31 tháng 8, 2015

Văn hóa truyền thống: Khổ tận cam lai

Tống Liêm (1310 – 1381) là nhà chính trị, nhà sử học, nhà văn, nho sĩ, đại thần cuối thời Nguyên đầu thời Minh
[Tindachieu] Tống Liêm là người Phổ Giang sống vào đầu triều Minh, làm quan Học Sỹ. Ông là người tu sửa chính của bộ sách “Nguyên sử”, đưa ra ý kiến là phong cách văn chương cần phải thống nhất với nội hàm đạo đức, viết ra những áng văn chương rất tao nhã, tham dự vào công tác chế định quy chế pháp luật thời đầu nhà Minh. Ông kiên định theo đạo Thánh hiền suốt đời không thay đổi, vạn ngày như một học tập siêng năng, tinh thần cao cả ấy có tác dụng cổ vũ lớn đối với hậu thế.
Khi Tống Liêm còn nhỏ hoàn cảnh gia đính rất nghèo túng, nhưng ông khổ công học tập chẳng sờn lòng. Trong “Tống Đông Dương Mã Sinh tự” ông viết: “Khi tôi còn nhỏ ham học phi thường, nhưng đúng là nhà rất nghèo, không cách nào tìm được sách để đọc, cho nên chỉ có thể mượn sách của nhà người ta mà đọc. Bởi vì một xu cũng không có, nên khi mượn sách nào thì liền sao chép lại sách đó ngay, dốc sức chép lại hàng ngày, tính sao cho kịp thời hạn giao trả người ta”. Chính nhờ như vậy mà ông mới có được học thức phong phú như vậy.
Có lần thời tiết rét lạnh vô cùng, băng tuyết ngập trời, gió Bắc điên cuồng thổi, đến nỗi cả nghiên mực cũng đóng thành băng. Nhà nghèo, làm sao có lửa mà sưởi ấm? Ngón tay Tống Liêm rét cóng không sao cử động, nhưng vẫn khổ học không dám nghỉ ngơi, sách mượn được phải kiên trì chép lại để trả. Chép xong thư rồi thì trời đã tối, không có cách nào khác phải xông pha trong cái rét cắt da, chạy tới nhà người ta mà trả sách chứ không dám lỡ lời hứa dẫu chỉ một ngày. Bởi ông thành tâm giữ chữ tín cho nên ai cũng bằng lòng cho ông mượn sách, ông cũng nhờ vậy mà đọc được rất nhiều, gia tăng kiến thức.
Đối diện với cảnh nghèo khổ đói rét, Tống Liêm đều không quan tâm, không cho rằng đó là khổ, một lòng cố gắng học tập, hiểu được rất nhiều đạo lý làm người. Cuối cùng tới năm 20 tuổi, đã trường thành, ông lại càng khao khát đạo Thánh hiền. Nhưng vì không có thầy chỉ dạy, khi gặp vấn đề không tự mình giải đáp được, ông lại đi bộ hơn một trăm dặm đường tìm các bậc tiền bối trong số những người đồng hương của mình để thỉnh giáo. Vị học giả mà ông thỉnh giáo ấy là một thầy giáo rất nghiêm khắc với học trò. Tống Liêm mỗi lần tới thỉnh giáo đều hết sức cung kính và lễ phép, lắng nghe thật cẩn thận, chỉ sợ lỡ mất một lời. Ông khiêm tốn nói: “Con mặc dù ngu dốt, nhưng cuối cùng cũng học được từ lão sư rất nhiều điều”.
Gặp phải những ngày giá rét nhất, Tống Liêm vẫn xông pha gió tuyết tới tìm gặp thầy. Ông mang giày cỏ, đeo hành lý trên lưng, bước trên con đường phủ đầy tuyết trắng, một mình băng qua núi sâu, những cơn gió lớn mùa đông xô ông nghiêng ngả. Tuyết dày khiến chân ông lạnh cứng, máu chảy ròng ròng, ông vẫn không hay biết. Đến khi ông tới được quán trọ, thì tứ chi đều đã lạnh cứng, rất lâu sau mới có cảm giác trở lại. Nhưng ông hoàn toàn không sợ khổ, kiên trì tìm tới thỉnh giáo thầy.
Tống Liêm vì cầu được học, hàng ngày đều ăn uống rất đạm bạc, mặc chiếc áo bông cũ nát, cuộc sống vô cùng gian khổ. Các bạn học của ông phần lớn đều là con nhà giàu có, mặc lụa là gấm vóc, khắp người toàn là châu ngọc, nhưng ông không hề ái mộ, cũng không quan tâm đến việc mình ăn mặc ở không bằng người ta, mà toàn bộ tâm tư đều dồn cả vào việc học và tìm kiếm đạo lý cao thượng.
Chính bởi Tống Liêm có thể nhẫn chịu cùng khổ, lấy cuộc sống gian khổ để ma luyện bản thân, khảo nghiệm phẩm chất và ý chí, lấy khổ làm vui cho nên mới có thể thành tựu được sự nghiệp đời mình. Đọc sách Thánh hiền hiểu biết Thiên cơ, có niềm vui vô tận ở bên trong, những người vô tri không biết chân lý thực ra mới là người khổ nhất. Ông làm quan thanh liêm, có phẩm hạnh cao thượng, văn chương có quy phạm đạo đức rất cao, là tấm gương sáng cho hậu thế.
Người có lý tưởng cao cả và chính khí phi phàm không sợ gian khổ, không sợ bất kỳ chướng ngại nào trên con đường mình đi, bởi vì họ được hướng dẫn bởi đạo lý Thánh hiền, bằng lòng vì chí hướng cao quý mà hy sinh, biết rằng dù sớm hay muộn thì ánh sáng hy vọng ấy một ngày kia sẽ đến.
Theo Trí Chân

Cổ nhân trọng đức chọn hiền tài như thế nào

Người không có Đức thì không thể làm nên việc gì, Đức chính là điều trọng yếu trong việc tu thân. Trong nền văn hóa Thần truyền vừa lâu đời vừa thâm thúy của nước ta, “Thực hành Đức chính, chọn người hiền tài” là cốt lõi của việc trị quốc bình thiên hạ, là mỹ đức mà người đời xưa nay luôn lấy làm gương và lưu truyền rộng rãi.
Tranh minh hoạ Gia Cát Lượng. (Ảnh: Internet)
Hiền nhân thường thường là nói về những người có tài năng cứu nhân độ thế, đức hạnh cao thượng. Cổ nhân luôn luôn lấy tiêu chuẩn chọn người gồm nhiều mặt cả đức lẫn tài, và không hề coi đức với tài như nhau, mà là vô cùng coi trọng vị trí thống soái và tác dụng chủ đạo của Đức đối với tài, đặt Đức lên trên cùng. “Tài giả đức chi tư, đức giả tài chi soái” (Tạm dịch: Người có tài chỉ là phụ, người có Đức mới quan trọng). Tư Mã Quang thời Bắc Tống căn cứ theo quan hệ giữa Đức với tài đã chia người ta ra làm 4 loại: Đức tài toàn vẹn là Thánh nhân, Đức tài đều kém là người ngu, Đức trên tài là quân tử, tài hơn đức là tiểu nhân. Khi dùng người, tốt nhất là lựa chọn Thánh nhân, sau đó là quân tử, nếu như đều chẳng có, thì thà chọn người ngu còn hơn chọn tiểu nhân. Bởi vì có tài mà vô Đức là loại người nguy hiểm nhất, so với loại người không tài không Đức thì còn tồi tệ hơn. Khang Hy thời nhà Thanh dùng người tài thì có một tiêu chuẩn nhất quán như sau: “Quốc gia dùng người, cần phải lấy Đức làm căn bản, tài nghệ chỉ là thứ yếu”. “Tài Đức đều cao thì tốt, nếu có tài mà kém Đức, thì cũng không bằng có Đức mà không có tài”.
Thời kỳ Chiến quốc có một câu chuyện rằng: Ngụy Huệ Vương hỏi Tề Uy Vương:“Ông là Vương nước Tề, chắc hẳn là thu thập được nhiều bảo vật?”
Tề Uy Vương đáp: “Không có”.
Ngụy Huệ Vương nói: “Nước nhỏ như nước tôi, cũng đều có tàng trữ mấy viên minh châu lớn đường kính cả tấc, loại trân châu ấy phát ra ánh sáng có thể chiếu rọi 12 chiếc xe. Ông là vua nước lớn như thế, tại sao một chút bảo vật cũng chẳng có?”.
Tề Uy Vương nói: “Châu báu quý nhất của nước tôi là người tài, bảo vật này so với bảo vật mà ông nói thì không như nhau. Tôi có một bề tôi tên là Đàn Tử, tôi phái ông ta trấn thủ Cao Đường, người nước Triệu ở phương Bắc không dám xâm phạm. Có một bề tôi khác tên là Kiềm Phu, tôi phái ông ta đóng ở Từ Châu, có thể quản lý hơn 7000 hộ dân từ bốn phương trời lui tới. Tôi còn có một bề tôi tên là Loại Thủ, dưới sự quản lý của ông ta trăm họ an cư lạc nghiệp, đồ vật đánh rơi trên đường không ai nhặt lấy, đêm không cần phải khóa cửa. Châu báu như thế, quang minh chói lọi nghìn dặm, chứ đâu chỉ có 12 cỗ xe?”. Tề Uy Vương như vậy là đã nói ra nguyên nhân tại sao nước Tề giàu mạnh.
Thừa tướng Gia Cát Lượng thời Thục Hán lúc lâm chung bèn đề cử với Hậu Chủ giới thiệu Tương Uyển làm quan Tướng quốc, nói rằng bình thường người ấy chú trọng việc tu thân, có Đức hạnh cao thượng, biết nghe lời trung, làm việc vô tư. Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Tương Uyển mỗi ngày xử lý hàng vạn việc, lấy việc chính sự và chăm sóc cho nhân dân làm cơ bản, độ lượng khoan dung, không phụ hy vọng của mọi người. Lúc đó nước Thục yếu nước Ngụy mạnh, nước Ngụy có rất nhiều nhân tài kiệt xuất, nhiều lần đánh Thục, vậy mà Tương Uyển và Khương Duy có thể bảo vệ được nước Thục trong suốt 29 năm trường, khiến cho đất nước hòa bình yên ổn, chứng minh Gia Cát Lượng dùng người rất chính xác. Kỳ thực Gia Cát Lượng bản thân là một nhân tài. Ông vì kế hoạch thống nhất Trung Quốc mà đã “Cúc cung tận tụy, đến chết không thôi”. Ông ở trong“Xuất sư biểu” trao cho Hậu Chủ có viết:“Nhà thần có 800 cây dâu tằm, áo cơm con cháu có thể tự lo được. Ngày thần chết, không muốn trong nhà có dư dả lụa là gấm vóc hay tiền của lợi tức, cũng giúp được cho bệ hạ”. Người mà ông bổ nhiệm cũng đều thanh liêm biết tự giữ mình. Tương Uyển“Tính cách cao thượng khiêm tốn, trong nhà không tích cóp tài sản gì. Con cái ông đều làm ăn một cách bình dân, không khác gì trăm họ”. Khương Duy cũng là “Nhà cửa thanh đạm, không có tài sản gì đáng kể, ra vào cung chẳng có xe đưa đón”.
Làm việc chính sự có dựa trên Đức hạnh hay không, nó quan hệ đến việc một người phải chăng có thể dùng quyền hạn trong tay mà mưu lợi cho trăm họ, quan hệ đến tác phong và uy tín của tác phong tập quán của nhân dân và quan lại, và sự an nguy của chính quyền. Từ xưa đến nay, quan lại có Đức hạnh cao, phẩm cách tốt là cơ sở của một nền chính trị liêm khiết sáng sủa, họ vào bất kỳ lúc nào cũng có thể đặt lợi ích của trăm họ lên hàng đầu, đó cũng là giá trị chân chính của việc chọn người tài đức. Ngược lại, chỉ chọn dùng kẻ thân thích thì chỉ có thể làm cho đất nước và dân tộc suy yếu nguy vong. Bởi vì nó lấy lợi ích cá nhân làm căn bản, khiến cho lòng ích kỷ ham muốn cá nhân bành trướng, những kẻ kém cỏi hoành hành, vô cùng tai hại. Những loạn thần tặc tử xưa nay, phần nhiều không phải là vì kém tài mà là vì kém Đức. Vô Đức mới là mối họa lớn của con người.
Thái Kinh thời Bắc Tống có sở trường là thư họa, lúc ấy rất có danh tiếng. Tống Huy Tông thấy vậy vô cùng vui mừng. Thái Kinh bèn lấy các bức thư họa và bình phẩm của mình, một mặt nhờ người khác đem tặng cho Tống Huy Tông, cung phi và hoạn quan. Thái Kinh chính là dựa vào kiểu a dua nịnh hót như thế mà dần dần được làm Tể tướng. Hắn hoang phí rất nhiều tiền của quốc gia xây dựng mở rộng hoàng cung, cho đến trước lúc triều Bắc Tống diệt vong thì đều tại xây dựng, vàng bạc tham ô còn nhiều hơn cả ngân khố triều đình. Hắn hãm hại trung thần, kết bè kéo đảng, chỉ chọn dùng toàn thân thích. Một lần, Thái Kinh tìm người mà ông ta đã đề bạt trước đây là Ngô Bá Cử làm việc. Ngô Bá Cử muốn làm theo quy củ chế độ của triều đình, Thái Kinh lập tức nổi giận bừng bừng thét: “Đã làm quan to mà còn muốn làm người tốt, sao có thể như vậy được?”.Lập tức giáng chức Ngô Bá Cử trục xuất khỏi triều đình. Thời kỳ Thái Kinh nắm quyền triều chính, nạn hối lộ hoành hành, dân chúng lầm than, là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nhà Bắc Tống. Nhân dân cả nước đứng lên kêu gọi đem tử hình Thái Kinh để tạ tội với thiên hạ. Trung thư thị lang Hầu Mông nói: “Nếu như Thái Kinh có thể mưu tính một cách đoan chính, thì dù là Tể tướng hiền lương từ thời cổ đại cũng không hơn được ông ta! Đáng tiếc là ông ta không theo con đường chính đạo”.
Từ đó có thể thấy, bất kể là người tài năng, trí óc tới đâu, nếu như trong lòng không chính, không những là không thể cống hiến cho đất nước, mà ngược lại sẽ tạo thành nguy hại to lớn. Đây là do không tu dưỡng đức hạnh mà ra. Ngày nay, đạo đức xã hội mỗi ngày trượt dốc hàng vạn dặm, việc chấn hưng nền văn hóa thần truyền vĩ đại có ý nghĩa càng trọng yếu. Pháp luật chỉ ràng buộc hành vi của con người, còn đạo đức ràng buộc tâm người, Pháp trị tiểu nhân, Đức trị quân tử. Chúng ta cần phải giữ vững tâm pháp đạo đức, mới có thể đi trên con đường chính đạo, mới có được tương lai tươi sáng, mới có thể khiến phong tục tập quán của người dân đi theo đường chính, vạn sự được hưng vượng phồn vinh, thiên hạ được thái bình.
Zhi Zhen

Cái gì trên đời đáng sợ nhất?

Có một người hỏi vị thiền sư: “Thưa thầy, trên đời cái đáng sợ nhất là gì ạ?”. Thiền sư nói: “Dục vọng”. Người kia vẻ mặt vẫn tràn đầy nghi hoặc, thiền sư nói: “Hãy nghe ta kể mấy câu chuyện sau nhé!”.
Câu chuyện thứ nhất: Vàng thật là đáng sợ.
Có một vị tăng nhân hoảng hốt sợ hãi chạy từ trong rừng cây ra, vừa đúng lúc gặp hai người bạn tốt đang đi tản bộ bên bìa rừng. Họ hỏi vị tăng nhân:
“Ông hoảng hốt như thế là vì cái gì vậy?”.
Vị tăng nhân nói: “Thật là đáng sợ quá, tôi đã đào thấy một đống vàng ở trong rừng”.
Hai người trong tâm không nhịn được liền nói: “Ông thật là một tên đại ngốc! Đào thấy vàng, một việc tốt như thế mà ông lại nói thật đáng sợ, thật sự tôi không thể hiểu nổi ông nữa!”.
Thế là họ lại hỏi vị tăng nhân kia: “Ông đào thấy vàng ở chỗ nào? Hãy nói cho chúng tôi biết đi!”
Vị tăng nhân nói: “Thứ lợi hại như thế, các ông không sợ sao? Nó sẽ ăn thịt người đấy!”
Hai người kia không cho rằng lời vị tăng nhân nói là đúng, liền đáp trả:“Chúng tôi không sợ! Ông hãy nói cho chúng tôi chỗ tìm ra nó đi!”.
Vị tăng nhân nói: “Bên dưới gốc cây đầu tiên ở phía tây của cánh rừng này”.
Hai người bạn lập tức đi tìm địa điểm đó, quả nhiên phát hiện ra đống vàng kia, một người nói với người còn lại: “Vị tăng nhân này thật là quá ngu xuẩn! Vàng là thứ mọi người đều khao khát vậy mà trong mắt ông ta nó lại trở thành thứ ăn thịt người”.
Người kia cũng gật đầu đồng ý. Thế là hai người họ thảo luận cách để đem số vàng này về, một người trong đó nói: “Ban ngày mà mang về thì rất không an toàn, hay là để ban đêm mang về sẽ đỡ nguy hiểm hơn một chút. Tôi sẽ ở đây trông chừng, anh đi lấy một chút đồ ăn đến đây, chúng ta sẽ ăn cơm tại đây, sau đó đợi đến lúc trời tối chúng ta sẽ mang vàng về”.
Người đàn ông kia bèn làm theo cách đó, người ở lại trông vàng nghĩ: “Giá như tất cả số vàng này đều là của mình thì tốt biết bao! Đợi khi anh ta quay lại, mình sẽ dùng gậy gỗ đánh chết anh ta, thì tất cả số vàng này là của mình rồi!”.
Người đàn ông về nhà lấy cơm cũng nghĩ: “Mình trở về sẽ ăn no trước, sau đó sẽ cho một ít độc dược vào phần cơm của anh ta, anh ta chết rồi thì tất cả số vàng đó sẽ là của mình!”
Kết quả đến lúc anh ta mang cơm trở lại rừng cây, người đàn ông kia từ phía sau tiến đến cầm cây gậy đánh chết anh ta và nói: “Bạn thân yêu của tôi, là vàng đã bức bách tôi làm thế”.
Sau đó, anh ta lấy phần cơm và bắt đầu ăn. Cũng chỉ một lát sau, anh ta cảm thấy rất khó chịu, trong bụng giống như có lửa đốt vậy, lúc đó anh ta mới biết mình bị trúng độc, lúc sắp chết anh ta đã thốt lên: “Lời tăng nhân nói quả là rất đúng!”
Điều này thực sự ứng với câu ngạn ngữ: “Nhân vi tài tử, điểu vi thực vong!”(Người chết vì tiền, chim chết vì mồi!) đều là vì lòng tham gây họa, vì dục vọng mà đem bạn bè thân nhất của mình trở thành kẻ thù không đội trời chung.
Câu chuyện thứ hai: Người nông dân mua đất.
Có một người nông dân muốn mua một miếng đất, nghe nói ở một địa phương nọ có người muốn bán đất, anh ta liền quyết định đến đó hỏi thăm một chút. Kết quả là người có miếng đất kia bảo với anh ta rằng:“Anh chỉ cần đưa trước cho tôi một nghìn lượng bạc, tôi cho anh thời gian là một ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, anh có thể bước chân vòng quanh được bao nhiêu mét đất, thì số đất ấy sẽ là của anh, thế nhưng nếu như anh không thể kịp quay trở lại nơi xuất phát ban đầu, thì một tấc đất anh cũng không có”.
Người nông dân kia thầm nghĩ: “Nếu như hôm nay mình vất vả một chút, bước đi nhiều một chút, chẳng phải là đi một vòng rất lớn thì số đất giành được cũng rất lớn sao? Vụ mua bán này xem ra thật là quá có lợi rồi!”
Thế là anh ta ký kết hợp đồng với người sở hữu mảnh đất đó. Ngay khi mặt trời vừa mới ló ra từ chân trời xa, anh ta đã mau chóng bước đi thật nhanh về phía trước, đến trưa rồi mà bước chân của anh ta vẫn không chịu dừng lại chút nào, cứ một mực bước về phía trước, trong lòng nghĩ: “Cố gắng nhẫn chịu một ngày, sau này sẽ được hưởng thụ những hồi báo mà sự vất vả của ngày hôm nay đem lại”.
Anh ta lại hướng về phía trước bước trên con đường đã rất xa rồi, khi mắt đã nhìn thấy mặt trời sắp xuống núi rồi mới bắt đầu quay trở lại, trong lòng vô cùng lo lắng, bởi vì nếu như không kịp quay trở về chỗ ban đầu mà nói, thì một tấc đất cũng không có được, thế là anh ta đi tắt về điểm xuất phát. Thế nhưng mà mặt trời đã như sắp hạ xuống rồi, anh ta đành phải liều mạng mà chạy thật nhanh, cuối cùng, chỉ còn hai bước nữa là về đến điểm xuất phát, nhưng anh ta đã kiệt sức mà gục ngã xuống chỗ đó.
Dục vọng của con người nằm giữa một cái hào rộng lớn, vĩnh viễn không cách nào vượt qua, bởi vì người tham lam vĩnh viễn không có chừng mực, không có bờ bến để dừng lại, vĩnh viễn cũng sẽ không thấy thỏa mãn, đây là chỗ thiếu sót đáng tiếc nhất trong tính cách của con người.
Câu chuyện thứ ba: Phật và ma quỷ.
Có một họa sĩ rất nổi tiếng, ông ta muốn vẽ tranh Phật và ma quỷ, nhưng mà ông ta không tìm thấy trong thực tế hình mẫu của hai nhân vật này. Trong đầu ông ta nghĩ thế nào cũng không thể tưởng tượng ra hình dạng của Phật và ma quỷ, cho nên rất sốt ruột lo lắng.
Thế rồi có một cơ hội rất vô tình, anh ta đã đi chùa bái lễ, trong lúc đó đã vô tình phát hiện ra một vị hòa thượng, các loại khí chất trên thân thể vị hòa thượng kia đã hấp dẫn vị họa sĩ một cách sâu sắc, thế là anh ta liền đi tìm vị hòa thượng đó, nguyện ý trả cho vị hòa thượng này một số tiền lớn, với điều kiện là vị hòa thượng sẽ dành một ngày làm mẫu để họa sĩ kia vẽ. Sau này, tác phẩm của vị họa sĩ hoàn thành đã gây ra chấn động rất lớn tại địa phương. Họa sĩ nói: “Đó là bức tranh mà tôi hài lòng nhất, bởi vì vị hòa thượng làm mẫu cho tôi vẽ kia khiến tôi nghĩ rằng nhất định ông chính là một vị phật, những khí chất thanh tịnh và thư thái ông mang trên mình có thể gây cảm động đến mỗi người”.
Vị họa sĩ cuối cùng đã thực hiện lời hứa của mình, trả cho vị hòa thượng kia rất nhiều tiền. Cũng bởi vì bức tranh này, mọi người đã không gọi ông ta là họa sĩ nữa mà gọi là “Họa Thánh”. Một thời gian ngắn sau, họa sĩ chuẩn bị bắt tay vào vẽ ma quỷ, nhưng điều này lại trở thành một vấn đề khó khăn cho ông, đi đâu mà tìm được hình dáng của ma quỷ đây? Ông ta tìm hỏi qua rất nhiều địa phương, tìm rất nhiều người hung ác bên ngoài, nhưng không có ai thỏa mãn cả. Cuối cùng, ông ta tìm đến một nhà tù, vị họa sĩ cực kỳ vui mừng, bởi vì thực sự tìm một người giống ma quỷ quả là quá khó khăn. Thời điểm mà ông họa sĩ đối mặt với tên phạm nhân kia, tên phạm nhân đã ở ngay trước mặt ông ta mà khóc rống lên. Vị họa sĩ thấy vô cùng kỳ lạ, bèn hỏi tên phạm nhân kia có chuyện quan trọng gì vậy? Tên phạm nhân kia nói: “Tại sao ông lần trước vẽ Phật cũng tìm tôi mà lần này vẽ ma quỷ cũng lại tìm tôi?”.
Vị họa sĩ bị chấn động, ông nhìn tên phạm nhân một cách cẩn thận rồi nói: “Tại sao lại có thể thế được? Lúc tôi vẽ Phật tôi tìm người kia có khí chất phi phàm, còn ngươi thoạt nhìn đã thấy ngay là hình tượng ma quỷ rồi, tại sao lại là cùng một người được? Thật là quá kỳ lạ! Quả thực là khiến cho không ai có thể lý giải nổi”.
Tên phạm nhân kia đau buồn nói: “Chính là ông đã biến tôi từ Phật thành ma quỷ”. Vị họa sĩ nói: “Ngươi tại sao lại nói như thế? Ta không có làm gì ngươi cả”.
Tên phạm nhân nói: “Từ sau khi ông trả cho tôi tiền, tôi đã ăn tiêu đàng điếm, đi tìm mua vui, mặc sức tiêu xài. Sau này khi đã tiêu hết tiền, mà tôi lại quen với cuộc sống như vậy rồi, dục vọng đã khởi lên mà không thể vãn hồi được, thế là tôi đi cướp đoạt tiền của người khác, còn cả giết người nữa, chỉ cần có thể kiếm được tiền, việc xấu thế nào tôi cũng có thể làm, kết quả là trở thành như bộ dạng của ngày hôm nay”.
Vị họa sĩ nghe tên phạm nhân kia nói xong, vô cùng bùi ngùi, ông cảm thấy sợ hãi khi mà nhân tính chỉ vì dục vọng lại có thể chuyển biến nhanh đến như vậy, con người là yếu ớt như thế. Thế là ông đau đớn mà đem bút vẽ quẳng đi, từ đó về sau không bao giờ vẽ tranh nữa.
Con người một khi rơi vào cái bẫy “truy trục vật dục” (theo đuổi ham muốn hưởng thụ vật chất), cũng rất dễ dàng đánh mất phương hướng bản thân mình, muốn bứt phá ra là một việc vô cùng khó khăn, cho nên nhân tính là không thể ở cùng với tham niệm.
Vị thiền sư kể xong mấy câu chuyện, liền nhắm mắt lại không nói gì, nhưng người hỏi kia đã từ mấy câu chuyện mà có được giải đáp. Hóa ra cái đáng sợ nhất trên đời này chính là dục vọng của con người, dục vọng của con người càng nhiều, thì càng thấy chưa đủ, sẽ càng thấy không sung sướng vui vẻ và sẽ càng thấy phiền não. Cho nên vị thiền sư nói cho chúng ta biết:
Tiền như gông xiềng, tham lam là phần mộ, truy danh trục lợi cuối cùng cũng chỉ là công dã tràng, chỉ có tẩy tịnh đi đủ loại dục vọng trong lòng, buông bỏ lòng tham, quay trở về với bản tính thật thà lương thiện, mới có thể khám phá ra rằng: “mọi vinh hoa phú quý trong thế gian này chỉ như mây khói thoảng qua, suy cho cùng chúng đều là những thứ vô thường”. Có như thế mới có thể tận hưởng được sự khoan khoái vui sướng vô tận của cuộc đời.
Theo daikynguyenvn.com

Tập Cận Bình chuẩn bị đưa Giang Trạch Dân cùng tay chân ra tòa?

Động thái mới nhất tại Trung Quốc, đó là phe Tập Cận Bình đã cho phổ biến tiểu sử chân thực của Giang Trạch Dân, nêu rất rõ y xuất thân là gia đình Hán gian, đó chính là điều chuẩn bị để xử Giang (theo nguồn tin từ Trung Quốc)
Hiện nay Tập Cận Bình đã triệt hạ hết đám tay chân của Giang Trạch Dân tại quân đội, công an cũng như Đài truyền hình và đưa người của mình nên nắm hết lực lượng quân đội và truyền thông .
Giang Trạch Dân đã bị quản thúc sau vụ nổ kho thuốc ở Thiên Tân nhằm tiêu hủy chứng cớ ám sát Tập Cận Bình, nhiều nguồn tin khác cho rằng Giang Trạch Dân thậm chí đã bị bắt giữ với tấm hình được truyền khắp trong cư dân mạng.
Bức ảnh cho thấy Giang Trạch Dân đang bị áp tải
Trang Đại Kỷ Nguyên dẫn nguồn tin từ Trung Quốc cho biết Tập Cận Bình cùng Vương Kỳ Sơn đang lên kế hoạch đưa Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng (cựu Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch nước) cùng đám đàn em Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, cùng tay chân khác trong Bộ Chính Trị là Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, Trương Đức Giang v.v… ra xử trước tòa.
Phe Tập Cận Bình từ lâu đã nắm rõ chứng cớ về việc Giang Trạch Dân xuất thân gia đình Hán gian, bán đất cho Nga, chi tiết này đã được Tin Đa Chiều chưa trong bài ( Bức tranh sinh động về cuộc đấu đá nội bộ ĐCS Trung Quốc)
Tập Cận Bình đã để chứng cớ này đến cuối cùng mới sử dụng đến nó, và giờ đây đã là lúc cần dùng để đưa Giang Trạch Dân ra tòa.
Việc đưa Giang Trạch Dân ra xét xử vào thời điểm này xem ra rất thuận lợi vì người dân Trung Quốc từ lâu đã chán ghét Giang Trạch Dân. Năm 1989 Giang Trạch Dân ủng hộ đàn áp Thiên An Môn, làm lơ cho các quan chức tham nhũng để đổi lấy sự trung thành của họ, đến nỗi ngày nay không quan chức nào của Giang là không dính vào đại án tham nhũng, danh sách hàng chục nghìn người từ trung ương đến các địa phương.
Giang Trạch Dân cũng phạm phải tội ác diệt chủng đối với môn khí công nổi tiếng là Pháp Luân Công vào thập niên 90, Giang đã dùng truyền thông vu khống môn khí công này là tà giáo rồi đàn áp, thủ đoạn là tà ác kinh thiên động địa, mổ cắp nội tạng người đang sống . Giang Trạch Dân cùng các tay chân khác như La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm từng bị tòa án quốc tế ở Tây Ban Nha truy tố về tội diệt chủng đối với Pháp Luân Công .
Với sự thay đổi về luật tố tụng cho phép người dân dễ dàng khởi kiện hơn so với trước, lập tức xuất hiện làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân, đến ngày 20/8 đã có hơn 157.000 đơn kiện Giang Trạch Dân gửi đến Tòa án nhân dân tối cao, và đến nay con số này đã cao hơn rất nhiều.
Ở Trung Quốc người dân cũng đưa biểu ngữ đòi phải đưa Giang Trạch Dân ra công lý
Biểu ngữ đòi đưa Giang Trạch Dân ra xét xử xuất hiện khắp Trung Quốc, theo đó là cao trào khởi kiện Giang Trạch Dân lên Tòa án tối cao. Ảnh minhhue
Có thể thấy rằng thời điểm này là rất thuận lợi và dễ được người dân ủng hộ nếu đưa Giang Trạch Dân cùng đồng bọn ra xét xử, các thông tin từ Trung Quốc cho biết chính quyền đã cho phổ biến tiểu sử chân thực của Giang Trạch Dân nêu rất rõ y xuất thân là gia đình Hán gian, đó chính là điều chuẩn bị để xử Giang.
Có thể nói rằng nếu phe Tập Cận Bình đưa vụ án này ra xét xử thì đây là một vụ án động trời, với những nhân vật quyền lực tưởng như bất khả xâm phạm. Vấn đề là nếu đưa những nhân vật này ra xét xử có thể ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ĐCS Trung Quốc, liệu Tập Cận Bình có thể vì sự thật và niềm mong mỏi của người dân mà mạnh tay đưa Giang ra tòa hay không?
Chúng ta hãy cùng chờ đón màn kịch lớn đang diễn ra tại Trung Quốc
Ánh Sáng

Chỉ có Đổi mới, không còn con đường nào khác!

Báo điện tử VOV vừa tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề "Cách mạng Tháng Tám và thôi thúc hiện thực hóa khát vọng "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" vào chiều 28/8, tại Hà Nội với ba vị khách mời tham gia chương trình là: PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội); ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Invest Consult Group (chuyên về tư vấn đầu tư và kinh doanh) và ôngNguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại một số nước thuộc Trung Đông.
Cuộc tọa đàm được chia làm 3 phần:
Sau đây là phần cuối của cuộc tọa đàm này. Mời quý độc giả cùng theo dõi:
PV: Thưa các vị khách mời, một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng một nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đây là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng và Bác Hồ, đã được minh chứng và kiểm nghiệm trong lịch sử đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân. Theo Hồ Chủ tịch, nhà nước kiểu mới – nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Vậy thì trong bối cảnh hiện nay, để xây dựng một đất nước “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” đúng như lý tưởng của Người, đúng như khát vọng của tinh thần Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và tiêu ngữ ghi dưới quốc hiệu, Việt Nam chúng ta cần phải làm gì?
PGS.TS Phạm Xanh: Những thứ đó thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta nhiều bài học rồi. Tuy vậy, chúng ta chưa học hết được. Lẽ ra chúng ta còn đi gấp hơn nữa, phát triển mạnh hơn nữa. Bây giờ để làm được điều đó, chúng ta vẫn tiếp tục đổi mới hay theo như các nhà chính trị nói là "Đổi mới 2".
Họ gọi là "Đổi mới 2" còn chúng ta gọi là tiếp tục đổi mới. Trong sự tiếp tục đổi mới đó xuất hiện những vấn đề không giống như bối cảnh chúng ta bắt đầu đổi mới năm 1986. Con người bây giờ tinh ranh hơn, nói xấu một tí là sự lưu manh hóa càng ngày càng mạnh trong cư dân. Nói điều này hơi mạnh một chút nhưng chúng ta bắt buộc phải nghĩ đến.
Hồi xưa, Chí Phèo muốn có xôi, muốn có thịt, muốn có rượu uống thì phải biết rạch mặt để ăn vạ nhà Bá Kiến. Bây giờ, trong xã hội chúng ta cũng xuất hiện một lớp người tương tự, lưu manh, kiếm tiền bằng mọi giá, kể cả ăn cắp, kể cả giết những người thân của mình. Cái đó xuất hiện là hệ quả hết sức lớn của việc chúng ta nói không đi đôi với làm. 
Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục đổi mới, đổi mới nhưng phải nắm rõ hoàn cảnh bây giờ khác với đổi mới của những năm trước kia. Phải làm khác, không thể làm như trước được.
Tôi cho rằng chúng ta không có con đường nào khác, không thể lùi, chỉ có thể tiến. Tiến đó là tiếp tục đổi mới. Đổi mới toàn diện, đổi mới triệt để. Để đổi mới toàn diện, triệt để thì phải học thuộc bài, những bài học mà Hồ Chí Minh đã để lại trong lịch sử đất nước.
PV: Xin mời ý kiến của ông Nguyễn Quang Khai?
Nguyên Đại sứ Nguyễn Quang Khai: Tôi nghĩ rằng chúng ta đã giành được độc lập, thống nhất đất nước bây giờ nhiệm vụ của chúng ta là phải xây dựng trở thành một nước tiên tiến để có thể sánh vai với các nước khác trên thế giới.
Chúng ta đã hy sinh quá nhiều trong chiến tranh, bao nhiêu người bị thương, bao nhiêu hậu quả, bây giờ, những người còn sống phải có trách nhiệm đối với đất nước.
Tôi hoàn toàn nhất trí với PGS.TS Phạm Xanh là phải xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân, phải vì nước, vì dân, phải như Bác Hồ. Bác Hồ không có gì, khi Người ra đi không để lại một tài sản gì. Vậy, tại sao bây giờ mọi người nghĩ mình phải xây lâu đài, phải có ô tô hạng sang, tôi nghĩ cái đó hoàn toàn đi ngược lại ý tưởng của Bác Hồ.
Điều tôi mong muốn nhất là Đảng và Nhà nước mình phải làm trong sạch bộ máy, xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân, lớn hơn nữa là phải tiếp tục đổi mới, đổi mới hơn nữa. Vừa rồi mình cũng đã đổi mới rồi, nhưng có khi không rõ ràng.
Ví dụ như kinh tế thị trường, vận động kinh tế thị trường nhưng chúng ta đã có kinh tế thị trường đâu. Nhà nước vẫn phải giữ các doanh nghiệp chủ đạo, can thiệp vào công việc của các doanh nghiệp thì làm sao nói kinh tế thị trường.
Phải tập trung mọi sức lực để đổi mới. Ta đã đánh thắng được những đế quốc to như vậy rồi, tôi nghĩ công việc xây dựng lại đất nước dễ hơn nhiều so với cuộc chiến tranh. Trong thời bình, chúng ta có thể tranh thủ được sự đầu tư, giúp đỡ của các nước, dùng nội lực của mình, phát huy mọi tiềm năng trong nước thì dứt khoát có thể xây dựng được một nước Việt Nam đi nhanh hơn nữa, không thua kém các nước trên thế giới.
Hiện nay, Đảng ta đang chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XII, tôi cho rằng Đại hội này sẽ là một bước ngoặt và tất nhiên sẽ vạch ra được những đường lối để tăng cường đổi mới hơn nữa và làm trong sạch đội ngũ của Đảng, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng đất nước Việt Nam.
PV: Còn ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt?
Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ rằng thực ra chúng ta có tất cả, chúng ta có nhiều thứ nhưng hình như chúng ta không biết quý. Chúng ta đã có một sự hy sinh khổng lồ để có một dân tộc có danh dự.
Phải xem mất mát đạo đức như một sự mất mát năng lượng sống, chưa thấy có nghị quyết nào nói rõ mất mát đạo đức là mất mát năng lượng của con người. Cần phải có phân tích khoa học cho rõ ràng hơn, cần phải hiểu việc mất mát đạo đức là tội ác.
Một số nhà chính trị đã bắt đầu sợ các sự tấn công của các nhóm lợi ích. “Đời cách mạng, từ khi tôi đã hiểu dấn thân vô là phải chịu tù đày”, Tố Hữu nói thế từ những năm 1930. Bây giờ, Đảng ta cần phải lãnh đạo quá trình này để cho các đảng viên không sợ sự xâm hại của các nhóm lợi ích. Không nâng cao ý chí chính trị, không nâng cao ý chí đạo đức để làm người chúng ta không thể có một xã hội như chúng ta mong muốn được.
Nâng cao ý chí chính trị để nhân dân có chỗ dựa trong cuộc chống đỡ đối với các hiện tượng tiêu cực. Nếu Đảng không vững mạnh, ý chí chính trị không sắt đá thì chúng ta không biết dựa vào ai, đành phải dựa vào một vài mẹo vặt, một vài trí khôn của chúng ta để sống qua ngày.
Chúng ta chỉ tích cực khi nào chúng ta có chỗ dựa, chỗ dựa của tất cả những người công dân bình thường như chúng ta chính là ý chí chính trị của những người lãnh đạo.
PGS.TS Phạm Xanh: Tôi xin tiếp lời anh Bạt, giữa diễn đàn Shangri-La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các nước xây dựng niềm tin chiến lược, tôi cho là quá hay. Nhưng với Việt Nam, chúng ta phải xây dựng niềm tin của dân đối với Nhà nước này, đối với chính thể này. Nếu làm được điều đó thì Nhà nước này sẽ đi tiếp, sẽ bước tiếp. Nếu đánh mất niềm tin của dân thì chúng ta sẽ mất hết.
PV: Chúng ta thường hay nói là ôn cố tri tân, nhìn lại lịch sử, rút ra những bài học kinh nghiệm để kế thừa, phát huy và cũng với mục đích là xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hiện đại, dân chủ, công bằng như lý tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra từ ngay những ngày đầu thành lập nước là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc".
Câu hỏi cuối trong chương trình hôm nay xin được hỏi về cảm xúc và ước vọng của các vị khách mời nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 này như thế nào?
PGS.TS Phạm Xanh: Với tôi, trước hết là một người Việt Nam, tiếp sau là một nhà sử học cho nên mỗi lần mồng 2/9 tới có nhiều rung động, có nhiều suy tư đối với bước đi của đất nước chúng ta.
Năm nay, nhân dịp 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tuyên bố trước nhân loại, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Sự kiện đó đã lấy lại tên Việt Nam chúng ta trên bản đồ chính trị thế giới.
Vì thế, tôi nghĩ rằng tôi rất tin vào lớp trẻ bây giờ, lớp trẻ thông minh, năng động sẽ đưa đất nước chúng ta tiếp bước tới vinh quang.
Ông Nguyễn Trần Bạt: Năm nay, tôi cùng tuổi với nước Cộng hòa XHCN Việt Namcủa chúng ta. Tôi 70 tuổi, xin chúc những nhà lãnh đạo của chúng ta giữ vững ý chí chính trị, kêu gọi đồng bào giữ vững ý chí đạo đức. Nhân dân tốt, những nhà chính trị sáng suốt không có lý do gì chúng ta không có một tương lai tốt.
Nhân dịp này, chúc Nguyên Đại sứ, chúc Phó Giáo sư và các bạn, chúng ta cố gắng tìm ra cách hưởng hạnh phúc của một người Việt bình thường. Tôi nghĩ rằng Đại hội XII sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp. Tôi chúc Đảng ta thành công trong câu chuyện quan trọng này.
Nguyên Đại sứ Nguyễn Quang Khai: Nhân dịp 70 năm ngày thành lập nước, tôi nghĩ rằng đây là một dịp hết sức quý báu để chúng ta ôn lại quá khứ và hướng tới tương lai.
Quá khứ tôi nghĩ rằng mình thấy những cái gì làm được, những thành tựu đã đạt được trong 70 năm qua và những gì còn chưa làm được, những gì còn thiếu sót. Trên tinh thần dũng cảm nhìn vào quá khứ, dũng cảm nhìn vào những thiếu sót, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, tôi tin tưởng rằng chúng ta nhất định sẽ xây dựng được một nước Việt Nam vững mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo như ý tưởng của Đảng và thực hiện tốt di chúc của Bác Hồ đã để lại là xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, sánh vai tất cả các cường quốc trên thế giới.
PV: Xin cảm ơn Nguyên Đại sứ Nguyễn Quang Khai, PGS.TS Phạm Xanh và ông Nguyễn Trần Bạt đã tham dự cuộc tọa đàm này. Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi./.
(VOV)

30 tháng 8, 2015

Cảnh báo hóa chất độc hại trong thực Phẩm

A file photo of food packaging. (Shutterstock*)
Một bức ảnh bao bì thực phẩm. (Shutterstock *)
Các nhà khoa học nghiên cứu về môi trường mới đây cảnh báo về hệ quả lâu dài của các hóa chất tổng hợp được dùng trong khâu đóng gói, lưu trữ và chế biến thực phẩm đối với sức khỏe.
Trong một bài báo in trên tờ Tạp Chí Dịch Tễ Học và Sức Khỏe Cộng Đồng, các tác giả cho rằng hầu hết các hóa chất được tìm thấy đều có trong những vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, bao gồm sơn vỏ lon, lớp giấy bóng trên thùng giấy hoặc chai lọ thủy tinh. Những lượng nhỏ hóa chất dùng trong các vật liệu này có thể hòa vào thực phẩm, quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn nếu điều kiện nhiệt độ cao, hay tùy vào một số nguyên vật liệu được sử dụng, hoặc thực phẩm được lưu trữ trong thời gian lâu.
Theo lời các khoa học gia, không phải tất cả các hóa chất thêm vào như chất phụ gia đều được kiểm định ở Hoa Kỳ, thành ra cũng là các chất gây nhiễm bẩn (mặc dù theo pháp lý thì không được định nghĩa như vậy), điều này có nghĩa là người tiêu dùng đang “trường kỳ tiếp xúc với các hóa chất tổng hợp ở mức độ thấp suốt đời, bao gồm cả những giai đoạn phát triển rất nhạy cảm.”
4.000 loại hóa chất được biết đến
Cùng với nhiều hợp chất gây tranh cãi bao gồm cả những hóa chất làm gián đoạn tuyến nội tiết vốn dẫn tới việc hiếm muộn, đã làm gia tăng tỷ lệ viêm nội mạc tử cung và một số bệnh ung thư, các tác giả cho rằng đã có nhiều hóa chất có khả năng gây bệnh hơn so với con số 4000 hóa chất được biết tới trong nguyên liệu thực phẩm.
“Ở Hoa Kỳ, nhiều dạng thạch nhiên (asbestos) được phép sử dụng như chất phụ gia gián tiếp trong ngành chế biến thực phẩm cũng được dùng trong việc sản xuất cao su,” Họ cho biết. “Đang khi Formaldehyde, một chất khác là carcinogen, được dùng khá rộng rãi trong việc sản xuất chai nhựa từ polyethylene terephthalate; formaldehyde cũng có thể xuất phát từ dụng cụ nhà bếp làm bằng melamine formaldehyde.
“Cứ xem làm thế nào mà các loại đồ uống được tiêu thụ từ các chai nhựa polyethylene terephthalate, thì biết lượng hóa chất rất lớn, nhưng không được quan tâm từ phía cộng đồng.”
Các tác giả, liên kết nghiên cứu qua tổ chức Diễn Đàn Đóng Gói Thực Phẩm, một hội từ thiện ở Thụy Sỹ bao gồm các nhà hảo tâm từ ngành công nghiệp đóng chai, đề nghị thêm nhiều nghiên cứu cần được tiến hành. Họ đề nghị các phân tích mẫu hóa chất sử dụng trong dây chuyền sản xuất đóng gói thực phẩm, theo dõi thói quen người dùng về việc thực phẩm được lưu trữ như thế nào, và những loại đồ đóng gói nào mọi người ưa chuộng.
Catherine Itman, một đồng sự nghiên cứu tại Đại Học Newcastle không phải là tác giả của nghiên cứu, đã nói “Mối quan hệ khá tốt của chúng ta với thực phẩm nghĩa là chúng ta bây giờ đã có thể ăn bất cứ thứ gì và bất cứ lúc nào. Hầu hết sự tiện lợi này đều nhờ vào hoá chất.”
“Mặc dù con số nghiên cứu liên kết các vụ nhiễm khuẩn thực phẩm với vấn đề sức khỏe đang gia tăng, thực sự chúng ta biết rất ít về việc các hóa chất ảnh hưởng tới các chức năng cơ thể như thế nào hoặc các bệnh tật phát triển ra sao, hay là giai đoạn nào trong đời sống chúng ta dễ bị ảnh hưởng,” cô cho biết.
Nhìn nhận từ giới phê bình
Nhiều chuyên gia lo ngại về nhiều khía cạnh của nghiên cứu. Ian Musgrave, một chuyên gia dược lý từ đại học Adelaide, nói rằng” rất khó để có thể nhìn nhận nghiêm túc một nghiên cứu về các rủi ro từ khâu đóng gói” mà có thể tạo ra mối nguy hại từ formaldehyde hiển nhiên như thế.
“Formaldehyde cũng có nhiều trong thức ăn rất tự nhiên, để ăn một lượng lớn formaldehyde trong 100g táo, bạn cần ít nhất uống 20 lít nước khoáng chứa trong chai nhựa PET,” Musgrave nói.
“Lo ngại về formaldehyde từ khâu đóng gói đang được nâng lên quá cao, trừ khi chúng ta sẵn sàng dán nhãn “nguy hiểm tiềm tàng gây ung thư” lên trái cây tươi và rau.”
Ông cũng nói thêm, “Cả khi chúng ta không nên bỏ qua những hậu quả không mong muốn từ những loại vật liệu trong khâu đóng gói có thể nhiễm bẩn đồ ăn, nhưng rủi ro này là cực kì thấp. Như sai lầm về formaldehyde trong nghiên cứu này, tập trung vào một lượng quá thấp các hóa chất có thể nhiễm vào thực phẩm mà không chú ý tới mức độ tập trung của hóa chất dưới góc độ y khoa, hoặc các rủi ro về sức khỏe khác, sẽ tạo ra những lo ngại không có cơ sở.”
Oliver Jones, giảng viên phân tích hóa chất tại đại học RMIT, lên tiếng rằng liên hệ việc này với ô nhiễm môi trường thì nghe có vẻ “không thuyết phục” và cần thêm dữ liệu. “Có quá nhiều khả năng để ngỏ và giả thiết trong bài báo này, và nghe như là cần thêm nghiên cứu nữa về một số hóa chất ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, thì bài báo này không thuyết phục cho lắm.”
“Trọng tâm của quan điểm khoa học là không có vấn đề sức khỏe hay an toàn nào từ những hóa chất này đạt tới mức độ mà con người hiện nay đang tiếp xúc.”
“Các nghiên cứu thêm luôn được chào đón từ quan điểm khoa học nhưng tôi sẽ cho rằng một suy đoán về lượng mỡ, đường và muối cao trong các thực phẩm chế biến ngày nay mới là những thứ đáng lơ hơn là các hóa chất dùng trong khâu đóng gói.”
Những thay đổi trong sản xuất
Hiện tại đang có nhiều nhiên cứu có thể giúp hiểu sâu hơn về hiệu ứng lâu dài của những hóa chất trên cơ thể với liều lượng thấp, nhưng nghiên cứu loại này cũng khá tốn kém.
Ian Rae, giáo sư danh dự tại Đại Học Melbourne, nói rằng độc tính hóa học thường được hiểu kỹ, và các ảnh hưởng lâu dài của những tiếp xúc với liều lượng nhỏ không được nhắc đến chi tiết. Nhưng cũng rất ít khả năng các nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng đề xuất từ tác giả của bài báo sẽ được tiến hành, chủ yếu là vì tốn kém quá.
Nhưng, ông cho biết, “Các nhà sản xuất cũng đã thấy được áp lực và đang thay đổi bằng các phương pháp an toàn hơn thậm chí trước khi các nghiên cứu này cho kết quả chắc chắn. Đó là động thái marketing rất tốt trước khi luật pháp tấn công vào lĩnh vực này.”
“Chúng ta cũng biết trường hợp bisphenol a và Phthalates, đều hoàn toàn biến mất khỏi một vài sản phẩm. Nếu như người tiêu dùng tạo áp lực, thì rõ ràng những nghiên cứu này từ các khoa học gia tên tuổi sẽ rất có ích.”
Bài này đăng trên The Conversation, vietdaikynguyen

Mối nguy hại từ giá đỗ, rau mầm

Làm giá đỗ siêu nhanh
Những năm gần đây, làng làm giá đỗ T.C ở Từ Liêm, Hà Nội người dân đua nhau làm giá đỗ, bởi đây là một nghề nhàn nhưng lại thu được nhiều tiền. Theo một số người dân ở đây, nhiều gia đình chỉ trong vài năm đã giàu lên nhờ nghề làm giá đỗ, có được phép màu này là nhờ thuốc kích thích có tên là SHS. Chỉ một liều SHS nhỏ là giá đỗ sẽ được phù phép, lớn như thôi chỉ trong 2 – 3 ngày.
Theo tìm hiểu của phóng viên loại thuốc này được bán khá “công khai” ở khu vực chợ Đồng Xuân, với giá chỉ 10.000 đồng/tuýp, 1 tuýp có thể pha với 5 lít nước, phun cho cả tạ hạt đỗ. Không chỉ vậy, loại thuốc này còn khiến trọng lượng của giá đỗ tăng lên gấp rưỡi, mẫu mã đẹp, cây to, ít rễ.
Giá đỗ tại Hà Nội có nhiều khả năng được sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng (ảnh minh họa).
Trong vai người đi buôn giá đỗ, chúng tôi được anh T- một người tự xưng là có gần 5 năm làm giá, ở làng T.C khoe: “Anh cần bao nhiêu cũng có, chỉ cần báo trước cho tôi 2 – 3 ngày”. Chỉ 2 – 3 ngày thôi sao, tôi hỏi. Như sợ bị lộ, anh này chèo chống: “Nhà tôi làm nhiều, chỉ cần báo trước vài ngày là có thể điều chỉnh được mối đổ”.
Anh này cũng khẳng định không biết loại thuốc SHS hay loại thuốc lọ tuýp nước của Trung Quốc mà cơ quan chức năng vừa bắt giữ. Tuy nhiên, nhìn những thùng giá đỗ trắng nõn, cây mập, ít rẽ, chúng tôi tin chắc đây không thể là giá đỗ tự nhiên. 
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hồng – Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, việc cơ quan chức năng bắt được 80.000 tuýp thuốc kích thích tăng trưởng, chúng tôi cũng vừa được biết qua báo chí. 
Về việc người dân sử dụng thuốc kích thích để làm giá, ông Hồng cho biết chưa phát hiện trường hợp nào. Tuy nhiên, qua các đợt kiểm tra, chi cục cũng đã thu hồi rất nhiều thuốc kích thích nằm trong danh mục cấm từ các quầy thuốc BVTV trên địa bàn. Mặc dù chi cục đã tuyên truyền đến cấp xã, nhưng vì lợi nhuận nhiều người dân vẫn cố tình làm. Cũng theo ông Hồng, thời gian gần đây không chỉ sử dụng thuốc kích thích vào làm giá, mà người dân còn sử dụng thuốc phun cho các loại rau ăn lá như xà lách, rau cải thảo, bắp cải, rau muống…
Hành vi quá nguy hiểm
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Hồng, rau và giá đỗ dùng chất kích thích thường có màu nhạt, lá mềm, dễ bị nhàu. Còn nếu ăn phải rau có chứa dư lượng thuốc cao thường có dấu hiệu mắt đỏ, da đỏ, nôn, run tay. Ngoài ra, còn có triệu chứng ngứa, buồn nôn, hôn mê, nếu nặng có thể tử vong. Ông Hồng cho biết: “Trước việc nông dân có thể dùng thuốc tăng trưởng cho sản xuất, chúng tôi sẽ tập trung tuyên truyền để người dân không sử dụng. Còn kiểm tra thì phải thành lập đoàn và phải kiểm tra trong giờ hành chính. Đa số các hộ làm giá đỗ làm đêm, hoặc trồng rau rất kín đáo, nên chúng tôi không thể kiểm tra. Do đó, việc này phải có nhiều ngành chức năng cùng tham gia”.
TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm – ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, việc sử dụng thuốc tăng trưởng sẽ cho để thúc rau mầm, giá đỗ là hành vi rất nguy hiểm. Rau mầm ngâm hóa chất sẽ mọc nhanh; giá đỗ được ngâm với hoá chất sẽ rút ngắn thời gian sản xuất xuống chỉ còn 3 ngày, cọng trắng, mập và ngắn nhìn rất bắt mắt. 
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, các loại hóa chất này, chúng tôi đã có kiểm nghiệm, thành phần trong thuốc “thúc” rau mầm, giá đỗ thường bao gồm các chất p-chlorophenoxyacetic axit và 6-benzylaminopurine được hòa tan trong dung dịch Na2CO3. “Cả 2 hợp chất này, đều không có trong danh mục các hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và cũng không có trong danh mục các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng được phép sử dụng do Bộ NNPTNT quy định. Nếu ăn phải các sản phẩm có chất kích thích này thì sức khỏe của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm”- TS Thịnh nói.
Việt Tùng – Nguyễn Thiêm

Trái cây độc TQ tuồn vào VN: Quan chức lên tiếng về kẽ hở chết người

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) lên tiếng về những “kẽ hở chết người” trong quy trình kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm nhập khẩu hiện nay.
những ‘kẽ hở’ chết người trong quy trình kiểm định chất lượng rau quả nhập khẩu khiến hàng trăm tấn hoa quả độc hại từ Trung Quốc thoải mái tuồn vào Việt Nam mỗi năm.
Dù theo cơ quan quản lý, quy trình này được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 13/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Bộ NN&PTNT), tức là hoàn toàn không có sai sót về mặt pháp luật. 
Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, với những “kẽ hở chết người” trong Thông tư 13, Bộ NN&PTNN cần phải có sự điều chỉnh kịp thời để ngăn chặn hiệu quả những lô hàng độc hại, kém chất lượng đang tràn vào Việt Nam ngày một nhiều.
Gần 300 tấn rau quả độc Trung Quốc được nhập về Việt Nam và chỉ được phát hiện sau đó … 1 năm
Về vấn đề này, VTC News đã phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) – đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm định chất lượng ATTP nhập khẩu vào Việt Nam. 
– Gần đây thông tin nhiều lô hàng rau, củ, quả từ TQ chứa chất độc hại nhập khẩu về VN được phát hiện muộn, khiến người tiêu dùng rất hoang mang. Là đại diện đơn vị chịu trách nhiệm kiểm định, ông đánh giá như thế nào về quy trình kiểm định chất lượng ATTP nhập khẩu hiện nay?
Ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT)
Hiện nay quy trình kiểm tra ATTP rau củ quả nhập khẩu đang được thực hiện theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-BNN&PTNT. Phương thức kiểm tra của Việt Nam hiện nay cũng tương tự như cách thức kiểm tra của các nước đang nhập khẩu nông sản thực phẩm nguồn gốc thực vật về Việt Nam.
Trước hết, để được phép xuất khẩu rau củ quả vào Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phải gửi hết hồ sơ theo yêu cầu của Việt Nam, báo cáo về quy trình sản xuất, các thuốc BVTV được sử dụng trong quá trình sản xuất, sơ chế, năng lực và cách thức kiểm soát ATTP…
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ thẩm định, nếu đạt yêu cầu mới đưa nước đó vào danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật vào Việt Nam. 
Khi lô hàng đến cửa khẩu sẽ phải đăng ký thủ tục kiểm tra ATTP. Lô hàng đó sẽ được kiểm tra hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra ngoại quan, lấy mẫu để kiểm nghiệm ATTP của Việt Nam và được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường. Sau đó, lô hàng này sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm tra ATTP và được thông quan ngay.
Nếu kết quả kiểm nghiệm phát hiện thấy vi phạm quy định về ATTP thì lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp đó sẽ bị áp dụng phương thức kiểm tra chặt, bị giữ lại chờ kết quả kiểm nghiệm. Nếu đạt yêu cầu thì mới cấp giấy chứng nhận kiểm tra ATTP và cho thông quan. Nếu doanh nghiệp vi phạm nhiều lần thì sẽ tạm ngưng nhập khẩu loại hàng hóa đã vi phạm đó. 
– Như ông nói, “lô hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm tra ATTP và thông quan ngay”, dù chưa có kết quả kiểm định. Vậy rõ ràng đó chính là “kẽ hở” chết người để hàng độc hại từ các nước, đặc biệt từ Trung Quốc thoải mái tràn vào nước ta, thưa ông? 
Việc kiểm tra ATTP và lấy mẫu kiểm nghiệm ATTP rau củ quả tại cửa khẩu đang được thực hiện theo đúng Thông tư 13, đúng quy định của pháp luật Việt Nam như quy trình đã nêu ở trên. 
Hiện nay, tuyệt đại đa số các loại rau củ quả từ nước ngoài nhập vào Việt Nam là theo con đường chính ngạch và đều được kiểm tra. Hàng rào kỹ thuật này đang phát huy hiệu quả tốt và nhờ vậy chúng ta đã phát hiện nhiều lô hàng vi phạm quy định ATTP của Việt Nam. Như vậy, hoa quả độc hại không thể vào Việt Nam một cách thoải mái như bạn nói 
– Một số quy định tại Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNN còn nhiều điểm rất bất cập, đặc biệt là việc cho phép thông quan ngay dù chưa có kết quả kiểm định chất lượng. Theo ông có cần thiết phải sửa đổi ngay những điểm bất cập này để tránh tình trạng hàng độc hại được tiêu thụ hết mới phát hiện ra?
Hiện nay đúng là Thông tư 13/2010/TT-BNNPTNT bộc lộ một số hạn chế, bất cập, vì vậy Bộ NN&PTNN đã chỉ đạo và Thông tư này đang được xem xét bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện.
Tôi cũng cho rằng một số quy định cần được sửa đổi theo hướng cụ thể hơn, như quy định về các biện pháp xử lý vi phạm như tái xuất, tiêu hủy, tạm ngừng nhập khẩu và thẩm quyền xử lý; quy định cụ thể trong trường hợp nào phải thực hiện việc thu hồi lô hàng vi phạm; kiểm tra tại gốc vùng sản xuất để xuất khẩu như thế nào và giám sát việc truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân và khắc phục lỗi vi phạm ở nước xuất khẩu như thế nào…
– Nhiều ý kiến cho rằng, để ngăn chặn từ đầu hàng hóa độc hại nhập về Việt Nam, chúng ta nên áp dụng cách làm của các nước EU, tức là yêu cầu nước xuất khẩu phải cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận ATTP cho từng lô hàng xuất sang Việt Nam . Quan điểm của ông về vấn đề này?
Hiện nay quy định về kiểm tra ATTP của nước ta cũng tương tự các nước đang áp dụng để kiểm tra ATTP của nông sản Việt Nam. 
Quy định này được áp dụng như nhau đối với tất cả các nước đang xuất khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật vào Việt Nam, trừ trường hợp giữa Việt Nam và nước xuất khẩu có ký kết với nhau về công nhận lẫn nhau kết quả kiểm tra ATTP. 
Về nguồn gốc xuất xứ hiện nay chúng ta có quy định và bắt buộc, tuy nhiên chúng ta chưa đưa ra yêu cầu giấy chứng nhận kiểm tra ATTP của nước xuất khẩu để hài hòa với quy định của các nước nhập khẩu nông sản của Việt Nam.
Hoàng Lan

Đường đi của rau sạch và rau bẩn

Việc hàng loại các siêu thị lớn tại Hà Nội bán rau bẩn vừa bị phát hiện đã gióng lên hồi chuông về vệ sinh an toàn thực phầm hiện này, nhất là vấn đề rau sạch. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem đường đi của rau sạch và rau bẩn như thế nào.
Rau bẩn
Phóng viên Báo Dân Trí từng theo chân đoàn kiểu tra của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương, kiểm tra vùng trồng chuyên canh rau muống ở ấp Mỹ Hảo 1, xã Chánh Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Tới nơi phát hiện rất nhiều Thuốc bảo vệ thực vật , hầu hết là chỉ dành cho lúa và cây ăn trái , nhưng lại sử dụng cho rau muống một cách vô tội vạ như: Reasgant 3,6 EC trị rầy nâu, Emaxtin 1,9 EC trị sâu ăn lá, Nipy Ram trị rầy nâu, Carbezim trị nấm…
Theo kết quả phân tích bằng phương pháp sắc ký của Chi cục Bảo vệ thực vật thì dư lượng hoạt chất Chlopyrifos dùng trong rau, thìchỗ thấp nhất là vượt trên 6 lần mức cho phép, chỗ cao nhất là vượt 111 lần mức cho phép
Ông NVD một chủ vườn rau cho Báo Dân Trí biết: “Tụi tui ở đây ai cũng xài, quen gọi là thuốc xông hôi, bởi vì đặc trưng của nó mùi hôi nồng và điều trị rất hiệu quả con rầy. Sau khi thu hoạch tiến hành phun gốc thì con rầy có chui xuống đất cũng bị ngạt mà chết”.
Bà Nguyễn Thị Kim Hoa – Chủ tịch Hội nông dân xã Chánh Mỹ – cho Báo Dân Trí biết:“những hộ dân trồng rau muống có quê ở các tỉnh phía Bắc nhập cư vào trồng với tổng diện tích khoảng 8 ha từ mấy năm nay. Nếu tính bình quân mỗi lứa (khoảng 1 tháng) từ 12-15 tấn/ha, thì mỗi tháng các hộ này cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 120 tấn, còn 1 năm cả trên ngàn tấn rau muống. Nếu không chấn chỉnh lại thì rau muống nhiễm độc cứ tràn lan trên thị trường…”
Một chủ vườn rau ở Củ chi(TPHCM) tên N cho Phóng viên Báo Nông nghiệp biết: “Ở đây các vườn rau thường chỉ dám phun thuốc vào buổi tối hoặc đêm thôi, vì phun ban ngày vừa không hiệu quả mà lại dễ bị lộ…”.
N tâm sự: “Vẫn biết nghề trồng rau vừa vất vả lại độc hại, nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên cũng đành phải chịu thôi. Thú thực, mình chỉ ráng làm một thời gian ngắn nữa kiếm thêm ít vốn rồi bỏ, chứ ôm vườn rau mãi chắc cũng “đi” sớm!”.
Theo N, với rau ăn thì lá hay củ, quả muốn giữ cho tươi ngon hay nhanh thu hoạch đều phải “đánh thuốc” thường xuyên. Một trong những loại “thần dược” mà dân rau thường hay dùng để kích thích rau, củ quả có tên là thuốc Mo (N giải thích, thuốc Mo có nghĩa là loại thuốc không tên, không nhãn hiệu bao bì chỉ biết của Trung Quốc).
Đặc biệt, khi sử dụng thuốc này cho rau, củ, quả chúng sẽ phát triển cực nhanh, ví thử như hái quả dưa leo (dưa chuột) trên vườn mới nhỏ bằng ngón tay rồi đem nhúng vào thùng nước có pha thuốc Mo, chỉ vài tiếng sau quả dưa sẽ bự lên bằng cổ tay rồi. Do vậy, sẽ rút ngắn được thời gian thu hoạch một cách… siêu tốc.
Cầm cây rau vừa nhổ trên tay, N chẳng ngại chia sẻ: “Kinh nghiệm của mấy bà nội trợ thường cứ nghĩ rau mà bị sâu ăn lá sẽ an toàn, hay có người cứ tìm mua những cây rau nào thấy cằn lá thì bảo chắc chắn rau sạch không phun thì mới xấu. Vậy nhưng họ sai lầm hết, vì đối với rau bị sâu ăn lá hay thậm chí có hẳn con sâu đang bò trên lá rau thật có thể đó lại là rau bẩn nhiễm độc nặng.
Lý do bởi người ta phun nhiều quá, sâu bị nhờn thuốc không chết hoặc người bán cố tình bắt sâu thả vào rau. Còn muốn ăn rau cằn xấu ư, đơn giản thôi, chỉ cần “đánh thuốc” đậm một chút là rau dù đang xanh mơn mởn cũng lập tức bị cằn xoăn tít lá lại ngay”.
Rau bẩn Củ chi được tắm nhiều loại phân, thuốc. Ảnh: Nông nghiệp
Theo N, bây giờ ra chợ nhìn hàng thật – giả lẫn lộn khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của N, chỉ cần nhìn màu sắc hay gân lá rau sẽ biết ngay loại rau đó sạch hay bẩn. Vậy nhưng, hàng ngày anh đưa rau ra chợ đầu mối bán chẳng ai thèm quan tâm đến chất lượng hàng sạch hay bẩn mà họ chỉ cần nhìn mẫu mã rau đẹp, tươi ngon là “ôkê” mua liền.
Các chủ vườn rau này sẽ tiêu thụ rau của mình cho các chủ vựa tại các chợ đầu mối. Các chủ vựa này khi mua rau cũng không cần biết rau nào là sạch hay bẩn, cứ thấy xe chở rau nào có rau tươi ngon không sâu, lá to, cây cứng là chốt giá mua liền
Một chủ vựa rau cho Báo Nông Nghiệp biết “Chúng tôi chờ thu mua đầy xe sẽ chạy về chợ tỉnh đổ hàng cho các lái, sau đó mới phân chia ra các sạp chợ bán lẻ cho người tiêu dùng. Đêm nào nhiều rau đẹp thì mua nhanh, bằng không gặp toàn rau xấu cũng khó “ăn” hàng về sớm…”.
Thường thì các chủ vườn rau sẽ bán rau ở chợ đầu mối vào buổi tối, thì đến trưa hôm sau đã lên bàn cơm người tiêu dùng rồi. Thậm chí một số mặt hàng rau tươi sống mới thu hoạch đêm (còn đầy thuốc) ngay sáng sớm hôm sau đã lên bàn ăn rồi!
N cho biết thêm: “Ở chợ đầu mối này rất nhiều mặt hàng rau buôn bán suốt đêm nhưng thực tế làm gì có ngành chức năng nào kiểm tra chất lượng. Từ các loại hàng dưa, củ quả, hành tỏi kia mang tiếng được có kho, xe lạnh nhưng nghe nói làm gì có tí điện lạnh nào, toàn bảo quản bằng hóa chất không đấy!”
Thế nhưng ông Lê Minh Dũng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho Báo Dân Việt biết: Mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ trên 3.700 tấn rau các loại. Ông Dũng khẳng định, gần như toàn bộ rau lưu thông trên địa bàn là rau an toàn được kiểm tra từ chợ đầu mối. Trong đó, nguồn rau trồng tại TP.HCM chiếm khoảng 30%, còn lại từ các địa phương khác vận chuyển vào. Nói chung, việc kiểm tra quy trình trồng rau an toàn ở các địa phương được thực hiện rất thường xuyên…
Rau sạch
Vườn rau sạch. Ảnh afamily
Anh Đặng Ngọc Vượng, đại diện Công ty cổ phần khoa học công nghệ IRRD thuộc Viện nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KH-CN), Công ty của anh chuyên bán rau sạch đến tận công sở cho Báo vietnamnet biết: “Công ty có 5ha diện tích trồng rau an toàn tại xã Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), dự kiến sẽ mở rộng lên 10ha vào cuối năm nay, với đủ các loại rau, củ quả như: rau dền, mùng tơi, rau cải, cà chua, đỗ, rau muống, bí, dưa chuột,… Ngoài việc đầu tư mở cửa hàng, công ty còn phát triển kênh phân phối đến tận các trụ sở cơ quan, văn phòng.”
Anh Vượng giải thích, để mở một cửa hàng bán rau trên các phố ở Hà Nội, cần chi rất nhiều: “chi phí thuê cửa hàng, nhân viên bán hàng, đầu tư quầy kệ, bảo quản… hết khoảng 15 triệu đồng/tháng. Muốn tồn tại được, mỗi ngày cửa hàng phải bán được ít nhất 200 kg rau mới đủ chi phí. Trong khi đó, chở rau đến công sở bán chỉ tốn tiền vận chuyển, lại có nguồn khách dồi dào hơn rất nhiều”.
“Hiện IRRD đang cung cấp rau cho các cán bộ công nhân viên của Văn phòng Bộ KH-CN, các ngân hàng SHB, VPBank, BIDV, Vietcombank… , một số tòa soạn báo, một số nhà trẻ, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH-CN, Quỹ Phát triển KH-CN Quốc qia, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Quản lý chất lượng hàng hóa, công an TP. Hà Nội, các gia đình thuộc quận Ba Đình (Hà Nội)”... anh Vượng cho vietnamnet hay.
Một chủ rau sạch khác ở Gia lâm là anh Nguyễn Văn Toàn trao đổi với vietnamnet rằng: “mới đầu anh chỉ bán rau sạch online nhưng không mấy hiệu quả, ít khách đặt mua.Sau đó, tôi thử đi đến các công sở, khu chung cư mời chào, giới thiệu. Nếu họ thích có thể tổ chức thăm quan trại rau sạch của tôi bất cứ lúc nào. Mọi người bắt đầu tin tưởng và chọn mua. Giờ rau sạch của tôi rất hút khách. Công sở thì cách ngày chở rau đến bán một lần, còn chung cư ngày nào nhân viên cũng chở rau đến bán. Tôi đang chào bán ở mấy công ty nữa”
Đại lộ Thăng long trước đây được xem là con đường đẹp nhất Việt Nam, giờ đây càng đẹp và sinh động hơn khi hai bên đường được người dân tận dụng đất để trồng rau sạch.
Rau sạch ở đây không chỉ đủ cung cấp cho gia đình mà còn được đưa ra chợ bán tăng thêm thu nhập.
Dần dần rau sạch ở đây đã trở thành thương hiệu ‘rau sạch đại lộ’, người ở làng quê biết cũng ra mua, người thành phố đi xe ô tô qua cũng ghé vào mua với giá rất cao.
Rau siêu thị
Hiện nay nhiều người vốn không tin các loại rau quả bày bán ở chợ, nên vẫn hay vào siêu thị để mua rau sạch, dù giá rau ở đây cao hơn nhiều lần ở chợ. Nhưng liệu rau tại siêu thị có thực sự là rau sạch không?
Thông tin trên báo Gia đình & Xã hôi, việc Công ty rau Ba Chữ cất rau bẩn sỉ ở chợ vào một số siêu thị lớn khiến người tiêu dùng bất ngờ, niềm tin vào siêu thị bị lung lay.
Về sự việc này ông Nguyễn Văn Hiệt, Phó Giám đốc Cty RAT Ba Chữ cho Báo Tiền Phong biết “Tuy nhiên, tại siêu thị Big C Thăng Long, Lotte Đống Đa, Metro có rất nhiều loại rau không có tên tuổi từ đơn vị sản xuất, nhưng khi thanh toán lại lấy mã từ rau Cty Ba Chữ. Rõ ràng, sự việc này cơ quan chức năng nên kiểm tra. Liệu có hay không, rau không nguồn gốc đội lốt dưới mác rau Ba Chữ. Chúng tôi thừa nhận chúng tôi có sai sót, nhưng siêu thị cũng đang làm những việc khuất tất”
đại diện siêu thị Big C lên tiếng khẳng định với Báo Tiề Phong rằng: “Trong quá trình nhập hàng và bán, chúng tôi thực hiện các bước kiểm tra bắt buộc như kiểm tra cảm quan, chỉ tiêu kỹ thuật, định kỳ hằng tháng hoặc ngẫu nhiên khi có nghi ngờ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản bằng cách thực hiện test-kit nhanh hay gửi mẫu kiểm nghiệm…
Ngoài những giấy tờ pháp lý của các cơ quan chức năng là cơ sở pháp lý để chúng tôi hợp tác với Cty Ba Chữ; nhà cung cấp này còn cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa được cung cấp”.
Trao đổi với Báo Tiền Phong, ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Bảo Vệ thực vật (BVTV) Hà Nội cho biết: “Đã là rau vào siêu thị phải có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác; ở Hà Nội còn có thêm tem nhận diện RAT. Với rau Ba Chữ, do vi phạm, nên lâu nay chúng tôi không cấp tem nhận diện RAT. Trong khi đó, siêu thị vẫn mua rau của họ. Rõ ràng, ở đây có sự tiếp tay của các siêu thị; lẫn lộn giữa rau có và không có giấy chứng nhận, nguồn gốc, tem nhãn. Vừa rồi, rau Ba Chữ đã vào Metro, Big C, Lotte, Co.op mart…”.
Ông Hồng cũng cho Báo Tiền Phong biết: mới đây, chính ông cùng các cán bộ đã trinh sát “đường đi” của RAT Cty Ba Chữ từ chợ đầu mối Minh Khai (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đến tận siêu thị Co.op mart Hà Đông. “Sau đó, chúng tôi vào siêu thị Co.op mart kiểm tra thì thấy tới 15 loại sản phẩm không có tem nhãn, buộc rơm; trong đó có 3 sản phẩm của Ba Chữ. Như thế rõ ràng, siêu thị cũng tiếp tay, gian lận thương mại, lừa người tiêu dùng”– ông Hồng nói.
Ngọn Hải Đăng

Chúng ta đang bị đầu độc như thế nào

Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nan giải hiện nay ở Việt Nam, mà người bị hại là người tiêu dùng trong nước.
Người Việt đang tự đầu độc lẫn nhau
Người Việt lạm dụng các loại thuốc bảo vệ, kích thích trong trồng trọt, chăn nuôi rồi đem bán cho chính người tiêu dùng trong nước.
Rau quả phun thuốc sâu hay thuốc kích thích, lợn nuôi bằng thức ăn có tăng trọng… không còn là hiếm gặp. Thực phẩm bẩn đang có mặt ở khắp nơi, “trèo” lên bàn ăn của mọi gia đình. Từ món ăn nhanh đến món ăn chín, món tráng miệng đến món chính, từ bữa sáng đến bữa đêm… nguy cơ ăn phải thực phẩm bẩn lúc nào cũng rình rập từng mạng sống trong các gia đình.
“Ăn cũng chết, không ăn chết nhanh hơn” vậy phải chọn cách nào? Đằng nào cũng chết. Ăn thì chết từ từ nhưng không ăn thì chết ngay nên cứ phải ăn. Biết là miếng thịt, con cá mỡ màng kia; rau quả xanh non mơn mởn kia chắc chắn là có thuốc kích thích, thuốc bảo bệ thực phẩm… nhưng vẫn phải ăn vì không còn lựa chọn nào khác. Ai cũng hiểu, các loại hóa chất từ các loại rau quả, thực phẩm này ngấm dần vào cơ thể con người gây ra các loại bệnh tật, gây đau đớn, tốn kém cho bệnh nhân và gia đình. Đặc biệt là gần đây, tình trạng người bị bệnh ung thư gia tăng cũng được cho một phần nguyên nhân từ việc ăn uống.
Để tránh xa thực phẩm bẩn người Việt đã làm gì? Nhiều người đã bỏ tiền ra mua sự yên tâm bằng cách dùng các loại hàng hóa, thực phẩm đắt tiền có tên gọi “hàng ngoại nhập”. Hoa quả nhập từ Úc, Mỹ, New Zealand, Canada… có giá cao gấp nhiều lần sản phẩm sản xuất trong nước nhưng vẫn phải “nhắm mắt” mua chỉ vì tin rằng, xuất xứ của các sản phẩm này đều ở các nước có tiêu chuẩn về chăn nuôi, trồng trọt rất cao. Nhưng cuối cùng họ còn bất an hơn khi biết rằng, nhiều sản phẩm trong số đó được nhập từ Trung Quốc về, có hàm lượng thuốc bảo quản cao hơn tiêu chuẩn cho phép, thậm chí còn có cả một số hóa chất cấm sử dụng.
Thực phẩm bẩn đã và đang hàng ngày đe dọa sức khỏe, tính mạng của người Việt. Các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể trong các bếp ăn công nhân, trường học, gia đình… vẫn xảy ra thường xuyên. Có thể thấy phổ biến hơn cả là tình trạng thực phẩm hết hạn sử dụng nhưng vẫn được đưa vào các nhà hàng, siêu thị để bán cho người tiêu dùng. Chẳng ai thấy lạ hay sốc khi có tin bắt được một ô tô chở toàn lòng lợn thối, mỡ bẩn. Lâu dần thành quen, người Việt đã quá chai sạn với những thông tin như vậy. Dã tâm hơn, khi những thực phẩm này lại được đưa vào các trường học để cấp các bữa ăn cho các em học sinh từ tuổi mẫu giáo đến trung học phổ thông – những thế hệ tương lai của đất nước, sử dụng.
Những người chăn nuôi, làm nông nghiệp và kinh doanh thực phẩm phải là những người có tâm? Nếu có tâm thì họ đã không đầu độc đồng bào của mình chỉ vì lợi ích trước mắt. Chúng ta có làng nọ, làng kia trồng rau sạch cung cấp cho các thành phố lớn, nhưng nếu có điều kiện đi thực tế thì nhiều làng trong số đó có cách chăn nuôi, trồng cấy khiến người nào nhìn rồi thì chẳng dám ăn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong một hội nghị về an toàn thực phẩm đã nêu lên một thực tế hiện nay người nông dân khi đem ra chợ bán các sản phẩm thực phẩm là thường đẹp, xanh hơn so với sản phẩm họ trồng để tiêu dùng trong gia đình, do các thực phẩm này thường được sử dụng các chất kích thích. Thêm vào đó, nước ta sát với Trung Quốc nên nhiều sản phẩm thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích không đúng quy định được tuồn về trong khi việc kiểm soát nhập lậu rất khó khăn.
Còn nữa, rất nhiều lô hàng rau quả, thủy sản, thực phẩm… của Việt Nam xuất khẩu bị trả về do hàm lượng chất cấm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Không ai biết, sau khi quay về các lô hàng này được xử lý ra sao? Liệu có phải lại được đưa vào các nhà hàng, siêu thị, chợ truyền thống… Vì ở đây, có mấy ai kiểm tra chất lượng sản phẩm đâu.
Tôi còn nhớ một chuyên gia Hàn Quốc khi nói chuyện với bà con nông dân ở Vĩnh Phúc ông đã bảo rằng: “Các vị dùng thuốc sâu, thuốc kích thích vô tội vạ để trồng rau, nuôi lợn, nuôi gà… rồi bán cho thành phố kiếm lời. Sau này, biết đâu, chính con cái các vị lại lấy con cái của những người ở thành phố. Thế là các vị đã đầu độc chính con cái của mình. Bệnh tật khi ấy phát ra thì con cái các vị phải gánh chịu”. Ngẫm ra, quả đất tròn tưởng rộng nhưng lại rất hẹp vì thế suy luận của ông chuyên gia nọ rất dễ xảy ra.
Ngoài ra, môi trường sống của người Việt cũng đang bị chính người Việt làm ô nhiễm. Các loại chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp được xả vô tội vạ ra môi trường mà lực lượng chức năng xử lý không xuể. Theo các nghiên cứu khoa học thì bệnh tật không phải chỉ riêng do ăn uống mà ra, một phần còn do chúng ta hít thở. Bầu không khí, môi trường sống của chúng ta đã bị ô nhiễm nặng nên đây là các tác nhân chính góp phần làm gia tăng bệnh tật trong xã hội. Và có thể đây là một trong những tác nhân khiến cho người cao tuổi ở Việt Nam có sức khỏe kém hơn so với những người cùng độ tuổi ở các nước phát triển. Nói cách khác, tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước, sống lâu nhưng không sống khỏe. Theo một số số liệu thống kê, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam là 73 thì đã mất 12 năm ốm đau, bệnh tật.
An toàn vệ sinh thực phẩm lúc nào cũng bức xúc, lúc nào cũng nóng và hiện đang là vấn đề rất nóng nhưng giải pháp để quản lý hiệu quả lĩnh vực này thì gần như chưa có. Sau hàng loạt biện pháp được cơ quan quản lý đưa ra, câu chốt vẫn là “hãy là người tiêu dùng thông thái”./.
Vũ Hạnh/VOV

Vua Lê Thánh Tông vi hành chống tham nhũng

Đền thờ vua Lê Thánh Tông
"Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có..." (NPT – 2012).
Tham nhũng ở Việt Nam ngày càng lan tràn khắp hang cùng ngõ hẻm, hoành hoành khắp tất cả lĩnh vực trong cuộc sống, TBT Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận rằng “Giờ ở nhà đi ra thấy cái gì cũng phải có tiền, không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng vặt cũng nhiều khiến người dân như bị ngứa ghẻ”(TBT Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với cử tri Hà Nội năm 2013).
"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết” cái đất nước này." (Trương Tấn Sang).
* * *
Đã có nhiều lời hô hào chống tham nhũng, nhưng dường như không có được cải thiện , trái lại tham nhũng ngày càng gia tăng.
Lịch sử Việt Nam cũng đã chứng kiến những bậc minh Quân trị quốc, từng bước xóa bỏ tham nhũng, có thể kể đến vua Lê Thánh Tông.
Câu chuyện Quận Gió
Thuở ấy tại kinh thành Thăng Long có tên trộm rất nổi tiếng. Hắn có tài xuất quỷ nhập thần. Hắn định trộm của ai thì nhà đó dù đã phòng bị, vẫn không thoát. Là tên trộm lành nghề nhưng hắn được đông đảo nhân dân yêu mến. Bởi hắn chuyên môn trộm của nhà giàu đem cho người nghèo.
Đã nhiều lần các quan Phủ-doãn cho dò bắt nhưng hắn ẩn hiện như thần không tài nào tóm được. Vì hành tích của hắn nhanh như gió chỗ nào cũng vào lọt nên người dân còn phong tuớc hiệu cho hắn là Quận Gió! Hắn đi về, tới lui nhanh như gió. Thoắt ẩn, thoắt hiện. Ở những nơi không ai ngờ, hắn ngang nhiên xuất hiện. Ở những chốn canh phòng cẩn mật, không ai có thể lọt qua, hắn vẫn luồn qua được.
Tiếng đồn về Quận Gió lọt đến tai vua Lê Thánh Tông và nhà vua quyết định cải trang vi hành để tìm hiểu sự thật.
Đã cận giờ giao thừa. Có một người đàn ông trạc 20 tuổi, tìm đến nơi Quận Gió đang trú ngụ. Người đàn ông tự xưng là môn sinh trường Quốc Tử Giám . Năm hết, tết đến, muốn về quê Thanh Hóa cúng giỗ ông bà. Nhưng nhà nghèo không có tiền nên đến phiền Quận Gió giúp cho một ít làm lộ phí. Nghe xưng danh là Giám sinh, Quận Gió hồ hởi nói: – Giúp ai tôi cũng sẳn lòng. Giúp học trò nghèo thì tôi càng không tiếc sức. Nhưng tôi không có sẳn tiền. Tôi là một đạo chích . Vậy anh muốn tôi lấy của ai?
– Trộm của phú ông ở cửa Tây – người đàn ông nói.
– Không được! Phú ông ở cửa Tây giàu có là nhờ cày sâu, cuốc bẩm, lao động vất vả quanh năm suốt tháng trên các cánh đồng các làng Nghi Tàm, Võng Thị. Không nên lấy của ông ấy, Quận Gió đáp.
– Trộm của chủ cửa hiệu vàng bạc ở phố cửa Đông được không? – Người đàn ông ướm lời.
– Không được! Ông chủ cửa hiệu chế tác và bán đồ dùng vàng bạc phố cửa Đông là người ngay thẳng. Ông ta tích cóp được chút của ăn, của để là nhờ lăn lộn, khó nhọc trên thương trường. Không nên lấy của ông ấy. Thôi để tôi đến nhà lão quan coi kho bạc nhà vua ở phố cửa Bắc chôm cho ông vài nén bạc. Lão ấy có lắm vàng ròng, bạc nén trong nhà. Đó là những thứ không phải của hắn.
Vừa dứt lời, Quận Gió băng mình vào bầu trời đen mịt mùng như mực của đêm cuối năm. Chưa giập bã trầu đã thấy Quận Gió trở về với hai nén bạc trong tay. Quận Gió nói: “Với hai nén bạc này, anh có đủ tiền làm lộ phí và còn để dùng vào việc sôi kinh, nấu sử. Mong rằng sau này anh đỗ đại khoa làm rạng danh công ơn sinh thành, dòng họ, tổ tiên”. Cầm hai nén bạc lên soi dưới ánh đèn dầu thấy đề bốn chữ: “Quốc khố chi bảo”. Không nghi ngờ gì nữa, đây là bạc trong kho của nhà nước.
Sáng mồng một Tết, nhà vua thiết đại triều. Khi tất cả các quan tề tựu đông đủ, vua đem câu chuyện vi hành đêm 30 Tết kể lại cho mọi người nghe. Hai nén bạc được chuyền tay cho tất cả các quan xem tận mắt. Viên quan coi kho cứng họng trước những chứng cứ không thể chối cãi. Hắn bị lột bỏ hết mọi tước vị. Gia sản bị tịch thu. Hắn bị lưu đày đi châu xa.
Vua Lê Thánh Tông chống tham nhũng như thế nào
Sau chuyến vi hành gặp Quận Gió, Vua Lê Thánh Tông suy nghĩ nhiều về vận nước, ông mới lên ngôi 2 năm, nhiều quan lại như một lũ sâu mọt đục khoét của dân, lòng dân oán thán, nhà Vua cho rằng nạn tham nhũng là nguyên nhân lớn nhất cần phải tiêu diệt.
Rất nhiều quan lại được cất nhắc nhờ nịnh bợ và quà cáp hối lộ, những kẻ nịnh thần thăng quan nhờ quà cáp hối lộ chắc chắn là vì mình chứ chẳng vì dân, đó là nguyên nhân chính khiến lòng dân oán thán.
Vào tháng 3 năm 1463, trong một buổi thiết triều nhà Vua nói: “Người quân tử là cội gốc để tiến lên trị bình, kẻ tiểu nhân là thềm bậc dẫn đến họa loạn. Ta và các ngươi đã thề với trời đất dùng người quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm chăm không lơi. Các ngươi chớ có quên đấy!”
Sau vài năm chống tham nhũng nhà Vua thấy rằng cần phải có một bộ luật để rõ ràng để chống tham nhũng. Từ đó Bộ Luật Hồng Đức được ra đời, định rõ tội danh và hình phạt với các quan lại tham nhũng, từ đó nạn tham nhũng dần dần bị đẩy lùi.
Vua Lê Thánh Tông cũng ra các sắc chỉ nhấn mạnh chống tham nhũng
Năm 1475, định lệnh cấm vơ vét xoay tiền trong các việc xây dựng sửa chữa, kẻ nào mượn cớ và vơ vét xoay tiền thì trị tội như luật xoay tiền.
– Năm 1478, trong sắc chỉ cho các địa phương xét quan lại trong địa hạt, người nào tham ô lười biếng thì tâu lện để định việc giáng chức.
– Năm 1487, xét quan lại thấy tham nhũng thì bãi chức sung quân ở Quảng Nam.
– 1483, trong sắc chỉ ân xá của nhà vua những kẻ tham nhũng xếp cùng tội đại nghịch không được hưởng khoan hồng của nhà vua. Như vậy, Lê Thánh Tông đã coi nạn quan tham ngang hàng với tội đại nghịch. Những tội làm tổn hại đến nền móng nhà nước phong kiến.
Chủ trương chống tham nhũng và chỉ trọng hiền thần được nhà vua ban được thực hiện từ trên xuống dưới khiến các quan lại vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ và hối lộ cũng dần không còn đất dụng võ nữa. Và nạn tham nhũng được dẹp bỏ.
Thời kỳ vua Lê Thánh Tông trị vì cũng đánh dấu một thời kỳ toàn thịnh trong lịch sử Việt Nam.
Ngọn Hải Đăng/

28 tháng 8, 2015

TS. Lê Đăng Doanh: “Nền kinh tế đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại”

Tác giả: Vũ Minh (BizLive)

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho rằng, từ thực tế nền kinh tế nửa đầu năm 2015 cho thấy, bên cạnh những biểu hiện tích cực đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại.
Trong cuộc trao đổi ngắn với BizLIVE, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, hơn bao giờ hết Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế, tái cơ cấu ngân sách, giảm mạnh chi thường xuyên, thực sự thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất, hiệu quả.
Ông có đánh giá gì về những chỉ số kinh tế 7 tháng đầu năm 2015, đặc biệt là con số tăng trưởng GDP?
Tốc độ tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm 2015 đạt 6,28%, cao nhất kể từ năm 2009 đến nay là chỉ dấu cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục.
Tăng trưởng đạt được chủ yếu nhờ công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 9,1% có đóng góp quan trọng của khai thác dầu khí; Đơn đặt hàng tăng cao chủ yếu ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài như điện thoại thông minh của Samsung, lĩnh vực dệt may, da giày.
Lạm phát thấp, tiêu dùng trong nước có cải thiện. Mặt khác, nông nghiệp tăng rất thấp và gặp nhiều khó khăn từ khô hạn, nhiễm mặn đến xuất khẩu có nhiều trở ngại.
Khu vực kinh tế dân doanh có dấu hiệu hồi phục yếu ớt với số doanh nghiệp mới đăng ký tăng nhẹ nhưng đa số doanh nghiệp đang hoạt động chưa có lợi nhuận.
Khá nhiều ý kiến cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại những rủi ro tiềm ẩn rất đáng quan ngại, nhìn nhận của ông về vấn đề này như thế nào?
Thực tế nền kinh tế nửa đầu năm nay cho thấy, bên cạnh những biểu hiện tích cực đã xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại.
Cụ thể như bội chi ngân sách tăng cao, vượt chỉ tiêu cho phép của Quốc Hội; Bộ Tài Chính phải đề nghị vay tới 30.000 tỷ đồng của Ngân Hàng Nhà Nước, tăng thu các loại phí; Nợ công tiếp tục tăng nhanh…
Tỷ giá chịu sức ép đáng kể sau khi đã điều chỉnh tăng tới 3%. Xuất khẩu giảm sút, nhập siêu lên đến -3,1 tỷ USD, đầu tư nước ngoài giảm sút cả về số dự án lẫn số vốn đăng ký tuy số vốn thực hiện vẫn duy trì ở mức ổn định. Tín dụng tăng cao, lên đến 8%.
Nghị Quyết 19 của Chính phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh được thực hiện quá chậm và kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do quá kém, doanh nghiệp chưa đạt được chuyển biến cần thiết.
Vậy theo dự báo của ông, trong những tháng còn lại, nền kinh tế Việt Nam sẽ chuyển biến theo hướng nào, thưa ông?
Sáu tháng cuối năm sẽ không dễ dàng tiếp tục đà tăng trưởng ngoạn mục do đợt mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh đã làm tê liệt ngành than.
Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân Tệ ảnh hưởng nhiều mặt đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tính đến hết tháng 7/2015, nhập siêu từ Trung Quốc đã vượt 19 tỷ USD.
Hơn bao giờ hết nước ta cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế, tái cơ cấu ngân sách, giảm mạnh chi thường xuyên, thực sự thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất, hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn ông! USD, đầu tư nước ngoài giảm sút cả về số dự án lẫn số vốn đăng ký tuy số vốn thực hiện vẫn duy trì ở mức ổn định. Tín dụng tăng cao, lên đến 8%.
Nghị Quyết 19 của Chính phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh được thực hiện quá chậm và kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do quá kém, doanh nghiệp chưa đạt được chuyển biến cần thiết.
Vậy theo dự báo của ông, trong những tháng còn lại, nền kinh tế Việt Nam sẽ chuyển biến theo hướng nào, thưa ông?
Sáu tháng cuối năm sẽ không dễ dàng tiếp tục đà tăng trưởng ngoạn mục do đợt mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh đã làm tê liệt ngành than.
Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân Tệ ảnh hưởng nhiều mặt đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tính đến hết tháng 7/2015, nhập siêu từ Trung Quốc đã vượt 19 tỷ USD.
Hơn bao giờ hết nước ta cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế, tái cơ cấu ngân sách, giảm mạnh chi thường xuyên, thực sự thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất, hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn ông!

Trang