26 tháng 11, 2014

10 điều thú vị về tự nhiên bạn có thể chưa biết

Thiên nhiên là nơi ấn giấu nhiều điều vô cùng mới lạ và bất ngờ đối với con người, không phải ai cũng biết đến những điều thú vị vẫn đang hiện hữu ngoài kia.
Dưới đây là 10 thông tin tổng hợp thú vị về tự nhiên – nơi con người đang sinh sống chung hàng ngày mà vô tình chúng ta không hề nhận ra hoặc không biết tới những điều đó.
1. Trong tự nhiên không hề có phân biệt giới tính
Khác với thế giới loài người, thế giới tự nhiên lâu nay vẫn tồn tại theo một quy tắc thống nhất và không có sự phân biệt giới tính giữa các loài.
2. Thực vật có nhiều nhất ở dưới biển
Theo các tính toán, có tới 85% các loài thực vật trong tự nhiên hiện nay được tìm thấy dưới lòng đại dương và rừng Amazon là nơi quy tụ hệ thực vật nhiều và phong phú nhất trên hành tinh.
3. Sự kỳ diệu của khí Oxy
Không chỉ là nguồn dưỡng khí quan trọng giúp nuôi sống muôn loài đang có mặt trên hành tinh này, khí Oxy còn là một nguyên tố hóa học đặc biệt có thể tác động làm biến đổi máu của tôm hùm thành màu xanh da trời.
4. Chanh “ngọt”
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một quả chanh nhỏ màu vàng chứa một lượng đường còn nhiều hơn cả so với dâu tây.
5. Những sinh vật đặc biệt
Trong tự nhiên tồn tại rất nhiều các loài sinh vật có những khả năng đặc biệt, đơn cử như một con cá chình điện có khả năng phóng một dòng điện có hiệu điện thế lên tới 600V.
6. Hoa “khổng lồ”
Hoa lớn nhất trên thế giới hiện nay mọc ra từ một loài thực vật có tên Rafflesia. Hoa của nó có đường kính lên tới 1m và nặng tới 10kg.
7. Tự nhiên đang “kêu cứu”
Một trong những thông tin thu hút nhưng cũng đầy nguy hiểm về tự nhiên là nồng độ CO2 trong môi trường tính tới nay đã tăng gấp khoảng 3/4 lần so với 20 năm trước mà nguyên nhân chủ yếu là do quá trình khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con người. Một số nguyên nhân khác còn là do tình trạng phá rừng không kiểm soát vì nhiều mục đích khác nhau đã vô tình làm gia tăng CO2 ngày càng nhiều hơn.
8. Kích thước 6mm là “đủ”
Loài chuột sở hữu hộp sọ mềm và bản năng gặm nhấm quen thuộc. Chính vì vậy kích thước hợp lý nhất để sống sót trong tự nhiên của một con chuột nên là khoảng 6mm, một kích thước vừa đủ để chui qua nhiều ngóc ngách hiểm trở hay những lỗ hốc siêu bé.
Chuột cũng có thể nhảy cao tới 46cm, có thể bơi lội và đi thăng bằng trên nhiều địa hình hiểm trở với nhiều tư thế như thằng đứng hoặc lộn ngược.
9. Sự kỳ diệu của đôi mắt
Ít ai biết rằng, mắt dê có một khe hở dài phía dưới và nó vô tình tạo nên một thấu kính hình chữ nhật hoàn hảo với góc nhìn bao quát có thể lên tới 320-340 độ. Như vậy, gần như dê sẽ không cần phải quay đầu để có thể quan sát mọi thứ xung quanh. Giống như dê, bạch tuộc cũng có một đôi mắt hình chữ nhật như vậy.
10. Ngựa có hai điểm mù
Loài ngựa có khuyết tất di truyền với hai điểm mù ở trên mắt. Điểm đầu tiên là trực tiếp phía trước mắt chúng và điểm thứ hai nằm ở phía sau đầu chúng.
Tham khảo: WhatThaFact

‘Dàn lãnh đạo VN nên về hưu tất’

Việt Nam có thể đang gặp ‘bế tắc’ về chính trị và mô hình quyền lực, theo nhà quan sát.
theo ý kiến từ Singapore thì Việt Nam đang bế tắc chính trị nội bộ vì phe phái mắc trong cơ chế trách nhiệm tập thể nên kém hiệu quả, từ cách ra quyết định lựa chọn, loại bỏ nhân sự cho tới chống tham nhũng.
Lớp lãnh đạo được cho là ‘đã già’ hiện nay nên ‘về hưu’ để nhường chức cho lớp lãnh đạo trẻ hơn với những ý tưởng và năng lực mới hơn lên chấp chính, vẫn ý kiến này nói với BBC ngay trước thềm sự kiện Quốc hội Việt Nam họp kín về lấy phiếu tín nhiệm và lấy phiếu vào ngày 15/11/2014.
Trước hết, hôm 13/11/2014, Tiến sỹ David Koh từ Singapore bình luận về hiệu quả và ý nghĩa của phiên họp kín ở Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm và quan hệ giữa sự kiện với việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng tiếp theo của Việt Nam.
‘Thay đổi mô hình?’
Nhà nghiên cứu hiện là giảng viên liên kết thuộc Trung tâm Đông Nam Á ở Đại học Quốc gia Singapore (NUS) nói:
“Tôi nghĩ rằng hai hệ thống có thể hơi khác nhau một chút, nó không thể hoàn toàn chung, bởi vì là nếu Quốc hội không tín nhiệm nhưng mà Đảng vẫn tín nhiệm thì sao?
Tiến sỹ David Koh
Tiến sỹ David Koh
“Về cơ bản là trong cái bầu ở Quốc hội ấy, thì người ta có tín nhiệm trong Đảng hay không, bởi vì làm việc cho Quốc hội là một chuyện và làm việc cho Đảng lại là một chuyện khác,” ông Koh nói.
Cũng hôm 13/11, Tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong nói rằng thăm dò tín nhiệm ở Quốc hội Việt Nam không phải hoàn là không có ý nghĩa, nhưng Việt Nam cũng nên quan tâm tới những vấn đề có tầm vóc hơn.
Phó Giáo sư Jonathan London
Phó Giáo sư Jonathan London
“Tôi nghĩ là việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng chưa phải là không có giá trị, không có ý nghĩa, nhưng tôi nghĩ những chuyện lớn hơn và quan trọng hơn cả ở Việt Nam chưa phải là những sự kiện, những quá trình như thế này.“Những vấn đề lớn nhất, căn bản nhất ở Việt Nam phải đối phó không phải là bỏ phiếu trong một phòng kín mà là đề cập vấn đề làm sao đất nước có thể phát triển được những thể chế chính trị để cho phép đất nước có một chính trị minh bạch hơn, có trách nhiệm giải trình hơn và có hiệu quả hơn đối với việc đề cập những thách thức trước mặt của đất nước trong cả lĩnh vực đối ngoại, cũng như những vấn đề trong nước…”, ông Jonathan London nói.
Theo ông London, đợt đo tín nhiệm của Quốc hội sắp diễn ra cũng như các lần thăm dò tín nhiệm với các quan chức, lãnh đạo trong Đảng và Quốc hội Việt Nam gần đây, kể cả một số sự kiện các đại gia được cho là ‘sân sau’ của một số phe phái nào đó bị trừng phạt, cho thấy Việt Nam có thể đang thay đổi văn hóa chính trị.
Ông nói: “Việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội Việt Nam cũng là một sự kiện nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình của các Đại biểu Quốc hội, thứ hai có những sự kiện, những scandal như vừa qua được nói đến, làm cho tôi nghĩ đến Việt Nam rất có thể và rất có khả năng đang trong một quá trình mà văn hóa chính trị của đất nước đang thay đổi.
“Dù những sắp xếp trong bỏ phiếu tín nhiệm cũng có những hạn chế của nó chẳng hạn họ sẽ bỏ phiếu trong một phòng kín còn thiếu minh bạch như thế, hoặc có những việc xoay quanh việc anh Thắm (đại gia Hà Văn Thắm) bị bắt, nhưng sự kiện này nhìn từ một góc độ nào đó, có thể cho chúng ta ý nghĩ là dần dần mô hình, kiểu chính trị của Việt Nam đang thay đổi.”
‘Bế tắc khó gỡ’
Trong khi đó, Tiến sỹ David Koh so sánh mô hình và hiệu quả cầm quyền giữa lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung Quốc, mà ông đơn cử trong chống tham nhũng nhà nước, tham nhũng chức vụ từ cấp lãnh đạo trung ương tới địa phương.
Ông Koh nói: “Trong vấn đề chống tham nhũng, chắc người ta cũng so sánh với chống tham nhũng của Tập Cận Bình ở bên Trung Quốc.
David Koh 2
“Vấn đề là quyền lực ở Việt Nam tập trung được, hay không tập trung được, để người cao nhất trong Đảng có thể cách chức ai hơn là khởi động một cơ chế nào đó để đặt ra cái nghi vấn, dấu hỏi trên đầu một con người nào đó đang nắm chức vụ nào đó mà thậm chí là dùng pháp luật của nhà nước để mà tẩy được, đuổi được con người tham nhũng đấy đi?
“Vấn đề vẫn quay về chỗ quyền lực dù là bên đảng, bên nhà nước, cái quyền lực để bổ nhiệm nhân sự có tập trung lại hay không để những người trong chức vụ lãnh đạo ở Việt Nam có thể bổ nhiệm được những người mới, những người có tư duy mới, những người trung thành với họ, để họ có thể làm việc được.
“Tôi nghĩ rằng vấn đề phe cánh ở Việt Nam ăn rất sâu mà phe cánh nào cũng đăng đối và ngang với phe cánh khác, cho nên cái việc này, trong tiếng Anh người ta gọi là ‘dead-lock’ (bế tắc), cái bế tắc này rất khó gỡ khi không có tập trung về quyền lực đó, điều mà Trung Quốc đã làm được rồi, còn Việt Nam chưa làm được.”
‘Nên về hưu đi’
Khi được thăm dò liệu ai có thể sẽ ngồi vào hai trong số bốn vị trí vẫn được gọi là ‘Tứ trụ’ ở Việt Nam là chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản (có thể theo mô hình kiêm cả chức Chủ tịch nước) và Thủ tướng Chính phủ trong năm 2016, nhà quan sát nói:
“Về cơ chế hiện hành thì phải là người trong Bộ Chính trị để làm Thủ tướng, còn những người như một số gợi ý đều chưa có chân đứng trong Bộ Chính trị, cho nên tôi không nghĩ những ông đó có thể làm Thủ tướng được cả.”

lanh dao 2
Về ứng viên cho các vị trí lãnh đạo ‘tứ trụ’ nói chung, Tiến sỹ Koh bình luận thêm về khía cạnh ‘tuổi tác’.
Ông nói: “Những người ‘trẻ hơn’, ví dụ như ông Xuân Phúc (Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), ông Hải (Lê Thanh Hải, Bí thư thành ủy) ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội), mấy ông trẻ hơn, kỳ thực kể cả ông Nghị, cũng đều quá tuổi rồi.
“Cho nên tôi nghĩ đội ngũ lãnh đạo Việt Nam bây giờ cần một sự thay đổi về thế hệ, và nếu mà tôi là ông Dũng, ông Trọng, hay là ông Hùng, tôi sẽ nghĩ rằng tất cả mọi người về hưu đi, cho người trẻ người ta làm.
“Bởi vì người trẻ người ta có ý tưởng, người ta có sức lực. Trẻ hơn, người ta có thể bắt đầu lại những cái kỷ nguyên mới. Tất nhiên việc này cũng do Đảng quyết định thôi…
“Có thể có người nghĩ rằng phải có tính liên tục trong đội ngũ lãnh đạo đó, dứt khoát phải có một ông, hay hai ông ở lại, nhưng những việc đó chưa có sự kết luận…”
‘Còn sớm để nói’
Hôm 13/11, một nhà bình luận từ Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, chủ biên tạp chí Tổ Quốc và là một nhân vật bất đồng chính kiến lâu năm trong nước, nói với BBC rằng nếu chưa thể có sự lựa chọn dân chủ, công khai của nhân dân, đảng viên, thì có thể ‘đành chấp nhận’ một số phương án nhân sự như sau.

bo phieu
Ông nói: “Tôi nghĩ ứng viên cho chức Tổng bí thư có thể là các ông như Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thiện Nhân.
“Còn chức Thủ tướng, nếu bỏ qua một số yêu cầu về việc phải là Ủy viên Bộ chính trị, thì tôi nghĩ ông Vũ Đức Đam nên là một ứng cử viên.”
Cũng hôm thứ Năm, khi được vấn ý về vấn đề này, Tiến sỹ Jonathan London nói:
“Bây giờ còn quá sớm để dự đoán như vậy, mà tôi nghĩ điều quan trọng hơn là Việt Nam nên bàn thảo những biện pháp cụ thể hơn để cải tổ hệ thống.
“Sao cho đất nước, xã hội và thể chế được dân chủ, minh bạch hơn, người dân có nhiều quyền hơn để có thể phát huy tốt nhất những khả năng của mình,” nhà nghiên cứu nói
Quốc Phương

Chuyện ấy!

Tác giả: Tô văn Trường
KD: Hị…hị… Không biết vì sao, TS Tô Văn Trường hôm nay lại đổi gam “tự diễn biến hòa bình” thế này, khi gửi cho mình bài viết về một chủ đề với cái title rất nhạy cảm, mà mình đã phải biên tập thành “Chuyện ấy”, và biên tâp một số chỗ cho bạn đọc “bình an” :
Đọc mà bỗng … ái ngại cho các cụ quá 
———-
Không biết có phải vì thời tiết oi nồng, ngoài biển Đông lại đang dậy sóng cho nên mấy vị giáo sư đàn anh thuộc thế hệ U80-U90 như Nguyễn Văn Luật, và Nguyễn Tử Siêm đã “chuyển gam” cung cấp món quà rất bổ ích “nói ra tưởng xấu, nghĩ thì thèm mà bảo ăn thì tức ”?
Gs Nguyễn Tử Siêm, thật thà tâm sự nguyên văn như sau:
“Thưa các bác, 
Món quà này rất bổ ích, em thích lắm. Có người tặng. em xin; có người bán, em mua sòng phẳng; kiểu gì em cũng hào hứng. Chỉ có điều khác với các nước, ở đó giao thiệp này được lực lượng an ninh bảo vệ; còn ở ta mà đi mua thì cứ nơm nớp sợ như phe phẩy tem phiếu thời bao cấp. Bỏ qua thì khác gì đổ chai sâm xuống đất, phí quá !
Làm sao đây ?. Bác nào quen Bộ trưởng Y tế, đề nghị bà ấy bàn với bên an ninh cho chúng ta hưởng thêm ít thuốc bổ, em cũng có tuổi rồi, cần gia cố sức khỏe, mà cách này là hiệu quả nhất, rẻ nhất. Nghĩ thế có phải không các bác?”
Sở dĩ có lời tự sự trên đây của Gs Nguyễn Tử Siêm nhờ có GS Nguyễn Văn Luật khả kính – Anh hùng lao động U90 chuyển cho bài:”Quà tặng thêm của hoạt động tình dục” được bác sĩ Nguyễn Ý Đức tổng quan trên cơ sở nghiên cứu dày công của các nhà khoa học ngành y tầm cỡ thế giới từ hàng chục Trường-Viện thượng thặng … Dữ liệu phong phú, cơ chế giải thích đầy đủ. Kết luận hiệu ứng thuận của sex hết sức thuyết phục.
Đành rằng tình hình đương lúc nước sôi lửa bỏng, nhưng yêu nước phải có cái đầu lạnh, thế nên mới chuyển sang gam thứ, trầm một tý cho nó cân bằng. Anh hùng khai sơn phá thạch như cụ Nguyễn Công Trứ cùng phải lụy “cái tình chi” để thư giãn nữa là chúng ta đang ở cái tuổi “chửa biết cái chi chi”. Dăm mười năm nữa có là gì, ngoảnh nhìn lại đã đến kỳ … vĩnh biệt!
Cánh trẻ nó khôn, sống gấp quá, U80 – U90 cũng theo không kịp. “Nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ”. Xuân Diệu giục thế; nhưng mắt mờ chân chậm, nghe ông ý có khi ngã không dậy được.
Theo bác sĩ Ý Đức, hoạt động tình dục theo nghĩa thông thường là giữa người nam và người nữ với mục tiêu có nối dõi tông đường hoặc để thỏa mãn nhu cầu cơ thể. Các nhà y khoa học đã có nhiều nghiên cứu về chuyện thầm kín này và cùng chung ý kiến rằng, hoạt động tình dục là một phần của sự sống, một chức năng sinh học đặc biệt với “cho và nhận” đồng thời cũng là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
Ngoài mục tiêu sinh con đẻ cái hoặc là “nhất khoái”, khoa học và các kỵ mã đông tây,kim cổ cũng nêu ra những điểm lợi và bất lợi khác của “chuyện ấy” sức khỏe.
Trước hết là sự trường thọ
Kết quả nghiên cứu tại ÐH Queens ở Belfast, công bố trên British Medical Journal năm 1997 cho hay, những ai luôn luôn tận hưởng khoái lạc tình dục đều sống lâu gấp đôi so với người lơ là với hoạt động sinh lý này.
Davey G. Smith và Frankel S. Yarnell J, Ðại Học Bristol đã theo dõi 918 người tuổi từ 45-59 trong thời gian từ năm 1979-1983. Họ rút ra kết luận là tử vong, đặc biệt về bệnh tim mạch, ở nhóm người giầu cực khoái ít hơn tới 50% so với những người nghèo cực khoái.
Một giải thích cho là, mỗi khi “đạt đỉnh” thì hormone DHEA (Dehydroepiandrosterone) từ nang thượng thận tăng sản xuất. Mà hormone này có khả năng tăng miễn dịch, tu bổ tế bào bị tổn thương, kéo dài tuổi thanh xuân, tăng nhận thức, tiêu hủy chất béo, giảm trầm cảm.
Bác sĩ thần kinh tâm trí David Weeks, bệnh viện Royal Edinburgh bên Scotland, tiết lộ thêm rằng, nam nữ làm chuyện ấy 04 lần/ tuần nom trẻ hơn tuổi thực tới 10 năm cơ đấy. Vậy thì bà con nào muốn sống lâu, trẻ trung xin mời làm một cuộc thử nghiệm xem “ất giáp” ra sao rồi chia sẻ kinh nghiệm bản thân với bạn bè.
Giảm trầm cảm, căng thẳng
Tuy nhiên, trường thọ mà tiêu cực, cô đơn, trầm buồn thì cũng chẳng ra gì. Thì ta lại cầu cứu chuyện ấy. Vì theo Tiến Sĩ Mark Stibich, ÐH California ở San Diego, chuyện ấy làm tăng nhiều loại hormone, tăng gắn bó thân tình, giảm cô đơn trầm cảm. Bác Sĩ Gordon Gallup, ÐH New York ở Albany, thấy rằng, phụ nữ có chuyện ấy đều yêu đời hơn. Ông giải thích đó là nhờ chất hưng phấn prostaglandin của tinh dịch thấm qua nội mạc tử cung, vào máu, kích thích thần kinh. Tuy nhiên, ông cũng “cảnh báo” là không phải vì vậy mà khi làm chuyện ấy với đối tượng lạ lại quên không mang áo mưa, kẻo mà bị lây HIV, viêm gan virus, giang mai, lậu…
Giảm nguy cơ bệnh tim mạch
Nghiên cứu tại New England Research Institute in Massachusetts được American Journal of Cardiology phổ biến ngày 8 tháng 1 năm 2010 cho hay, nam giới làm chuyện ấy 02 lần/ tuần sẽ ít bị bệnh tim hơn là đồng giới chỉ thưa thớt “yêu đương” mỗi tháng có một lần.
Tiếc rằng các khoa học gia chưa nghiên cứu ảnh hưởng của chuyện ấy với bệnh tim ở nữ giới, nhưng một nghiên cứu do Calgary University, Canada cho hay làm chuyện ấy thường xuyên khiến nữ giới thính mũi hơn.
Tăng miễn dịch với cúm, cảm lạnh
Miễn dịch là khả năng bảo vệ cơ thể đối với các vi sinh vật gây bệnh như cảm lạnh, cúm qua trung gian của các bạch cầu hoặc kháng thể. Các giáo sư Carl J. Charnetski và Francis X. Brennan, Jr., ÐH Wilkes-Barre, Pennsylvania, cho hay nam nữ làm chuyện ấy 01 hoặc 02 lần/ tuần có lượng IgA cao hơn nhóm “chay tịnh”.
Giảm đau xương nhức khớp, nhức đầu
Theo Beverly Whipple, Chủ tịch American Association of Sex Educators, Counselors and Therapists, các hormone sản xuất khi có hứng thú chuyện ấy có thể tăng ngưỡng chịu đựng (threshold) với cảm giác đau.
Là môn thể thao tốt
Các nhà chuyên môn điều trị rối loạn tình dục đều nhắc nhở rằng hoạt động tình dục là môn thể thao tốt. Họ nêu ra thống kê cho hay 30 phút làm chuyện ấy tiêu hao 170 calo, trong khi đó 1/2 giờ tập yoga tiêu 114 calo, đi bộ 03 mile/giờ mất 153 calo, chơi bóng chuyền 174 calo.
Như vậy thì nếu mỗi tuần lễ làm chuyện ấy 03 lần là để dàng tiêu dùng cả gần 500 calo 
lấy đi từ lớp mỡ béo ở vùng mông, vùng bụng.
Giảm rủi ro ung thư tuyến nhiếp
Còn nhiều bonus khác nữa của thao tác tình dục, như là:
- Giúp ngủ ngon. 
- Kết quả nghiên cứu tại University of Texas cho hay chuyện ấy cũng tăng niềm tự tin của nhiều người. Ðiều này cũng đúng thôi, vì có hiên ngang lâm trận thì mới chinh phục và thỏa mãn được đối phương.
- Giúp cơ bắp ở sàn xương chậu mạnh hơn, tăng khả năng kiểm soát tiểu tiện của bàng quang, giảm rủi ro đái rắt ở tuổi già cả hai giới.
- Với quý bà, thì thao tác chuyện ấy cũng có mấy điểm ăn thêm: Như khi estrogen gia tăng thì bớt được rủi ro bệnh tim, dễ xiêu lòng trước mời gọi của người nam, tiết hương thơm cơ thể, giảm rủi ro bệnh nội mạc tử cung. 
- Ðiều cần lưu ý ở quý bà, nhất là ở tuổi già, mà nếu chay tịnh chẳng chịu “tả xung hữu đột” thì cũng có rủi ro đấy. Ðó là sự teo co, gây đau khi muốn làm chuyện ấy với bạn tình.
Thay cho lời kết
Nữ tài tử Marilyn Monroe ghi nhận: “Sex là thiên nhiên và tôi hoàn toàn tin tưởng trong sự hòa đồng với thiên nhiên.”. Và cảm nghĩ lý thú của cụ Nguyễn Công Trứ nhà ta:
“Cái tình là cái chi chi,
Dẫu chi chi cũng chi chi với tình”
Tôi nghĩ cái gì cũng có hai mặt của nó, ở đây mới chỉ nói nhiều về mặt lợi của SEX vì tổng năng lượng của con người là “hằng số”, tuổi trẻ mà cậy khỏe “thèm ăn” vô độ là con dao hai lưỡi, vì khi về già có thấy “của ngon, vật lạ” …thì cũng chỉ còn là hoài niệm, mà bảo ăn thì tức! 
Chợt nhớ có đứa cháu đi lao động ở Đức 05 năm, nó chuyển tải mấy câu thơ thay cho lời kết luận của bài viết này:
”05 năm là một nhiệm kỳ
Đùi gà má lợn còn gì là xuân
Vợ thì xa, gái thì gần
Trời ơi, nó có mặc quần cho đâu
Đùi tròn, da trắng, thâm nâu
Nhìn xa thì thích nhìn lâu thì thèm’.
Còn mấy anh bạn sinh viên học ở nước ngoài lại mạnh dạn hơn muốn “tòm tem” dù có phải bị đuổi về nước:
“05 năm với 09 kỳ thi
Một kỳ luận án còn gì là Xuân
Vợ ở xa, gái thì gần
Các em mặc váy, có quần quái đâu
Đùi tròn, da trắng, mắt nâu
Không nhìn thì tiếc, nhìn lâu lại thèm
Thèm rồi, chỉ muốn tòm tem
Sứ quán bắt được thì em xin về”.

Thống kê thế giới về Việt Nam



Tác giả: Kim Dung.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này, không thấy đề tên tác giả. Nhưng khá thú vị. Xin đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm 
—————
Theo thống kê nầy , có anh chàng nào có lợi tức 200.000 đô / năm mà nói về Việt Nam là nơi tốt nhứt thì đúng là anh chàng nầy bị ấm đầu rồi hay bị chạm dây là điều chắc chắn.???lưởi hái tử thần hình cuối đang chờ khách hàng sộp.
Dân số
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.
Diện tích:
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là kém.
Duyên Hải:
Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây. Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém.
Rừng cây:
Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc biệt.Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.Bời vậy, xét về mặt diện tích rừng cây, Việt Nam không phải là kém.
Đất canh tác:
Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa gạo), Việt Nam không phải là kém.
Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai, biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội, và văn hóa… do quản lý rất tồi:
Giáo dục:
Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.
Bằng sáng chế:
Theo International Property Rights Index [8], Việt Nam đứng hàng 108/130 tính theo giá trị trí tuệ, có nghĩa là gần đội sổ.
Ô nhiễm:
Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.
Thu nhập tính theo đầu người:
Tuy thu nhập quốc gia của Việt Nam đứng hàng 57/193, Việt Nam lại đứng hàng 123/182 quốc gia tính theo thu nhập bình quân đầu người. Có nghĩa là Việt Nam đứng trong nhóm 1/3 quốc gia cuối bảng có thu nhập đầu người thấp nhất.
Tham nhũng:
Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177 có nghĩa là thuộc 1/4 quốc gia cuối bảng.
Tự do ngôn luận:
Theo chỉ số tự do ngôn luận (freedom of press), Việt Nam đứng vị trí 174/180, chỉ hơn Trung Quốc, Bắc Hàn, Syria, Somalia, Turkmenistan và Eritrea, có nghĩa là nằm trong nhóm 1/20 thấp nhất thế giới.
Phát triển xã hội:
Theo chỉ số phát triển xã hội, Việt Nam không có trong bảng vì không đủ số liệu để thống kê. Trong khi đó, theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76, có nghĩa là gần chót bảng.
Y tế:
Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160 trên 190 quốc gia, có nghĩa Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia có tổ chức y tế tệ nhất.
Việt nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao tụt hậu ngày càng xa sau các nước khác?
Ai trả lời được đây?

Đại biểu cho ai?

Dương Đình Giao/ Blog Ông Giáo Làng
Nhìn những bức ảnh chụp các đại biểu quốc hội đang ngon giấc giữa hội trường chẳng ai không thấy buồn cười. Rồi lại còn được biết các đại biểu đọc nguyên xi lời phát biểu soạn sẵn của người khác, bấm nút cũng bằng ngón tay của người khác, và tha hồ vắng mặt có lúc tới 20% thì quả là không thể chỉ buồn cười được nữa.
Chắc cũng thấy cảnh ấy là khó coi, hôm nay thấy những người có trách nhiệm đưa ra biện pháp sẽ tiến hành cấp thẻ thông minh cho mỗi vị để tiện việc kiểm soát, hy vọng những tấn hài kịch ấy sẽ giảm bớt, giữ cho cái cơ quan quyền lực cao nhất ấy của nước ta đỡ phần nhem nhếch. Biết được điều này thì không chỉ buồn cười mà thêm xót. Xót tiền dân. Mỗi vị đã một máy tính xách tay (tất nhiên là loại “xịn”), giờ lại thẻ thông minh, rồi còn những thứ gì nữa, có giời mà biết! Không biết trong số 20 triệu tiền nợ công mà mỗi con dân nước Việt đang phải gánh chịu hiện nay có bao nhiêu trong đó để chi phí cho các đại biểu từ phụ cấp hàng tháng đến tiền máy bay, ô tô đi lại, ăn ở một năm hai kỳ và để vận hành cái cơ quan vẫn được gọi là “dân cử” này?
Nhưng dù có cách nào cũng chẳng thể khiến bức tranh bớt phần hài hước, khiến các vị có những hành xử đúng là những đại biểu của dân. Bởi vì:
1. Nào các vị có đại biểu cho ai! 5 năm một lần, những người có tên ứng cử đều do Mặt trận Tổ quốc hiệp thương để lựa chọn chứ không phải do dân được giới thiệu. Và thế nào thì được “hiệp thương” thì ai cũng hiểu. Cũng đôi khi có những người muốn đem tài sức gánh vác việc nước nhưng bằng cách này hay cách khác, rồi họ cũng phải tự rút lui. Cái người dám mở miệng nói rằng “Tôi chưa thấy nước nào tự ứng cử dễ như ở Việt Nam” chắc là một sản phẩm thiểu năng trí tuệ do Tạo hóa lỡ kế hoạch? Đã từ lâu, các vị đã được coi là những người “đảng cử dân bầu”. 
Đến khi bầu cử, người dân có đi bầu thật, và năm nào, ở bất cứ một đơn vị bầu cử nào dù ở những vùng “đèo heo hút gió” hay giữa “biển khơi muôn trùng” cũng toàn là gần 100% số cử tri đi bỏ phiếu cả. Nhưng “nói vậy mà không phải vậy”. Có thể gần 100% số phiếu đã bỏ vào hòm, chứ số người không biết được bao nhiêu? Cảnh mỗi gia đình cử một đại diện mang cả nắm thẻ cử tri đi bỏ phiếu cho tất cả mọi thành viên, rồi nhờ hàng xóm đi bỏ phiếu hộ, … không phải là hiện tượng hiếm thấy. Việc bị các tổ trưởng dân phố đến tận nhà thúc giục không chỉ một lần, rồi nỗi sợ phiền phức khi có việc cần tới chính quyền sở tại khiến rất nhiều người đã không lạ gì màn hài kịch bầu cử vẫn cứ phải tỏ ra nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ càng sớm càng tốt. Không ít người đã phản ứng bằng cách gạch chéo vào lá phiếu in tên người ứng cử (để phủ nhận tất cả) hoặc cầm nguyên lá phiếu bỏ vào thùng (để tự làm lá phiếu của mình trở nên không hợp lệ). Rất nhiều người chẳng cần để thời gian tìm hiểu lý lịch ứng cử viên (vì đã biết họ là những người như thế nào, càng biết giá trị của lá phiếu ) nên gạch tên một cách tùy tiện. Rồi khi kiểm phiếu, từng khu vực bầu cử có thể chính xác, nhưng khi cộng kết quả từ nhiều nơi lại, thật giả ra sao, thật là “u u minh minh”.
Cho nên, các đại biểu chắc chắn rất ít người xứng đáng được coi là “đại biểu của dân”.
2. Đa số đại biểu quốc hội đều coi làm việc này là thực hiện một nhiệm vụ do đảng giao (hầu hết các đại biểu đều là đảng viên); số ít các đại biểu ngoài đảng cũng thừa hiểu, nhờ đảng họ mới có thể ngồi ở đây mỗi năm hai lần, được “ăn nằm trò chuyện” với các vị tai to mặt lớn để gia tăng độ tin cậy với các bạn hàng, để dễ bề thâm nhập vào các dự án trăm nghìn tỷ và chí ít cũng là để vênh vang với họ hàng bè bạn, hàng xóm láng giềng. Mà đã nhờ đảng thì phải làm đảng được hài lòng. Vì “đảng cử dân bầu” nên có mặt hay vắng mặt, nói “giăng” hay nói “cuội”, bấm nút bằng cái ngón tay nào, … thì mọi sự cũng đã an bài, đâu cần quan tâm vì tất cả “đã có đảng lo”! Cho nên, không lạ gì khi tuyệt đại bộ phận các ý kiến đều nhất trí với các báo cáo hoặc phát biểu của những người đứng đầu.
3. Theo tôi biết, ở nhiều nước, người ở trong các cơ quan hành pháp không tham gia vào các cơ quan lập pháp để đảm bảo tính độc lập. Có như vậy, tiếng nói của quốc hội mới đảm bảo vô tư và có hiệu lực. Nhưng quốc hội ở ta cũng như nhiều cơ quan khác thường tuân theo nguyên tắc “vừa đá bóng, vừa thổi còi” Cơ quan lập pháp nhưng có quá nhiều người trong bộ máy hành pháp ở trung ương và địa phương (để hạn chế việc “mất đoàn kết”). (Hội đồng nhân dân các cấp cũng trong tình trạng tương tự nên đang được xem xét có nên tồn tại hay chỉ “xót tiền dân”). Chưa kể tính độc lập bị xâm hại (mà ai cũng biết), thời gian một kỳ họp dài hàng tháng khiến công việc hành pháp bị trở ngại. Một Bộ trưởng, một Chủ tịch tỉnh sao có thể vắng mặt dài ngày như vậy nếu muốn guồng máy mình đứng đầu không trì trệ. Tất nhiên họ phải vắng mặt ở nơi sự có mặt chưa hẳn đã có ý nghĩa để trở về với những việc cấp bách thực sự cần họ có mặt. Hơn nữa, những cuộc họp hành, bàn thảo ở những nơi ấy mới có thể “ra vấn đề” trong khi ngày hai buổi nói thì ít, nghe thì nhiều diễn ra chán ngắt!
4. May là trong số đại biểu quốc hội cũng có dù rất ít đại biểu ý thức được trách nhiệm với cử tri, thường thẳng thắn nói những điều ích nước lợi dân, đi ngược lại với lợi quyền của những nhóm lợi ích. Cho dù chắc các vị thừa hiểu “trung ngôn nghịch nhĩ”, những lời nói thẳng ấy có thể khiến cái ghế đại biểu lung lay, nhưng cám ơn các vị vì chính họ đã khiến những kỳ họp quốc hội của ta còn đôi chút thu hút được sự chú ý của công luận. 
Sao ta không nghĩ: ngủ, vắng mặt liên tiếp trong các phiên họp chưa chắc đã là tỏ sự lười biếng, trễ nải trong thi hành phận sự mà có thể cũng là một phản ứng trước việc bị biến thành các “nghị gật” thời hiện đại của những người chưa thật đủ dũng khí? 
Nhưng dù là do nguyên nhân gì, những hiện tượng này cũng chỉ có thể được chấm dứt một khi quốc hội của ta được lựa chọn và vận hành theo cách thông thường của thế giới văn minh.

Người Việt ưa nịnh, thích 'dìm': Tác hại đến đâu?

"Với một truyền thống văn hóa "ưa được nịnh", "thích được khen", nhưng lại sợ phê bình và tự phê bình đến như thế, nếu không tự thay đổi từ gốc rễ mà cứ đòi hỏi tiến bộ, đòi hỏi "văn hóa từ chức"..., thì vẫn chỉ là mơ mộng mà thôi!" - GS-TSKH Trần Ngọc Thêm.
LTS: Vừa qua, "Đại tướng quân Hai lúa" trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi. Mặc dù đây chỉ là một câu chuyện nhỏ, nhưng từ đó đã gợi ra rất nhiều điều khiến chúng ta suy ngẫm, liên quan đến việc vì sao những sáng tạo, thay đổi, cải cách của VN vẫn còn gặp nhiều rào cản và chậm bước so với đòi hỏi của thời đại.
Chẳng hạn, so với các quốc gia láng giềng trong khối ASEAN, như Myanmar, Campuchia, Lào, thì Việt Nam đổi mới sớm nhất. Nhưng sau cú đột phá ngoạn mục vào năm 1986, chúng ta lại rơi vào trì trệ, hiện nay nhiều người đã cảnh báo về nguy cơ tụt hậu...
Nguyên nhân văn hóa căn cốt ẩn sau những vấn đề ấy chính là chủ đề của cuộc trò chuyện của Tuần Việt Nam với GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học tự nhiên Nga, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng Trường Đại học KHXH&NV thuộc ĐHQG-HCM. Những câu trả lời của ông xoay quanh một lý giải được ông khái niệm hóa là "Văn hóa âm tính".
GS-TSKH Trần Ngọc Thêm. Ảnh: Phạm Thành Long/ Documentary.vn
Thưa Giáo sư, là người có nhiều năm nghiên cứu văn hóa VN, xin ông đưa ra một nhận định tương đối khái quát vì sao những thay đổi của chúng ta thường diễn ra khó khăn và chậm hơn so với đòi hỏi bức thiết của thực tế?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Tôi đã có quá trình nghiên cứu khá lâu về câu hỏi nhức nhối này và đi đến kết luận rằng: "Văn hóa VN có đặc điểm là biến đổi từ từ, không có đột biến, trừ trường hợp có ảnh hưởng hay tác động có yếu tố bên ngoài như cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 hay công cuộc Đổi mới năm 1986". Giờ tôi xin nhắc lại để trả lời cho câu hỏi của anh.
Xuất phát từ đâu VN lại có đặc điểm văn hóa như vậy, thưa ông?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Năng lực hành động và năng lực tư duy bắt đầu từ văn hóa. Nói cách khác, văn hóa là cái gốc rễ của dân tộc. Phải hiểu sâu hơn về cội nguồn gốc rễ đó thì mới lý giải được mọi chuyện, mọi vấn đề đặt ra, mọi vấn nạn mà chúng ta đang thấy.
Theo phân loại của tôi, nền văn hóa Việt Nam của chúng ta thuộc loại âm tính, mang những đặc trưng khác hẳn những nền văn hóa dương tính. Văn hóa âm tính giống như tính cách của người đàn bà, thích sự ổn định và luôn hướng tới sự ổn định, rất ngại mọi sự thay đổi. Văn hóa dương tính thì ngược lại, giống tính cách người đàn ông, mạnh mẽ, quyết liệt, hay thay đổi, ghét sự trì trệ, nhàm chán, v.v.
Khi nghiên cứu chúng ta tách ra chứ kỳ thực trong mỗi sự vật, hiện tượng, con người... đều có phần âm và phần dương, cái khác nhau là ở chỗ mặt nào trội hơn mà thôi.
Điều kiện tự nhiên là nguồn gốc của văn hóa. Thiên nhiên khác nhau thì kinh tế cũng sẽ khác nhau, từ đó văn hóa ắt cũng sẽ khác nhau. Các dân tộc có truyền thống mưu sinh bằng nông nghiệp trồng trọt là âm tính; trong đó nông nghiệp lúa nước thuộc loại âm tính nhất. Các dân tộc sống bằng chăn nuôi, du mục thuộc loại dương tính.
Trên thế giới mênh mông này chỉ có Đông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước. Trồng trọt phụ thuộc vào thiên nhiên nhiều hơn chăn nuôi, trồng lúa nước thì mức độ phụ thuộc cao nhất. Sự phụ thuộc khiến người ta trở nên thụ động. Và cũng chính vì vậy mà nơi này có nền văn hóa âm tính nhất.
Đông Bắc Á và phương Tây là những vùng đồng cỏ, thảo nguyên mênh mông, con người thời cổ sống bằng kinh tế du mục, khiến con người phải luôn phải rong ruổi, di chuyển. Điều này tác động đến lối suy nghĩ, dần dần hình thành kiểu văn hóa dương tính, đối lập với văn hóa âm tính của chúng ta.
Văn hóa Việt - Trung: Giống nhau chỉ trên bề mặt
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định văn hóa VN chịu ảnh hưởng rất sâu rộng bởi nền văn minh Trung Hoa, yếu tố cùng thể chế cũng chi phối sự ảnh hưởng này. Quan điểm của ông ra sao?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Nhìn bề ngoài thì đúng là như thế, nhưng nếu chỉ dừng ở cảm nhận bề ngoài thì ta sẽ chỉ có được những nhận xét cảm tính, phiến diện rất đáng tiếc vì không đi vào bản chất gốc của sự việc! Văn hóa luôn là "mục tiêu, động lực và nền tảng của sự phát triển" cho nên dù có sự tương đồng về thể chế thì VN và TQ vẫn khác nhau rất nhiều.
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, cũng như qua quan sát thực địa tại nhiều địa phương khác nhau của TQ, tôi thấy rất rõ rằng những sự giống nhau tuy nhiều nhưng thuộc về tầng mặt, trong khi những sự khác nhau thì nằm ở tầng sâu, rất căn bản.
Một bên là văn hóa âm tính điển hình như VN, một bên là loại hình văn hóa trung gian "vừa có âm vừa có dương" và có những giai đoạn mặt dương có phần trội hơn như TQ thì làm sao giống nhau hoàn toàn được. Chỉ có thể có những ảnh hưởng do tiếp xúc giao thoa, còn do có cái gốc nền rất khác nhau nên bản chất cũng khác nhau.
Tính trung gian này của văn hóa TQ thể hiện rất rõ trong lĩnh vực tổ chức xã hội. Trong khi xã hội phương Tây luôn biến động nên coi trọng cá nhân, Đông Nam Á ưa ổn định, ít biến động nên coi trọng làng xã thì Đông Bắc Á ở giữa, coi trọng gia đình.
Cụ thể là thế nào, thưa giáo sư?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Văn hóa âm tính xuất phát từ nông nghiệp lúa nước nên có sức mạnh tập thể rất cao. Chính nhu cầu thu hoạch mùa màng, bảo vệ cuộc sống đã buộc mọi người phải chung tay, phải có mối liên kết ràng buộc chặt chẽ.
Tương tự như vậy, khi có ngoại xâm là bị đẩy vào thế cùng, sức mạnh tập thể của văn hóa âm tính, sức mạnh làng xã sẽ trỗi lên chống lại. Lúc ấy cả nước như một.
Đặc trưng rõ nhất của văn hóa VN là vai trò cao của cộng đồng làng xã - đơn vị tế bào của xã hội Việt Nam. Từ làng ra đến nước, tạo nên mô hình Làng - Nước. Trong suốt chiều dài của lịch sử, TQ đô hộ ta cả ngàn năm, đánh chiếm ta bao nhiêu lần mà ta không mất nước là nhờ việc cái gốc văn hóa Việt nằm ở làng chứ không phải ở đô thị.
Quan quân TQ cai trị chỉ có thể đưa đến ở các đô thị chứ không thể kiểm soát hết nông thôn, nên không thể tiêu diệt hay đồng hóa được văn hóa Việt. Và do văn hóa làng quá mạnh nên cứ mỗi khi quân xâm lược rút đi thì văn hóa làng lại tấn công trở lại đô thị, kéo đô thị trở về với văn hóa làng. Đây là đặc trưng rất Việt, khác biệt với nhiều quốc gia khác có nền văn hóa thiên về dương tính mà tại đó, đô thị luôn có lực hút kéo nông thôn biến đổi theo thành thị.
Trong những cuộc đối đầu với các cuộc xâm lăng, chất âm tính mạnh của văn hóa làng xã ấy đã phát huy tác dụng, giúp cho VN dù có trải qua hàng ngàn năm lệ thuộc cũng không bị ảnh hưởng của đô thị lôi kéo, kết quả là không bị văn hóa ngoại bang đồng hóa.
Trong khi đó, trong văn hóa TQ và các nước Đông Bắc Á, do làm nông nghiệp lúa cạn, trồng kê mạch, không cần liên kết lớn ở quy mô làng xã nên đơn vị cơ bản của xã hội là gia đình. Từ gia đình (nhà) ra đến nước, tạo nên mô hình Quốc gia - Nhà nước.
Đặc trưng của gia đình là tôn ti trật tự, có trên có dưới. Ra xã hội cũng vậy, "trên bảo thì dưới phải nghe" là nguyên tắc tối thượng. Nó khác với VN ta ngày xưa là "phép vua thua lệ làng", hay ngày nay là hiện tượng "trên bảo dưới không nghe", "thủ kho to hơn thủ trưởng", v.v...
Bởi vậy mà trong văn hóa TQ, ý chí luận rất mạnh. Họ có thể làm được những việc "kinh thiên động địa" như xây Vạn lý Trường thành thời Tần Thủy Hoàng, hay "chiến dịch diệt chim sẻ" vào những năm 1958-1962 khiến cho sau đó châu chấu tràn ngập phá nát mùa màng và kéo theo nạn đói lớn làm cho nhiều người chết đói.
Văn hóa TQ hướng đến cái tuyệt đối, cực đoan kiểu "đội đá vá trời", "Ngu Công dời núi", "Tinh Vệ lấp biển", "toàn dân làm gang thép", "toàn dân diệt chim sẻ". Trong khi văn hóa VN do thiên về âm tính nên hướng đến sự dung hòa theo triết lý âm dương. Theo đó, làm cái gì cũng hướng tới mục tiêu "vừa phải", không thấp quá nhưng cũng đừng cao quá, "trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình".
Xe bọc thép mới do cha con ông Trần Quốc Hải chế tạo. Ảnh: TTO
Đứng từ góc độ này thì có thể thấy hai nền văn hóa rất khác nhau về bản chất. Vậy tư duy "vừa phải" mà ông vừa nói tác động đến ta thế nào - trong tính cách cá nhân, cộng đồng, xã hội...?
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm: Tư duy "vừa phải" là đặc điểm cố hữu của người nông dân Việt. Thấy ai khó khăn thì mọi người xung quanh xúm lại giúp cho vươn lên, đó là mặt tốt đẹp. Nhưng ngược lại, nếu thấy có ai vươn lên cao hơn thì mọi người cũng thường xúm lại, cùng nhau kéo xuống, để về sau không ai còn dám nghĩ đến chuyện nổi trội lên nữa!
Ở VN ta, những người tài giỏi xuất sắc trong một cơ hay bị dèm pha, đố kỵ. Mà ở đời thì anh nào giỏi, làm nhiều thì hay có sai nhiều. Do "ghen ăn tức ở" (hiện nay lớp trẻ gọi tắt là thói GATO) và tâm lý muốn giữ lấy cái sự ổn định, bình yên cho mình mà người ta sẽ săm soi, bới móc thổi phồng, biến cái lỗi nhỏ thành to, thậm chí đặt điều nói không thành có.
Khi cả tập thể đã xúm vào "trị" anh giỏi mà lãnh đạo lại non tay thì ông ta sẽ không bảo vệ người giỏi nữa và ngả theo số đông. Đó là một lý do lớn khiến nhiều người phải từ bỏ môi trường nhà nước, hoặc thậm chí ra nước ngoài tìm đất phát triển khả năng.
Với tư duy "vừa phải" như thế, ở VN không thể có những công trình vĩ đại như Vạn lý Trường thành, Kim tự tháp hay Angkor. Những cái kỳ vĩ đó chỉ có thể là sản phẩm của lối tư duy tuyệt đối theo kiểu văn hóa dương tính, đối lập với tư duy "vừa phải" của ta.
Mặt khác, văn hóa âm tính giống như người phụ nữ, thường chỉ thích nghe và tin là thật những lời khen nịnh. Vì vậy mà người VN ta thường không thích bị chê, kiểu "Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại", "Đừng vạch áo cho người xem lưng". Có ai đụng đến khuyết tật gì của mình là lập tức thanh minh thanh nga, tìm cách trốn tội, "đá quả bóng sang chân người khác".
Cả hệ thống quản lý nếu không tỉnh táo, sáng suốt, thì cũng bị nền văn hóa âm tính này chi phối và phạm phải những quyết định sai lầm.
Chẳng hạn, mấy năm qua có một tổ chức quốc tế thường khảo sát các giá trị ở các quốc gia qua thăm dò dư luận. Khi họ công bố kết quả rằng VN là đất nước có chỉ số hạnh phúc cao vào loại gần nhất thế giới thì chỗ nào cũng phấn khởi đưa tin, lên tiếng phụ họa. Nhưng khi cũng chính tổ chức này công bố kết quả rằng ngành nọ ngành kia của Việt Nam do tham nhũng, đút lót nhiều mà có chỉ số hài lòng thấp thì ngay lập tức, tổ chức đó bị phản ứng.
Với một truyền thống văn hóa "ưa được nịnh", "thích được khen", nhưng lại sợ phê bình và tự phê bình đến như thế, nếu không tự thay đổi từ gốc rễ mà cứ đòi hỏi tiến bộ, đòi hỏi "văn hóa từ chức"..., thì vẫn chỉ là mơ mộng mà thôi!

Siêu giàu TRÊN XƯƠNG MÁU DÂN CHÚNG!

Wealth - X và Ngân hàng Thụy Sĩ (UBS) vừa công bố báo cáo những người siêu giàu trên thế giới năm 2014. Trong đó Việt Nam có 210 đại diện với tổng tài sản trị giá 20 tỉ USD. Theo tiêu chí của Wealth - X và UBS, người siêu giàu là người có tài sản trên 30 triệu USD.
Các kênh thông tin không nói rõ hai tổ chức này thống kê từ nguồn nào để có kết quả trên, nhưng có thể họ chỉ chọn trong giới doanh nhân. Thật vui khi Việt Nam có thêm 15 người siêu giàu góp mặt với giới siêu giàu thế giới. 
Nhưng người siêu giàu của Việt Nam e không chỉ có thế. Có những người giàu nhưng không cần phải đi kinh doanh, không cần mở doanh nghiệp, không cần sản xuất sản phẩm hàng hóa. 
Những người này nhìn các đại gia xếp hạng hằng năm ở trên sàn với con mắt bề trên. Với họ, những doanh nhân giàu có ồn ào bề nổi đó có chi đáng kể. Cho nên, Wealth - X và UBS thống kê số người siêu giàu ở đâu có thể được, ở Việt Nam e rằng trật lất.
Ở Việt Nam còn có giới siêu giàu bằng “kinh doanh” con dấu và chữ ký.
Những người giàu có nhờ bàn tay khối óc, nhờ giỏi kinh doanh thì đóng góp cho đất nước, giúp ích cho xã hội rất lớn. Họ tạo ra sản phẩm, tạo ra việc làm, đóng thuế cho nhà nước. Họ đi một chiếc xe đắt tiền, ở biệt thự sang trọng hoàn toàn xứng đáng. Các ông chủ lớn như Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức sắm lâu đài hay tậu máy bay riêng cũng ngẩng mặt cao nhìn thiên hạ chứ không thèm lén lút.
Những người giàu có bằng “kinh doanh” con dấu và chữ ký không những không đóng góp gì cho đất nước mà là những kẻ phá hoại. Họ không đóng đồng bạc thuế nào cho nhà nước. Ngược lại, họ ăn vào đồng tiền thuế của người dân, doanh nghiệp đóng góp. Sự khác biệt chính là chỗ này.
Và sự khác biệt còn ở chỗ khác, đó là người giàu nhờ “kinh doanh” con dấu và chữ ký đi xe xịn thì dân khinh, ở biệt thự to thì dân chửi, có nhiều tài sản thì dân biết chắc là do tham nhũng. Cho dù họ không bị pháp luật sờ gáy thì người dân cũng biết họ là những tội phạm.
Mới đây, Trung Quốc bắt những kẻ giàu có kiểu này. Tiền tham nhũng cất trong nhà cân được hàng tấn, vàng bạc chưa kể, nhà cửa đất đai chưa tính. Họ là những người siêu giàu nhưng làm giàu trên máu xương của dân chúng. Quốc gia nào có nhiều kẻ siêu giàu như vậy thì quốc gia đó sẽ bị suy yếu.
Nhưng quốc gia nào có tội phạm siêu giàu mà không phát hiện, trừng trị được còn lụn bại hơn.
Lê Thanh Phong/LĐO

Làm cách nào để sự giả dối không truyền đến đời con cháu?

Vũ Cao Đàm
Trên trang Bauxite Việt Nam ngày 24/11/2014 có một bài viết với cái tít rất thú vị của Duy Chiến trong câu chuyện với ông Nguyễn Minh Nhị, Cựu chủ tịch UBND Tỉnh An Giang, và Duy Chiến đã trích lời ông Nhị: “Tôi sợ sự giả dối truyền đến đời con cháu”.
Đọc xong bài viết của Duy Chiến, tôi giật mình sững sờ, và thốt lên một lời than: “Bác Nhị ơi, nó, cái sự giả dối ấy, đang truyền qua đời con cháu rồi đó. Nó đã đi trước sự cảnh báo của bác Nhị rồi”.
Chí sỹ Phan Châu Trinh dạy ta phải “Khai dân trí”. Vậy thì trên con đường Chấn hưng dân trí, thế hệ chúng ta phải làm sao “Khai dân trí” cho lớp con cháu chúng ta?
Tôi xin góp với Duy Chiến một câu chuyện mà tôi thấy rất “tâm tư”, “tâm tư” mỗi khi lên giảng đường thảo luận bài vở với lớp trẻ - lớp sinh viên đáng tuổi cháu nội cháu ngoại của các thầy cô còn đứng trên giảng đường cùng với lứa tuổi tôi. Đây có lẽ chính là cái “đời con cháu” của bác Nhị, mà thế hệ chúng ta đang được may mắn chia sẻ với họ những tư tưởng và tình cảm qua các mảnh đời trải nghiệm.
Trong một lần hướng dẫn sinh viên (lứa sinh năm 1994-1995) thuộc nhiều ngành học khác nhau, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, về phương pháp nghiên cứu khoa học, tôi được nghe một sinh viên trình bày một nghiên cứu về phân tích “Nguyên nhân chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của các thế lực thù địch”.
Khi nghe bạn sinh viên trẻ măng, còn kém tuổi cháu nội cháu ngoại của mình, trình bầy một Research Question và một Research Hypothesis về âm mưu của các thế lực thù địch muốn xóa bỏ cái thiên đường viễn tưởng này, như một ước vọng cao cả của nhân loại (giống như tôi đã từng nghe báo cáo của các vị tuyên huấn từ những năm tháng của thập niên 1960), tôi chợt giật mình, sững sờ vì cái “Dân trí” của lớp trẻ, mà tôi vốn nghĩ một cách rất chân thành, rằng đáng ra họ phải chỉ mặt thế hệ chúng ta mà mắng nhiếc, để mà sỉ vả, rằng: “Chính các ông bà đã từng làm những vệ sĩ trung thành của cái hệ thống đầy khuyết tật này, và chúng tôi, lớp con cháu, phải hàn gắn lại những đống phế thải ấy, không biết đến bao giờ mới khắc phục được”.
“Chính các công bà đã từng tiếp tay cho những kẻ ký cho quân xâm lược vào trấn đóng Tây Nguyên, cho chiến hạm của quân xâm lược ra vào cửa ngõ vô cùng hiểm yếu về chiến lược của cảng sâu Vũng Áng”
“Chính các ông bà đã thờ ơ trước những kẻ đã cho quân xâm lược trấn đóng trên cả một vùng đất rộng lớn hàng nhiều chục ngàn héc ta rừng đầu nguồn, cho kính viễn vọng của bọn cướp biển được đặt chính giữa đèo Hải Vân, một địa thế yếu hầu trấn giữ đường biển để khống chế đất nước chúng ta”.
“Chính các ông bà đã tạo dựng nền móng cho những kẻ đang tâm để quân xâm lược gặm dần gặm mòn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, để rồi không biết đến thế kỷ bao nhiêu các thế hệ con cháu mới đòi lại được”.
Tôi thành tâm mong đợi lớp con cháu chỉ mặt thế hệ chúng ta để mắng nhiếc, để sỉ vả những lời như thế.

25 tháng 11, 2014

Thi đua là... đua thi

Có lẽ đã đến lúc những vở kịch vụng về cần phải được hạ màn, những “con sâu thi đua” cần phải được cho uống thuốc giải, những danh hiệu cần phải được trả về đúng vị trí.

Đã có nhiều bài báo và quan chức chính phủ từng cảnh báo, bộ phận công chức “cắp ô” sáng đi muộn, chiều về sớm đang ngày càng tăng hay không ít cơ quan có giảm đi một nửa biên chế vẫn vận hành bình thường. Theo công bố năm 2013 của Tổ chức Lao động Quốc tế, năng xuất lao động của công nhân Việt Nam thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần. Với các nước ASEAN, một lao động Malaysia làm việc bằng 5 lao động Việt Nam…
Nghịch lý này khiến cho người ta phải đau đáu nhiều câu hỏi…
Hãy bắt đầu từ phong trào được phát động hàng năm mà bất cứ công chức, viên chức nào cũng biết.
Không thể phủ nhận bản chất ban đầu của hoạt động này là tích cực bởi nó khuyến khích người ta phấn đấu, nỗ lực, sáng tạo trong khả năng tốt nhất của mình. Thi đua vì thế trước hết là với bản thân bởi nó khích lệ người ta khám phá, vượt qua giới hạn bình thường của mỗi cá nhân.
Đâu đó nhiều nơi, thi đua dường như bị đồng nhất với danh hiệu, bằng khen, với lên lương trước thời hạn, thành tích, tăng lương rồi tiến chức… Tấm bằng khen giờ đây trở thành một thứ bảo bối mà không ít người “lao tâm, khổ tứ” muốn kiếm được bằng mọi giá. Điều đáng nói là dường như càng là bộ phận “cắp ô”, người ta càng phải trang trí hồ sơ của mình với càng nhiều danh hiệu thi đua càng tốt bởi thiếu chúng, lí lịch cán bộ của họ sẽ trống trơn đến tội nghiệp.
Ảnh minh họa
Trong khi đó, ít người có năng lực thực chất ham hố điều này bởi lòng tự trọng, bởi họ không muốn “xin” những thứ mà họ cho đáng ra nên được cấp trên tự động khen thưởng dựa trên thành tích cá nhân. Hơn nữa, họ thấy cũng chẳng cần phải tô điểm hay chứng minh thêm gì ngoài kết quả làm việc cụ thể của mình.
Đâu đó nhiều nơi dường như trở thành sân khấu cho những màn kịch vụng về đến tội nghiệp bởi người đạo diễn không biết phân vai phù hợp cho các diễn viên của mình. Người xứng đáng thì không đăng kí, mà không đăng kí thì làm sao được xét? Người không xứng đáng thì đăng kí và được xét, vì không xét cho họ thì biết xét cho ai?
Đâu đó nhiều nơi bỗng trở nên “trào phúng” đến quặn lòng mỗi kỳ họp bình chọn danh hiệu. Người ta chả buồn nghe báo cáo thành tích của người đăng kí, người ta thờ ở bình chọn. Cứ 100% hay ít nhất cũng trên 90% phiếu thuận cho những bảng thành tích quá đỗi nghèo nàn, rồi thì lương lại tăng, bậc lại nâng…
Thế là, thay vì thi đua với chính mình, người ta “thi” rồi “đua” với những lá phiếu, những mối quan hệ. Thay vì làm việc, nỗ lực sáng tạo hơn, người ta dành nhiều thời gian cho những toan tính cá nhân, lấy lòng người nọ, thuyết phục người kia. Người ta chẳng ngó ngàng đến chuyên môn của mình, cũng không thèm quan tâm đến việc làm của đồng nghiệp. Như thế cho nó an toàn…
Thế rồi, thi đua dường như biến số đông trở nên “thỏa hiệp” hay “thụt chí” với bản thân. Người ta ngày càng trở nên “vô trách nhiệm” với lá phiếu của mình. Ai cũng tự nhủ thôi thì chả mất gì, cho cơ quan có phong trào, ý kiến này nọ thì lại bị cho là thiếu tinh thần xây dựng, lại bị oán ghét. Thế là người ta dần dần….im lặng với thi đua.
Có đồng nghiệp từng bảo tôi gì mà nghiêm trọng hóa vấn đề như thế. Có tổn hại gì đâu, thôi thì cũng phải có phong trào cho nó vui vẻ, cho có cớ vỗ tay, rồi ăn nhậu cuối năm.
Nhưng tôi cứ ngờ rằng nếu “thi” mãi kiểu này, rồi biết đâu sẽ dẫn đến không ít hệ lụy…
Các doanh nghiệp nước ngoài rồi đây liệu còn dám đầu tư, thuê lao động của ta. Đẳng cấp đã đứng đầu ASEAN, rồi chẳng lâu nữa sẽ là nhất châu Á, không biết chừng rồi sẽ nhất quả đất cũng nên. Khi ấy có khi công nhân xứ mình thất nghiệp hết cũng nên.Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhìn nhận: Việc suy tôn, phong tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có biểu hiện tràn lan, nhiều trường hợp được khen thưởng chưa phải là tấm gương tiêu biểu, khen thưởng cho người lao động trực tiếp sản xuất, nông dân, công nhân còn ít.
Có lẽ đã đến lúc những vở kịch vụng về cần phải được hạ màn, những “con sâu thi đua” cần phải được cho uống thuốc giải, những danh hiệu cần phải được trả về đúng vị trí.
Nguyễn Công Thảo

“Ăn nhậu vô tội vạ vẫn quyết toán được hết”

– "Bất kể thu ngân sách có vượt vài chục phần trăm so với dự toán, thâm hụt ngân sách vẫn cứ đều đặn khoảng 5% mỗi năm. Nghĩa là chi ngân sách cũng phải vượt dự toán vài chục phần trăm. Có vô số ví dụ cho thấy kỷ luật chi ngân sách ở ta lỏng lẻo đến mức nào" - Ts Vũ Đình Ánh.

VietNamNet giới thiệu phần tiếp bàn tròn "Ngân sách Nhà nước trước áp lực nợ công" với chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại VN và Ts Vũ Đình Ánh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả, Bộ Tài chính.
Lập dự toán thấp để được thưởng vì vượt thu cao
Nhà báo Việt Lâm:Đúng là nhà nghèo thì phải đi vay mượn. Nhưng nếu nhà nghèo mà vung tay quá trán thì rất đáng lo. Nhiều ĐBQH đã lên tiếng lo ngại về tình trạng kỷ cương ngân sách lỏng lẻo. Tôi xin trích lời phát biểu của ĐB Trần Du Lịch: “Tôi không thấy ở đâu sử dụng ngân sách tùy tiện như ở nước mình, có lần tôi đi thăm một nước vào cuối tháng 12 họ không mời được cơm vì ngân sách chưa có, còn nước ta thì ăn nhậu vô tội vạ, thậm chí quyết toán được hết”. Tại sao lại có tình trạng này, thưa ông?
Ts Vũ Đình Ánh: Là người làm trong lĩnh vực tài chính gần hai chục năm và quan sát cả cấp TƯ lẫn địa phương, tôi rất chia sẻ với lo ngại của ĐB Trần Du Lịch về kỷ luật ngân sách. Không những kỷ luật chi mà cả kỷ luật thu ngân sách của chúng ta đều có vấn đề.
Chúng ta thường xuyên kêu ca về nạn thất thu ngân sách, trốn lậu thuế. Nhưng vấn đề ở chỗ người ta thường xây dựng một dự toán thu ngân sách ở địa phương rất thấp để họ có thể vượt dự toán thu đó. Nhờ khoản vượt thu này mà họ được thưởng. Nói cách khác, họ cố tình kéo dự toán thu thấp hơn khả năng đạt được. Thêm vào đó, những địa phương này còn có dư địa rất lớn để đạt được dự toán cho năm sau. Dư địa này là khoản thất thu ngân sách và trốn lậu thuế mà các địa phương này chỉ cần tăng cường kỷ luật thì sẽ thu được rất cao.
Tình trạng bất cập này tạo ra một hiện tượng thú vị. Đó là, thu ngân sách nhà nước chưa bao giờ là không vượt dự toán, thậm chí có những năm vượt dự toán trên 30%. Thậm chí nếu bắt những nơi này vượt dự toán cả 50%, họ vẫn làm được và vẫn còn dư địa để năm sau tiếp tục vượt thu ngân sách. Rõ ràng kỷ luật thu ngân sách của chúng ta có vấn đề. Không chỉ về trình độ năng lực mà vấn đề là chúng ta tạo ra sự bất bình đẳng giữa những người nghiêm túc và không nghiêm túc nộp ngân sách nhà nước.
Điều đáng kinh ngạc là nếu giả định vượt thu ngân sách so với dự toán là thành tích, nỗ lực của các đơn vị thực thi, hay còn gọi là đơn vị hành thu theo thuật ngữ chuyên môn, thì tại sao chi ngân sách cũng vượt dự toán rất nhiều? Bất kể thu ngân sách có vượt vài chục phần trăm so với dự toán nhưng rốt cuộc thâm hụt ngân sách vẫn cứ đều đặn 4,8-5% GDP mỗi năm. Nghĩa là chi ngân sách cũng phải vượt dự toán vài chục phần trăm thì mới cho ra chênh lệch thu chi như vậy.
Ngay từ tổng chi ngân sách chúng ta đã không tuân thủ đúng kỷ cương như vậy. Nếu rà soát đến từng khoản chi cụ thể của từng đơn vị cụ thể, tôi tin chúng ta sẽ phát hiện vô số những ví dụ để thấy kỷ luật chi ngân sách lỏng lẻo đến mức độ nào.
Câu hỏi đặt ra là chúng ta không thiếu hệ thống để kiểm tra, kiểm soát chi tiêu công như hệ thống kho bạc nhà nước, hệ thống Kiểm toán trực thuộc Uỷ ban Thường vụ QH. Vậy tại sao tình trạng thất thoát, lãng phí các khoản chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên vẫn diễn ra như các đại biểu QH phải lên tiếng
Vấn đề nằm ở đâu? Tôi cho rằng nó bắt nguồn từ bất cập trong chính việc xây dựng các định mức về kinh tế - kỹ thuật liên quan đến các khoản chi đầu tư phát triển cũng như chi thường xuyên.
Đơn cử một ví dụ: rất nhiều người nói với tôi, khi đi địa phương thì thông thường địa phương sẽ có một khoản chi lấy từ ngân sách. Nhưng vì định mức của tôi chỉ được từng này tiền nên tôi không thể ở khách sạn mà địa phương bố trí. Cho nên nếu tôi đi công tác một ngày thì họ sẽ phải làm giấy tờ cho tôi đi hai ngày để lấy tiền công tác phí một ngày dôi ra kia mới đủ trả cho một đêm khách sạn mà địa phương đã bố trí. Tương tự, định mức công tác phí chỉ đủ tiền cơm, nên nếu tôi muốn uống bia thì chỉ có cách khai thêm tôi ăn cơm hai lần để lấy một lần không ăn kia thanh toán cho tiền bia. Còn rất nhiều ví dụ minh hoạ nữa mà những người thụ hưởng ngân sách có thể nêu ra sinh động hơn nhiều.
Tóm lại, những chuyện này cuối cùng dẫn đến cái gọi là vô kỷ luật trong chi ngân sách mà chúng ta ai cũng biết, ai cũng làm nhưng không sao cả.
Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, Ts Habib Rab và Ts Vũ Đình Ánh. Ảnh: Lê Anh Dũng
Siết kỷ luật ngân sách bằng cách nào?
Việt Lâm: Trong bài viết trên VietNamNet của ông Habib Rab, ông có khuyến nghị rằng dự luật ngân sách nhà nước sửa đổi lần này phải xem xét đến các biện pháp xiết chặt kỷ luật ngân sách. Theo ông thì có những giải pháp khả thi nào để siết lại kỷ cương ngân sách của VN?
Ts Habib Rab: Có nhiều khía cạnh khác nhau trong kỷ luật tài khóa, trong đó có chất lượng chi tiêu. Nhóm WB cũng đã thực hiện một số nghiên cứu cho thấy VN đã có kỷ luật chi ngân sách tốt hơn trong một số lĩnh vực, đảm bảo chi ngân sách sát với dự toán được phê duyệt. Nói cách khác, chất lượng chi đã cải thiện hơn.

Đối với dự luật ngân sách sửa đổi lần này, chúng tôi khuyến nghị về việc sử dụng nguồn vượt thu như thế nào. Một là, số vượt thu phải được dùng để giảm bớt thâm hụt ngân sách.
Hai là, số vượt thu phải đưa vào dự toán ngân sách chung để quốc hội phê duyệt cho năm sau. Còn trong trường hợp nửa đầu năm chúng ta thu ngân sách vượt dự toán mà nảy sinh thêm một số nhu cầu hoặc ưu tiên chi ngân sách thì chính phủ và Quốc hội phải cân nhắc có một quy trình dự toán ngân sách bổ sung vào giữa năm. Theo đó, chính phủ và quốc hội sẽ cân nhắc có phê duyệt những khoản chi bổ sung này hay không.
Ba là, nếu dự toán ngân sách có những thay đổi lớn trong năm thì cần phải đưa ra các cơ quan lập pháp để phê duyệt. Nếu không, chúng ta sẽ làm xói mòn trách nhiệm giải trình trước các cơ quan lập pháp, tức là quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
Tuy nhiên, điều căn bản là làm sao đảm bảo minh bạch trong ngân sách nhà nước, như ông Ánh đã phân tích. Nói cách khác, các khoản chi ngân sách cần được báo cáo rõ ràng và truyền đạt thông tin cho công chúng theo cách mà họ có thể hiểu được để họ có thể chất vấn.
Nói gì thì nói, chính phủ VN đã đạt được nhiều bước tiến về mặt công khai thông tin so với cách đây 10-15 năm. Giờ đây, khi VN bước vào một giai đoạn phát triển mới thì mức độ công khai thông tin cho công chúng cần phải cao hơn nữa.
Ts Vũ Đình Ánh: Những đề xuất của ông Habib Rab vừa hợp với thông lệ quốc tế, vừa giúp VN tăng cường kỷ luật ngân sách. Nhưng tôi cũng muốn nói thêm rằng trên thực tế VN có làm theo những thông lệ này, nhưng tiếc là chỉ làm một nửa.
Ví dụ, họ cũng quy định số vượt thu phải tính vào dự toán năm sau. Cụ thể trong dòng về dự toán cũng như quyết toán có một khoản gọi là thu kết chuyển, thể hiện khoản vượt thu so với dự toán. Làm vậy là đúng rồi, nhưng điều đáng nói là người ta bỏ quên mất vế đầu. Đáng ra, phần vượt thu cần được sử dụng để giảm thâm hụt ngân sách thì họ lại không làm.
Ý của ông Habib về việc tăng trách nhiệm giải trình trước Quốc hội và HĐND các cấp thì VN cũng đang vận động theo hướng tăng quyền lực cho các cơ quan dân cử. Đây là hướng đi rất đúng đắn, nhưng trên thực tế còn rất nhiều khó khăn. Trong hơn 10 uỷ ban của QH, chỉ có duy nhất UB Tài chính – Ngân sách chuyên trách về vấn đề ngân sách. Nhưng không phải tất cả các thành viên của UB Tài chính – Ngân sách đều am hiểu sâu sắc về lĩnh vực này, chưa kể rất nhiều đại biểu phải kiêm nhiệm. Thời gian, sức lực họ giành cho công việc khó khăn, quan trọng là giám sát điều hành ngân sách không hề dễ dàng. Vậy ai sẽ giúp họ? Chính là những chuyên viên. Theo tôi được biết, bộ phận giúp việc quan trọng nhất ở UB Tài chính ngân sách là Vụ Tài chính ngân sách, hiện có hơn 20 chuyên viên.
Tôi cho rằng với lực lượng như vậy, kết cấu như vậy, việc phối hợp giữa các cơ quan giám sát dân cử với các cơ quan chính phủ, thậm chí với tổ chức chính trị –xã hội là đại diện cho nhân dân còn rất lỏng lẻo. Chúng ta có gần mười cơ quan giám sát, thanh tra của VN, chuyên ngành và không chuyên ngành trong chừng mực mất định đều đụng chạm đến kỷ luật ngân sách. Nhưng bởi thiếu một hệ thống thông tin, một cơ chế phối kết hợp giữa những cơ quan này nên rốt cuộc vừa chồng chéo, trùng lặp, vừa hiệu quả không cao.
Đấy là một thực tại cần được nhìn nhận. Khi trao thêm quyền lực cho các cơ quan dân cử để giám sát kỷ luật ngân sách thì chúng ta phải làm gì để họ thực hiện tốt chức trách. Không thể vì khó làm mà bỏ. Tránh trường hợp như bây giờ QH đang bàn và lập luận rằng bỏ HĐND cấp quận huyện vì họ không làm được việc gì cả. Nếu đánh giá thực trạng như hiện tại thì đúng là họ gần như không làm được gì. Nhưng tại sao chúng ta không giả định nếu tăng thêm nguồn lực con người, tăng thêm khả năng trình độ cho họ thì họ sẽ làm tốt vai trò của mình. Đây là một bài toán nên được bàn bạc một cách sòng phẳng.
Ts Habib Rab, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB. Ảnh: Lê Anh Dũng
Việt Lâm: Có lẽ cũng nhờ độ minh bạch thông tin của Chính phủ về tình hình ngân sách tốt hơn nên công chúng quan tâm nhiều hơn. Nhưng rõ ràng như Ts Ánh đã đề cập, vấn đề ngân sách mang tính chuyên môn khá phức tạp, nên không phải ai cũng hiểu được, ngay cả với các ĐBQH. Muốn họ thực thi được vai trò giám sát kỷ luật ngân sách thì phải nâng cao năng lực các cơ quan dân cử, tức là cần nguồn đầu tư hay gì khác, theo anh?
Ts Vũ Đình Ánh: Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng chúng ta đã có bước tiến vượt bậc về độ công khai ngân sách. Thậm chí, chúng ta đưa ra những quy định rất cụ thể. Ví dụ, cuối năm hoặc đầu năm sau cơ quan tôi dán một bảng công khai ngân sách. Tôi được biết nhiều UBND phường cũng dán bảng ngân sách này. Nhưng thú thực, tôi đọc bản công khai ngân sách đó mà không hiểu gì cả, dù đã có hai thập kỷ nghiên cứu về tài chính. Vậy đối với những người ít tiếp xúc với tài chính ngân sách thì họ làm sao hiểu được những bản công khai ngân sách này? Rốt cục, chúng ta đã biến một thông lệ rất hay trở thành hình thức.
Một cách sòng phẳng, dường như chúng ta mới công khai nhưng chưa minh bạch. Chẳng hạn, tôi muốn biết tại sao có khoản chi này thì người ta lại không trả lời tôi. Đây là một câu chuyện lớn về công khai minh bạch của VN.
Về năng lực của các cơ quan dân cử, tôi cho rằng không có gì đáng quan ngại bởi đó là đặc thù của VN. ĐBQH của VN đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, họ không phải đại biểu chuyên trách, không phải là những người cái gì cũng biết và đằng sau họ không có bộ máy khổng lồ vận hành phục vụ mục tiêu họ là một nghị sỹ quốc hội. Rất nhiều người là đại biểu kiêm nhiệm. Do đó, chúng ta không thể đòi hỏi tất cả đại biểu cũng như người dân VN phải thông thạo về tài chính ngân sách, một vấn đề khá phức tạp.
Vậy thì làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Một mặt hãy tăng số lượng đại biểu chuyên trách lên. Mặt khác, họ phải có bộ máy giúp việc. Bộ máy này làm nhiệm vụ thu thập thông tin và phải có đủ trình độ xử lý những thông tin liên quan đến ngân sách.
Chúng ta hoàn toàn có thể làm được việc này thông qua việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức. Chúng ta có cả một bộ máy đồ sộ gồm các cơ quan Đảng, chính phủ, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội lớn như Mặt trận Tổ Quốc, Đoàn Thanh Niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ... Gần như bên chính phủ có gì thì bên các tổ chức chính trị –xã hội có cái đó. Nếu sắp xếp lại thì thừa sức tổ chức được bộ phận giúp việc cho các ĐBQH và sau đó là các đại biểu HĐND, đặc biệt là những người làm chuyên trách để họ nắm vững được và thực thi chức năng giám sát tối cao đối với vấn đề ngân sách nhà nước một cách hiệu quả hơn.
Tất nhiên là không thể ngày một ngày hai làm được việc này. Trong một số cuộc tiếp xúc với các các ĐBQH, khi tôi chia sẻ với họ những nhận định của tôi về vấn đề ngân sách, khá nhiều người bảo: Cậu nói hay đấy. Chỉ có điều tôi không biết liệu nhiệm kỳ tới tôi còn làm ĐBQH nữa hay không? Nên bây giờ tìm hiểu những vấn đề cậu nêu có khi chẳng để làm gì. Vậy đầu tiên đại biểu cần hiểu được tại sao họ phải hiểu về ngân sách đã. Khi đó, họ sẽ tự động đi tìm và không thiếu các kênh để họ tìm hiểu.
Chúng ta đừng lo ngại chuyện tốn kém chi phí để nâng trình độ ĐBQH lên. Bởi vì đây là sự đầu tư vô giá và thiết yếu cho đất nước hiện nay.
Dân đóng thuế nuôi bộ máy nên có quyền đòi Chính phủ giải trình
Ts. Habib Rab: Có 3 yếu tố chính để xem xét mức độ tiếp cận thông tin về ngân sách của Quốc hội và công chúng nói chung. Một là công khai thông tin, tức là cung cấp thông tin cho công chúng về ngân sách. Hai là mức độ tham gia của người dân vào quản lý ngân sách, nghĩa là họ sử dụng thông tin như thế nào, phản hồi ra sao về quản lý ngân sách của chính phủ. Ba là, đảm bảo trách nhiệm giải trình. Chính phủ sử dụng tiền thuế của dân để cung cấp các dịch vụ công, do đó, họ phải giải trình trước dân một cách minh bạch về các chi tiêu của mình.
Quan điểm của chúng tôi là VN đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể trong khía cạnh công khai thông tin. Hiện thông tin về ngân sách đã công khai khá cụ thể so với trước đây.
Ở khía cạnh thứ hai, chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực và hành động để tăng mức độ tham gia của người dân. Có thể thấy người dân đã có nhiều thông tin hơn và họ bắt đầu đặt các câu hỏi chất vấn. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực cần có những bước tiến nhanh hơn nữa.
Vậy làm thế nào để đạt được những bước tiến nhanh hơn? Ngoài giải pháp nâng cao năng lực cho các cơ quan dân cử như ông Ánh đã nói, thì bản thân chính phủ phải có trách nhiệm cải thiện hiệu quả trong trao đổi, truyền đạt thông tin tới công chúng. Chúng ta cũng biết là tài liệu ngân sách rất dày và nhiều thuật ngữ phức tạp. Chính phủ phải làm sao để truyền đạt thông tin theo cách mà công chúng hay Quốc hội có thể hiểu được. Tất nhiên không phải là theo kiểu đơn giản hoá hay tầm thường hoá vấn đề.
(còn tiếp)
VietNamNet

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ chức đột ngột

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 24/11 đã bất ngờ xin từ chức. Đây được xem là sự thay đổi nội các quan trọng đầu tiên kể từ sau thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ.
Ông Chuck Hagel và ông Barack Obama
Theo Tân Hoa xã, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức công bố việc từ chức của ông Hagel. Hãng tin ABC dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng, "trong tháng 10, Bộ trưởng Hagel đã bắt đầu nói chuyện với Tổng thống Mỹ về việc rời khỏi chính quyền Obama, sau thời gian chuyển đổi giữa nhiệm kỳ".
Tuy nhiên, theo tờ New York Times, chính Tổng thống Obama đã đề nghị ông Hagel từ chức. Lời đề nghị này được người đứng đầu Nhà Trắng đưa ra từ hôm 21/11, sau hàng loạt các cuộc gặp giữa hai ông trong vòng 2 tuần trước đó.
Tờ báo trên nhận định rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel phải từ chức vì sức ép sau cuộc bầu cử giữa kỳ với thất bại của đảng Dân chủ cầm quyền, cũng như sức ép đến từ những lời chỉ trích liên quan tới chiến dịch của Mỹ tại Afghanistan và chiến dịch chống lại nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Một số quan chức Nhà Trắng cho biết, lý do Tổng thống Obama đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hagel từ chức là bởi cuộc chiến chống nhóm vũ trang "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng tại Iraq và Syria đang đặt ra cho nước Mỹ hàng loạt thách thức an ninh mới. Do vậy “cần phải có những người có những khả năng mới”.
Ông Hagel, 68 tuổi, giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ tháng 2/2013, thay ông Leon Panetta. Ông là quan chức thuộc đảng Cộng hòa cuối cùng trong nội các của Obama và là một cựu binh chiến tranh Việt Nam. Ông được giao trọng trách triển khai việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan và cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Theo hãng tin Reuters, những ứng cử viên hàng đầu thay thế ông Hagel bao gồm cựu Thứ trưởng Quốc phòng Michele Flournoy, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Ashton Carter. Ngoài ra, Thượng nghị sỹ Jack Reed đến từ bang Rhode Island, cũng là một ứng viên đáng chú ý khác cho chiếc ghế Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Thanh Vân

Trang