30 tháng 4, 2013

TP HCM: Nam thí sinh đại học cao tới 2m4

Ngày 27/4, thí sinh Hồ Nguyễn Đức Tài (sinh năm 1994) đến Phòng tuyển sinh Văn phòng Bộ GD-ĐT tại TP.HCM để chỉnh sửa hồ sơ thi ĐH đã gây ngạc nhiên cho nhiều người vì chiều cao quá khổ. 

Nguyễn Đức Tài gây bất ngờ với chiều cao 2,4m

Tài cho biết, em hiện là học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Khuyến, quận 10, TP.HCM. Tài đăng ký dự thi vào ngành quản trị kinh doanh ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM (mượn trường dự thi là ĐH Sài Gòn).  

Chiều cao của em hiện nay là 2,4m, trước đó, năm học lớp 9 em được gọi tham gia đội tuyển bóng chuyền TP và được trả lương 2,5 triệu đồng/tháng. Huấn luyện viên đã yêu cầu em tham gia thi đấu chuyên nghiệp và phải dừng học văn hóa. Đến năm lớp 11, em quyết định tập trung vào học văn hóa để thi ĐH nên không tham gia đội tuyển bóng chuyền nữa.

Theo Phụ nữ TP.HCM

Nghi Xuân: Tổ chức lễ khai trương mùa du lịch biển Xuân Thành Hè


Lập thành tích chào mừng kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất n­ước, ngày Quốc Tế lao động 1/5 và kỷ niệm 123 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng này 28/4/2013 UBND huyện Nghi Xuân đã tổ chức lễ khai trư­ơng mùa du lịch biển Xuân Thành hè 2013với nhiều hoạt động văn hoá thể thao sôi nổi và hấp dẫn.

Đến dự lễ khai trương có đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung Ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ nhiệm Ủy Ban Ngân Sách của Quốc Hội; Đặng Duy Báu, Nguyên bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Đình Hà, Tỉnh ủy viên, Phó ban tổ chức tỉnh ủy, Nguyên bí thư huyện ủy Nghi Xuân; Nguyễn Hiền Lương, Phó giám đốc Sở Công Thương, Nguyên chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân.
Đồng chí Uông Chu Lưu, phó chủ tịch Quốc Hội đã về dự lễ khai trương mùa du lịch biển Xuân Thành hè năm 2013



Về phía Lãnh đạo huyện Nghi Xuân có các đồng chí Đặng Quốc Khánh, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy; Đặng Văn Tính, Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện và các đồng chí trong ban thường vụ huyện ủy, thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND, UBMTTQ huyện, các đồng nguyên là lãnh đạo huyện Nghi Xuân qua các thời kỳ và đông đảo du khách gần xã đã đến dự lễ.



Từ một vùng đất cát trắng, quanh năm ảnh hưởng bởi gió lào nóng bỏng, nhưng sau 17 năm đi vào hoạt động kinh doanh du lịch, đến nay khu du lịch biển Xuân Thành là một điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Hiện nay tại khu du lịch đã có 159 cơ sở đăng ký kinh, doanh dịch vụ du lịch với trên 900 phòng nghỉ trong đó có 300 phòng nghỉ có đầy đủ tiện nghi hiện đại với số vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng. Hàng năm khu du lịch biển Xuân Thành đã đón hàng nghìn lượt khách đến nghỉ ngơi và tắm biển, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng.
Trong năm vừa qua, mặc dù trong điều kiện suy thoái của nền kinh tế trong nước và trên Thế Giới, nhưng huyện Nghi Xuân vẫn thu hút được trên 30 tỷ đồng, đầu tư vào khu du lịch biển Xuân Thành, để nâng cấp nhà hàng khách sạn và xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp. Trong năm qua UBND huyện Nghi Xuân cũng đầu tư vào khu du lịch Xuân Thành gần 40 tỷ đồng để xây dựng 2 cầu vượt bắc qua lạch nước ngọt trên 5 tỷ đồng, xây dựng nâng cấp tuyến đường từ khu lưu niệm Đại Thi Hào Nguyễn Du đi bãi tắm Xuân Thành dài 3,6 km với tổng mức đầu tư trên 35 tỷ đồng. Đồng thời đưa vào sử dụng công trình đầu tư nâng cấp, tuyến đường từ ngã tư Xuân Thành ra khu du lịch biển với chiều dài 1 km và đầu tư hệ thống lưới điện chiếu sáng với số vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng.
Để quảng bá mùa du lịch hè 2013, huyện Nghi Xuân, đã tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao phục vụ lễ khai trương với qui mô hoành tráng, gồm các màn trống hội, múa hát tập thể ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước và hát về biển quê hương. Chương trình nghệ thuật do Trung tâm văn hoá thể thao huyện Nghi Xuân, phối hợp với huyện đoàn, Phòng giáo dục đào tạo huyện tổ chức biểu diễn. Cùng với hoạt động dạ hội văn hoá, văn nghệ truyền thống, huyện Nghi Xuân còn tổ chức giải bóng chuyền, nam, nữ, giải kéo co nam, nữ, đã thu hút hàng ngìn khán giả đến tham quan và cổ vũ. Đây là một hoạt động văn hoá, thể thao đư­ợc tổ chức hàng năm tại khu du lịch biển Xuân Thành, ngoài quảng bá du lịch còn là dịp để giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá và tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ.
Các hoạt động văn hoá, thể thao và các lễ hội truyền thống được tổ chức tại lễ khai trương đã làm sống lại khí thế hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử trên vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Cùng với các hoạt động văn hoá, vui chơi và giải trí, các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch nhà vư­­ờn, các cửa hàng bán lẻ cũng đã chuẩn bị đầy đủ số lượng hàng hoá và thực phẩm tươi sống để phục vụ du khách.
Đến với Nghi Xuân trong mùa du lịch năm nay, ngoài thưởng thức, những món ăn đặc sản của vùng văn hoá ẩm thực Hồng Lam, du khách còn được tận hưởng sự trong lành của biển cả bao la, hay ngắm nhìn những dòng nước trong xanh, bên bờ kênh thơ mộng. Từ khu du lịch biển Xuân Thành, du khách có thể đi tham quan đất giáo phường Cổ Đạm, nơi đây là một kho tàng đồ sộ về văn hoá dân gian và nghe hát ca trù, tham quan khu di tích nhà thờ Đinh Lễ là một ông tổ của nghệ thuật ca trù, đình Hoa Vân Hải một di tích lịch sử văn hoá đặc sắc của dân tộc và thăm thú các phong cảnh đẹp ở Nghi Xuân,hay đến tham quan các khu di tích lịch sử văn hoá, khu di tích Đại Thi Hào Nguyễn Du, khu di tích Nguyễn Công Trứ, đền chợ Củi Xuân Hồng, đền thờ Lý Nhật Quang và  thầy địa lý Tả Ao......
Trong công cuộc đổi mới hôm nay, Nghi Xuân đang triển khai nhiều dự án lớn để phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ thương mại trên địa bàn, như công trình tuyến đê Hữu Sông Lam, hồ chứa nước Xuân Hoa, khu công nghiệp Gia lách, cảng cá Xuân Hội, sân gôn, trường đua chó Xuân Thành, khu lưu niệm Đại Thi Hào Nguyễn Du ..... hạ tầng kiến trúc của Nghi Xuân đang được Ngân hàng phát triển Châu Á, ADB hộ trợ đầu tư, như Quảng trường Nguyễn Du, khu trung tâm bãi tắm Xuân Thành và hệ thống giao thông. Từ các nguồn vốn đầu tư, xây dựng đã tạo cho Nghi Xuân, những dáng vóc và diện mạo mới để phát triển kinh tế và thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn.
Cùng với phát triển kinh tế, huyện Nghi Xuân cũng đang tập trung, khôi phục các giá trị văn hoá phi vật thể và đầu tư mở rộng qui hoạch các khu di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng cấp Quốc Gia, trong đó khu di tích Đại Thi Hào Nguyễn Du đã được Nhà nước xếp hạng khu di tích Quốc Gia đặc biệt là một trong những nguồn lực quan trọng để kết nối và tạo ra một quần thể du lịch văn hoá, du lịch tâm linh, gắn với du lịch biển, nhằm thu hút du khách đến với Nghi Xuân ngày càng đông hơn./.
Đình Sơn




Tiền đâu ra xây dựng Nhà thờ tổ ông Nguyễn Sinh Hùng?


Cả tuần trước dân cư trên mạng bàn tán xôn sao về việc Chủ Tịch Nguyễn Sinh Hùng làm lễ động thổ xây nhà thờ Tổ của mình ở Nghệ An vô cùng hoành tráng. Nhưng không ai biết tiền ở đâu ra và sẽ tốn bao nhiêu để làm một khu đền thờ hoành tráng như vậy. Trên các tờ báo lề Đảng không ai nhắc đến tên một người phụ nữ luôn đi cạnh vị CHủ Tich Quốc Hội và đứng trong hàng xúc cát từ trong mấy mục gỗ đổ ra ngoài mà người ta gọi là lễ động thổ! Người đó chính là bà Thái Hương, vừa là chủ nhân của Ngân hàng Bắc Á, vừa là chủ công ty Cổ Phần TH với dự án nuôi bò tại 29 ha ở Nghệ An.

Bà Thái Hương - Người bỏ ra 150 tỷ để xây nhà thờ Tổ Nguyễn Sinh Hùng

Theo báo cáo được chính NH Bắc Á công bố đến 31/12/2011:
1.     Vốn chủ sở hữu 3.000 tỷ đồng
2.     Tổng dư nợ : 2.344 tỷ đồng, trong đó nợ NHNN 3.327 tỷ và nợ của các Tổ chức tín dụng khác là 8.957 tỷ - Đây chính là khoản tiền chi viện của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp (Gọi tắt Agribank) và BIDV, đến giai đoạn hiện nay số tiền được hai ngân hàng này chi viện đã trên 10.000 tỷ.
Đồng thời chính Công ty CP TH của bà Thái Hương cũng được chính Agribank và BIDV cho vay từ nguồn vốn ưu đãi của Chính Phủ dành cho nông dân lên tới 10.000 tỷ đồng chỉ trong vòng 08 tháng vừa qua.Một câu hỏi đặt ra: Trong khi Ngân hàng nhà nước (NHNN) đang xiết chặt tín dụng, không có bất cứ một doanh nghiệp nào có thể vay được tiền và hơn 200.000 doanh nghiệp đã chết, vậy bà Thái Hương là ai mà được ưu ái như vậy? Xin thưa: Thứ nhất, Bà Thái Hương là người đồng hương với Chủ tich Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng. Thủ Tướng Dũng và Thống đốc Bình đã ra tay giúp bà Thái Hương để đổi lại ủng hộ của Nguyễn Sinh Hùng và đó là lý do vì sao tại Quốc hội khoá 3 này Thống đốc Bình đã thoát chất vấn cho dù rất nhiều bức xúc của cử tri cả nước gởi gấm đại biểu của mình cần có câu trả lời khi chỉ một thời gian ngắn lên tại vị ở vị trí Thống đốc NHNN đã làm cho nền kinh tế bị suy thoái với việc xuất hiện hàng loạt những việc bất bình thường trong chính sách và trong thực hiện tái cấu trúc ngân hang mà dư luận cả nước xôn sao về sự chi phối bởi nhóm lợi ích ….


Thứ hai, để trả công, chính bà Thái Hương là người đã và sẽ bỏ ra 150 tỷ đồng xây dựng đền thờ Tổ cha mẹ Bác Hồ mà ngày 10/6/2012 vừa rồi Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã về dự lễ động thổ.



Thực chất đến thời điểm tháng 9/2011, Ngân hàng Bắc Á đã mất trắng 5.000 tỷ đồng do chính bà Thái Hương lợi dụng mình cũng là chủ của NH Bắc Á nên đã rút toàn bộ tiền huy động của dân trên 9.000 tỷ tài trợ cho các dự án của mình và không có khả năng trả nợ. Thay vì, NH Bắc Á sẽ phải đưa vào danh sách tái cấu trúc, sáp nhập và bà Thái Hương chắc chắn sẽ bị khởi tố vì những hành vi phạm pháp của mình trong việc cố tình lừa đảo lấy tiền của người dân đổ cho dự án của riêng mình dẫn đến không có khả năng trả nợ. Vậy mà lại được NHNN cùng hai ông anh cả Agribank và BIDV rót xuống 10.000 tỷ đã phù phép biến bà Thái Hương không những thoát khỏi phá sản, tù tội, lại bỗng nhiên trở thành doanh nhân ‘có tâm’ ‘xây dựng nhà thờ tưởng nhớ đến ông tổ của Đảng CSVN’!
 Lấy được 10.000 tỷ của nhà nước, lại thoát tù tội mà chỉ phải chi có 1.5% - 150 tỷ đồng thì cũng còn quá hời! Đúng là “không nghề nào ‘hời’ bằng nghề mua vua, bán chúa” – Câu nói của Lã Bất Vi dù hang ngàn năm rồi quả vẫn không ngoa!
 Tóm lại: Nếu doanh nghiệp nào muốn vay được tiền của Ngân hàng thì cần phải xây them mấy cái nhà thờ Bác Hồ nữa!




30/4, tôi nghĩ về Thủ tướng


 Toàn dân đang chuẩn bị reo vang khúc nhạc chào mừng 38 năm ngày thống nhất đất nước. Ngày lễ 30/04 bước ra đường đâu đâu cũng thấy rợp một màu cờ đỏ sao vàng, những băng rôn, áp phích chào mừng… Nhà nhà bắt đầu dắt nhau về thăm quê, người người lại í ới gọi nhau: khoác ba lô đi du lịch nào! Nghỉ lễ dài thế cơ mà, không đi thì có mà phí! Mà thật, không đi thì phí quá đi chứ!

Vậy mà tôi lại thấy có một người cứ “bỏ phí” hết ngày nghỉ lễ này sang ngày nghỉ lễ khác, hết năm này lại sang năm khác. Và con người không có ngày lễ đó mà tôi đang nhắc đến ở đây không ai xa lạ mà chính là chú Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhà ta đấy các bạn ạ! Tôi tự hỏi: 30/4 này, Thủ tướng ngài nghĩ gì? Ngài có muốn về quê thăm những người thân như mọi người không? Ngài có muốn cùng gia đình mình đi du lịch ở đâu đó không? Hay đơn giản hơn là ngài có muốn được ở nhà chỉ để được ngủ nướng, xem ti vi, chở vợ đi thăm bạn bè, hay ăn bửa cơm họp mặt gia đình… như chúng tôi vẫn làm vào những ngày nghỉ lễ này không?

Tôi là người thích xem thời sự và thường xuyên theo dõi tin tức của đất nước mình. Có lẽ vì thế mà tôi luôn dành một sự quan tâm đặc biệt tới các hoạt động của Thủ tướng

Tôi biết rằng chặng đường chiến đấu và cống hiến của Thủ tướng là cả một hành trình dài đầy nỗ lực để xứng đáng với kỳ vọng và trọng trách và nhân dân giao phó, tuy rằng khó tránh những khuyết điểm nhưng có một điều không thể phủ nhận đó là “Thủ tướng đã cho thế giới có một cái nhìn khác về Việt Nam”.

Tôi xin được chia sẻ với các bạn một vài suy nghĩ của tôi…

Tôi là một người con đất Việt và tôi luôn tự hào vì nơi mình được sinh ra và được cống hiến sức mình cho đất nước hình chữ S này. Công việc của tôi hàng ngày vẫn là: chịu trách nhiệm chính cho sự tồn tại, duyệt và đưa ra kế hoạch phát triển công ty… Vâng đó chính là công việc của một người quản lý… Từ những kinh nghiệm làm quản lý, tôi nghiệm ra rằng, để quản lý một công ty nhỏ không phải dễ, quản lý một công ty tầm lớn hơi đã là chuyện không đơn giản… Giờ đây để quản lý một đất nước lại càng khó biết bao nhiêu?!… Cái khó lớn nhất là làm sao để cho mọi người hiểu mình mong muốn điều gì cho đất nước? Lãnh đạo cần tầm nhìn, cần lòng tin, cần sáng tạo, cần can đảm, cần khả năng khơi lửa trong lòng những người cấp dưới theo mình… vậy làm sao khơi lửa trong lòng của mọi người đây?

Lãnh đạo là phục vụ. Lãnh đạo luôn suy nghĩ rằng mình không chỉ dựa vào quan niệm cấp dưới có 8 tiếng một ngày trong cơ quan để hoàn tất công việc mình làm, mà hoài bão lớn hơn nữa là phải làm tốt những mong muốn của toàn dân… nhưng không phải ai cũng hiểu chuyện đó mà thậm chí còn có rất nhiều những kẻ dèm pha, đặt điều, nói xấu, ngấm ngầm… để hạ thấp uy tín lãnh đạo nhằm thực hiện những mưu đồ cá nhân riêng.

Nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn một câu chuyện:

Xưa có một người kỳ tài về vẽ tranh, nhưng ông cũng có một quan niệm sống rất “nghệ thuật”. Khi ở tuổi về già, ông muốn truyền thụ lại những kinh nghiệm vẽ tranh của mình, những nghệ thuật sống của mình nên ông đã mở lớp dạy vẽ. Trong lớp học vẽ có một học trò rất được ý ông, từ tính cách cho đến đam mê ông cảm thấy cũng gần giống mình. Trước khi hoàn tất khóa học vẽ, ông đã cho gọi anh chàng này vẽ ra 1 bức tranh xem như để kết thúc phần học của mình. Ông nói:

- Con hãy vẽ 1 bức tranh mà con cho rằng thật đẹp, nếu được mọi người công nhận thì ta xem như con đã được chứng nhận là một họa sĩ giỏi thật thụ.

Anh học trò đồng ý và đã vẽ 1 bức tranh thật đẹp sau đó đưa cho thầy mình xem, ông thầy liền nói:

- Bây giờ con hãy đem bức tranh của mình mang ra giữa phố chỗ đông người qua lại nhất và đặt bức tranh của mình lên, bên dưới bức tranh con hãy ghi dòng chữ: “Đây là bức tranh đẹp nhất, tôi rất cám ơn nếu mọi người nếu thấy có chỗ sai thì hãy lấy bút đỏ bên dưới đánh dấu chéo vào nơi đó”.

Một tháng sau anh quay lại lấy bức tranh đưa cho thầy mình xem. Kết quả là bức tranh đó bị đánh dấu chéo đỏ khắp nơi, dường như bức tranh đang bị nhuộm đỏ bởi các dấu chéo.

Anh học trò rất buồn, vì thấy đó là công sức và tâm huyết của mình nhưng kết quả không như mong muốn. Thầy anh ta xem bức tranh qua sau đó liền bảo anh ta vẽ một bức tranh khác. Anh học trò về vẽ bức tranh thứ 2, khi đã hoàn tất, anh đưa cho thầy mình xem bức tranh đó và lần này thầy anh lại bảo:

- Con hãy mang bức tranh này đặt lại nơi ấy. Nhưng lần này con hãy ghi bên dưới dòng chữ: “Đây là bức tranh đẹp nhất. Tôi rất cám ơn nếu ai đó có thể phát hiện ra cái sai và hãy lấy cọ màu đặt bên dưới bức tranh này giúp tôi sửa lại chi tiết sai đó”.

Ông còn dặn học trò mình hãy lấy bút, cọ màu vẽ đặt bên dưới bức tranh đó, và để bức tranh ở đó 2 tháng. Hai tháng sau, anh học trò quay lại lấy bức tranh và đưa cho thầy mình xem. Anh rất ngạc nhiên khi thấy bức tranh của mình chẳng hề bị sửa lại. Thầy anh liền bảo:

- Con thấy đó, ở mỗi người có những ưu điểm và khuyết điểm. Nhưng người khác chỉ nhìn thấy khuyết điểm của mình. Họ dám chỉ ra khuyết điểm của người khác nhưng khi bảo họ khắc phục thì họ lại không dám làm.

Tôi đã nghiệm ra được rất nhiều điều bổ ích từ câu chuyện trên, và tôi mong rằng các bạn hãy luôn nhìn, đánh giá người khác bằng thái độ khách quan, ghi nhận cả ưu và khuyết điểm của họ. Cũng như vậy các bạn hãy đừng chỉ nhìn vào những điều chưa hoàn thiện của Thủ tướng mà hãy nhìn nhận vào những sự cống hiến của ông ấy. Vì như câu chuyện trên đã nói nếu chúng ta chỉ nhìn nhận bằng khuyết điểm thì cho dù bức tranh có đẹp đến thế nào đi chăng nữa cũng sẽ đầy những dấu gạch chéo màu đỏ.

Vài dòng tâm sự gửi Thủ tướng,

Bạn đọc Bình Minh

Người cắm cờ giải phóng trên Dinh Độc Lập qua đời


Đại tá Bùi Quang Thận, người chỉ huy chiếc xe tăng 843 đầu tiên húc đổ cánh cổng và là người cắm cờ giải phóng đầu tiên lên nóc Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30-4-1975, đã đột ngột qua đời ngày 24-6 tại quê nhà ở Thái Bình, hưởng thọ 64 tuổi.
Tin từ UBND tỉnh Thái Bình cho biết, Đại tá Quân đội nhân Việt Nam Bùi Quang Thận, người cắm cờ giải phóng trên dinh Độc Lập vào ngày 30-4-1975 lịch sử, đã đột ngột qua đời tại nhà riêng ở xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) vào hồi 15 giờ 30 phút ngày 24-6, hưởng thọ 64 tuổi.

Lễ viếng Đại tá Bùi Quang Thận diễn ra trong ngày 25-6, lễ truy điệu từ 7 giờ 30 phút, an táng cùng ngày 25-6 tại nghĩa trang quê nhà xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy.

Đại tá Bùi Quang Thận, sinh năm 1948, tham gia quân đội năm 1966 khi vừa bước sang tuổi 18 và trưởng thành từ pháo thủ lên Đại đội trưởng Đại đội 8, Trung đoàn tăng thiết giáp 202.

Ông đã tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trên cương vị Đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203 thuộc Quân đoàn 2, đơn vị trực tiếp đảm nhiệm việc đánh chiếm dinh Độc Lập trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Trung uý Bùi Quang Thận nhảy khỏi chiếc xe tăng 843, mang lá cờ giải phóng chạy vào Dinh Độc Lập - Ảnh: Tư liệu


Chỉ huy chiếc xe tăng T54 mang số hiệu 843 đi đầu đội hình tấn công, húc đổ cánh cổng phụ và tiến vào dinh Độc Lập trưa 30-4-1975, Trung uý, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận đã cầm lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chạy vào trong dinh và yêu cầu được dẫn lên chỗ cắm cờ.

Hạ lá cờ của chính quyền Sài Gòn xuống, Trung uý Bùi Quang Thận đã viết tên mình vào một góc lá cờ cùng thời gian chính thức lá cờ được kéo lên nóc dinh Độc Lập là 11 giờ 30 phút ngày 30-4. Giây phút này đã trở thành một mốc lịch sử trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


Ấn tượng "sốc" về Sài Gòn 30/4 của phóng viên AP


Không trả thù hay bắn giết bạo động, quân Giải phóng vào nội đô Sài Gòn một cách thanh bình nhất, khiến phóng viên kỳ cựu của AP sửng sốt.


Chứng kiến của một phóng viên Mỹ
Sáng 30/4/1975, người Mỹ đã di tản hết khỏi Sài Gòn nhưng trong một căn phòng nhỏ trong khách sạn Caravelle ở trung tâm thành phố, Peter Arnett cùng 2 đồng nghiệp vẫn ở lại theo dõi chiến sự. Là một phóng viên của hãng tin AP của Mỹ, Peter Arnett đã đến Việt Nam từ năm 1962 trong vai trò một phóng viên thường trú chuyên theo dõi chiến tranh. 

Cuối tháng 4/1975, mặc dù được bố trí di tản, Peter cùng với 2 đồng nghiệp khác tình nguyện ở lại để được tận mắt chứng kiến kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam ác liệt và tốn kém mà họ, với tư cách là một phóng viên Mỹ đã theo dõi nhiều năm qua. 



Peter Arnett (người đứng sau hai chiến sĩ Giải phóng) cùng các đồng nghiệp đang xem hai người chiến sĩ chỉ con đường họ đã tiến vào Sài Gòn trên bản đồ (Ảnh chụp lại từ Hồi ký của Peter Arnett). 

Trước khi cờ cách mạng treo trên dinh Độc Lập 5 phút, Arnett đã rời văn phòng AP ở khách sạn Caravelle để xuống đường quan sát. Anh viết: “Tôi xem đồng hồ của mình: 11h25. Tôi nói với George sẽ đi ra ngoài xem xét tình hình. Một đám lính Cộng hòa chạy tới đường Tự Do, nhảy lò cò vì họ đang tháo bỏ giày, áo và quần trong khi chạy. Họ chạy qua tôi và biến mất trong một hẻm”. Vài phút sau, xe tăng của quân Giải phóng húc cổng sắt của dinh Độc lập tiến vào.


Tiến về phía trụ sở Bộ Quốc phòng của chính quyền Sài Gòn, Peter thấy trên đường ngày một xuất hiện nhiều người hơn. Sự sợ hãi về một thảm kịch tàn sát đã hoàn toàn biến mất: “Mọi người đổ ra đường, nỗi sợ hãi về một thảm kịch tức thời đã biến mất. Một người lính Cộng Hòa mặc quần kaki và áo phông trắng đứng trước tôi, tôi chứng kiến anh ta xé chiếc hình ID từ vòng cổ và ném xuống đất. Tôi đi qua cổng Bộ Quốc phòng ở đường Gia Long và đi vào sân, nơi có nhiều sĩ quan Cộng Hòa mặc quân phục với những người dân mặc quần áo màu đen được cho là các cán bộ Cộng sản. Khi tôi giơ máy ảnh lên, một trong các sĩ quan Sài Gòn nói với tôi bằng tiếng Anh “đừng chụp” và anh ta giơ tay lên. Tôi mỉm cười và tiếp tục chụp, tự nghĩ: “Tôi không nghĩ bạn ở vào vị trí để ra lệnh nữa”.
Trên đường trở lại khách sạn Caravelle, Peter bất ngờ chạm trán 1 chiếc xe Molotova của Nga, phía sau có nhiều quân Giải phóng tiến đến. Nỗi lo sợ bị bắn giết khiến trống ngực Peter đập hơn trống làng. Nhưng không có điều gì bất trắc xảy ra cho người phóng viên, toán quân đi thẳng qua anh ta. Khi Peter nhìn về cột cờ của khách sạn thì phát hiện ra một băng rôn lớn màu xanh lá cây của quân Giải phóng đã được căng lên từ khi nào. Anh ta bước lên cầu thang và nghĩ thầm “Điều này là kết thúc cho tất cả những gì mà một thế hệ Mỹ đã chiến đấu chống lại và mấy đời Tổng thống Mỹ đã âm mưu ngăn cản. Cái kết thúc đến quá nhanh và thoái trào”.
Ngạc nhiên và hụt hẫng
Trở lại văn phòng, Peter dường như vẫn chưa hết hồi hộp. Anh ta viết: “Tôi lách qua đám đông tụ tập quanh cửa văn phòng và cảm thấy mệt mỏi quỵ xuống. Esper nhìn tôi. Tôi hoàn toàn cứng lưỡi. George dìu tôi lại một máy đánh chữ. - Peter, có vấn đề gì không vậy? Tôi nghe thấy anh ta hỏi. Tôi ra hiệu lấy giấy và đánh bản tin bắt đầu bằng: Sài Gòn, 30/4, Quân Giải phóng chiếm đóng Sài Gòn một cách thanh bình ngày hôm nay, họ hành quân trên những đại lộ đầy cây bên đường trên những xe tải cùng cờ bay phấp phới. Người dân Sài Gòn đứng chứng kiến hai bên đường. Không một tiếng súng nổ”.
Bản tin vừa được chuyển đi thì bất chợt Kỳ Nhân, một cộng tác viên ảnh của văn phòng xuất hiện cùng với 2 chiến sĩ quân Giải phóng. Điều đầu tiên mà Peter nghĩ đến là sẽ bị bắt hoặc giam giữ nhưng anh ta hoàn toàn cảm thấy nhẹ nhàng vì câu chuyện của anh ta đã chuyển về tòa soạn bên Mỹ. Bất ngờ Kỳ Nhân nói bằng tiếng Anh “Tôi đảm bảo sự an toàn cho văn phòng AP. Anh không có gì phải lo lắng”. Thì ra Kỳ Nhân vốn là người của Cách Mạng đã cài vào làm cộng tác viên cho hãng AP 10 năm nay mà không ai hay biết. Giờ đây, anh ta nhận nhiệm vụ làm điều phối viên báo chí quốc tế ở Sài Gòn.
Buổi chiều đến trên thành phố vừa được giải phóng không có gì khác biệt là mấy. Trên đường, bộ đội và người dân vẫn đi lại nườm nượp. Peter lại cùng với một đồng nghiệp đi ra ngoài phố để nắm bắt tình hình. Nhưng những điều mắt thấy tai nghe của Peter khiến anh ta ngạc nhiên xen lẫn phần nào thất vọng khi không hề có sự tàn phá đổ máu nào cả. 
Người phóng viên kỳ cựu của AP viết: “Franjo và tôi trở lại đường phố, thấy đám đông ra khỏi chỗ ẩn nấp, hòa cùng những người lính chiến thắng và nói chuyện trên các góc phố hoặc tụ tập ở vỉa hè. Một giờ trước đó, dân chúng còn e ngại, nhưng rồi lấy lại sự tự tin tức khắc. Tôi gặp một nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại giao, một người bạn thân của gia đình Nina (vợ của Peter) đi dạo cùng vợ trên đường Tự Do và ông ta giật tay áo tôi: Peter, tôi không hiểu điều này. Tôi đến Paris cùng lực lượng giải phóng Pháp năm 1945 và họ tổ chức bằng cách cướp phá một số nơi. Họ bắn một số gái điếm và ngay sau đó là những hành động tàn ác khác chống lại những người cộng tác. Những những người Cộng sản này họ chẳng phản ứng gì hết. Vợ ông ta xen vào: Họ quá tôn trọng chúng tôi. Tôi không hiểu nổi nữa”.
Những gì vừa chứng kiến cũng đang khiến chính Peter rất ngạc nhiên và xen chút hụt hẫng vì mọi sự không như dự đoán của mình. Suốt 13 năm nay theo dõi chiến tranh Việt Nam, Peter có thể được xem là một trong những phóng viên am hiểu về cuộc chiến này nhưng sự tiên đoán của Peter về cách kết thúc chiến tranh thì hoàn toàn trật lất: “Trong 13 năm viết về chiến tranh Việt Nam,tôi chưa bao giờ mơ nó kết thúc theo cách như buổi chiều nay. Tôi nghĩ rằng nó có thể kết thúc bằng một cuộc thanh toán chính trị giống như ở Lào. Thậm chí, một trận đánh sinh tử với thành phố còn lại trong tàn phá”. 
Tuy nhiên, nếu người phóng viên này hiểu rằng, dân tộc Việt Nam có truyền thống nhân đạo khoan hồng không nỡ sát hại kẻ địch khi chúng đã chịu thua thì anh ta sẽ nhìn thấy ở sự việc ngày 30/4 thật là logic.

Nguồn : Kiến Thức




29 tháng 4, 2013

Đại thắng mùa xuân năm 1975 - thắng lợi của niềm tin




Sáng 29-4, TP.HCM long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 38 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2013) và 127 năm ngày Quốc tế lao động (1-5-1886 – 1-5-2013).

Đông đảo các bạn trẻ cùng nhiều vị nguyên lãnh đạo và lãnh đạo đương nhiệm của Đảng, Nhà nước đã đến dự.
Đọc diễn văn, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân khẳng định giá trị và tầm vóc của cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của nhân dân Việt Nam với đại thắng mùa xuân năm 1975 vẫn mãi trường tồn. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, thành phố được giải phóng, hai miền Nam, Bắc thống nhất, giang sơn thu về một mối, đó là thắng lợi của niềm tin, của công lý, là thắng lợi của một miền Bắc hậu phương lớn và của miền Nam tiền tuyến lớn, là thành quả đấu tranh gian khổ, lâu dài với bao hi sinh, mất mát của quân và dân cả nước, trong đó có sự đóng góp xứng đáng của Đảng bộ và quân, dân Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Chủ tịch Lê Hoàng Quân cho biết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP quyết tâm xây dựng TP.HCM ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từng bước đưa TP trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam á.



Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP Trần Thanh Hải khẳng định một trong những trọng tâm trong thời gian tới của tổ chức công đoàn TP là nắm chắc tâm nguyện của người lao động, có tiếng nói trung thực và kiến nghị kịp thời với Đảng để không ngừng hoàn thiện các giải pháp chăm lo phát triển đội ngũ công nhân và Tổ chức công đoàn vững mạnh.



Nhận diện nhóm lợi ích


“Hiện tượng giàu lên rất nhanh, có nhiều nhà đất và có khối lượng lớn về tài sản, tiền bạc của một số cán bộ có chức, có quyền trong một số cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng càng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân không khỏi nghi ngại là có việc làm ăn, có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm”, đó là nhận định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong một đề tài nghiên cứu mới đây, được công bố hồi đầu tháng 4 tại Đà Nẵng.


Những hình ảnh về “khu dinh cơ đồ sộ” của nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô được báo chí đăng tải gần đây đã gây bão trong dư luận. Khu dinh cơ là sự tương phản gay gắt với cuộc sống của phần lớn người dân đang sống dưới ngưỡng đói nghèo ở tỉnh miền núi xa xôi này. Đã không có lời giải thích nào được chủ nhân đưa ra, song, nếu có cũng sẽ không thuyết phục. Hà Giang vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào ngân sách trung ương, còn nhiều doanh nghiệp trong tỉnh vẫn đang là nạn nhân của thời kỳ “đại công trường” của tỉnh này chỉ vài năm trước. Bằng cách nào mà vị cựu quan chức có thể xây một dinh cơ như vậy?

Câu chuyện trên chỉ là một trong danh sách dài các câu chuyện không có hồi kết về cuộc sống xa hoa của rất nhiều người sau khi nghỉ hưu, hay thậm chí còn đương chức. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng ghi nhận hiện tượng này trong một đề tài nghiên cứu: “Trong khi mặt bằng kinh tế chung còn thấp mà trong xã hội có một số người chơi ngông, xài sang hơn cả ở các nước phát triển thì đó là điều khó chấp nhận, đa phần là những người có được nhiều tiền nhờ sự kiếm chác một cách khuất tất, mờ ám… Thói hưởng lạc, sống gấp, hợm hĩnh, vênh vang về đồng tiền có được của không ít người là nhờ các mối quan hệ không bình thường với cán bộ, đảng viên có chức, quyền trong các cơ quan công quyền, hoặc có thể là do tham nhũng, ăn cắp, nhận hối lộ”. “Hiện tượng giàu lên rất nhanh, có nhiều nhà đất và có khối lượng lớn về tài sản, tiền bạc của một số cán bộ có chức, có quyền trong một số cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng càng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân không khỏi nghi ngại là có việc làm ăn, có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm”.
Đề tài nghiên cứu trên nhận xét, kể từ khi đổi mới vào năm 1986 đến nay, nạn tham nhũng của quan chức tăng lên rất nhanh, trong đó gần 32% liên quan đến doanh nghiệp. Tình trạng quan chức thông đồng với doanh nghiệp để vụ lợi ngày càng nhiều, có dấu hiệu trầm trọng hơn trong tất cả các lĩnh vực. Ủy ban Kiểm tra Trung ương liệt kê hàng loạt các hình thức sau.

Nhóm thân hữu. Ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến nhóm lợi ích trong việc vận động điều chỉnh chính sách. Không có bằng chứng pháp lý về nhóm thân hữu, nhưng trong thực tế, xung quanh một số nhân vật chủ chốt có vai trò quan trọng trong các quyết sách về kinh tế của Nhà nước đã thấp thoáng sự hiện diện của các doanh nhân thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Thậm chí, có một số tin đồn rằng, doanh nhân nào đó có thể dễ dàng ra vào nhà của một số nhân vật có quyền lực ở trung ương và địa phương. Nhóm thân hữu manh nha này có quan hệ hai chiều trong việc quan chức dàn xếp để doanh nghiệp nhận được ưu đãi, ngược lại, doanh nghiệp hoặc là đóng góp vào sự phát triển của địa phương để làm nổi bật thành tích của quan chức, hoặc là cung cấp cho bản thân quan chức các phương tiện để có thể leo cao hơn, để lo lót, chạy chọt khi doanh nghiệp phạm sai lầm và cung phụng cho những người thân thiết của quan chức. Đã xuất hiện hiện tượng các doanh nghiệp bao cấp cho một số quan chức các dịch vụ như chơi golf, du học, du lịch.


Nhóm chung lợi ích. Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra trích dẫn khảo sát năm 2012 do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức, theo đó có tới 40% số doanh nghiệp được hỏi thừa nhận họ có sử dụng quan hệ với quan chức để vụ lợi, và 43% không có ý kiến gì về vấn đề này. Hơn 19% doanh nghiệp được hỏi thừa nhận sử dụng hối lộ để đạt mục đích. Các cơ quan mà nhóm này hướng đến là các ủy ban nhân dân, các cán bộ quản lý ngành.


Nhóm lợi ích cục bộ. Nhóm cán bộ thoái hóa trong các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng quyền lực của nhóm để ăn chia với doanh nghiệp. Chẳng hạn, vụ án tham nhũng xảy ra tại trạm kiểm soát liên ngành Đồng Bành, Lạng Sơn. Tại đây, nhóm cán bộ công chức đã câu kết với doanh nhân bớt xén tiền thuế chia nhau và dùng tiền đó để hối lộ cấp trên nhằm thăng chức và trụ lại trạm lâu hơn. Không ít cán bộ ở trạm này đã lên chức trạm trưởng, trạm phó, phó phòng nghiệp vụ cục thuế tỉnh. Một số cán bộ ở cục thuế giữ quyền ăn chia bằng cách đề xuất với ủy ban nhân dân luân chuyển cán bộ tại trạm ba tháng một lần, ra văn bản thu mức thuế thấp hơn quy định, bố trí người tại trạm để thu “quả” thực…
 Quan chức sử dụng doanh nghiệp nhà nước để vụ lợi. Doanh nghiệp nhà nước có vị trí rất đặc biệt, quản lý khối tài sản khổng lồ, không đi kèm trách nhiệm giải trình cao nên khu vực kinh tế này là đầu mối để nhiều quan chức thiết lập các đường dây vụ lợi cho mình. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng quan chức tạo ô dù để bổ nhiệm những người thân tín vào các vị trí chủ chốt. Trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã chuyển cho một số quan chức các cổ phần béo bở đứng tên những người tin cẩn của quan chức. Quan chức nhờ người khác đứng tên kết hợp với cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thành lập các công ty tư nhân hoặc liên doanh, sau đó sử dụng doanh nghiệp nhà nước để đẩy các hợp đồng béo bở cho doanh nghiệp của họ nhằm thu lợi lớn. Quan chức che chắn để cán bộ quản lý doanh nghiệp làm sai quy định như mua bán tài sản không minh bạch để nhận hối lộ của bên cung cấp rồi chia nhau, tài trợ cho quan chức đi nước ngoài bằng chi phí của doanh nghiệp nhà nước…
Vụ lợi cá nhân. Khá nhiều cán bộ, công chức của Việt Nam đã chủ động đòi hối lộ mới giải quyết công việc, hoặc thực hiện sai chế độ chính sách có lợi cho doanh nghiệp hối lộ. Khảo sát năm 2012 của Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện cho thấy có gần 16% cán bộ công chức thừa nhận bắt gặp hành vi của cán bộ, công chức gọi điện, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân trong 12 tháng qua; gần 22% cán bộ, công chức bắt gặp hành vi của cán bộ, công chức khác cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc để đòi hối lộ. Theo số liệu của Bộ Công an, trong số những người phạm tội hối lộ, cán bộ công chức chiếm đa số, hơn 65%.

Gây phiền hà cho doanh nghiệp để đòi tiền hối lộ. Tình trạng này là tương đối phổ biến. Cuộc khảo sát nói trên cho thấy, 5% số doanh nghiệp cho biết họ nhận được đề nghị bán, cho thuê tài sản giá rẻ, 5% nhận được đề nghị tài trợ tham quan, chi tiêu cá nhân, 8% nhận được đề nghị tuyển dụng họ hàng của công chức, 15% nhận được đề ghị tặng quà.

Bảo kê cho các hoạt động phi pháp. Bảo kê của những người có chức quyền cho doanh nghiệp buôn lậu; hay bảo kê đối với các hoạt động mại dâm, buôn bán ma túy, gỗ lậu; hay bảo kê cho các nhóm người sử dụng đất công để trông giữ xe, làm dịch vụ.

Ngoài ra, còn có các hiện tượng quan chức hưởng hoa hồng vượt quá mức quy định công khai trong hợp đồng, hay lợi dụng thông tin công vụ để vụ lợi. Các thông tin sớm thường là thông tin quy hoạch đất, xây dựng và cải tạo đường giao thông, đô thị, dự án khu đô thị mới, dự án đầu tư công.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, hiện tại, một số doanh nghiệp còn tổ chức một bộ phận trực thuộc giám đốc hoặc hội đồng quản trị với chức năng duy nhất là duy trì và mở rộng quan hệ với chính quyền và cán bộ, đảng viên của chính quyền đó.

Từ những hình thức trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận xét, một số cán bộ, đảng viên có chức, quyền đã lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, câu kết, làm sân sau cho một số doanh nghiệp để trục lợi, hình thành các “nhóm lợi ích” không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, thậm chí có doanh nghiệp còn bỏ tiền mua phiếu cho quan chức lên vị trí cao hơn…

Ủy ban lo ngại rằng, bản chất mối quan hệ không bình thường giữa cán bộ, đảng viên có chức quyền với doanh nghiệp để trục lợi là một dạng tham nhũng đặc biệt, dẫn đến lợi ích nhóm có thể chi phối cả nền kinh tế, thậm chí là chính trị. Mối quan hệ không bình thường tạo ra môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh, bóp méo các chính sách của Nhà nước, thay vì ban hành để phục vụ lợi ích của đại bộ phận nhân dân, nó lại quay sang chỉ để phục vụ một số ít doanh nghiệp, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư chân chính.

Tư Hoàng

Chuyện ít ai biết về CT Nước Trương Tấn Sang


“Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương Tấn Sang hay Trương Tấn Hèn gì cả! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi phạm nội qui phòng thi nên tôi bắt! Đây là chỗ thi cử thì phải công bằng, nghiêm minh, hơn nữa vì đây là môn Luật, nếu muốn trở thành 1 Luật sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên bảo mọi người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, thì trước hết, những người này hôm nay phải biết làm gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng qui chế thi cử trước đã!…” - Cô giáo Ẩn

Người dân Việt Nam có bao giờ được trực tiếp bầu tổng thống hoặc bầu chủ tịch nước theo ý của dân không? Hay chỉ do đảng chỉ định? Nếu có được quyền tự do, dân chủ bầu chủ tịch nước thì ai dám bầu cái ông Trương Tấn Sang .

Ông Trương Tấn Sang, năm 2010 là thường trực Ban Bí thư trung ương đảng CSVN, hiện nay (năm 2012) là chủ tịch nước , một trong 4 người đã ra lệnh, hô hào học tập đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh. Câu chuyện về trường hợp của ông Sang sẽ giúp mọi người hiểu được rõ hơn về đạo đức cộng sản và nó cũng là 1 minh chứng điển hình cho đạo đức CSVN cùng bản chất của chế độ.

Vào những năm cuối của thập niên 80 và những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kể từ khi Khoa Luật của Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) chưa tách ra thành Trường Đại học Luật TPHCM như hiện nay (2012), ông Trương Tấn Sang, bấy giờ, với chức vụ là phó Bí thư Thành Ủy TP Hồ Chí Minh ghi danh học lớp Luật tại chức tại Khoa Luật trường này, với đặc điểm là ông rất thường xuyên bỏ học. Vào ngày thi tốt nghiệp, ông Sang đã lật tài liệu, vi phạm qui chế thi cử và Cô giáo Ẩn là giảng viên của Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và cũng là giám thị phòng thi hôm đó đã lập biên bản, xử lý.

Khi còn đi học tại chức, chưa đến ngày thi, thì hôm nào có đi học, ông Sang cũng đem theo 1 ông đệ tử để sai việc, người đệ tử này cũng đóng vai là học viên theo học luật cùng lớp luật với ông Sang. Vào ngày thi, chẳng biết ông Sang đã chuẩn bị từ trước như thế nào mà cái anh đệ tử đó cũng cùng đi thi chung phòng và ngồi phía sau lưng ông Sang, và rồi chính cái anh chàng đệ tử này là người chuẩn bị tài liệu và trình tài liệu ra cho ông Sang copy, “quai cop” ngay trong buổi thi. Sau khi bị cô giáo Ẩn bắt quả tang và lập biên bản, bắt ông Sang ký tên vào biên bản vi phạm qui chế thi, ông đệ tử đó liền khều khều vào lưng cô giáo Ẩn mà nói nhỏ rằng: “Cô giáo Ẩn à, cô tha cho ông ấy đi. Cô làm ngơ cho ông ấy việc này, cứ để cho ổng tiếp tục “thi” đi? Ông ta là ông Trương Tấn Sang – Phó bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đó, cô không biết sao ? !”  

 Cô giáo Ấn đã trả lời bằng một câu nói nổi tiếng, trước hội đồng thi, trước mặt bao Luật sư tương lai rằng: “Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương Tấn Sang hay Trương Tấn Hèn gì cả! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi phạm nội qui phòng thi nên tôi bắt! Đây là chỗ thi cử thì phải công bằng, nghiêm minh, hơn nữa vì đây là môn Luật, nếu muốn trở thành 1 Luật sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên bảo mọi người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, thì trước hết, những người này hôm nay phải biết làm gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng qui chế thi cử trước đã!…”.


Trước những chứng cứ rành rành, trước mặt bao thí sinh dự thi và trước những lời lẽ đanh thép của cô giáo Ẩn, không còn cách nào khác, ông Sang đành phải ký tên vào biên bản, bị thu hồi bài thi và bị buộc rời khỏi phòng thi nếu như không nói là “bị đuổi khỏi phòng thi” trước giờ nộp bài. Thế mà, trước khi kỳ thi công bố kết quả, cô giáo Ẩn bị chuyển công tác, bị đổi đi đến một nơi nào đó mà từ đó cho đến nay, không ai biết cô Ẩn đã bị chuyển đi đâu và sống chết ra sao? Trong khi đó thì kết quả kỳ thi năm đó, ông Trương Tấn Sang vẫn có tên trong danh sách thi đậu Cử nhân Luật (“?”), và sau đó ông Sang vẫn ngang nhiên nhận bằng Cử nhân Luật. Một chuyện bất công tày trời không ai có thể ngờ nổi, nó chỉ xảy ra trong nền giáo dục CSVN, trong chế độ cộng sản độc tài VN và chỉ có thể tồn tại được trong chế độ “dân chủ” theo kiểu cộng sản mà thôi!

Lên tiếng thay cho những người yêu chuộng công lý, tôi kính kiến nghị là sau khi Cách mạng Dân chủ thắng lợi, một trong những việc cần làm ngay là phải đưa vấn đề cô giáo Ẩn và ông Trương Tấn Sang này ra điều tra trước ánh sáng công lý để nhằm bảo vệ sự thật, đem lại công bằng, trả lại nhân quyền, nhân phẩm cho những người dám đứng lên chống lại bạo quyền cộng sản trong suốt thời gian qua!
Trên thì bị đảng, nhà nước CSVN đè xuống bằng những áp lực và chỉ đạo cải cách kỳ quặc… Dưới thì bị các cán bộ đảng viên, cán bộ nhà nước các cấp địa phương (như ông Trương Tấn Sang) lũng đoạn bạo hành, đâm phá từ dưới lên… thử hỏi còn gì nữa là một nền giáo dục, còn đâu nữa kỷ cương phép nước, còn gì nữa là công lý ?!

Trong những năm làm Chủ tịch rồi sau đó là Bí thư thành ủy TPHCM, ông Trương Tấn Sang đã để cho băng đảng xã hội đen Năm Cam hoành hành, hiếp đáp, hãm hại, khủng bố, giết chóc dân lành khắp thành phố HCM. Nó như là 1 tổ chức mafia vì nó thao túng cả chính quyền và ngành Công an. Khác nào ông Sang đã bao che cho băng đảng tội phạm Năm Cam? Bởi vì, với cương vị Bí thư thành ủy, lãnh đạo thành phố HCM lúc bấy giờ, ông Sang đương nhiên đã nhận được tin tức tình báo hàng ngày từ 2 lực lượng: An ninh Quân đội và An ninh Công an báo về và ông ta thừa sức biết Năm Cam là ai, đang làm gì? Vấn đề ở chỗ là tại sao ông ta đã làm ngơ, không xử lý?

Những đảng viên cao cấp của CSVN luôn hô hào công lý và dân chủ. Họ luôn cố làm như họ “rất yêu quí công lý và dân chủ”, nhưng tất cả chỉ là gian dối, mị dân. Những giả tâm của họ, những thủ đoạn gian trá của họ không bao giờ che giấu được ai lâu cả. Bất kỳ làm 1 việc gì, họ cũng luôn bất chấp thủ đoạn để vì mục đích tư lợi cá nhân, đầu cơ chính trị nhằm đánh bóng “uy tín chính trị” cho cá nhân và cho đảng độc tài chứ không bao giờ biết nghĩ đến lợi ích thiết thực của nhân dân, nhưng miệng lưỡi của họ thì lúc nào cũng ra rả rêu rao “vì nước, vì dân” “?”.

Trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam diễn ra vào sáng 20 tháng 12/2010, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương ( BCHTW) đảng, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang khi ấy đã giả nhân, giả nghĩa mà nói rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã và sẽ mãi mãi hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân…”. Câu nói của ông ta làm cho mọi người càng thêm lo lắng. Thử hỏi: Đảng CSVN đã và sẽ mãi mãi “phụng sự tổ quốc” kiểu gì? Sẽ mãi mãi “phục vụ nhân dân” kiểu gì? Mãi mãi phụng sự và phục vụ theo kiểu nói suông của những tên cướp luôn mang tâm địa nham hiểm, độc ác đúng không? Bởi vì ông Sang là một đảng viên cộng sản cao cấp bậc nhất, nhì của đảng, là người đại diện cho đảng, cho nên, bản chất của đảng cũng chẳng khác nào bản chất đạo đức thâm độc, đầy thủ đoạn gian manh để lừa dối, gây tai họa cho nhân dân như ông Trương Tấn Sang mà thôi!

Ông Sang luôn trấn áp quyền bảo vệ công lý của mọi người dân bất kể người đó là phụ nữ, bất kể người đó là giáo viên, là nhà trí thức! Nhìn vào thủ đoạn của ông Trương Tấn Sang đã “đối đãi” với cô giáo Ẩn của trường Đại học Tổng hợp TPHCM khi xưa thì liệu có ai tin nổi rằng đảng và nhà nước CSVN “ rất ưu ái trí thức” như ưu ái Giáo sư Ngô Bảo Châu hôm nay là 1 sự thật hay không? Hay chỉ là trò “ăn mày danh vọng”, nịnh bợ, bon chen theo thói háo danh để đầu cơ chính trị cho đảng cộng sản độc tài? Người của đảng là như thế, cho nên những mệnh lệnh, chủ trương của đảng ban ra cũng mang tâm địa thâm độc chẳng khác nào cách hành xử của ông Trương Tấn Sang như vừa nói trên mà thôi. Vậy mà, “đảng cứ tỉnh queo”, vẫn cứ khoác lên mình những chiếc áo ngụy trang, tạo 1 vỏ bọc thật là lịch sự, thật đàng hoàng, để vẫn tiếp tục mị dân, lừa dân với những “chủ trương rừng, mệnh lệnh rừng , chỉ thị, chỉ đạo rừng”.

Ông Trương Tấn Sang chỉ biết gian dối và tuyên truyền mị dân, lừa dân. Nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam còn chưa thể thoát được khi mà ách thống trị của chế độ cộng sản còn tồn tại! Vẫn còn đó những thủ đoạn của đảng CSVN, những thủ đoạn gian manh của những ông đảng viên cao cấp giống như ông Sang, giờ đây, họ đang cố sức làm bất cứ việc gì có thể làm được nhằm để cứu đảng chứ chẳng phải cứu dân. Điển hình như ngày 7 tháng 11 năm 2006, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khi còn đương chức đã ký Chỉ thị số 06-CT/TW, tổ chức cuộc vận động toàn đảng, toàn quân và toàn dân “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhằm làm cho toàn thể mọi người nắm vững “nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (“?”).

Cuộc vận động sẽ khởi diễn từ ngày 3/2/2007 và tổng kết vào ngày 3/2/2011. Hàng năm, cuộc vận động sẽ được sơ kết vào ngày 19 tháng 5 (Theo đảng CSVN, ngày 3 tháng 2 là ngày kỷ niệm thành lập đảng, và ngày 19 tháng 5 là ngày kỷ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh.). Trong cuộc vận động này, khi ấy, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh (khi còn tại chức) là Trưởng Ban chỉ đạo trung ương (T.Ư) Cuộc vận động; Trương Tấn Sang lúc bấy giờ là Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo T.Ư Cuộc vận động; Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban chỉ đạo T.Ư Cuộc vận động; Tô Huy Rứa lúc ấy là Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Phó Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư Cuộc vận động.

Có lần, tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí Việt Nam năm 2010, khi ấy do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trung ương Đảng Trương Tấn Sang và Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tuyên giáo trung ương Tô Huy Rứa chủ trì, được ông Trung tướng Vũ Hải Triều, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh, Bộ Công an báo cáo, khoe khoang rằng: Ông đã ra lệnh cho bộ phận kỹ thuật công an mạng phá sập hơn 300 trang báo mạng và blog cá nhân xấu, phản động có nội dung tuyên truyền chống đảng và nhà nước. Việc làm này của viên tướng công an CSVN nó thể hiện việc xài luật rừng ít nhất là ở 3 chỗ:

-Thứ nhất: Luật pháp VN cho phép “tự do báo chí” nhưng tại sao ông lại ngăn cản?

-Thứ hai: Ông dám tự tiện cho rằng ai đó có tội khi chưa có phán quyết của tòa án. Luật pháp “nghiêm cấm hành vi phá hoại tài sản người khác” nhưng ông vẫn cố tình ra lệnh cho quân lính công an của ông phá hoại theo luật rừng. Ông là thủ phạm đã phạm tội phá hoại tài sản người khác vì những trang mạng điện tử đó chính là tài sản của công dân. Chỉ khi nào tòa án tuyên án người nào có tội thì người đó mới có tội, trong khi, những trang báo điện tử đó cùng những chủ nhân của nó chưa được đưa ra tòa xét xử thì làm sao ông biết trang nào của ai là có tội hay không mà ông ta lại dám cho tất cả những trang báo đó đều là :“Xấu, là phản động, là phạm tội tuyên truyền chống đảng và nhà nước”?

-Thứ ba: Đảng và nhà nước chủ trương rằng: “VN sẽ là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”… Trong khi đó, ông Triều lại chỉ đạo cho công an phạm tội chống phá tình hữu nghị các quốc gia trên thế giới vì trong số các trang mạng ông đánh phá thì ngoài những trang tiếng Việt trong nước thì cũng có những trang báo điện tử ngoài nước. Tuy là người VN nhưng những chủ trang mạng này là những người có quốc tịch nước ngoài v.v…

Theo Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ :


"Tui sẽ quậy cho chúng nó nát bét ra..."


Tiền Phong không những phải gỡ bỏ tin đã đăng mà còn phải đăng tin cải chính sau khi trưc tiếp Nguyễn Văn Hưởng gọi điện chửi bới doạ nạt Tổng biên tập!

Cách đây 02 năm về trước có lẽ mọi người còn nhớ Phóng viên Hà Phan - Tổng thư ký của Tiền Phong bị bắt quả tang vì tống tiền doanh nghiệp. Sau đó vụ án đã bị bịt dần và khoanh vùng lại nên nhiều sự việc nhiều người chưa rõ.

Tiền Phong đã phải gỡ bỏ tin đã đăng

Trước Đại hội XI, tại thời điểm Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng như một kẻ tội đồ bị vạch mặt trên các phương tiện truyền thông và Quôc Hội Khoá XII đấu tố đòi phế truất vì sự đổ bể của Vinashin... Nguyễn Văn Hưởng đã quay đầu tìm Hồ Đức Việt để 'phò' với thoả thuận "Việt lên Tổng bí thư thì Hưởng sẽ lên Bộ Trưởng Bộ công an"!

Một mặt Hưởng đánh đòn gió viết đơn xin nghỉ hưu để đánh lừa dư luận không cảnh giác với y, cũng tương tự Nguyễn Tấn Dũng cũng làm đơn xin nghỉ vào thời gian này!

Thực chất Hưởng không bao giờ nghĩ đến cái cảnh mình phải về hưu! Do vậy y đã  âm mưu lật đổ cùng Hồ Đức Việt mà trong đó báo tiền phong với Đoàn Công Huynh chính là tay chân đệ tử của Hồ Đức Việt là cánh tay đắc lực cho kế hoạch "Đưa Hồ Đức Việt lên Tổng Bí thư để Nguyễn Văn Hưởng không những không phải về hưu mà còn vào  BCT và lên Bộ trưởng"!

Trong loạt bài về Vinashin, chính Hưởng là người đã thông qua Nguyễn Thắng Cảnh và Nguyễn Như Phong tuồn tài liệu cho Tiền Phong để đăng bài mở màn vạch mặt Nguyễn Tấn Dũng "Vinashin con tàu sắp chìm"! Bất cứ cuộc lật đổ nào cũng phải có một lực lượng 'bóng tối' đứng sau, đó là nguyên lý cơ bản! Không có một trong lực lượng an ninh hoặc Quân đội thì chẳng có ai ngây thơ để làm đảo chính' cả! Hồ Đức Việt - Đinh La Thăng - Đoàn Công Huynh - Tổng biên tập báo Tiền Phong đã rất tin tưởng vào thắng lợi của kịch bản 'soán ngôi' của Hồ Đức Việt vì được sự cam kết  của chính Tướng Nguyễn Văn Hưởng!

Có lẽ ít người biết đằng sau Tiền Phong và Hưởng chính là Đinh La Thăng, Họ Đinh này thuộc loại 'nhanh nhạy'  với cái tai'dài' và cái 'mũi thính' đánh hơi mùi xú uế bốc lên từ Nguyễn Tấn Dũng, chính Thăng đã 'mò' đến nhà Nguyễn Văn Chi và Hồ Đức Việt trong câu chuyện làm quà đã buông một câu bâng quơ "Tại sao lại bắt Petrovietnam gánh 2.2 tỷ cho Vinashin chứ?". Câu than vãn 'giả đò' của Thăng được phiên dịch ra rằng : "Thăng hoàn toàn không phải đệ tử 3 Dũng và việc phải gánh nợ ôm thay cho Vinashin là bị ba Dũng 'ép buộc'!"... Ít người biết rằng: Thực chất để nhận nợ hơn 2 tỷ cho Vinashin, Thăng đã được 'thầy ba' đánh đổi lại "Sẽ cho lên ghế Phó Thủ Tướng"! Sau này thầy ba không thể đưa loại 'thiểu năng trí tuệ' mà lắm tiền đến nỗi "Bây giờ mới biết tiền mốc là gì" - Câu nói nổi tiếng của Thăng - thì cũng được giải an ủi: Bộ Trưởng Bộ GTVT!

Nhưng có lẽ số của ba Dũng khi đó chưa tận số nên vì vụ bắt giữ Hà Phan, toàn bộ âm mưu lật đổ của Hồ Đức Việt bị bại lộ. Hưởng ngay lập tức quay 'phỏm' rất nhanh bỗng lại trở thành "chẳng qua để nhập vai vào phe cánh Hồ Đức Việt làm gián điệp 2 mang để giúp Thủ Tướng mà thôi!", nhưng Hưởng cũng không thể buông Đoàn Công Huynh vì sẽ bại lộ việc y là một trong những kẻ 'phản chúa', do vậy Đoàn Công Huynh và bộ sậu của Tiền Phong đã thoát khỏi bản án tù! Vì vậy mà Tiền Phong thấy Hưởng nổi nóng văng tục thì rúm vó làm bất cứ cái gì y buộc phải làm.

Thực tế cả 04 vị đã từ nhiệm tại ACB và Eximbank đều đã bị khởi tố bị can và đã bị bắt chỉ riêng ông Trần Xuân Giá do bị bệnh nặng nên được tại ngoại điều tra mà thôi.

Chỉ một vụ việc nhỏ như vậy cho thấy 'Ma xó' Nguyễn Tấn Dũng đã che chắn đến thế nào để bịt mắt nhân dân và đánh lừa thiên hạ về sức mệnh 'vạn năng' của y!!!! Con người đến liêm sỉ cũng không còn để 'tỉnh queo lên báo chí nhận "Thủ Tướng là người chỉ đạo sát sao bắt giữ Bầu Kiên, rồi lại đến bắt giữ Dương Chí Dũng, rồi khen thưởng Bộ công an có công bắt giữ..." ... trong khi đằng sau tấm màn công luận thì văng tục chửi thề chửi Bộ Trưởng Trần Đại Quang, chửi Tổng Bí Thư và đặc biệt trút căm hờn lên CTN Trương Tấn Sang theo đúng bản chất của anh y tá miệt vườn làm cho đến 90% Uỷ viên Trung Ương Đảng phải 'bụm miệng' không dám cười!

 Đến hôm nay cả nước đều nhìn thấy sự giãy chết của thầy trò Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Hưởng, chính vì vậy mà thầy trò đã bất chấp những thủ đoạn đê hèn, bẩn thỉu nhất vi phạm pháp luật đàn áp, bắt cóc, tống giam người vô tội, xử tù thật nặng các Bloggers và sau khi 'bắt tay thắm tình đoàn kết' với Tập Cận Bình - Cái cọc cuối cùng ba Dũng bám víu, quay trở về Việt Nam  đã ra lệnh cho Tô Lâm bắt bớ hàng loạt người thân, gia đình, chị em của các Bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Bùi Thị Kim Hằng... Trong những ngày tới báo hiệu sẽ còn rất nhiều người tham gia biểu tình chống Trung Quốc bành trướng sẽ bị bắt bớ đàn áp dã man.

Đồng thời chính Tô Lâm đã chỉ đạo cho lực lương an ninh khắp cả nước xộc vào tất cả các công ty, doanh nghiệp của những người mà Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Hưởng cho rằng đó là sân sau của Chủ tịch nước, Tổng Bí Thư, Bộ trưởng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh.... mà không cần phải quan tam đến Luật doanh nghiệp hay Luật pháp hiện hành... Đúng như lời ba Dũng đã tuyên bố với ông em vợ mình: "Phải quậy cho chúng nát bét ra..."

Việc kéo dài vị trí của Nguyễn Tấn Dũng là kéo dài sự tàn sát nhân dân và các doanh nghiệp vô tội!

Có thể nói: Chưa bao giờ nhân dân những người yêu nước chống Trung Quốc xâm lược và những người dân vô tội cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự đàn áp tàn bạo, vô lý và bất chấp Luật pháp như hiện nay. Việt Nam đang bị kéo lùi lại thời Trung Cổ, năm 2011 Việt Nam bị xếp hạng 172/179 về bóp nghẹt báo chí và vi phạm nhân quyền thì năm 2012 chắc chắn Việt Nam sẽ xuống cuối bảng nếu Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn tiếp tục ngồi đó thêm hai tháng nữa!

Các ngài Uỷ viên BCT và Uỷ viên Trung Ương hãy mở to mắt ra nhìn những gì đang diễn ra- Đó chính là trách nhiệm của các Ngài phải loại bỏ tên độc tài phát xít Nguyễn Tấn Dũng và tên đồ tể Nguyễn Văn Hưởng trả lại sự an lành cho nhân dân!

Trần Quốc Toản


Trang