hiện nay nẩy nở phát triển đến mức lạnh lùng, rùng rợn mà lại rất tự nhiên, tức là không có văn hóa để điều tiết con người. Con người quay trở về sống hồn nhiên với cái thú cách, không phải là nhân cách. Đây là vấn đề rất lớn, là sự thất bại của nền giáo dục và của  các thiết chế xã hội.
Ngay chuyện điều tiết của tôn giáo cũng không ổn. Đang có cái suy đồi về tôn giáo truyền thống của Việt Nam. Nhiều nhà chùa không còn là nơi đạo lý mà là nơi khuyến khích mua quan bán tước, chụp giật tranh giành nhau các thứ. Vì sao? Vì không có những ông thầy tu đạo hạnh. Nó “dột” từ mấy ông sư. Lẽ ra, đây là một lực lượng có khả năng điều tiết xã hội. Tương tự như chính trị, như giáo dục, như gia đình, như sản xuất, tôn giáo cũng có khả năng điều tiết hành vi con người. Cũng vì không hiểu biết và làm lung tung cho nên kinh tế không ra kinh tế. Cái không tốt, có người gọi là cái hoang dã, trong kinh tế hiện nay là  tình trạng ăn cướp, lưu manh, chộp giật. Với tình trạng như thế thì kinh tế  làm sao nuôi dưỡng được con người. Vì thế mà những người có sẵn thú tính thì sẽ nổi lên hành sự. Cái đau của chúng ta chính là nỗi đau này. Nếu hệ thống thiết chế xã hội còn bị “dột”  thì con người còn hư hỏng. Nhân chủ là nội dung lớn có ý nghĩa triết học, mình phải suy nghĩ để đưa vào trong giáo dục tìm ra những mô hình nhân cách, những hệ giá trị để giải đáp vấn đề này.
Tôi nghĩ trong vấn đề nhân chủ này, phải ưu tiên chống “dột” cho ba cột trụ: trí thức hiện tài, doanh nhân cấp tiến và chính khách nhân văn. Ba ông này càng tử tế càng có nhiều thì sẽ định hướng được xã hội. Cách đây khoảng 20 năm, tôi có đề xuất một khái niệm “xây dựng nhóm định hướng xã hội”. Không nên hiểu nhóm định hướng xã hội  là giai cấp. Giai cấp là phân công, phân loại theo hệ thống làm ăn sinh sống. Nhưng trong từng giai cấp có những con người, trong đảng viên có những con người, trong công chức cũng vậy, những con người này quy tụ gọi là nhóm xã hội định hướng. Họ sống bình thường trong xã hội, họ không cần giảng giải triết lý, nhưng họ định hướng bằng chính cuộc sống tốt đẹp của họ. Người ta nhìn họ sống mà hướng theo.  Mọi người cho một thuật ngữ tiếng Pháp là “groupe sociale orientée” - nhóm xã hội để định hướng sự phát triển. Nếu mình chỉ nói hệ giá trị nói chung thì chưa được. Phải coi trọng cái định hướng cho nhóm tinh hoa.
Một vài vấn đề thực tiễn
Hiện nay tôi thấy có ba vấn đề thực tiễn cần phải suy nghĩ.
Thứ nhất: hệ giá trị Việt phải hòa đồng với hệ giá trị nhân loại, không được tách. Các cụ Đông Kinh Nghĩa Thục bảo là “Á Âu chung lại một lò”, nếu anh chỉ có nhăm nhăm đi tìm hệ giá trị Việt thì không giải quyết được. Bây giờ là làng toàn cầu nên hệ giá trị Việt phải hòa đồng với giá trị nhân loại. Dân tộc mình làm được điều này thì sẽ tiến lên vững bền và nhanh. Nhật là bài học sáng giá nhất, nó đã giải quyết được vấn đề này, nó đem hệ giá trị Nhật hòa nhập một cách hết sức nhanh và hết sức tự nhiên với hệ giá trị nhân loại. Ông Fukuzawa, cha đẻ của nền giáo dục Nhật hiện đại bảo là: gạt bỏ cái lạc hậu của Châu Á mà nhập vào Tây phương. Cho nên mình phải coi trọng hòa nhập giá trị Việt với giá trị nhân loại. Đây là vấn đề thực tiễn thứ nhất.
Hiện nay nhà trường không rõ giá trị Việt là gì. Nói về hệ giá trị Việt, không thể không nói về giá trị Phan Chu Trinh, cùng thời với hệ giá trị Đông Kinh Nghĩa Thục. Phan Chu Trinh là một trong ba vị chủ soái, ngồi giữa là cụ Lương Văn Can, ngồi bên cạnh là cụ Phan Chu Trinh và cụ Phan Bội Châu. Ba vị này là linh hồn của Đông Kinh Nghĩa Thục, xếp bên cạnh ba cụ còn  chín, mười vị. Nhưng chỉ ba cụ này là cột trụ. Ba cụ có chính kiến khác nhau, nhưng hòa hợp trong một vấn đề về giáo dục văn hóa, và hỗ trợ lẫn nhau. Bài học này là bài học tuyệt vời. Cần nghiên cứu về hệ giá trị Đông Kinh Nghĩa Thục  Và hệ giá trị Phan Chu Trinh ,cùng các nhà canh tân để rồi đưa vào giáo dục. Tiếc rằng  chưa nghiên cứu  cho kỹ mà có lúc lại còn coi thường.
Đấy là vấn đề nghiên cứu hệ giá trị Việt, trong đó giá trị con người, triết lý về con người, về văn hóa. Đọc lại Đông Kinh Nghĩa Thục mới thấy các cụ đã hình thành nên một hệ thống suy nghĩ về các vấn đề. Định nghĩa của Đông Kinh Nghĩa Thục về chính phủ rất tân tiến. Chính phủ chẳng qua là những người dân nắm chính quyền. Hôm qua anh là dân, tôi bầu một cái là thành thủ tướng. Nếu mà biết triết lý này thì sẽ không nẩy sinh nhiều vấn đề như hiện nay. Hòa đồng giá trị Việt như thế nào, đâu là giá trị đích thực của văn hóa Việt đấy là những vấn đề cần làm rõ. Cái khó khăn lớn, cái tạo ra tình trạng suy đồi văn hóa, đạo đức chính là chỗ này. Làm sao để đưa hệ giá trị Việt cùng với giá trị nhân loại hòa hợp là một vấn đề rất quan trọng.
Cái thứ hai, trong quá trình đi tìm hệ giá trị và nhân cách Việt phù hợp, phải lo hệ giá trị của môi trường văn hóa. Phải chăm lo, suy nghĩ đồng thời phải có những kiến giải về môi trường văn hóa, không thể tách rời việc này với việc nghiên cứu về giá trị con người và về hệ giá trị Việt. Phải ưu tiên suy nghĩ về hệ giá trị chính trị. Hệ giá trị chính trị mà méo mó không đạt chuẩn thì xã hội rối loạn.
Nghiên cứu của mình hiện nay cứ tách rời ra. Ông Hoàng Tụy có nói “Hệ thống mẹ của hệ thống giáo dục có vấn đề, làm sao hệ thống con tử tế được”. Phải tìm,  tạo ra linh kiện, tạo ra con chíp, để rồi tạo ra cái mạng, đồng thời biết gắn liền với hệ phần cứng có thể thấy. Ưu tiên của mình là tìm ra con chíp có chất lượng. Nhưng nếu tìm ra con chip có chất lượng mà không đặt được nó trong một mạng, với hệ thống nối mạch hợp lý thì vô nghĩa.Chúng ta từng chứng kiến có những người có bằng sắc thật,có kiến thức thật, nhưng khi ở trong một hệ thống lỗi,có khi nó phá hoại còn nhiều hơn.Nên phải có suy nghĩ và giải quyết  mối  liên hệ, sự nối kết này.
Hiện nay trong chốt giá trị để tìm tới một nhân cách con người Việt có một bộ ba phạm trù: Thiên, Địa, Nhân. Các cụ nói “đạo trời cho thuận” là làm theo những quy luật tự nhiên trong đó con người đang sống. Đấy chính là quy luật nhân văn trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Một ông lép vế đến mức thành thần dân, thành lệ thuộc. Một Ông cứ giương vây giương cánh muốn làm bá chủ, muốn tiếp tục làm thiên tử thì theo đạo trời như thế là không thuận. Các cụ lại nói “đạo đất cho yên”. Đạo đất tức là các mối quan hệ của con người với môi trường trong các mặt làm ăn kinh tế, cả trong giáo dục, dạy dỗ - học hành. Rồi đến “đạo người cho hòa”, nghĩa là thuận quy luật trong các mối quan hệ nhân sinh với nhau trên trái đất này. Con người cần phải “hòa”, nghĩa là không “đấu”. Khi biến con người thành “đấu” thì loạn, thì không yên.
Như Trung Đông hiện nay, muốn biến con người thành “đấu”, nó rất ghét chủ nghĩa tư bản hiện đại, ghét các tôn giáo không giống ý nó, không phải là của nó, nên nó thích “đấu”, “đấu” quyết liệt đến mức ôm bom liều chết, không chấp nhận cái phi lý tư bản chủ nghĩa hiện nay. Nó đang sang Tàu “đấu”, sang Mỹ “đấu” rồi. Nhưng triết lý Việt Nam ở đây là “hòa đạo người”.
Điều này thú vị ở chỗ, khi tôi nghiên cứu Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm thì hai cụ này có học thuyết kinh tế tuyệt vời mà có lẽ nhiều người, kể cả lãnh đạo, chưa biết tới. Cụ Nguyễn Trãi nói: “Ăn lộc đều ơn kẻ cấy cày” mà lộc nghĩa là thu nhập, lợi nhuận, phần thưởng, lương, gia tài được kế thừa, sổ xố cũng là lộc. Ăn lộc thì phải biết ơn những kẻ cấy cày tạo ra giá trị lộc. Triết lý điều hảnh lương thưởng của chúng ta không thấm điều này. Khi tôi làm đề tài cấp nhà nước, bàn về chính sách lương, tôi trình bày và nói rõ chính sách lương là có tội, từ Bộ Nội vụ đến Ban Tổ chức Trung ương, tất cả đều hoan nghênh. Nhưng khi về đánh máy nộp bài thì tôi phải điều chỉnh sửa lại, không nên ác khẩu. Chính sách lương là có lỗi vì nó làm điên đảo mọi giá trị. Con người lương thiện trở thành ma quái vì chính sách lương.
Cái thứ hai, chốt lại, cần coi trọng hệ giá trị Việt kết hợp với hệ giá trị nhân loại trong tam bảo. Chính các trí thức hiện tài, các doanh nhân cấp tiến, các chính khách nhân văn, nếu ta giao cho họ, sẽ là những người phát tỏa ra hệ giá trị Việt kết hợp với hệ giá trị nhân loại. Họ phát tỏa ra không phải bằng lời nói mà bằng chính hành động, bằng cách hành xử của họ. Đây là bài học của thế giới tư bản hiện đại. Họ biết cái gì là đầu mối là họ đầu tư. Vì thế cho nên sau một thời gian ngắn họ có những con người rải rác ra trong xã hội làm trụ cột cho cộng đồng, từ trong doanh nhân, từ trong trường học, từ trong chính quyền. Họ có những con người biết uốn nắn, biết phản biện, biết sửa đổi. Tam bảo chính là đầu mối, cần phải tập trung đầu tư.
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm lại có “triết lý ơn ích” giữa người giàu với người nghèo, nghĩa là giữa nhà doanh nghiệp hồi bấy giờ với người làm thuê, và điền chủ với nhà nông. Trong khi cụ Nguyễn Trãi nói rằng: Kẻ cấy cày là lực lượng sản xuất ra của cải vât chất và tinh thần, thì cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói trong mấy bài thơ: “Người nghèo phải thấy ơn người giàu”. “Ơn” là vì họ thuê mình, họ giao ruộng cho mình cày cấy để mình có cuộc sống; nhưng “Ích” là người giàu phải biết người nghèo là ích của mình chứ không phải đấu tranh để triệt tiêu nhau. Hai bên này phải dựa nhau, biết ơn - ích. Người nghèo phải biết ơn người giàu, người giàu phải biết người lao động có ích.
Cụ Nguyễn Bình Khiêm còn đề cập đến vấn đề tín dụng, đến giá cả buôn bán. Hệ thống quan niệm về kinh tế có giá trị là thuyết “ơn - ích”, là thuyết mà chủ nghĩa tư bản đang tìm cách để giải đáp, vì thế họ có chủ nghĩa tư bản xã hội đang hình thành ở Châu Âu và Mỹ. Cho nên có những đại gia như là Bill Gates, dứt khoát 75% của cải của mình để cho xã hội còn 25% để cho mình và con cái. Trong khi đó con cái họ lại nói: không cần mấy chục % của bố mẹ để lại cho mình mặc dù mấy chục % đó trị giá hàng tỉ, chúng tôi tự nuôi sống. Tức là trình độ con người lên đến mức như vậy. Ở Việt Nam chưa có như vậy./. 
-----------------
[1] “Ba nghìn” ở đây được hiểu là rất nhiều. Khoảng giữa thế kỷ trước, dân gian một số vùng thuộc đồng bằng Bắc bộ, khi muốn nói cái gì đó rất nhiều, thường nói “Có mà tam thiên lủng”. Ở đây, “tam thiên” là ba nghìn.(Người biên tập - NBT)
[2] Ở đây, ông Mai muốn nhắc đến một sự kiện về Hoàng Đế Thánh Tông (vua thứ ba đời Lý). Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư (Quyển III) ghi như sau: Mùa đông, tháng 10, đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa”. (NBT)
[3] Tôn giáo ông Mai đề cập ở đây có lẽ nên hiểu như Erich Fromm (1900 –1980) triết gia nhân văn và nhà xã hội học dân chủ người Đức. Theo Fromm, Tôn giáo là “bất cứ một hệ thống tư tưởng và hành động nào được chia sẻ bởi một nhóm người, cung cấp cho mỗi cá nhân một khung định hướng  và một mục tiêu để hiến dâng.” (B.tập trích theo Nguyễn Văn Trọng  trong bài “Vấn đề con người trong giáo dục”, cùng in trong tập sách này).
[4] Trong đoạn này ông Mại muốn nhắc đến quan niệm Tam Tài mà theo một số nhà Nho, ba nhân tố Thiên, Địa, Nhân có năng lực kiến tạo ra “đạo”. Ví dụ, cắt nghĩa về Tam Tài, trong cuốn Tam Tự Kinh (do NXB Đồng Nai in năm 1995) tác giả Đoàn Trung Còn cho rằng, theo Kinh Dịch thì, “Lập nên Đạo Trời là khí âm và khí dương” “Lập nên Đạo Đất là chất cương và chất nhu”, “Lập nên Đạo Người là đức nhân và đức nghĩa” Từ đó suy ra Trời, Đất, Người là “ba bậc tài ở trong đời”.
NKM (Tác giả gửi BVB)

Que diêm và rừng cỏ dại

Vì sao xuất hiện “một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, có những biểu hiện sa sút phẩm chất, sống xa dân, vô trách nhiệm?
Tổng cộng có 93 câu trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngngày 27/5/2016 tại “Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác dân vận” (trừ câu “Thưa các đồng chí”). Trong 93 câu đó, có 36 câu đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ đảng viên.
Nhận định tổng quát trong phát biểu của Tổng Bí thư là: “Nhiều năm qua, những hiện tượng cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, thoái hoá có chiều hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng”.
Rải rác trong 36 câu của bài phát biểu, Tổng Bí thư đánh giá chất lượng (một bộ phận không nhỏ) cán bộ đảng viên qua các từ: “thoái hóa, biến chất, vô tổ chức, ăn cắp, bê tha, vô cảm, vô trách nhiệm, đục khoét, vơ vét, thông đồng hối lộ, bất chính, nịnh bợ cấp trên, chèn ép cấp dưới, ích kỷ, buông thả, coi thường quần chúng, ăn chặn của dân, vòi vĩnh đòi quà cáp biếu xén, quan cách, gia trưởng, ông vua con, trù dập, ức hiếp quần chúng…”.
Có lẽ chưa bao giờ người dân được đọc một bài phát biểu với sự đa dạng của ngôn từ, với sự thẳng thắn không giấu giếm, không hoa mỹ như bài phát biểu này. 
Và cũng có lẽ trước khi xuất hiện bài phát biểu của Tổng Bí thư, người dân chưa bao giờ cảm nhận một cách sâu sắc sự xa cách đến đau lòng giữa chủ trương, đường lối của Đảng – Nhà nước và sự thực hiện mà đội ngũ cán bộ, đảng viên đang tiến hành như hiện nay.
Người viết cảm nhận như có những giọt nước mắt của người Đảng viên già rơi trên từng con chữ và cùng với đó cũng không thể không cảm thấy sự vô cảm của không ít đảng viên (chưa già) trước nỗi đau của người dân và vận mệnh đất nước.
Liệu có còn thói hư tật xấu nào của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được liệt kê trong phát biểu của Tổng Bí thư?
Có thể không phải là vô tình khi Tổng Bí thư mượn lời Nguyễn Trãi nhận định về thời Hậu Trần: “Sở dĩ triều Hậu Trần suy vong là do các vua quan Hậu Trần không thực hiện đúng chính sách "thân dân", "làm kế sâu rễ bền gốc"; họ chỉ lo cuộc sống xa hoa, quyền lợi ích kỷ của mình, bỏ "mặc dân khốn khổ", "muôn dân oán giận mà không biết, lòng người oán trách mà chẳng kinh". 
Tầng lớp vua quan thời Trần cùng với dân chúng nước Việt đã lập nên chiến công vẻ vang ba lần đại thắng quân xâm lược nhà Nguyên.
Nhà Trần suy vong vì tầng lớp quan lại “chỉ lo cuộc sống xa hoa, quyền lợi ích kỷ của mình, bỏ mặc dân khốn khổ…".
Người Việt thời hiện đại, dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng ba lần làm nên chiến công hiển hách không phải dân tộc nào cũng làm được, đó là chiến thắng ba kẻ địch hùng mạnh nhất thế giới là Pháp, Mỹ và Trung Quốc. 
Vấn đề là liệu chúng ta đã rơi vào hay có thể đang rơi vào tình trạng như thời Hậu Trần “muôn dân oán giận mà không biết”; “lòng người oán trách mà chẳng kinh"?
Bài phát biểu không chỉ mang nội dung tựa như sự kiểm điểm, sự nhận lỗi của người lãnh đạo cao nhất của Đảng mà còn hàm chứa lời cảnh báo, lời tuyên chiến với những kẻ hại dân, hại nước, với quốc nạn tham nhũng hiện tại.
Sức mạnh của Đảng không nằm ở số lượng Đảng viên nhiều hay ít mà ở sức cuốn hút của cán bộ, đảng viên với quần chúng.
Lời giáo huấn của V. Lênin từ hàng trăm năm trước đến nay vẫn nguyên giá trị: “Đối với đảng cầm quyền, một trong những nguy cơ lớn nhất và đáng sợ nhất là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng”.
Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/2010, chuyên mục TuanVietNam.net của báo điện tử Vietnamnet.vn có bài “Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại”.
Sáu năm sau, Tổng Bí thư cho rằng: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, có những biểu hiện sa sút phẩm chất, sống xa dân, vô trách nhiệm với dân”. 
Tuy mới chỉ là “một bộ phận cán bộ đảng viên xa dân” nhưng như thế không có nghĩa là chưa nên báo động về tình trạng “tự cắt đứt liên hệ với quần chúng”.
Vì sao lại xuất hiện “một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, có những biểu hiện sa sút phẩm chất, sống xa dân, vô trách nhiệm với dân”?
Câu trả lời thật đơn giản, vì khi trở thành “quan phụ mẫu”, “một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền” mặc nhiên coi mình thuộc đẳng cấp khác.
Họ hãnh diện vì đã biết cách trở thành giống biết bay như loài bướm sau khi chui ra khỏi kén chứ không phải là loài sâu chỉ biết bò, dù trước đó chẳng con bướm nào lại không phải là sâu nằm trong kén? 
Cũng còn một lý do khác, khi cán bộ không còn là công bộc của dân thì đương nhiên “các dân” chả dại gì mà “chơi” với họ, gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Hậu quả của “sống xa dân, vô trách nhiệm với dân” là gì?
Là tổ chức, đoàn thể chỉ còn một tập hợp nhỏ trong toàn bộ dân chúng để lựa chọn, để kết nạp. 
Đó là những người “gần quan”, những người “thích quan”, những người “mua quan” và những người “bán quan” hay vì một lợi ích nào đó khác.
Số còn lại - trong đó có không ít người tài tự nhiên bị biến thành người chứng kiến chứ không phải là người tham gia vào tiến trình lịch sử. 
Người viết luôn trăn trở với câu hỏi: “Vì sao với bộ máy chuyên chính gồm Công an, Kiểm sát, Tòa án, với các Ban kiểm tra, Thanh tra từ Trung ương xuống địa phương, kèm theo đó là các tổ chức chính trị xã hội (Công đoàn, hội Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh) mà “hiện tượng cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, thoái hoá có chiều hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng”?
Hơn 500 năm trước, Niccolò Machiavelli, nhà ngoại giao, sử gia, triết gia người Ý đã viết trong tác phẩm “Quân Vương”: “Một Quân vương không nên sợ mang tiếng là tàn ác, khi cần phải giữ thần dân trong vòng đoàn kết và phục tùng. Kinh nghiệm cho thấy, như thế là có đức nhân từ hơn làm ra vẻ thương dân mà lại để cho trật tự rối loạn, xảy ra cướp bóc, giết chóc lung tung trong dân chúng. 
Những biến cố này thường thiệt hại cho toàn thể nhân dân, còn những sự trừng phạt nghiêm khắc của Quân Vương chỉ đụng chạm đến những cá nhân mà thôi”. 
Các nghiên cứu khoa học qua việc khảo sát hàng nghìn người được David Robson tổng kết trong bài “Người tàn nhẫn thường thành công?”, tác giả viết: “Bệnh nham hiểm thường đi kèm với những người thành công nhiều hơn - những người có thói quen sử dụng mánh khoé thường có được các vị trí lãnh đạo”. [1]
Quan điểm của các học giả xưa nay cho chúng ta kết luận về vai trò quan trọng của người đứng đầu.
Trong một quốc gia, người có trái tim nhân từ nên tu hành làm phật chứ đừng làm chính trị gia. 
Tuy nhiên, giải quyết những vấn đề quốc gia đại sự cần có “thời” và có “thế”, sự nóng vội có thể mang lại kết quả không mong muốn.
“Thời” là hiện tình đất nước,
“Thế” là sức mạnh lòng dân.
“Thời” và “Thế” đều đã chín muồi, chỉ còn lại quyết tâm của người dẫn dắt.
Nói một cách hình tượng “một cây gỗ có thể làm nên hàng triệu que diêm, một que diêm có thể đốt cháy cả rừng cỏ dại”.
Nhân dân hoàn toàn ủng hộ chủ trương làm trong sạch đội ngũ mà Tổng Bí thư phát động.
Vấn đề là khi đốt cháy cả rừng cỏ dại, cây diêm cũng tự đốt cháy mình.
Điều này khó nhưng không phải là không có nhiều “que diêm” như thế.
---------
* Tài liệu tham khảo:
Xuân Dương/GDVN

25 tháng 5, 2016

Nếu tâm hồn không nhân từ, trí tuệ không có ánh sáng của lương tri…

Tác giả: Theo FB Chau Doan (Nhà văn) 
KD: Một bài viết đầy sự chiêm nghiệm, trải nghiệm về tâm hồn, trí tuệ con người. Quả là nếu tâm hồn không nhân từ, trí tuệ không có ánh sáng của lương tri, một chính khách sẽ không tài nào trở nên hấp dẫn con người, lay động và thức tỉnh con người đi theo họ. 
Thời trẻ, có một câu nói mình rất thích và lấy đó làm lẽ sống thẳng ngay của mình: Có thể đánh lừa được một người, một tập thể, thậm chí một cộng đồng, nhưng không thể đánh lừa được cuộc đời 
Cuộc đời ở đây là: Thời gian+ nhân tâm con người. 
Mình thích nhất bức ảnh này, nụ cười này của Obama- một nụ cười tỏa sáng nhân tâm 
———— 
Phong thái, nụ cười, nét mặt đừng tưởng có thể học được. Nếu tâm đang trĩu nặng, nụ cười sẽ gượng gạo như đang mếu, còn tệ hơn là không cười. Nếu những điều ấy có thể học, có thể tập luyện mà thành thì những nguyên thủ quốc gia đồng thời còn phải là những diễn viên đại tài. 
Tâm hồn không nhân từ, trí tuệ không có ánh sáng của lương tri, không tin tưởng thực sự vào giá trị đẹp đẽ của con người thì không tài năng kịch nghệ nào có thể tạo ra vẻ ngoài hấp dẫn, toả sáng thuyết phục như Obama. 
Có thể ai đấy còn nghi ngờ mà tưởng rằng những vẻ đẹp ấy chỉ là hình thức, tôi thì tin vẻ đẹp ấy có gốc rễ từ bên trong mà không dễ gì có được. Nhiều người Mỹ sống có lý tưởng thực, liêm chính thực mà không phải là một sự giả vờ để lấy lòng công chúng. 
Chẳng thế mà quan chức Mỹ đâu có giàu. Các bạn chắc còn nhớ việc Obama định lấy tiền bán sách để giúp ông phó tổng thống, khi ông này định bán nhà để lo tiền chữa bệnh cho con. Hệ thống kiểm toán của Mỹ chặt chẽ. Thu nhập từng đồng đều có nguồn gốc rõ ràng. Chẳng thế mà công dân Mỹ một năm có mấy ngày đau đầu bận rộn với đủ giấy tờ chỉ tiêu để khai thuế. Tài sản của tổng thống Mỹ chẳng là gì so với những ông chủ nước Mỹ. 
Tôi có những trải nghiệm cá nhân để thấy người Mỹ được giáo dục về sự liêm chính tốt thế nào. Khi internet mới có ở Việt Nam, vợ cũ tôi là người Mỹ, giám đốc đầu tiên của IIE ở Việt Nam có tài khoản internet của cơ quan nhưng nhất định phải dùng đường internet riêng của gia đình khi về nhà. Hồi đấy dùng internet dial up. Tôi lúc đầu hơi ngạc nhiên bởi đấy chỉ là mấy đồng lẻ, sao mất công quá thế. 
Tôi bán ảnh cho khách hàng, muốn họ gửi tiền trực tiếp cho con gái bên Mỹ để đỡ được tiền thuế vì đằng nào nếu nhận ở VN thì tôi cũng vẫn phải gửi sang. Nhưng công chúa của tôi bảo như thế là trốn thuế, không đồng ý làm vậy. Ông bố tội nghiệp này đành âm thầm xấu hổ mà học bài học từ con gái mình. Nếu nhận thức tốt hơn, đáng nhẽ chính ông bố mới là người đưa ra bài học ấy cho con. Nhưng biết làm sao? 
Nhưng ở Việt Nam thì khác. Khi một nhân viên ra mua đồ văn phòng phẩm, có thể người bán hàng sẽ hỏi ghi thêm bao nhiêu vào phiếu thu. Tắc xi cũng vậy. Tôi đã bao lần được hỏi là ghi bao nhiêu, trong khi metter có số rõ ràng. 
Đừng tưởng những điều ấy là nhỏ mà không quan trọng. Đấy có thể chỉ là những hạt bụi nho nhỏ, nhưng nhiều hạt bụi sẽ làm cái lăng kính tâm hồn của con người mờ đi. Và khi cám dỗ lớn xuất hiện, con người dễ tặc lưỡi thỏa hiệp với bao lý lẽ biện minh cho sự khuất tất của mình. Một cái tặc lưỡi lúc ấy có thể được mấy mét vuông đất, thậm chí một căn nhà, thậm chí nhiều căn nhà đối với quan chức. 
Quyền lực, địa vị có thể đoạt được nhưng sự thanh sạch của tâm hồn cần được nuôi dưỡng chăm sóc từ nhỏ. Nụ cười đẹp cùng với thần thái đẹp là hoa quý. Loài hoa ấy không thể lớn lên từ dối trá và giả tạo. 
Tôi nghĩ quan chức Việt Nam cần giao tiếp nhiều với dân chúng. Các ông cần phải có những phát ngôn đi vào lòng người để chinh phục nhân dân. Đừng tưởng phát ngôn chỉ là câu chữ. Nếu không có trí tuệ, trăn trở thực sự thì phát ngôn sẽ dở hơi, thậm chí ngu muội và đần độn như nhiều trường hợp đã xảy ra. 
Cuộc đời sòng phẳng, công bằng. Người thế nào, phát ngôn thế nấy, không một sự giả dối nào có thể được bọc kín lâu ngày mà không lộ. Các ông có thể phạm sai lầm nhưng hãy chân thành, dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa. Thay vì những phát ngôn áp đặt, mệnh lệnh, chụp mũ và dối trá thì các ông hãy trăn trở thực sự cho đất nước đi và cho dân chúng thấy điều ấy bằng những phát ngôn của mình. Dân chúng sẽ yêu quý các ông. 
Quãng thời gian sau chiến tranh vừa qua đã có thể khiến một đất nước khác nhiều lắm nếu tâm, trí của lãnh đạo sáng rõ. Cuộc đời mấy chục năm, sao không ghi tên mình vào lòng dân chúng? 
Các ông có thấy chạnh lòng khi thấy người dân yêu quý Obama không? Tại sao các ông không chinh phục được chính nhân dân của mình?

Tổng thống Obama nói gì khi gặp một số đại diện của XHDS VN?

Cuộc gặp kéo dài trên dưới một tiếng, thảo luận về nhân quyền, xã hội dân sự, và hợp tác Việt-Mỹ. Obama đúng là tổng thống của một nền dân chủ, nơi lãnh đạo có thói quen và động lực để lắng nghe người dân. Ông cũng là một người hoạt động xã hội, tổ chức cộng đồng trước khi tham gia hoạt động chính trị. Chính vì vậy, cuộc nói chuyện rất cởi mở, thực chất, và thân tình hơn là một cuộc tiếp xúc ngoại giao.
– Tổng thống Obama khẳng định sự quan tâm và cam kết của chính phủ Hoa Kỳ và cá nhân ông với các giá trị dân chủ, nhân quyền và tự do. Đó chính là lý do dù ông đi đâu cũng muốn tiếp xúc với xã hội dân sự và người dân. Việc ông gặp với XHDS Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
– Ông khẳng định tự do, dân chủ và nhân phẩm phải do nhân dân và chính phủ của mỗi quốc gia thúc đẩy và kiến tạo. Chẳng có ai bên ngoài mang được điều đó cho nước khác. Kinh nghiệm của ông cho thấy khi người dân lên tiếng, khi chính phủ thấy được lợi ích của tự do sáng tạo, tự do hội họp, tự do kinh doanh thì khi đó xã hội mới thay đổi và phát triển.
– Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với chính phủ Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác, và luôn luôn hỗ trợ để mở rộng không gian cho xã hội dân sự hoạt động và phát triển. Ông tin rằng một quan hệ sâu rộng sẽ tạo ra nhiều cơ hội để đối thoại về nhân quyền, tự do và dân chủ hơn với chính phủ và nhân dân Việt Nam.
– Ông biết và thất vọng vì một số đại diện của xã hội dân sự không thể đến cuộc họp này vì bị ngăn cản. Đây cũng là bằng chứng cho những hạn chế còn tồn tại, và những khó khăn của các cá nhân, tổ chức xã hội dân sự hoạt động ở Việt Nam.
– Ông cam kết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trao đổi với chính phủ Việt Nam về những ý kiến của các đại diện xã hội dân sự về quyền tự do hiệp hội, tự do biểu tình, tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do thông tin…Ông tin tưởng rằng ngoài quan hệ về thương mại, an ninh thì việc chia sẻ giá trị cũng quan trọng cho một mối quan hệ lâu bền.
TÁI BÚT
Tái bút 1: Nói chung cuộc gặp rất nhẹ nhàng làm cho mình không hiểu tại sao an ninh lại phải ngăn cản một số đại diện XHDS tham gia cuộc họp này. Rõ ràng cuộc họp này mang tính biểu tượng rất lớn và sự ngăn cản một số nhà hoạt động dân sự hàng đầu tham gia giống như việc bỏ một hạt sạn vào bát cơm mời khách!
Tái bút 2: Mình nói nhiều đến công việc và mối quan tâm của mình. Có một kiến nghị mình muốn phía Hoa Kỳ hỗ trợ nếu có thể là hợp tác với Bộ công an để đào tạo về kỹ năng quản lý biểu tình một cách ôn hòa và phi bạo lực đúng theo chuẩn mực quốc tế. Điều này không chỉ tốt cho người dân mà cho cả Bộ công an.
Tái bút 3: Mình đồng ý với Tổng thống Obama rất nhiều đó là tự do, dân chủ và bình đẳng chỉ có thể có được khi nhân dân và chính phủ quốc gia đó muốn có nó. Chẳng ai có thể mang lại, dù đó là Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc hay Liên minh châu Âu. Đối thoại là quan trọng, và đối thoại chỉ xảy ra khi chúng ta lên tiếng, lắng nghe và minh bạch trong hoạt động của mình.
Tái bút 4: Mình khẳng định tay Tổng thống Obama rất ấm đúng như bạn nữ sinh trao hoa đã nói. Ấm đến mức nào xin mời mọi người đến bắt tay mình.
Tái bút 5: Mình chạy sô nên giờ mới họp xong và có rất nhiều cuộc gọi nhỡ. Coi như chia sẻ thông tin ở đây để các bạn báo chí, hoặc an ninh ở các A và PA không phải mời mình đi café nữa. Những điều mình có thể chia sẻ thì cũng như cái status này mà thôi!
____
MAI KHÔI ĐÃ NÓI GÌ VỚI TỔNG THỐNG
24-5-2016
Ca sĩ Mai Khôi trong buổi gặp gỡ TT Obama. Nguồn: Reuters
Cách đây 1 tuần Mai Khôi đã hỏi các bạn muốn Mai Khôi chuyển thông điệp gì tới Tổng Thống Obama, và bây giờ, vừa mới đây Mai Khôi đã có cuộc họp với tổng thống và đã cố gắng nói toàn bộ mong muốn của các bạn cho tổng thống nghe, mặc dù thời gian rất có hạn.
Mai Khôi đã truyền thông điệp rằng: Người dân Việt Nam muốn và cần được quyền tự do tụ tập để được biểu tình ôn hoà. Gần đây biểu ngữ ”cá cần nước sạch, dân cần minh bạch ” đã trở thành một câu kêu gọi thống khiết nhất và cũng mạnh mẽ nhất từ phía người dân.
Ngoài ra dân VN cần được quyền tự do ngôn luận, không phải để chống phá gì nhà nước mà để họ có thể nói lên những điều bức xúc trong lòng và đưa ra ý kiến để những quyết định của đất nước được đúng đắn hơn. Mai Khôi và các nghệ sĩ khác của Việt Nam cần được tự do sáng tạo, ca hát và biểu diễn mà không cần phải xin bất kỳ một giấy phép nào. Nghệ thuật mà phải xin phép và bị duyệt thì làm sao phát triển được. Sự tin tưởng giữa nhà nước và nhân dân cần được phát triển theo hướng này.
Mai Khôi cũng đã nêu rõ những quyền này của người dân Việt Nam cần phải được áp dụng trên thực tế, không chỉ trên giấy như trong bao nhiêu ký kết quốc tế nhà nước Việt Nam đã ký rồi.
MK cũng không phải ngây thơ đến mức không biết là chưa chắc Mỹ có thể hoặc sẽ giúp để đáp ứng được những mong muốn này. Tuy nhiên, Mai Khôi biết đây là môt cơ hội duy nhất để nói lên những mong đợi của người dân Việt Nam trong những ngày gặp gỡ của hai nhà nước Hoa Kỳ và Việt Nam. Tổng thống đã nói với Mai Khôi rằng ông ấy rất quan tâm đến những vần đề này, đó là những quyền vô cùng cơ bản của con người.
Mai Khôi hy vọng rằng ông ấy sẽ khuyến khích được nhà nước Việt Nam đảm bảo những quyền này cho người dân thì hàng triệu người dân Việt Nam sẽ vô cùng ngưỡng mộ và biết ơn ông.
P.s.Mai Khôi không nói xấu chế độ, cũng không xin chạy qua Mỹ hoặc yêu cầu điều gì có lợi cho cá nhân Mai Khôi.
Dĩ nhiên những vấn đề quá riêng tư của các bạn thì Mai Khôi không truyền tải được chẳng hạn như một số người xin được giải quyết chuyện nợ nần, chuyện bị cướp đất, một số người muốn tặng tổng thống 1 bài thơ…v..v…rõ ràng là các bạn thừa hiểu tổng thống không thể nghe và không thể giải quyết những vấn đề riêng tư cho các bạn.
____
Chị Do Nguyen Mai Khoi đăng stt sau cuộc họp nhanh với TT Hoa Kỳ Obama,chị tường thuật lại, ý là: Mai Khôi đã truyền thông điệp rằng: Người dân Việt Nam muốn và cần được quyền tự do tụ tập để được biểu tình ôn hoà… Ngoài ra dân VN cần được quyền tự do ngôn luận…
Tuy nhiên, gần đây, khi trả lời pv của BBC, bà Hoàng Oanh, một đại diện XHDS có mặt trong buổi họp báo nói rằng bà không thấy đại diện nào nói về vấn đề chính trị, và các đại diện đều chỉ nói về lĩnh vực mà mình hoạt động. Đồng thời bà cũng nhấn mạnh rằng, CS Mai Khôi chỉ đòi quyền tự do biểu diễn.
Trước buổi họp báo của Mai Khôi, bản thân Bình có nhờ Mai Khôi gửi đến ngài Tổng thống thông điệp, nguyên văn:
“Nhờ chị chuyển lời đến TT, ngoài việc những nhà Hoạt động XH bị canh chừng hoặc bắt cóc, thì vấn đề tự do ứng cử, lập hội, hội họp cần phải được phía VN thực hiện nghiêm túc trước khi muốn Hoa Kỳ nới lỏng các lệnh cấm. Mọi sự thoả thuận cần phải theo lộ trình bằng không tất cả những lời hứa về nhân quyền mà Hoa Kỳ từng đưa ra đều trở thành suồng sĩnh. Nhờ chị nhấn mạnh rằng, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đang tuyệt thực đến ngày thứ 7 và có thể tính mạng anh ấy bị đe doạ. Cảm ơn chị nhiều nhé!”
Đành rằng, vấn đề của anh Thức liên quan đến pháp luật VN thì có thể bàn đến ở 1 nơi khác. Tuy nhiên tôi mong những điều còn lại là đúng sự thực mà Mai Khôi đã đăng bài.
Như vậy, trước sự kỳ vọng của nhiều bạn bè, người dân, tôi mong rằng chị Mai Khôi sẽ sớm có câu trả lời về việc này, dù có hay không thì mọi thứ cũng cần phải rõ ràng.

Một số khách mời của Obama ‘bị chặn’

Ảnh chụp màn hình từ BBC
Tổng thống Hoa Kỳ nói một số nhà hoạt động đã bị ngăn cản, không thể tới dự cuộc gặp mặt với ông hôm thứ Ba 24/5.
Trước thời điểm diễn ra cuộc gặp, trên mạng xã hội có thông tin một số khách mời là tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy Sơn, nhà báo Đoan Trang và blogger Thảo Teresa bị ngăn cản và câu lưu.
Cuối cùng, chỉ sáu khách mời có mặt, gồm nhà nghiên cứu xã hội Lê Quang Bình, ca sĩ Mai Khôi, nhà báo Mai Phan Lợi, mục sư Nam Quốc Trung, mục sư Lê Quốc Huy và bà Nguyễn Hồng Oanh, giám đốc trung tâm IDEA (Ban hành động vì sự phát triển của người khuyết tật).
Ông Barack Obama nói tuy Việt Nam đã có những tiến bộ nhưng Washington quan ngại về những giới hạn mà Hà Nội áp đặt lên vấn đề tự do chính trị.
“Hiện vẫn đang có những quan ngại to lớn trong vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, trách nhiệm giải trình của chính phủ,” ông nói trong cuộc gặp sáu thành viên xã hội dân sự tại khách sạn JW Marriot, Hà Nội.
Ông Obama có buổi gặp một số thành viên xã hội dân sự tại Hà Nội hôm 24/5. JIM WATSON AFP Getty Images
“Tôi đã nhấn mạnh trong các cuộc họp của tôi ngày hôm qua với Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội rằng chúng tôi tôn trọng chủ quyền và độc lập của Việt Nam.”
“Rốt cuộc thì nhân dân Việt Nam là những người quyết định xem xã hội của họ sẽ hoạt động ra sao, và chính phủ của họ thế nào.”
“Nhưng chúng tôi tin vào những giá trị phổ quát nhất định, và điều quan trọng là chúng tôi phải đại diện nói ra những giá trị đó ở bất kỳ những nơi nào chúng tôi tới.”
“Điều đặc biệt quan trọng và hữu ích cho tôi là được trực tiếp lắng nghe những người, vốn nhiều khi phải chịu các điều kiện ngặt nghèo, vẫn mong muốn cất lên tiếng nói vì tự do và nhân quyền.”
“Tôi cần phải lưu ý rằng đã có một số nhà hoạt động khác được mời nhưng họ đã bị chặn không thể tới đây vì những lý do khác nhau.”
“Tôi cho rằng đây là một chỉ dấu cho thấy mặc dù đã có ít nhiều tiến bộ và mặc dù chúng tôi từng hy vọng là với việc có một số cải cách tư pháp đang được dự thảo, được thông qua thì sẽ có những tiến bộ thêm nữa, nhưng vẫn có những người bị cản trở khi muốn tụ tập ôn hòa để nói về những vấn đề mà họ quan tâm sâu sắc.”
‘Không nói về bầu cử Quốc hội, nhân quyền và tù chính trị’
Ông Nguyễn Quang A là một trong những người được mời nhưng đã không có mặt trong cuộc gặp với Tổng thống Obama. vepr.edu.vn
“Cuộc gặp Tổng thống Obama diễn ra trong vòng nửa giờ, mỗi khách mời có hơn một phút trình bày về bản thân và lĩnh vực mà mình đang hoạt động,” bà Nguyễn Hồng Oanh, một trong sáu khách dự, nói với BBC Tiếng Việt sau cuộc gặp.
“Tôi nói về quyền của người khuyết tật, ông Bình nói về quyền của người LGBT, cô Khôi nói về quyền tự do biểu diễn.”
“Không có ai đề cập về chuyện bầu cử Quốc hội cũng như vấn đề nhân quyền hay tù nhân chính trị”.
Bà cũng cho hay là “chỉ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền của người khuyết tật, không quan tâm đến chính trị nên không biết về những khách mời khác như ông Quang A”.
“Tôi không rõ là những khách mời không đến được là do bị ngăn cản hay lý do nào khác,” bà nói.
“Nói chung, tôi nghĩ mọi người có tâm lý đến trao đổi để Tổng thống Mỹ nắm bắt tình hình xã hội dân sự Việt Nam chứ không kỳ vọng có sự thay đổi nào. Việc nhà mình thì mình tự giải quyết thôi.”
___
Ông Obama ở Việt Nam: Đoan Trang bị chặn
24-5-2016
Nhà hoạt động Đoan Trang nói cô bị an ninh Việt Nam giữ hơn 24 giờ và không thể tham dự cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama ở Hà Nội hôm 24/5. 
Đoan Trang nói cô nhận được thư mời gặp ông Obama hôm 19/5 và đã ngay lập tức rời thành phố Hồ Chí Minh, nơi cô vừa chữa đầu gối, để về Hà Nội.
Cô sợ rằng sẽ bị ngăn cản nếu đi đường hàng không nhưng cuối cùng cô và hai người đi cùng vẫn bị chặn lại khi xe tới Ninh Bình.
Người được mời tới gặp Tổng thống nói an ninh đã giữ cô lại tại nhà nghỉ trong hơn 24 giờ cho tới khi cuộc gặp của ông Obama với các nhà hoạt động dân sự ở Hà Nội kết thúc hôm 24/5.
Bản thân ông Obama cũng nói một số người bị ngăn cản tới gặp ông hôm 24/5.
Cô Đoan Trang nói với Nguyễn Hùng của BBC các nhân viên an ninh hỏi cô về những gì cô viết trên Facebook khi giữ chân cô ở nhà nghỉ.
Phía an ninh, theo lời Đoan Trang, cũng nói ông Obama đã “nói dối” vì việc gặp các nhà hoạt động không có trong lịch trình nhưng ông vẫn gặp gỡ họ.
Nhà hoạt động nói cô đã dự định nói với ông Obama về chuyện Hoa Kỳ cần ủng hộ người dân Việt Nam trong việc đảm bảo các quyền tự do căn bản trong đó có tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tham gia chính trị trong đó có tự ứng cử và quyền được xét xử một cách công bằng.
Cô cũng cho rằng điều quan trọng là Việt Nam cần có những cải cách thể chế và pháp lý quan trọng chứ không chỉ là những nhượng bộ với sức ép từ bên ngoài chỉ bằng việc trả tự do cho một số tù nhân lương tâm.

Trang