31 tháng 8, 2013

Cà cuống chết đến đít còn cay

Nguyên Y Nguyên

Có lão quan tham tên Còm. Chức thì bé tí tì ti nhưng nhờ tài lắc mông của mụ vợ, lại có quan Ô bảo kê nên đi đứng, nói năng vênh váo, coi trời bằng vung.Nhưng trò đời, chẳng ai nắm tay được tối ngày, đi đêm lắm rồi cũng gặp ma. Thế cho nên tháng trước lão mới bị thượng cấp hạ chỉ, vụt cho 20 hèo ngay trước sảnh công đường về tội tham lam vô độ, cái ghế của lão vì thế mà bị lung lay dữ. Bấy giờ quan Ô sợ mắc bẫy “tham bát bỏ mâm” nên không dám trương dù ra che vì tội của lão cũng đã rõ mười mươi, họa có ngu mới làm thế.Tưởng qua vụ này, lão sẽ bớt đi cái thói vênh vang. Ai dè, vẫn chứng nào tật ấy. Cậy có kẻ chống lưng, lại được bọn đàn em nhiệt tình hùn vốn, lão nghĩ thế của mình mạnh lắm nên tìm mọi cách gỡ gạc, hi vọng bề trên ban cho một kì nữa. Thế là bao nhiêu vàng bạc châu báu vơ vét được từ công quĩ, từ dân đen lại tối tối đội nón đến nhà Ô. Chẳng biết quan Ô dỗ ngon dỗ ngọt thế nào mà Còm ra vẻ dương dương tự đắc, thách đố hàng tổng xem thằng nào to gan dám đụng đến cái ghế của lão. Đám dân đen vốn đã hay sợ bóng sợ vía lại chẳng rõ mô tê gì, nghe lão nói thế chỉ còn biết cúi mặt len lét. Bọn đệ tử thì ra vẻ câng câng, quả đúng như ông cha nói, chó cậy thế chủ.Vậy mà đùng một cái, chẳng hiểu sao, mấy ngày nay hàng tổng dường như không còn nhận ra lão nữa, hình hài thì co rúm, khuôn mặt đã thó lại càng choắt thêm, dáng vẻ cứ len lét thế nào ấy. Đám đệ tử tự nhiên cũng lặn đâu mất tăm, chẳng còn thấy cảnh lão đi trước vài ba chú điếu tráp lẽo đẽo theo sau, sẵn sàng giơ vạt áo ra hứng mỗi khi lão khẹc một cái. Nguồn tin mụ chủ quán cóc đầu làng cho hay, cả tuần nay vợ chồng lão tối nào cũng đến chầu quan Ô tại gia nhưng chỉ có con sen ra ngồi nói chuyện rảo. Cả ngày phải lo hầu hạ mệt bã người nhưng vì chủ sai nên nó miễn cưỡng làm cái việc không phải sở trường của mình. Được một chặp, nó buồn ngủ díp cả mắt nên tìm cách đuổi khéo, vợ chồng lão đành phải cắp túi ra về. Tối qua, vợ chồng lão lại dật dờ như cái bóng trước cổng nhà Ô, chưa kịp giơ tay bấm chuông thì đã thấy hai ba con chó xồ ra, giơ nanh, nhe vuốt gầm gừ, khiến cả hai run như cầy sấy, vội ba chân bốn cẳng cúp ngay một mạch về nhà. Mụ quán còn bảo, nghe nói lão thì toi lâu rồi, dưng mà, thói đời thế đấy, cà cuống chết đến đít còn cay. Chỉ giỏi hù những kẻ yếu bóng vía thôi ! Nói xong câu đó, mụ quán cười tít mắt liếc xéo một cái thật tình tứ về đám mấy ông sồn sồn trong xóm đang há hốc miệng ngồi nghe. Chà cái mụ chết chồng này, U50 rồi sao mà vẫn đĩ thế ! Nhìn mụ phốp pháp, hây hây, đám đàn ông làng Chùa cứ là ngồi xỏ rễ ở quán mụ. Mụ dẻo mồm dẻo mép, lại rành chuyện đến mức không biết tự bao giờ, người ta gán cho cái chức phát ngôn viên thông tấn xã vỉa hè và quán cóc của mụ trở thành trung tâm buôn chuyện của xóm. Ở cái làng quê hẻo lánh này, mọi người bảo, bon chen kèn cựa chi cho khổ, cứ như mụ quán là sướng re, hè ?

Cuội bỏ gốc đa

Thái Sinh

Cuội cứ tưởng chỉ có một mình Cuội bị giam cầm trên cung trăng vì tội nói dối đã gây ra biết bao sự bực tức cho phú ông. Ai ngờ mấy năm nay Cuội lại được đón tiếp nhiều người từ hạ giới lên thế. Mấy ngàn năm nay sống trên cung trăng Cuội đã vô cảm với cuộc sống và những con người dưới hạ giới, nên khi những người dưới hạ giới chen chúc nhau lên cung trăng Cuội chỉ im lặng và nhe cái hàm răng ra cười. Nhưng hôm nay Cuội không chịu được nữa rồi mới hỏi những người đang chen nhau tranh giành chỗ ngồi của Cuội dưới gốc đa:
- Các người là ai mà lên đây tranh nhau chỗ ngồi với Cuội, dưới hạ giới hết chỗ ngồi rồi sao?

Một người có dáng đại trí thức với cặp kính cận dày như đít chai bước từ giữa đám người mặt mũi phương phi thừa mứa mỡ đáp:
- Cuội đó hè? Chúng tôi tưởng chú đã ngỏm củ tỏi từ mấy ngàn năm trước khi bị giam hãm trên chốn cao xanh này. Hoá ra chú mày vẫn sống nhăn răng ra đấy. Sức sống của Cuội khiến chúng tôi phải thèm muốn. Trước đây cung trăng là xứ sở của riêng chú mày, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên các nước Nga, Mỹ đều đã đưa được người lên cung trăng. Nay đến lượt các nhà trí thức Việt Nam chinh phục cung trăng...
Nghe tới đó Cuội không dám nhăn răng ra cười nữa mới khúm núm hỏi:
- Dạ thưa các vị cho biết tên và chức danh khoa học để Cuội còn đi báo với chị Hằng...
Một người đội mũ cánh chuồn phất cánh tay áo dài bước ra:
- Cuội ạ! Lẽ ra chúng tôi không phải giới thiệu tên tuổi và chức danh khoa học làm gì, vì chúng tôi đều nổi tiếng dưới hạ giới rồi. Nhưng Cuội hỏi thế thì xin giới thiệu vài người để Cuội biết mà báo với chị Hằng. Ông là tiến sĩ kia tốt nghiệp ở Hoa Kỳ hiện đang công tác tại Bộ D, bà mặc áo cánh chuồn màu đỏ kia tốt nghiệp tiến sĩ ở Pháp hiện đang công tác ở Viện X, Bộ Y , còn bác này là giáo sư, viện sĩ có hai bằng tiến sĩ một ở Nga và Ô-xtrây-li-a hiện đang làm cố vấn pháp luật cho Bộ A, anh kia là tiến sĩ đang tham gia giảng dạy ở Mỹ...
Nghe thế Cuội tái hết mặt vội lấy cái nón mê:
- Cuội xin vái lạy các tiến sĩ tài ba của Việt Nam. Sống ở trên cung trăng này không có trâu nên Cuội được chị Hằng giao việc chăn mây, đuổi gió buồn cô đơn mấy ngàn năm rồi. Nay xin hỏi các vị lên đây có việc chi hay vì tội nói dối nên bị đày lên cung trăng thay Cuội chăn mây, đuổi gió?
Cả đám tiến sĩ cười vang:
- Chúng tớ lên đây không phải để làm cái việc hèn mạt ấy. Chúng tớ lên đây để soạn thảo các văn bản luật cho cả mấy chục triệu dân Việt Nam thực hiện. 
Cuội nghe thế thì run như cầy sấy:
- Dạ! Ví như cái thông tư cộng điểm vào đại học cho bà mẹ Việt Nam anh hùng?
- Cái thông tư ấy rút lại rồi.
- Văn bản quy định người ngực lép không được lái xe?
- Văn bản đó chưa trình. Chúng tớ lên đây soạn thảo những bộ luật lớn, chứ không phải là những thông tư văn bản ẩm ương đó.
Đến lúc này Cuội mới hiểu:
- Dạ, Cuội hiểu, các tiến sĩ lên đây soạn những bộ luật, những văn bản trên cung trăng cho người dân hạ giới. Vâng đó là những văn bản đại chuẩn mực không chỉ áp dụng ở Việt Nam mà còn sẽ áp dụng cho toàn thế giới. Cuội xin nhường cung trăng cho các tiến sĩ.
Nói rồi Cuội cắp chiếc nón mê bước ra khỏi gốc cây đa. Vừa đi Cuội vừa cười, tiếng cười của Cuội nghe như khóc... 
  

Những ông chủ bóc lột mới

Nguyễn Duy Xuân

 “Sốc, phẫn nộ, bất công, tư lợi, bóc lột, tham nhũng, tàn bạo…” là những từ mà báo chí hai hôm nay dùng để nói đến mức lương khủng của lãnh đạo 4 công ti nhà nước ở TP. Hồ Chí Minh là Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn, Công ty THNH MTV Chiếu sáng công cộng và Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh.
Không phẫn nộ sao được khi mà lương bình quân của người lao động ở các doanh nghiệp nhà nước tại TP.HCM chỉ hơn 7,3 triệu đồng/tháng.
Không phẫn nộ sao được khi mức thu nhập của công nhân tại các khu công nghiệp, chế xuất cũng chỉ 3 triệu đồng/tháng.
Không phẫn nộ sao được khi mà thu nhập của nông dân “Chưa tới 350.000 đ/tháng” (theo tâm thư của nông dân Huỳnh Văn Sơn ở tỉnh Long An gửi Bộ trưởng Cao Đức Phát).
Không phẫn nộ sao được khi mà hàng vạn sinh viên tốt nghiệp không có việc làm, hàng triệu người lao động nghèo đang vật lộn trong cuộc mưu sinh, hàng ngàn trẻ em vùng cao chân trần đến lớp, cơm không đủ ăn, áo quần không đủ ấm.
Thế mà các vị lại nhẫn tâm hưởng lương khủng tiền tỉ mỗi năm. Các vị suốt ngày ngồi trong phòng lạnh, đi làm thì xe xịn đón đưa, đi công cán thì cưỡi máy bay ngồi khoang hạng víp. Công ti của nhà nước, tiền vốn của nhà nước, công sở của nhà nước, làm ăn lại độc quyền chẳng phải cạnh tranh ai. Lãnh đạo một công ti như vậy, các vị là thiên tài, là xuất chúng ư ? Thế cho nên các vị mới tự cho mình đặc ân nhận lương khủng ? Ai trao cho các vị cái quyền tự tung tự tác ấy ? Các vị đã làm gì để xứng với mức lương khủng đó ?
Không ! Các vị chẳng làm gì cả. Các vị chỉ biết ngồi nghĩ cách soạn ra những qui định có lợi cho mình rồi ép người lao động thông qua cho có vẻ hợp pháp. Họ, những người lao động trực tiếp ấy, thấp cổ bé họng lại vì sự yên ổn của cái niêu cơm nên đâu dám nói gì ? 
Các vị chỉ biết duyệt, kí và nhận phong bao. Các vị ngồi mát ăn bát vàng theo đúng nghĩa của thành ngữ này. Các vị, nói như cái tít trên tờ Dân trí: là những “ông chủ” bóc lột tàn bạo người lao động. Các vị đích thị là những con sâu khủng trong bầy sâu tham nhũng đang gặm nhấm đất nước mỗi ngày.

Tội ác và lòng từ thiện

Vũ Quốc Túy


Dư luận xã hội vô cùng nhức nhối, thậm chí căm phẫn khi thấy báo chí đưa tin mức lương khủng 200 triệu đồng/ tháng của lãnh đạo 4 công ti nhà nước ở TP. Hồ Chí Minh là Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn, Công ty THNH MTV Chiếu sáng công cộng và Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh. Có thể nói đó là tội ác. Công lao gì, cống hiến gì mà hưởng thụ lắm thế? Lợi dụng kẽ hở của luật pháp mà ăn cướp tài sản của xã hội-của dân một cách công khai. Thật khó có lời nào khác để diễn tả việc này.
 Nhưng cũng tại thành phố ấy thôi, mấy năm nay có một sự việc đã làm rung động biết bao con tim, đánh thức lương tri không ít người ở cái quốc gia mà tội ác và sự giả dối,  lối ứng xử thiếu văn hóa dường như ngự trị trong tất cả mọi lĩnh vực. Dưới đây là bài báo đã được lan truyền trên mạng internet của tác giả Thụy My.

Quán ăn hai ngàn đồng cho người nghèo ở Sài Gòn
Thụy My
Tại Việt Nam trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, người nghèo càng thêm chật vật chạy ăn từng bữa. Rất may là cũng có những tấm lòng vàng : ngoài một số bếp ăn từ thiện ở các bệnh viện, cũng có một số sáng kiến mở các quán ăn giá rẻ, hầu như là cho không, dành cho dân lao động nghèo.
Đặc biệt tại Saigon, phải kể đến quán cơm Nụ Cười 1 và 2 do nhà báo Nam Đồng chủ xướng, và quán Nụ Cười 3 của nhà báo Trần Trọng Thức. RFI Việt ngữ đã liên lạc với những người phụ trách quán Nụ Cười 3 (số 298A đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, quận 7) để tìm hiểu thêm.
Trước hết, anh Nguyễn Đức Huy, một tình nguyện viên của quán giới thiệu sơ qua hoạt động tại Nụ Cười 3 :
Anh Nguyễn Đức Huy : Quán mình hoạt động thứ Ba, Năm, Bảy, từ 10 giờ đến khoảng 2 giờ chiều mỗi ngày. Hiện nay mình bán chừng 400 phần ăn, mỗi phần ăn mình bán cho người nghèo giá tượng trưng là 2 ngàn đồng, nhưng giá trị của nó tương đương khoảng 14 ngàn.
Thông thường khi mọi người đến ăn, người ta mua vé, xong đi ngang qua một quầy có những khay cơm đầy đủ các thứ. Khách cầm khay đó tự mang ra bàn ăn, sau khi ăn xong cứ để đó sẽ có người đi dẹp. Người khách ăn xong đi ra ngoài có nước uống, và có một quầy báo. Tất cả các loại báo, truyện… đều bán giá 2 ngàn đồng một cuốn.
Thực đơn các món ăn mỗi ngày đều thay đổi, chứ không cố định. Tất cả những người phục vụ đều là tình nguyện đến đó phụ giúp quán, mỗi người góp một phần nhỏ. Có thể là giữ xe, có thể là bán phiếu, dọn bàn, múc cơm, cũng có thể là rửa chén hoặc đi dọn khay…Đa số là sinh viên các trường đại học.
Tiêu chí của quán mình ở đây là mình bán chứ không phải là mình cho họ, nên khi người ta đến ăn bên em vẫn xem họ như là thượng khách. Hai ngàn đồng đó chỉ lấy tượng trưng, cho người nghèo cảm thấy đến ăn là người ta có trả tiền, chứ không phải là đồ cho, nên người ta rất vui vẻ.

Còn chị Lý, quản trị viên quán Nụ Cười 3 cho biết :

Chị Lý : Quán cơm từ thiện thì có rất nhiều, nhưng riêng quán 2.000 đồng thì ở Saigon bắt đầu có từ năm 2008. Có một nhóm người quan niệm rằng tuy là quán cơm từ thiện nhưng không muốn có chuyện ban phát, mà bán với giá hỗ trợ cho người nghèo, để cho người tới ăn người ta không có mặc cảm, và người bán thì phục vụ đúng như là đang bán, một dịch vụ chứ không phải ban phát. Ý nghĩa là như vậy.
Chúng tôi đi sau nên chỉ bắt chước mô hình đó để làm theo, chứ không phải chúng tôi nghĩ ra chuyện đó. Như đã biết, Nụ Cười có ba quán 1,2,3, và quán chúng tôi là Nụ Cười 3 - quán sinh sau đẻ muộn nhất, mới vừa làm được khoảng bốn tháng nay thôi. Địa điểm do một ngân hàng cho mượn một năm, sau một năm lại tính tiếp.
RFI : Nếu đã sinh sau đẻ muộn, chắc chị cũng rút được nhiều kinh nghiệm từ các quán trước ?
Thật ra thì mỗi quán có cách điều hành khác nhau, chỉ cùng trực thuộc một quỹ từ thiện của thành phố. Nói là quỹ từ thiện thành phố nhưng bọn mình tự lo hết, tự lo huy động và tự quản lý - nghĩa là tự thân vận động, và mỗi quán có cách quản lý khác nhau một chút. Vì ra sau chót nên có thêm một cái mới nữa.
Thay vì chỉ lo món ăn vật chất thôi, chúng tôi còn làm thêm một tủ sách món ăn tinh thần, mà chúng tôi rất tự hào đã giúp thêm cho bà con. Người nghèo cái ăn người ta đã khó rồi, nói chi tới cái đọc. Và quan trọng nhất là con em của những người đó lại càng không có tiền để mua sách. Chúng tôi làm được quầy sách cũng với giá hai ngàn đồng. Cũng là huy động, xin trong xã hội mọi người đóng góp.
Sách ở Việt Nam bây giờ đắt, bốn năm chục ngàn hay bảy tám chục ngàn một cuốn, nhưng mình vẫn bán với giá tượng trưng hai ngàn đồng. Do số sách có hạn nên mỗi người khách tới ăn mỗi ngày chỉ dám chưng bán mỗi người một quyển sách thôi. Tuy vậy các em nhỏ đi ăn được mười ngày thì cũng có được mười cuốn sách rồi. Các em rất sung sướng vì nếu không, các em không bao giờ có thể mua được sách để xem. Đó là niềm vui lớn nhất của chúng tôi hiện nay.
RFI : Như vậy cha mẹ đi ăn rồi mua sách về cho con hay sao thưa chị?
Thường thường cha mẹ đi ăn thì dắt theo con, hoặc cha mẹ là những người lao động đến ăn thì mua cho con họ. Đối tượng của chúng tôi nhắm đến rất rõ, đó là những bà con lao động nghèo. Khách của mình chẳng hạn như người bán vé số, xe ôm, thợ hồ, ve chai…và các sinh viên hoàn cảnh khó khăn. Vì đa số các sinh viên dưới quê lên thành phố thì các em khó khăn lắm, chuyện ăn chuyện học tiền gia đình cung cấp rất giới hạn. Đó là hai đối tượng chính chúng tôi phục vụ.
Hiện nay chúng tôi đang phục vụ mỗi ngày 400 suất ăn, tức là cho 400 khách. Do mới mở nên khả năng hoạt động một tuần chỉ ba buổi thôi, thứ Ba, Năm, Bảy, vì nguồn trợ giúp của những nhà hảo tâm chưa được nhiều nên chưa thể mở rộng. Đây là quán từ thiện nên tất cả nhân lực toàn là các tình nguyện viên, và các tình nguyện viên chưa đủ. Số suất ăn cũng vậy. Đầu tiên mới mở là 300, lần lần lên 350, nay là 400, và có lẽ trong tương lai sẽ như các quán đi trước, thường thường vào khoảng từ 500 đến 600.
Chúng tôi luôn đảm bảo ba món : món mặn, món xào, món canh, tráng miệng và nước. Về chất lượng thì rất tự tin để nói rằng bữa ăn đảm bảo được mấy tiêu chí. Thứ nhất là chất lượng thức ăn, từ thịt thà mọi thứ, mình mua thứ tốt, từ những nguồn cung cấp bảo đảm, và cố gắng tối đa để cho bà con ngon miệng. Thứ hai là đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều đó là quan trọng nhất, vì đó là vấn đề lớn trong xã hội ở Việt Nam hiện nay.
RFI : Xin phép được ngắt lời chị ở đây, thấy báo chí trong nước vẫn thường xuyên báo động về vấn đề vệ sinh thực phẩm…
Kinh khủng, thành ra bọn mình cái đó là bảo đảm. Bọn mình cân nhắc từ nước rửa chén trở đi. Thịt thì những tiệm ăn bình thường mười tiệm hết chín tiệm mua thịt trôi nổi cho rẻ, mà mình mua thịt của Vissan là công ty uy tín giá mắc hơn. Về nước uống, rất may có nhà hảo tâm cho hệ thống lọc nano, mình đem đi Viện Pasteur kiểm nghiệm - phải có tờ giấy đó rõ ràng mình mới nhận. Nước thì bà con có thể an tâm, chứ trước đây một ngày nấu cả trăm lít nước rất là cực khổ. Từ hồi có hệ thống lọc bảo đảm thì bà con uống nước thoải mái.
Bọn mình hết sức kỹ, vì khi mấy chị em trong nhóm điều hành ngồi lại với nhau thì đã thỏa thuận, cái gì mà tôi không mua cho nhà tôi ăn là tôi không mua cho ở đây. Nếu đồng ý với nhau thì làm, chứ hổng có cái kiểu muốn chọn thứ rẻ.
Đôi khi cũng có một số nhà hảo tâm - tội nghiệp lắm - ở chợ, thì họ đem lại nước rửa chén. Tụi tôi phải xin lỗi không nhận, vì nếu nước rửa chén loại xấu không những làm hại cho các cháu tình nguyện viên khi rửa, mà làm hại cho người ăn nữa nếu rửa không sạch. Bọn mình cẩn thận lắm, trước hết vì trách nhiệm của mình - ba bốn trăm người ăn, lỡ có chuyện gì là mình chết luôn.
RFI : Thưa, chị có thể cho biết thêm về các tiêu chí kế tiếp của quán ?
Thứ ba là cho bà con ăn đủ no, tức là phần cơm không hạn chế. Nhưng cái thứ tư, tiêu chí lớn nhất mà chúng tôi bảo đảm được là thái độ phục vụ.
Bởi vì 95% tình nguyện viên phục vụ là các em sinh viên. Các em được huấn luyện rằng, tuy là đến để làm việc thiện nguyện, nhưng hướng đến cách phục vụ chuyên nghiệp. Đó là phục vụ với sự hòa nhã, trân trọng, vui vẻ. Đây là tiêu chí rất cao.
Mình tạo được không khí ấm áp cho người ta tới ăn. Ít ra trong cuộc đời cực nhọc hiện nay thì trong ngày họ có được nửa tiếng đồng hồ vào đây họ được hết sức trân trọng. Họ có được bữa ăn ngon, bảo đảm, họ rất vui. Đó là điều chúng tôi rất tự tin khoe rằng đã làm được.
RFI : Như vậy người nghèo sẽ không bị mặc cảm…
Đúng ! Các em sinh viên khi vào luôn luôn được đọc điều lệ ở đây : thực khách mua chứ không xin, và chúng ta phục vụ chứ không ban phát. Điều đó phải được tuân thủ một cách tuyệt đối trong quán này. Không bao giờ được nói lớn tiếng. Tuy quán là quán bình dân, nhưng phục vụ hướng đến chuyên nghiệp và « có sao » chứ không phải là quán « không sao ».
Luôn luôn nói với các em là, các con là bộ mặt của quán, cho nên phục vụ sẽ đem lại tiếng tốt cho quán. Nhưng điều đó tốt luôn cho cả các con nữa, bởi vì các con sẽ học được tính kiên nhẫn, sự hòa nhã, cực bao nhiêu các con cũng phải vui vẻ. Trong vòng một tiếng rưỡi mà phải phục vụ 400 khách thì cũng rất vất vả nhưng mà các em làm được hết.
Thương lắm, như là một gia đình ! Chúng tôi là người lớn nên nói, cô chú hết sức là hạnh phúc, tự dưng có thêm một đàn con ngoan và có tấm lòng. Ngược lại các con có thêm những bậc cô chú thương yêu, hướng dẫn các con mọi thứ, và bạn bè chung quanh các con lại vui vẻ với nhau. Bọn mình là một cái gia đình ấm cúng lắm, rất là dễ thương.
RFI : Có lẽ vì vậy mà quán lấy tên là Nụ Cười ?
Vâng, quán Nụ Cười thì tất cả các em đồng phục là tablier có hình nụ cười rất lớn trước ngực, để nhắc nhở mọi người lúc nào cũng phải cười.
RFI : Từ lúc mở quán tới giờ có những trường hợp nào gây ấn tượng cho chị, chị có thể kể lại được không ?
Ôi trời ơi, không biết bao nhiêu mà nói ! Các nhà hảo tâm nói điều quan trọng là làm sao mình lọc được đúng đối tượng của mình. Khi làm cái này rồi mình mới biết là không ai có thể nói cứ nhìn bề ngoài mà đánh giá được. Có những người mà khi họ tới mình tưởng đó là nhà hảo tâm. Họ ăn mặc rất là lịch sự, thì mình tiếp cũng lịch sự.Tất nhiên khi khách người ta tới, nếu 95% là đúng đối tượng của mình thì đó là thành công lớn rồi, thế nào cũng có khoảng 5-6% là không đúng đối tượng. Trong đó có những người là nhà hảo tâm, người ta tới ăn cho biết trước khi người ta giúp mình. Có những người tuy không phải là người nghèo như đối tượng của mình nhưng người ta tò mò tới ăn một lần cho biết.Còn lại tất nhiên cũng có những người họ dựa dẫm vào mình. Họ không phải là quá nghèo, nhưng mà có chỗ này vừa rẻ vừa sạch thì tới ăn. Chúng tôi luôn luôn bắt buộc phải cố gắng lọc ra những người không đúng đối tượng của mình, vì nhà hảo tâm người ta góp tiền cho mình bao giờ cũng muốn đồng tiền đi tới đúng chỗ.
Chúng tôi, những người điều hành phải tới gặp những người đó, trước hết lịch sự nói rằng, thưa, chắc đây là nhà hảo tâm. Khi họ nói « không » thì mới nói, dạ thưa, tới ăn một lần cho biết thôi, chứ xin nhường cho những người nghèo, chúng tôi chỉ phục vụ người nghèo. Thì có những người họ bỏ đi, như bản thân tôi bị rồi.Một người đàn ông ăn mặc rất là lịch sự, áo sơ mi trắng bỏ trong quần, mang giày đàng hoàng vô, tôi cũng nói như vậy thì ông quày quả bỏ đi. Nhưng mà ổng đi chút xíu thì có lẽ ổng tức, ổng quay trở lại nói : « Tui nói thật với chị, tui là xe ôm, xe tui để bên kia đường kìa. Chị đừng có nhìn bề ngoài mà chị nói vậy. Vì tui chạy xe ôm, tui phải ăn mặc cho đàng hoàng thì khách người ta mới chọn tui, chứ ăn mặc lôi thôi thì không ! ». Rồi ổng bỏ đi, mình phải chạy theo năn nỉ, thôi tôi xin lỗi. Sau này người đó thành khách quen của mình.
Rồi có những đứa nhỏ…Không phải chúng tôi chỉ làm cơm không thôi, mà tới mùa tựu trường thì lại xin tiền nhà hảo tâm, bạn bè quen để mua cặp táp, sách vở…để làm quà tựu trường cho các em, cũng nhắm vào con của người lao động. Nếu hai mẹ con nhà nghèo , nhìn là biết đối tượng VIP của mình rồi, thì đồng ý liền ghi tên để tuần sau mình đưa.
Bữa hôm có em tới, mặt mày bụ bẫm lắm. Riêng cháu đó tôi mới nói rằng, con ơi con không phải là đối tượng của bà, thôi con về nói ba mẹ lo đi. Thì người mà dắt cô bé này mới nói không cô ơi, bé này là con nhà nghèo, ở kế bên nhà em. Hai cha con mới vừa vô ăn, khi ăn xong cháu mới nói ba dắt vô ghi tên thì ba nó tự ái không chịu dắt vô, đã vậy còn đánh con bé nữa. Cái tay đỏ, sưng lên, con bé đứng khóc.
Trời ơi, tôi xót không thể nói được. Về mới nói lại trong nhóm điều hành, kể từ nay tôi dứt khoát thà tôi giúp lầm người chứ tôi không để sót người nữa. Không bao giờ có thể nhìn bề ngoài mà đánh giá người ta được.
Còn người nghèo cô biết hông, có người họ vô ngồi ăn mà họ chảy nước mắt. Bởi vì, nói thật, những người nghèo họ ít được trân trọng, ít được tiếp đón một cách nồng hậu. Họ chảy nước mắt, mình cũng muốn khóc theo họ. Những điều đó làm cho mình cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa lắm.
RFI : Có nhiều người khách quen không chị ?
Không phải chỉ quán này không thôi, mà sau một thời gian thì khách hàng 80% sẽ là khách quen, tức là những người lao động xung quanh đến ăn. Chỉ có 20% là khách vãng lai ở nơi xa tới, là những người thí dụ như bán vé số, ve chai…tiện đâu họ ghé đó.
Do đó khi tìm địa điểm mở quán, bọn mình phải tìm như thế này. Thứ nhất là gần các trường đại học, thứ hai là gần khu lao động, để những người chung quanh đúng đối tượng ở gần đó họ mới tới mình được. Có 80% là những người lao động nghèo xung quanh : xe ôm, người giúp việc giờ, người buôn gánh bán bưng chung quanh khu vực đó.
Những khách hàng bình thường thì mua phiếu đi vô và lấy khay. Riêng những người tàn tật thì tình nguyện viên sẽ đưa thẳng vô, đi mua phiếu, đem khay lại phục vụ tại chỗ luôn.
RFI : Tuy là quán ăn giá rẻ nhưng có những người khách khó tính không?
Bốn trăm người thì cũng có người này người khác. Mình có hai người khách tật nguyền rất là nhõng nhẽo ! Bao giờ tới là mình phải ra đón, đưa vô. Cứ kêu hôm nay tôi ăn cái này không được, mai tôi ăn cái kia không được, hôm nay tôi mệt phải cho tôi nằm nghỉ, đủ thứ…Đến một lúc thì các em đều hơi mệt mỏi với bà, thì mình giải thích với các em như vầy. Các con phải biết rằng họ không có ai chăm sóc đâu, và bây giờ có người chăm sóc thì nên để cho bà nhõng nhẽo một chút. Các con cứ chăm sóc và tập tính kiên nhẫn đi, phải kiên nhẫn với bà bởi vì bà không có nhõng nhẽo với ai được đâu. Không có ai chú ý đến bà đâu ! Thì các em lần lần nhẫn nại hơn, hiểu hơn, đó là bài học lớn nhất cho các em tình nguyện viên của mình.
RFI : Nguồn hỗ trợ của quán là từ đâu ạ ?
Hoàn toàn trong xã hội, tức là từ các nhà hảo tâm. Có cái may là những quán cơm ra đời luôn được báo chí, đài truyền hình tới đưa tin, các mạng xã hội lan truyền nhau. Phải nói thật một tháng đầu khi mở ra thì phải dùng cái chữ « bàng hoàng » - một cái chuyện tôi nghĩ là rất nhỏ mà lại lay động xã hội đến như vậy.
Có nhiều người họ giúp như vầy mới là cảm động nè. Có cô bán vé số ăn xong rồi đi ra vét hết tiền, mua một chai dầu ăn nhỏ vô giúp. Cầm cái chai dầu ăn đó mà rưng rưng, vì biết rằng người ta đã góp hết tiền của người ta ngày hôm đó để mua gởi cho mình. Cái công đức đó nó lớn lắm. Lớn hơn là thí dụ bạn gởi cho tôi một triệu, mà tôi yên tâm chắc bạn vẫn còn có một triệu.
Mà cái đó nhiều lắm, người ta cho đường, cho nước mắm, họ cho những cái càng nhỏ thì mình thấy giá trị của nó càng lớn.
Một cái việc thiện trong xã hội nó lay động lòng con người ta kinh khủng lắm. Đôi khi bọn mình nói đùa như thế này, chắc tại vì bây giờ ở đây ít có việc tốt quá, cho nên có được một việc tốt thì mọi người sung sướng quá, cùng chung tay giúp đỡ.
Bọn mình bàng hoàng lắm, không nghĩ là cái việc quá nhỏ của mình mà nó lay động con người ta đến như vậy, lay động tấm lòng của xã hội đến như vậy. Nhiều lắm, người ta giúp thấy thương lắm.
Có những người cho hàng tháng, có người cho một năm, có những nhóm thiện nguyện hứa cho mỗi năm một lần trong vài năm. Đó là lòng tốt của người ta, nhưng về khả năng có khi hôm nay người ta có nhưng đâu có biết trong tương lai như thế nào. Thì thôi không sao hết, bọn mình thanh thản nghĩ, thôi thì mình cứ làm hết khả năng của mình, thì không có gì để phải ân hận.

“Sâm” thốt nốt của ông Hai Dậu

“Ông Hai Dậu (lương y Nguyễn Văn Dậu) nay đã hơn 70 tuổi, thọ giáo nghề lương y từ ông ngoại (lương y Phạm Văn Lào-nổi tiếng một thời ở vùng Tà Keo, Campuchia). Với những bệnh nhận nghèo ông Hai Dậu cung cấp “sâm” miễn phí, theo ông làm vậy là để cứu giúp được nhiều người bệnh…”  
Ông Hai Dậu đang tư vấn cho bệnh nhân
 “SÂM” THỐT NỐT VÀ NHỮNG HIỆU NGHIỆM VỚI HIV
Theo danh sách những bệnh nhân đã và đang được ông Hai Dậu tặng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh HIV, vào một ngày đầu tháng 8/2013 chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Văn Hổ ( sinh 1976)  ở ngay khu vực bến phà Vàm Cống, TP.Long Xuyên, An Giang. Thoạt nhìn, chúng tôi không tin anh Hổ đang bị nhiễm HIV, đi đứng khá nhanh nhẹn, không gầy ốm, suy nhược như chúng tôi tưởng.  
Tiếp chúng tôi ngay tại nơi anh đang làm việc là một vựa cá của người dì, anh Hổ dè dặt tâm sự: “ Do nhà ở gần vùng giáp ranh Campuchia nên tôi thường qua lại “ăn chơi” và hậu quả là bị nhiễm HIV. Gần một năm trước đây,đột nhiên cơ thể bị suy nhược giảm cân mạnh, tôi đã lên bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM xét nghiệm mới biết mình bị bệnh. Khi đó tôi sụt cân còn 34kg, hệ miễn dịch chỉ còn “vài con” (số lượng tế bào TCD4). Trong  một lần cấp cứu và gần như chờ chết thì tôi được anh Sơn, làm ở phòng cấp cứu đưa cho tôi gói sâm thốt nốt và danh thiếp của ông Hai Dậu. Sau khi dùng hết gói sâm, tôi cải thiện sức khỏe hơn. Tôi đã gọi điện xin thuốc ông Hai.Cứ thế, mỗi lần ông tặng 3 gói, đến nay đã hơn 3 tháng. Hiện hệ miễn dịch tăng lên.
Tháng 9/2012, tưởng chừng phải xa đứa con trai duy nhất của mình bị nhiễm HIV, ông Thạch Viên, ở phường 7, TP.Sóc Trăng được anh Sơn cho địa chỉ của Lương y Nguyễn Văn Dậu và tặng thêm gói sâm thốt nốt với suy nghĩ “ phước chủ may thầy”, mang về nấu cho con trai Thạch V. dùng thử.Đến nay, sức khỏe con trai ông V. đã khá hơn.
Ngoài anh H, và con ông V, bệnh nhân được hỗ trợ điều trị bằng sâm thốt nốt còn có em T.T.T., một học viên cũ của trường SOS.  Các cơ sở điều trị nội trú mà T. tìm đến đều cho rằng em chẳng sống được bao lâu nữa.Thế nhưng, khi mẹ em T. đến nhờ lương y Hai Dậu cho dùng sâm thốt nốt thì T. bắt đầu ăn uống được và đã ngủ ngon, giảm đau nhức. Sau hơn 3 tháng chỉ uống sâm thốt nốt thay nước, vết thương ở chân T lành hẳn, thấy khỏe hơn.
Ông Hai Dậu .số ĐT: 091.895.0548 (Việt Nam); 0113.22477 (Campuchia).
Không chỉ hỗ trợ người nhiễm HIV, sâm thốt nốt cũng rất hiệu nghiệm khi hỗ trợ điều trị gan. Gặp lại anh Trần Văn Đ, nhà ở đường Hoàng Hoa Thám, Q. Bình Thạnh, anh Đ bị ung thư gan thời gian trước anh Đ gần như tuyệt vọng. Nhưng sau khi dùng sâm thốt nốt hiện anh Đ đã khỏe nhiều, tóc do hóa trị bị rụng, nay bắt đầu mọc lại. Anh Đ. cười vui vẻ nói với chúng tôi, các bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khi tái khám cũng đã rất đỗi ngạc nhiên về những thay đổi có chiều hướng tốt đối với sức khỏe của anh, bởi nó không xấu đi như họ đã tiên liệu. Thực ra, khi vướng vào ung thư gan thì ai cũng cầm chắc "bản án tử hình". Nhưng, anh Đ. đã cầm cự được hơn 2 năm (từ khi anh uống nước sắc từ sâm thốt nốt kết hợp điều trị thuốc tây y)
Cơ sở khoa học của sâm thốt nốt
Các bài thuốc từ sâm thốt nốt hỗ trợ  bệnh gan, bệnh HIV khá hiệu nghiệm là bởi vì  nó không phải là một bài thuốc “tĩnh” mà là một bài thuốc “động” có sự thay đổi, phát triển qua nhiều đời. Lương y Nguyễn Văn Dậu chia sẻ. Ông Hai Dậu cho biết, bài thuốc này được tiếp quản từ ông ngoại của ông, nhưng có sự điều chỉnh của riêng ông để bài thuốc phù hợp với thực tế hiện nay hơn (vì một số vị thuốc trong bài thuốc cổ bây giờ khó mà tìm được)
Trao đổi với ông Trần Văn Bản - Chủ tịch Trung ương Hội đông y Việt Nam, ông cho biết “ Tôi có nghe thông tin về bài thuốc mát gan giải độc từ cây thốt nốt của lương y Hai Dậu ở An Giang. Tuy nhiên, khả năng thuốc có thể chữa được bệnh HIV thì tôi chưa được biết đến.
Giải thích về trường hợp của các bệnh nhân, ông Bản cho rằng có nhiều khả năng: Nếu mức tự miễn dịch của cơ thể tốt thì tự nó đã giúp tăng sức đề kháng lên - đây là yếu tố nội sinh. Có thể bệnh nhân đã dùng nhiều loại tân dược kết hợp với việc sức đề kháng tăng, lại được dùng thêm bài thuốc mát gan trên nên đến thời điểm nào đó sức khoẻ được phục hồi. Đông y có câu "Nhân cường, tật nhược"- Người khỏe lên thì bệnh yếu đi, giảm dần. Không nên vội khẳng định anh Hoàng thoát khỏi bàn tay tử thần là do bài thuốc ấy.

Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, thuốc được coi là hiệu quả nếu sau khi uống, lượng tế bào TCD4 tăng và virus HIV trong máu giảm. Để khẳng định điều này, bệnh nhân phải được theo dõi, kiểm tra 2 chỉ số trên trước và sau khi dùng thuốc.
Gần đây, các nghiên cứu khoa học đã công nhận rằng, một số bài thuốc đông y có hiệu quả nhất định trong việc cải thiện bệnh HIV. Tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại ở việc nâng cao tổng trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng cho bệnh nhân.Phòng khám của lương y Nguyễn Văn Dậu tại An Giang
Các bác sỹ tây y cho rằng, không nên “bỏ” các phác đồ điều trị theo Tây y khi sử dụng “thêm” nấm lim xanh, sâm thốt nốt. Không nên xem các chế phẩm này thay thế hoàn toàn thuốc tây (bởi hiệu năng của Đông y và Tây y là khác nhau) Ông Hai Dậu cho biết, nên sử dụng sâm thốt nốt trước hoặc sau khi uống thuốc (Tây y) từ 30 phút trở lên để đảm bảo hiệu quả hấp thu.
TRẦN NHÃ

Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh: Khó nhất là “đụng” người thân

Ngày 29-8, tại TPHCM, đã diễn ra Hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ công tác nội chính và phòng chống tham nhũng dành cho những cán bộ chủ chốt của Ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy ở 32 tỉnh, thành phía Nam do Ban Nội chính Trung ương tổ chức. Đề cập đến cái khó nhất của những người làm công tác nội chính hiện nay, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh khẳng định: “Cái vô cùng khó chính là đụng chạm trực tiếp đến người thân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp và không loại trừ cả cấp trên!”. 
 Sáp vào làm ngay!

Theo đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ban Nội chính không làm thay chức năng các cơ quan tố tụng khác, không làm thay cho công an; không truy tố, không khởi tố, không xử ai cả nhưng Ban Nội chính xem xét quá trình các cơ quan này, nếu làm nhưng không đúng thì sẽ có quyền có ý kiến. Tuy nhiên, cái khó của Ban Nội chính là phải hiểu biết về lĩnh vực này thật sâu để biết khi nào các cơ quan làm sai mà có ý kiến. 
Đề cập đến công tác nhân sự, đồng chí Nguyễn Bá Thanh cho biết, khâu cán bộ có tính chất quyết định và các trưởng ban phải “xuất tướng” lo việc này. Những ai xem Ban Nội chính đơn giản, nay người này gửi đứa cháu, mai người kia gửi đứa con thì cứ thế nhận vào cho đủ, đến lúc làm không đạt yêu cầu, ảnh hưởng ngay đến công việc chung. Do đó cần chú ý đến chất lượng công tác cán bộ, phải chủ động tìm người. Sau khi ổn định bộ máy rồi thì đừng cầu toàn mà phải vào cuộc ngay, không chờ đợi đầy đủ hết tất cả (nhân sự, quy chế phối hợp…) rồi mới làm. “Tôi đã nghe được 6 vụ rồi, có những vụ lên đến vài nghìn tỷ đồng thất thoát. Đằng sau việc thất thoát ấy là có chuyện tham nhũng. Cho nên yêu cầu các đồng chí là không cầu toàn mà phải sáp vô làm ngay, quá trình đó có gì chúng ta sẽ điều chỉnh. Tôi nói lại là phải hành động quyết liệt, hành động có hiệu quả!” - đồng chí Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh.Để đánh giá chất lượng ban nội chính các thành ủy, tỉnh ủy phải thấy qua hiệu quả công việc. “Nếu nơi nào cuối năm báo cáo “địa phương em không có chi hết!” nhưng tôi về kiểm tra mà có việc thì bản thân những người trong ban nội chính ở đó chịu trách nhiệm trước. Rõ ràng là mấy anh hoặc là bao che hoặc là không chịu làm mới vậy. Anh nào làm tốt thì biểu dương, anh nào ì ạch quá đến củng cố tổ chức cũng không xong, mời đi họp thì có mặt đầy đủ, làm không ra vụ nào thì phải nêu tên, các anh có bất mãn thì cũng chịu thôi!” - đồng chí Nguyễn Bá Thanh khẳng định.


        Nói ít, làm nhiều
Đề cập đến việc chống tham nhũng, đồng chí Nguyễn Bá Thanh cho rằng: “Chúng ta đã nói quá nhiều, lên án quá nhiều rồi nhưng làm được chưa nhiều”. Chúng ta đang trong giai đoạn học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần làm theo bằng những việc thiết thực, nói ít làm nhiều. Hiện vẫn còn không ít cán bộ vô cảm với dân, không biết lo toan cho cuộc sống của dân, bức xúc của họ không được giải quyết. “Vậy có phải nói một đằng làm một nẻo hay không? là “chém gió” không? Vì thế mà dẫn đến những bức xúc khó hóa giải trong lòng dân là vậy!”. 
Khẳng định công tác phòng chống tham nhũng là vô cùng khó khăn nhưng những người làm nội chính phải kiên nhẫn, bình tĩnh, dũng cảm để làm đến cùng. “Các đồng chí sẽ phải đương đầu với các thế lực bao che cho tham nhũng, những nhóm lợi ích với muôn vàn khó khăn chứ không bình yên đâu! Mặt trận này dù không có tiếng súng nhưng lại đầy hiểm nguy. Nhưng không được run sợ, nếu “đấu” không lại thì kêu Ban Nội chính Trung ương vô tiếp sức, tôi sẽ sát cánh cùng các đồng chí!” - đồng chí Nguyễn Bá Thanh khẳng định.

HỒNG HIỆP 

Cố TBT Trường Chinh: Chuyện sau cánh cổng số 3


Ông Trường Chinh và cháu nội Đặng Xuân Phương ngày bé

Đến căn nhà số 3, phố Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội nhân dịp Quốc khánh 2/9 và kỷ niệm 25 năm ngày mất cố Tổng Bí thư Trường Chinh (30/9/1988-30/9/2013), gặp thế hệ thứ ba từng sống và gắn bó với ông lúc sinh thời ở chính nơi đã ghi dấu cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông, nhiều câu chuyện “bây giờ mới kể” của họ khiến tôi thực sự xúc động.  Vì thế, tôi muốn không tiếp cận chân dung cố Tổng Bí thư như một lãnh tụ cách mạng, nhà chính trị lỗi lạc hay một nhà văn hóa lớn của đất nước như thường thấy. Tôi sẽ mang đến cho độc giả một góc nhìn khác về những sự thật được cất giấu bấy lâu nay trong ngóc ngách ký ức những người cháu gần gũi nhất của ông. Với góc nhìn này, tôi muốn gọi cố Tổng Bí thư Trường Chinh đơn giản chỉ bằng danh xưng “ông” gần gũi.
Tư cách Người Cộng sản…
Cánh cổng sắt bạc màu mở ra cả không gian im ắng và lặng lẽ. Ngôi nhà hầu như không thay đổi gì trong hơn nửa thế kỷ gia đình ông chuyển về đây. Vẫn chiếc ghế đá, sân gạch rêu mốc, cái chuồng gà xây áp tường gần lối cổng ra vào, giàn sắt trước sân - nơi sinh thời ông dùng để treo các giò hoa phong lan và sau nhà, căn nhà hầm tránh bom vẫn còn đó như một chứng tích về một thời kháng chiến hào hùng của dân tộc.
Hầu hết các kỷ vật trong phòng làm việc của ông đều còn nguyên vẹn, từ chiếc bút mực, sổ ghi chép từ những năm 1960, ba tủ chứa đầy sách luật-Nhà nước, văn học nghệ thuật, sách nước ngoài... cho đến những tấm danh thiếp in bốn chữ giản dị “Trường Chinh, Hà Nội.” Cũng chính tại căn phòng này, nhiều nghị quyết, văn kiện Đảng và các quyết định trọng đại của lịch sử dân tộc đã ra đời.
Trong ký ức của người thân, ông Trường Chinh là người có lối sống giản dị. Hàng ngày, ông đều dậy lúc 6 giờ sáng, trong lúc làm vệ sinh cá nhân ông hay ngâm nga một hai câu đồng dao về con trẻ, rồi tranh thủ vừa tập thể dục vừa nghe bản tin nhanh thế giới, tin tham khảo đặc biệt, tin bình luận, tin trong nước đọc qua băng catsette do phóng viên Thông tấn xã Việt Nam chuyển đến.
Tiến sỹ Đặng Xuân Phương - người cháu nội được coi là khá gần gũi, vẫn nhớ bữa sáng của ông thường là chiếc bánh mỳ nhỏ với sữa hoặc trứng gà ốp lết từ đàn gà nhà nuôi. Món ăn chính ưa thích của ông là thịt rim hay thịt băm và rau muống luộc với cà... Hồi đó, nhiều bà con, cơ sở cách mạng những dịp đến thăm và được ông mời dùng cơm tại nhà đều rất ngạc nhiên vì đời sống quá đỗi giản dị của gia đình một trong những nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.
Mỗi buổi tối, ông thường dành khoảng 30 phút sau bữa ăn để lắng nghe và trò chuyện với các con (con trai Việt Bích, Việt Bắc, con gái nuôi Bích Ngọc) và các cháu nội. Điều đặc biệt là trong phòng ngủ của ông luôn có một chiếc giường nhỏ đặt cạnh giường hai ông bà dành cho một cháu nhỏ nhất nhà nằm cùng, bi bô mỗi tối và sáng khi ông thức dậy.“Tôi và em gái Thu Thủy, mỗi người đều được nằm ngủ cạnh giường ông bà nội vài ba năm. Lâu lâu, khi có anh, chị em họ sống ở xa về Hà Nội đến chơi thăm ông bà, chiếc giường lại được nhường lại cho những người cháu khác vài hôm,” tiến sỹ Phương kể.Ông cũng thường nói với con cháu phải biết quan tâm tới những người giúp việc xung quanh. Lệ nhà, cứ chiều 30 Tết, ông đều mời các cán bộ giúp việc của mình (trợ lý, thư ký, bác sĩ, cần vụ, bảo vệ, lái xe…) đến nhà ăn bữa cơm Tất niên cùng toàn thể gia đình. Không những thế, biết có anh cảnh vệ đứng gác đêm giữa giá rét mà không có áo ấm, ông liền bảo người nhà tìm chiếc áo khoác cũ còn tốt của ông để họ dùng.
Đặc biệt, ông rất tâm lý và tình cảm với vợ (bà Nguyễn Thị Minh), người đã hy sinh cả cuộc đời để chăm lo cho ông và gia đình, giúp ông hoàn thành trọng trách trước Đảng, trước dân. Với các con dâu, rể, ông luôn quan tâm, không bao giờ xét nét và luôn dặn dò các con công tác tốt và giữ gìn sức khỏe.

Cố TBT Trường Chinh nghiên cứu dự thảo văn kiện Đại hội VI của Đảng tại nhà 


“Mẹ tôi kể rằng, lần có thai đầu tiên, bà được ông bà nội đích thân đưa xuống tận Hải Phòng cắt thuốc Bắc,” tiến sỹ Phương nói.
Khi các cháu đến tuổi đi học, những câu chuyện của ông thường là về truyền thống văn hóa lịch sử, kể về các nhân vật “ghi danh sử sách” như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Vua Quang Trung,...; hay đơn giản chỉ là dẫn các cháu đến những khu di tích, đi xem triển lãm tranh và giáo dục chúng bằng những câu chuyện thực. Ông còn kể rất nhiều chuyện về Bác Hồ với tất cả niềm kính yêu.Có một lời dạy của ông trong chuyến thăm Liên Xô vào năm 1982 với vợ chồng con trai thứ Đặng Việt Bích (bố mẹ của Đặng Xuân Phương và Đặng Thuy Thủy) mà đến giờ các thế hệ trong gia đình vẫn nhắc nhở nhau, đại ý rằng: “Ba chẳng có gì để lại cho các con ngoài tư cách người Cộng sản. Ba chỉ có cuộc đời cách mạng và một lý lịch trong sáng để lại cho các con.”
Giản dị trong nếp sống bao nhiêu thì trong công việc, ông lại là người vô cùng nguyên tắc và giữ đúng kỷ cương bấy nhiêu, nên vào thời điểm nhà nước tiến hành đổi tiền năm 1985, dù chính ông là người phải ký phê duyệt nhưng hoàn toàn bí mật với người nhà đến tận lúc Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam công bố tin này.
Sau sự việc, được hỏi vì sao người trong nhà không được hay biết gì thì ông nói với các con: “Đấy là bí mật quốc gia không thể nói. Ba mà nói là có tội với nhân dân.”
Cũng vì sống quá nguyên tắc như vậy nên mặc dù rất tôn kính ông nhưng tiến sỹ Xuân Phương cũng phải thú thật, không phải người con, cháu nào cũng đủ sức bền để nối bước nghiệp ông.
Và những “áp lực” từ “bóng cả”
Trở lại quãng thời gian ba mươi, bốn mươi năm trước, thời điểm mỗi cá nhân đều phải gạt bỏ đi cái tôi cá nhân để sống vì lý tưởng chung, vì sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thì chính tại căn nhà cũng là nơi làm việc của nhà lãnh đạo Trường Chinh, những người thân có may mắn được sống cùng ông đã phải chất chứa nhiều tâm tư mà đến giờ họ mới cởi mở phần nào.
Lớn lên, muốn tìm hiểu những ngày đầu về làm dâu của mẹ mình, Đặng Xuân Phương cho biết, anh đã từng hỏi mẹ (tiến sỹ Hồ Thị Mỹ Duệ, nguyên con dâu thứ cố Tổng Bí thư Trường Chinh): “Mẹ hẳn là đã rất hạnh phúc, mãn nguyện khi bước chân về làm dâu ‘nhà quan,’ được sống sung túc nơi nhà cao cửa rộng?”
Câu trả lời của mẹ khiến Xuân Phương xúc động: “Ngoài tình cảm quan tâm, yêu thương ấm áp của ông bà nội, có một sự thật rằng hồi ấy mẹ đã luôn cảm thấy ‘áp lực’ và nhiều lúc còn là sự ‘khổ sở.”
Bởi, căn nhà nhưng cũng là nơi làm việc đó luôn được bảo vệ nghiêm ngặt với hàng chục cảnh vệ đứng gác quanh và thậm chí cả ở trong nhà để bảo vệ an ninh, an toàn cả ngày cho Tổng Bí thư Trường Chinh lúc bấy giờ.
Vậy mới có cảnh, “mỗi sáng thức dậy, cả bố mẹ con cái bước ra cửa phòng đã phải khoác lên mình một diện mạo chỉn chu, quần áo, tác phong chỉnh tề, hoàn hảo,” chị Đặng Thu Thủy nhớ lại. Để giữ gìn hình ảnh, an ninh, nền nếp gia đình các con cháu đều phải tự kiềm chế tiếp xúc rộng rãi ngoài xã hội, nên không có cái gọi là tự do cá nhân hay bạn bè riêng...
Chính vì vậy, những phụ nữ trẻ trong nhà như con dâu hay con gái nuôi ông Trường Chinh - những cô gái hồn nhiên mới tốt nghiệp đại học và bước vào đời, cũng luôn canh cánh nỗi lo mình làm có đúng không, nói có đúng không...
Chị Thủy chia sẻ: “Ngày ấy, mọi người trong nhà tôi đã sống mà không dám bước qua ranh giới bản thân, với những ước muốn, thèm khát cá nhân. Tất cả phải xếp sau những chuẩn mực của gia đình một nhà lãnh đạo đất nước.”
Bởi vậy, là “con ông cháu cha” nhưng người nhà ông Trường Chinh luôn phải chịu áp lực “tròn vai,” cố gắng sống “không tỳ vết,” mọi lời ăn tiếng nói, quan điểm cũng phải thật tròn trịa để không bị đánh giá, quy chụp.
Không chỉ những người con mà đến cả thế hệ sau, như người cháu nội Đặng Xuân Phương ngay từ nhỏ đã tự ý thức được rằng: “Sống ở đây, mọi người con, người cháu đều phải thực hiện nhiệm vụ chính trị.”
Xuân Phương tự nhận mình có tuổi thơ giống “con chim nhỏ trong chiếc lồng.” Anh còn nhớ lắm, ngày bé, sống trong căn nhà lớn nhưng tách biệt với thế giới bên ngoài, những món quà vặt quen với chúng bạn như bánh rán, ômai... lại là thứ anh chỉ dám đứng nhìn từ xa, thèm thuồng.
“Ông tôi giống như cây cổ thụ của dòng họ Đặng. Cây cổ thụ tỏa bóng mát che chở những ‘cây con’  nhưng đôi khi cũng làm chúng bị ‘cớm nắng’,” tiến sỹ Phương nói.
Cũng vì thế, trong số những con cháu của gia đình ấy nhiều người đã cố “bung” khỏi “bóng cây” để ra với khoảng không tự do, đón nhiều nắng và gió. Chỉ còn lại Đặng Xuân Phương ở lại, trông coi hương hỏa nơi mà ông nội anh đã từng gắn bó cả cuộc đời, cả sự nghiệp cách mạng...
Và bao năm qua, anh luôn ấp ủ tâm nguyện căn nhà số 3 ở phố Nguyễn Cảnh Chân có thể trở thành nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, để lưu giữ những hiện vật lịch sử về một lãnh tụ cách mạng, một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn của dân tộc cho thế hệ mai sau.
                                                                                             Chi Lê


Căn phòng làm việc của ông Trường Chinh lúc sinh thời 

30 tháng 8, 2013

PANO QUẢNG CÁO SAI TÊN NƯỚC GIỮA LÒNG THỦ ĐÔ

Tấm pano khổ lớn đặt trên đường Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng (Hà Nội) mang dòng chữ "Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 68 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Việt Nam Việt Nam".
Tấm pano ghi sai tên nước đặt tại nút giao Ô Chợ Dừa.
Ngay sau khi tấm pano ghi sai tên nước được dựng lên, người dân đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền để sửa nhưng nhiều ngày nay tấm biển vẫn chưa được thay thế.
“Rõ ràng tấm pano cỡ lớn ghi sai tên nước lại đứng hiên ngang giữa phố không chỉ hai con mắt nhìn thấy, mà sẽ đập vào hàng nghìn đôi mắt. Nếu cứ để dòng chữ như thế này, chúng tôi cũng không biết nước Việt Nam được đổi tên từ bao giờ," chị Nguyệt, một người dân trên phố Nguyễn Lương Bằng bức xúc nói.
Còn ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội thừa nhận: “Sai sót như vậy là điều không thể chấp nhận được đối với một tấm pano biểu ngữ chào mừng ngày Quốc khánh.”Ông Lợi cũng cho hay, tấm pano đặt ở vị trí ngã tư Nguyễn Lương Bằng - Xã Đàn đó thuộc sự quản lý và trách nhiệm của Phòng Văn hóa quận Đống Đa. Sở sẽ chỉ đạo Phòng cử người đến sửa chữa sai sót.
Để dẫn đến sự sai sót này là do "sự thiếu thận trọng của những người trực tiếp làm tấm pano và sự lơ là của cán bộ của Phòng Văn hóa quận Đống Đa trong việc giám sát, kiểm tra việc triển khai hệ thống pano, biểu ngữ chào mừng ngày lễ lớn của đất nước", vị Phó giám đốc sở khẳng định.
Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, sẽ kiểm điểm những người trực tiếp liên quan và rút kinh nghiệm đối với toàn bộ các đơn vị có liên đới tới việc dựng các loại pano, biểu ngữ trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội để tránh những trường hợp tương tự.
Trước thông tin về việc viết sai tên nước trên tấm pano chào mừng Quốc khánh, tiến sỹ Nguyễn Thế Hưng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng, đây là sai sót lớn, thể hiện sự thiếu trách nhiệm của những người làm công tác quản lý văn hóa.
“Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Thủ đô nói riêng và của cả nước nói chung đối với du khách quốc tế. Liệu họ sẽ nghĩ gì khi tới thăm một đất nước mà đến ngay tên nước cũng bị viết sai ngay trên chính địa bàn Thủ đô của đất nước đó?” TS Hưng bày tỏ quan điểm.
                                                                                            Nguồn : Vietnam Plus

TỪ CHUYỆN CON CÁ CƠM

MINH DIỆN 
            Anh Đông, hướng dẫn viên du lịch đưa chúng tôi vào thăm một nhà thùng ở Phú Quốc. Đó  là một  cơ sở làm nước mắm lâu đời và nổi tiếng hòn đảo này. Từ ngoài sân đã nhìn thấy những dãy thùng gỗ như những chiếc trống khổng lồ  thẳng tắp dưới vòm mái tôn, và ngửi mùi nước mắm đẫm trong không khí. 

 Nhân viên nhà thùng đang  chiết  nước  mắm ra đóng chai  xuất bán cho khách hàng,  mời chúng tôi nếm thử thứ nước đặc sánh,  màu cánh dán thơm sâu  có vị ngọt tê tê đầu lưỡi.  Ai cũng tấm tắc khen ngọn, có người nhận ra  là từ lâu nay mình từng ăn “nước mắm Phú Quốc” nhưng  hình như không phải nước mắm Phú Quốc thiệt.


Đông cho biết,  nước mắm Phú Quốc bị nhái tràn lan , chỉ có ra Phú Quốc mới hiểu thế nào là nước mắm Phú Quốc! Đông  kể cho chúng tôi nghe sự khác biệt ấy từ khâu chượp cà đến khi ra đời chai nước mắm.
                 Đầu tiên là những chiếc thùng   đường kính 3 mét, cao 4 mét, ghép bằng 300 thanh gỗ bời lời từ rừng Bắc Đảo,có 8 vòng dây niềng, mỗi dây  bện  120 sợi song mây từ núi Ông Tám. Chỉ có loại gỗ bời lời Bắc Đảo mới giữ được mùi vị nước mắm thơm ngon và chỉ có loại song mây núi Ông Tám mới đủ độ bền để niềng chiếc thùng  khổng lồ 60 năm không rò rỉ.
                Mỗi chiếc thùng ấy chượp được 14 tấn cá cơm.  Phú Quốc là vùng biển có nhiều  phù du làm thức ăn cho cá cơm , và mùa đánh bắt  từ tháng 7 đến tháng 12.  Cá cơm Phú Quốc có nhiều loại, nhưng làm nước mắm ngon nhất là   cá cơm đỏ, cá cơm sọc tiêu, và cá cơm than. Nơi khác, nhà thùng thu mua cá cơm về  rồi mới chượp. Ở Phú Quốc,  cá ướp ngay tại hầm tàu. Mỗi mẻ lưới vừa  cặp mạn, ngư phủ dùng vợt vớt cá lên, nhặt hết tạp chất, rửa sạch bằng nước biển rồi trộn đảo ngay với muối khi con cá đang nhảy múa tanh tách. Cá đưa xuống hầm tàu tươi nguyên, giữ được máu, không bị phân hủy, không có mùi hôi,  độ đạm cao, và nước mắm sẽ có mầu cánh dán tự nhiên.
               Chủ cơ sở nước mắm Phụng Hưng  là đời thứ bảy  nhà thùng này. Cái cơ ngơi của gia đình ông hôm nay đã phải đổi bằng bao nhiêu mồ hôi nước mắt mấy thế hệ. Ông cho biết,  hơn hai trăm năm trước  dân đảo Phú Quốc còn rất thưa  , nhưng đã có nghề làm nước mắm. Trước năm  1945, toàn  đảo  có khoảng  100 nhà thùng tập trung ở Dương Đông và Cửa Cạn, từ năm 1965 đến 1975, phát triển cực thịnh  lên tới hơn một ngàn nhà thùng rải khắp đảo.  Sau giải phóng và thời kỳ bao cấp teo lại,  bây giờ mới dần dấn khôi phục , mỗi năm sản xuất được gấn 8 triệu lít.
                Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng từ  những năm 50 thế kỷ trước,  đã được bán sang Campuchia, Thái Lan  nhưng thị phần nhỏ ,không được cầu chứng  thương hiệu. Phần lớn nước mắm Phú Quốc  do thương lái Trung Quốc nắm giữ. Họ độc quyền thu mua  từ các nhà thùng xuất ra nước ngoài với nhãn mác Trung Quốc.
               Từ năm 2001,Cục sở hữu trí tuệ đã công nhận tên gọi xuất xứ nước mắm Phú Quốc . Năm 2005, Bộ thủy sản ban hành quy định về sản xuất nước mắm mang tên  Phú Quốc. Theo đó chỉ có nước mắm đóng chai tại Phú Quốc theo tiêu chuẩn TC 230:2006 mới được chứng nhận xuất xứ từ Phú Quốc.
              Hiệp hội nước mắm Phú Quốc ra đời và nước mắm Phú Quốc với thương hiệu độc quyền mon men ra thị trường thế giới. Cách làm ăn độc lập tự chủ ấy đã khiến người “đồng chí bốn tốt và mười sáu chữ vàng” không hài lòng. Một chiến dịch tận thu mua cá cơm để cắt nguồn nguyên liệu cùa các nhà thùng Phú Quốc được tiến hành rất dữ dội. Chân rết thương lái Trung Quốc như những chiếc vòi bạch tuộc bung ra thò vào từng ngõ ngách vạn chài. Chúng mua chuộc , dụ dỗ từng chủ thuyền, chủ lưới bán cá cơm cho chúng.  Gía cá cơm đang  bình thường 7.000 đồng đến 8.000 đồng một kg, chúng  mua 20.000 đồng rồi 30.000 đồng một kg. Bất kể loại cá cơm nào, tươi hay ươn  chúng  mua hết. Có những mẻ cá ươn thối,chúng  mua  mang ra biển đổ. Chúng  tung tiển ra để bóp chết ngành nghề nước mắm Phú  Quốc chứ đâu phải kinh doanh bình thường. Rất tiếc là dân ta nói chung, các chủ tàu cá nói riêng bị cái lợi trước mắt lấp mất tầm nhìn xa trông rộng , lấp cả nghĩa tình, quay lưng lại với người mình.
                 Mùa cá cơm năm ấy,  các nhà thùng Phú Quốc chới với vì thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhiều  hợp đồng ký với khách hàng, đặc biệt với nước ngoài bị hủy bỏ, bị phạt và đau đớn hơn là mất uy tín.
                -Hiệp hội nước mắm Phú Quốc đã tự cứu mình bằng cách mua tàu,và thuê tàu đánh bắt cá cơm , tự chủ nguồn nguyên liệu. Nhờ biện pháp ấy đã chặn được chiến lược vét cá cơm cùa Trung Quốc!
                Anh Đông nói với chúng tôi như vậy và không dấu niềm tự hào của người dân xứ đảo. Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy băn khoăn bởi lòng tham  và sự giả trá cùa người Trung Quốc thì vô cùng , sức ta có hạn và  dân ta vẫn thiếu cảnh giác trước những  miếng đòn thâm hiểm cùa  Tàu.  Thực tế đã chứng minh, đâu  chỉ một vài lần,mà đã bao nhiêu lần và đã lâu lắm rồi, những trò mua bán tưởng như rất ngây ngô của Trung Quốc diễn ra mang lại hậu quả khôn lường cho Việt Nam mả chúng ta vẫn bập phải.
                Còn nhớ năm 1997-1998, thương lái Trung Quốc giả làm khách du lịch  sang Đồng Đăng , Lạng Sơn móc nối mua mèo. Khi mèo miền cao biên giới này cạn  chúng tỏa xuống miền xuôi , từ Hà Đông, Hà Tây đến Thái Bình, Nam định, Hà Nam... những nơi được coi là vựa lúa miền Bắc. Mỗi con mèo thương buôn Trung Quốc mua  cả triệu đồng. Nó mua cả mẻo chết. Một cái đầu mèo có giá bằng cả con mèo. Nhiều người trở thành lái mèo và nạn trộm cắp mèo bùng phát. Người nọ nghi người kia, xóm  làng xào xạc vì chuyện mất mèo. Cho đến khi con vật đứng hàng thứ tư trong mười hai con giáp ấy gần tiệt chủng ở miền Bắc thì dịch chuột bùng phát.  Ôi cơ man là chuột. Chuột cống , chuột đồng, chuột nhắt. Chuột nhung nhúc trong từng nhà,thành bầy đàn ngoài đồng ruộng, chén sạch cà thóc lúa, hoa màu, cắn nát chăn màn quần áo. Bấy giờ các nơi  phát động chiến dịch diệt chuột rất rầm rộ,và có “Vua diệt chuột” ra đời. Nhưng càng diệt, chuột càng nhiểu, bởi thuốc diệt chuột mua của Trung Quốc, các “ông cống” xơi không chết mà lại kích thích sinh đẻ  mãnh liệt hơn. Chính  “Vua diệt chuột” bất đắc dĩ  đã mỉa mai thốt lên rằng “ các ông bạn Tàu đã rước mình lên ngôi vua”.
               Chiến dịch mua mèo vừa lắng thì rộ lên chiến dịch mua móng trâu. Ấy là vào năm 2003-2004. Thương lái Trung Quốc ăn mặc như người Mông xuất hiện nhan  ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, rỉ tai người địa phương tìm nguồn hàng đặc biệt này.  Bọn chúng không mua cả con trâu mà chỉ mua bốn cái móng. Hai móng trước , hai móng sau gộp lại  là một bộ móng, có giá bằng cà con trâu. Nạn chặt trộm móng trâu phát sinh phát sinh như nạn bắt trộm mèo năm trước. Có những con trâu đang gặm cỏ trên đồi khuỵu xuống không đi được vì bị chặt mất móng. Có gia đình nhốt trâu trong chuồng, canh cẩn thận  ban đêm bọn bất lương  mò vào chặt trộm. Con trâu là đầu cơ nghiệp! Người dân miền núi con trâu là sức kéo chính để cày bừa những thửa ruộng bậc thang. Mất con trâu đồng nghĩa với bỏ ruộng hoang.  Đồn biên phòng Trà Lĩnh có lần bắt được mấy bao tải móng trâu còn tươi máu trên đường chở sang Trung Quốc. Những người lính con nhà nông căm giận thốt lên: “ Tiên sư bọn giã man!”
               Năm 2007, các các cơ sở sản xuất chè ở Phú Thọ, Thái Nguyên , Tuyên Quang  bị một phen điêu đứng. Ấy là vì thương lái Trung Quốc  sang vơ vét chè vàng. Thôi thì thượng vàng hạ cám, lá chè, búp chè, cành chè, rễ chè, quả chè nó mua tất.  Gía chè đang từ 15.000 đến 25.000 đồng một kg nó đẩy lên  75.000- 90.000 đồng một kg. Những đồi chè bị vặt trụi  vô tội vạ.
              Khi những người hám lời bỏ tiền  thu gom, và nhiều đồi ché đã bị hủy diệt, thì  Trung Quốc  không mua nữa, chè chất đống ở cửa khẩu thành đống rác.
              Kinh khủng nhất là chiến dịch thu mua đìa năm 2011. Mả bố quân bất nhân, khởi đầu chúng mua giá 280 tệ một kg đỉa khô, tương đương 750.000 đồng, rồi đưa lên 450 tệ và sau đó 800 tệ, tương đương 2 triệu đồng.  Chúng nâng giá lên trời như thế để kích thích lòng tham. Ai cũng biết đỉa là một loài  hút máu  nguy hiểm nhưng hám lời đua nhau buôn đìa. Có người thành lập công ty nuôi đỉa.  Có nơi mở đại lý đỉa. Nhiều người dân  Kinh Môm , Hải Dương bỏ hết công việc làm ăn đi thu gom đỉa tươi giá 20.000 đến 30.000 đồng một kg,  về chế biến đìa khô bán sang Trung Quốc. Từ Hải Dương nghể buôn đỉa nhanh chóng tràn vào Hóc Môn, Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Người ta thu gom đìa về  thà trong  ruộng, trong ao. Những  “vựa  đỉa”  nhung nhúc đỉa  như bánh canh. Vô tình xa chân xuống  hàng trăm con đìa bám chặt bứt không ra.
               Hết đỉa đến ốc bươu vàng, cua, ốc rồi dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, khoai lang tím,rễ tiêu,lá mã hồ...
               Cây phong ba chỉ mọc ở vùng đảo Quảng Điền, Quảng Ngãi và  quần đảo Trường Sa. Đó là loài cây chịu đựng sóng gió, phong ba bão táp, giữ màu xanh biển đảo Tổ Quốc, đồng hành với những người lính đảo. Vậy thương lái Trung Quốc mua làm gỉ? Không ai tìm hiểu, các cơ quan bảo vệ môi trường không lên tiếng,  để mặc chúng thu mua. Và nhiều ngư dân đã bỏ nghề đánh bắt hải sản , lên đảo chặt phá cây phong ba phơi khô bán với giá 15.000 đồng một kg. Chặt phá cây phong ba ngoài đảo còn nguy hại hơn chặt phá rừng đầu nguồn trong đất liền, vậy mà các cơ quan chức năng lại làm ngơ .
                 Tôi còn nhớ tháng 7-2007, nạn cắt trộm cáp quang lan tràn  ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng.  Lúc đẩu người ta  bảo  đó là bọn trộm vặt  bán ve chai. Khi tập đoàn Bưu chính viễn thông nháo nhác lên vì nhiều tuyến cáp quang quốc tế  bị cắt trộm, tổng chiều dài  tới 11 km, trị giá gần 20 triệu đô la và họ cho biết sợi  cáp quang làm bằng thủy tinh, không  phải bằng đồng, không  bán phế liệu được,  thì cơ quan công an mới vào cuộc.  Và câu  trả lời được hé mở khi lực lượng công an bắt được Nguyễn Thị Bích Phượng, ở Bà Rịa Vũng Tàu, môt chân rết mua cáp quang cho Trung Quốc.  Mụ Phượng đã thuê ba chiếc tàu để chở cáp quang  thu gom của bọn ăn cắp sang Trung Quốc phục vụ mục đích phá hoại cùa chúng .
              Trung Quốc đã có một chính sách rất lớn và rất bài bản trong việc thu mua hàng hàng hóa nguyên liệu  và bán sản phẩm sang Việt Nam. Họ mua, bán có chọn lọc,có chiến lược chứ không phải bất cứ thứ gì cũng mua, bán. Họ mua những thứ họ cần một phần, một phần để phá hoại môi trường và kính tế Việt Nam, còn bán những thứ đầu độc con người Việt Nam.
               Giáo sư kinh tế và chính sách công cộng trường Đại học Clifornia , Irvine Peter Navarra đã viết trong cuốn sách “ Chết dưới tay Trung Quốc”như sau : “ Một loạt các vụ bê bối về thực phẩm độc hại của Trung Quốc trong thời gian qua đã khiến cà thế giới phải rùng mình. Mỗi ngày qua đi lại có thêm môt vụ thức phẩm độc hại xuất xứ từ Trung Quốc. Họ vét tài nguyên từ các nước đang phát triển và tuôn ra sản phẩm độc hại. Nếu thiếu cảnh giác sẽ chết dưới cánh tay Trung Quốc, đất  nước 1,3 tỷ người đang muốn vươn lên làm bá chủ thế giới bằng mọi giá!”
              Những lời hứa và cả những văn bàn giấy trắng mực đen đã được ký kết giữa các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc trên tinh thần “bốn tốt và 16 chữ vàng” quà thật chưa làm cho chúng ta yên tâm khi Hoàng Sa vẫn bị Trung Quốc chiếm,Trường Sa và biển Đông vẫn bị Trung Quốc bành trướng đe dọa, và Trung Quốc thường xuyên dùng thủ đoạn mua , bán giả trá  để phá hoại môi trường, làm giảm niềm tin, đầu độc sức khỏe và làm nhiễu loạn lòng dân ta.
Bởi thế, có lẽ không thừa khi mỗi chúng ta, hãy tự soi trong quá khứ và hiện tại, nhận chân bộ mặt thật  Trung Quốc, đề tránh bớt những hậu quả mà “người bạn bán tốt” gây ra cho mình.

Trang