31 tháng 10, 2012

NÓI KHOÁC GẶP THÌ

Chuyện nghe kể lại.

Có một anh nhà nghèo xác ,nghèo xơ  ở cạnh nhà ông trưởng giả ,ông ấy không có con trai  chỉ có ba người con gái .Hai cô con gái lớn đã lấy chồng ,người con gái út còn kén chọn .Anh chàng nghèo ta ngấp nghé  nhưng nhà thì không danh ,không phận ,đành lập mưu  họa may được vợ chăng. Nhà hắn có mấy bụi tre  ngày  hắn cứ ra chặt về chẻ lạt ,tết chổi đem phơi đầy sân ,tối lấy vào đến mai lại thế ,bấy giờ mùa màng xong rồi .Ông trưởng giả thường sang  nhà nó chơi ,lần nào cũng thấy anh nhà nghèo ngồi chẻ lạt ,tết chổi  ,lão nghĩ : "hẳn thằng này có nhiều tiền đây!"
     một hôm lão đem chuyện đó nói với vợ :
-Này bà nó ạ  !  Cái thằng ở bên nhà mình  ai ngờ nó lại có nhiều tiền đến thế !
-Sao ông nó biết?
-Hôm nào tôi sang  cũng thấy nó chẻ lạt ,tết chổi ,tất thị có nhiều tiền .
-Nếu thế thì nó giấu ở đâu?
-Thử để dò xem ,nếu thật nó có của mà kín đáo thế ,ta còn con  bé út nên gọi gả quách cho nó đi.
-Được thế thì còn gì hơn !
hai ông bà bàn như vậy .Từ đó ,ngày nào ông trưởng giả  cũng sang chơi nói chuyện  với anh nhà nghèo để dò  ý tứ .Một hôm anh ta nói rằng :
     -Thưa ông ,bên nhà ông có chiếc thuyền thúng  dạo này cũng để không ,ông cho tôi mượn một tối ,sáng mai xin trả .
      -Ừ đấy! lúc nào anh cần đến cứ sang mà  lấy .
   Tối hôm ấy anh chàng sang mượn thuyền  chèo đi chơi vớ vẩn đến sáng mới về .Trước khi đem trả ,anh ta lấy mấy trái chuối  và mươi đồng tiền lẻ bỏ rải rác trong lòng thuyền , người nhà ông trưởng giả nhận thuyền thấy về nói lại .Ông trưởng giả  mới nói với vợ rằng :
-Trời ơi! chắc thật rồi .
  Lập tức gọi anh ta sang gả ngay  con gái cho .Cưới xin xong xuôi ,anh nghèo từ đó thôi không chẻ lạt nữa ,còn chị vợ cứ đinh ninh  chồng mình có của  nên cũng không nói gì  đến chuyện ấy. Ăn ở với nhau được ít lâu  thì ông trưởng giả mất ,làm ma chay linh đình .Hai chàng rể lớn tranh nhau cỗ nọ ,cỗ kia ,vợ anh nghèo  mãi không thấy chồng nói chi cả  nên mới bảo rằng:
  -Các anh ấy phúng điếu sang trọng  thế .Không nhẽ  mình không có gì hay sao?
  Anh chàng túng thế  ra lấy cái thuổng  ném ra bụi tre  bảo vợ rằng:
   -Của đấy  ,ra đào lên mà cúng ông.
   Nói xong đi thẳng .Vợ mừng lắm ,vội ra lấy thuổng đào hì hục ,ai ngờ đào được vô số tiền bạc của nả  nhưng vì quá gấp không thể mua kịp trâu,bò lợn gà ,chị ta  bèn đưa  luôn một số tiền lớn .Tiếng đồn loang khắp cả làng ,ai ai cũng  nói rằng  cỗ người rể út to nhất cả .
Tiếng đồn đến tai anh chồng ,anh ta rất lấy làm lạ  bèn quay về xóm dò la  thấy quả nhiên như vậy  nên về thẳng nhà .Vợ chạy ra hỏi:
   Sao công việc như thế mà anh đi đâu?
  Anh ta mới làm bộ rằng:
   -Tao định đi mua con voi về để tế ổng ,chớ đi đâu.

GIẢI SẦU

       Phư Chu
Giới nữ được xem là dịu dàng ,mềm mại ,không mắc chứng nóng nảy dễ "Nổ tung" như đàn ông .Thế nhưng trong thế kỷ của "xì trét' ,các bà không tránh được bệnh...rầu rĩ ,chán chường và thế là nảy sinh ra nhu cầu ...giải sầu .
Bà Lê Uyên Linh  ,một nhân viên ngành thuế ,mỗi lần "Mệt cái đầu" là bà tìm cách làm cho cái bụng được "sung sướng" như một sự bù đắp ,để lấy lại cân bằng .Bởi thế bà luôn sẵn  danh sách các hàng quán  từ trong hẻm đến mặt tiền phố lớn .Thật ra ,bà không khoái bước chân vào nhà hàng  sang trọng ( hao lắm,mời thêm bạn bè chịu sao xiết) ,bà chỉ thích ngồi vỉa hè ăn ốc,trứng vịt lộn ...và chủ yếu là được xả hết bao bực dọc  với những ai muốn cùng bà chia sẻ .Ăn xong ,nói xong ,bà cảm giác nhẹ cả người  nhưng thân hình thì cứ lên cân không cản lại  được .Qua con đường ăn uống ,nỗi buồn hay bị "sếp"  đì của bà ở cơ quan  vẫn chưa chấm dứt ,thì phát sinh nỗi mặc cảm " Mập quá ,sợ ông xã chê!".phương án giải stress của bà tiêu hao nhiều tiền ,nhiều thời gian nhưng túm lại " sầu cứ vẫn sầu..."
     Một lần bị căng thẳng ,bà Trần Bình Thư ,một chủ tiệm gội đầu ở Sài gòn,không màng đến chuyện ăn uống vì " Buồn quá miệng đắng chát",nên bà tập trung vào lĩnh vực mua sắm .Gu mua sắm của bà là " Mua tùm lum tà la" rồi tính sau.Vì  thế ,mỗi lần bà buồn là nhảy lên taxi ra ngay các Plaza ,thương xá ...Nhìn ngắm lựa chọn  bỏ vào giỏ một số hàng hóa "xịn" bà cũng vui lên đôi chút .Thế nhưng sau khi sạch hết túi tiền ,bà vẫn chưa hết sạch  phiền muộn  ,nên tiếp tục "Giết " thời gian bằng cách đi dòm ngó ,sưu tầm các nhãn hàng hiệu mới nhập về .Khi nhìn thấy bao nhiêu là đồ  muốn mua ,mà không đủ tiền ,tự nhiên bà lại thấy... buồn thêm .Nỗi mặc cảm "Sao thiên hạ mua được,mà mình lại không mua được ?"Xâm chiếm tâm hồn bà .Ông xã bà không hề thông cảm ,mà còn cằn nhằn"bà vợ hoang phí " ,khiến bà cảm thấy cô độc trong căn nhà rộng lớn .
      Còn bà Cao Ngọc Mai ,một giáo viên thể dục thẩm mỹ ,thì trong lòng"Không còn một chút nắng" bà chỉ quan tâm đến việc làm đẹp .Vì thế mái tóc của bà  cứ chuyển màu theo tâm trạng ,và theo đó là màu môi ,màu phấn má ... Quan điểm của bà là càng buồn ,phải càng lộng lẫy  ,càng rực rỡ .Các tiệm tóc,mát xa ,trang điểm ...Mỗi lần biết bà  có chuyện buồn ,lập tức nhiệt tình phục vụ .Vậy mà khi soi gương ,thấy mình chẳng khác gì người mẫu ,diễn viên điện ảnh ,bà vẫn cười không nổi .Cứ nghĩ đến "có đứa "nào đã  nói xấu  bà với cấp trên  là khuôn mặt bà đanh cứng lại ,chứ chẳng tươi nổi .Nỗi buồn của bà còn lấn sang ông chồng .Mỗi lần ông xã về nhà trễ ,bà lại càng bực mình  vì " Vợ đẹp như vầy ,mà ổng chả thèm quan tâm"...
    Thể thao,thể dục được coi là một trong những giải pháp thoát  khỏi "Xì trét'  một cách an toàn và hiệu quả .Thế nhưng nhiều quý bà,quý cô giận chồng ,vào phòng tập  như một chốn hẹn hò "tập trung nói xấu ông xã".Để hết đau khổ,có nhiều quý bà tập thể dục chưa hết bài  đã rủ nhau đi ăn bún riêu ,bún bò và còn ăn cả phở  nữa ...Sau khi  các bà nói xấu ông xã (hoặc mẹ chồng  hay người khác...) ,nỗi đau không thể hết đau ,mà còn khiến cho "đương sự "cảm thấy buồn thêm  vì "sao  mình lại sống với một kẻ xấu thế !".
     Chẳng vậy  mà các nhà tâm lý  đưa ra một công thức chống" xì trét " :
   Không nên "soi' vào  nỗi đau ,buồn ,nỗi lo ,mà hướng ra ngoài giải trí lành mạnh  qua phim ảnh ,ca nhạc ... và đặc biệt là  nâng tinh thần lên  bằng cách giúp đỡ  những người khó khăn ,bệnh tật cần giúp đỡ.

29 tháng 10, 2012

SỞ TÔI

Đào Anh Tuấn

Ngồi buồn kể chuyện sở tôi
Nhân viên tám tiếng đứng  ngồi long nhong
Việc cả tháng ,một tuần xong
Nhàn cư thì phải cầm lòng ngồi thôi
Đã ngồi thì phải nói cười
Phải móc điếu thuốc,phải moi ấm chè
Một kẻ nói,chục người nghe
Chuyện dưới nói hết phải đè chuyện trên
Chuyện đứng đắn ,chuyện xỏ xiên
Chuyện trời, chuyện đất  liên miên tháng ngày
Người ta lo cấy,lo cày
Lo mưa ,lo nắng ,lo đầy bát cơm
Sở tôi  lo miệng ,lo mồm
Lo trò ,lo chuyện ,lo xôm bàn trà .

CHỊU LIỀN


Theo KÔNG FU báo nhân dân hàng tháng  số 25/Năm 1999.

Một trợ lý , nhân viên  trong một doanh nghiệp nhà nước  nói với sếp trưởng:
   Thưa anh ,công việc của tổng công ty bận tối ngày ,anh cũng phải dành thời gian  cho riêng mình thư giãn một chút chứ !
   Sếp cười khùng khục:
         -Đi săn bắn ,nhàm rồi ,đi du lịch  ,quanh quẩn vài nơi đâm chán ,vậy còn  chỗ nào đi nữa chú em?
         -Còn.Nghe anh em nói ,sếp nhảy giỏi như vũ sư .Em biết có một quán "Đăng xinh" vui lắm thưa sếp!
    Ngày mai gặp lại ....... Đêm qua ,sếp nhảy đẹp đến sững sờ .Bé Lan  cứ quấn lấy sếp .Sinh viên gốc đấy ,chứ không phải vũ nữ chuyên nghiệp đâu,sếp ơi!
             -Cũng tàm tạm .Tiếng ăng lê giỏi ,niềm nở ,hoạt bát .Điểm đạt 9,5 .Hay là ta tuyển vào công ty,làm lễ tân ,làm thư ký gì đó .Chú em nghĩ đại đi cho anh .
             - Em đã có dự kiến rồi .Đợi anh đi ký hợp đồng  ở XIN-GA-PO về, ta tính .
  -Ờ ,ờ  .Vậy sao không tính luôn ,đỡ cho tổng công ty khỏi phải tìm  thuê phiên dịch viên!
   Trợ lý  vỗ trán bồm bộp :
                - Có thế mà em nghĩ không ra .Hèn chi mà anh em khen  sếp lắm sáng kiến  mỗi khi gặp việc  bí .Bé Lan theo sếp  đi công chuyện đợt này thì tuyệt chiêu .Nhưng mà có một chút  đỉnh gay cấn : Cái tiêu chuẩn người  thứ hai phò sếp dã ngoại ,trên qui định phải vừa là kỹ sư  nghiệp vụ ,vừa biết tiếng anh ,mà bé Lan chỉ biết mỗi tiếng anh.
         Sếp lại cười khùng khục một hồi dài :
              - Chú em làm trợ lý  năm sáu năm rồi ,mà quên ta cũng là kỹ sư ,có bằng hẳn hoi  sau khóa tại chức hai năm đó sao?.Vậy thì ngon rồi .Đoàn đi lần này ,vẫn đủ các chức vị : Tổng giám đốc công ty ,kỹ sư  nghiệp vụ  và thông dịch viên!
         - Em lo bà chị ở nhà  khó thông ,vì cô nhân viên mới chị chưa biết . Thì chú đả thông .
         - Em lo tay phụ trách  tổ chức lại  cằn nhằn ,thắc mắc !
         - Thế ta là thủ trưởng hay nó là thủ trưởng ?
         - Ấy  anh  chứ !
         - Chú nghĩ cạn lắm .Đưa bé Lan đi công tác ,còn coi như đợt thử thách  tay nghề ,nếu ÊM khỏi phải qua thời gian tập sự thử việc .Sáng kiến  về nhân sự này ,lẽ ra phải "thưởng" cho tôi chứ !
       Trợ lý  lại vỗ trán ,rồi phá lên cười :
    -  OK. Sếp cực tài .Em chịu liền sếp ơi!

BAO CÔNG CÒN LÀ THI SĨ

Chuyện nghe kể lại.

         Nói đến Bao Công người ta thường nghĩ tới một vị quan tòa mặt sắt đen sì ,chuyên việc xử  xét  kiện  cáo ,mà ít ai nghĩ tới ông là một  văn nhân, thi sĩ.
        Bao Chửng( Bao Công) tên tự là Hi Nhân ( dòng dõi Phục Hi) quê quận Hợp Phì (tỉnh An Huy Trung Quốc)Người thời Tống ,tính tình cương trực ,làm việc chăm chỉ ,đỗ tiến sĩ ,được Tống Nhân Tông đầu thế kỷ 11  cho làm chức Long đồ  các trực học sĩ .(Do đó có tên Bao Long đồ).Ngoài "Long Đồ" ,người ta còn gọi Bao Thiết Diện( Mặt sắt) biểu thị sự kiên quyết  không dao động hoặc Bao Thanh Thiên ( trời xanh biểu thị sự trong sáng ,bao la,nhìn xa thấy rõ ).Ông từng làm tri phủ Khai Phong ,giải quyết được nhiều vụ án rắc rối ,minh oan và lấy lại được  hạnh phúc chân chính cho nhiều người .Do tính tình cương trực  nên khi gặp gỡ các quan chức ,ông ít khi cười .Thời ấy ví nụ cười  của Bao Chửng như" Nước Hoàng Hà  lắng trong". Vì thời xưa cho rằng ,cứ 500 năm  thì nước sông này trong lắng một lần -Ý nói là hiếm có  hoặc có câu "Hối lộ không vào vì có  ông Bao",v.v.
    Sau đây là một bài thơ của ông được chép trong sách Thiều Khê Ngư ẩn  tùng thoại của Hồ Tử đời Tống:
     Thanh tâm vi trị bản
    Trực đạo thị thân mưu
    Tú cán chung thành đống
    Tinh cương bất tác câu
    Thương sung  thử,tước hỉ
    Thảo tận thỏ hồ sầu
    Sử sách hữu di huấn
    Vô di lai giả ngu.
Dịch nghĩa:
    Tâm trong là gốc trị
    Đạo thẳng kế dài lâu
    Gỗ tốt rồi thành cột
    Thép không làm lưỡi câu
    Kho đầy chuột ,chim thích
    Cỏ hết thỏ cáo  rầu
    Sử sách còn răn dạy
    Đừng để thẹn về sau.
Đúng là : Đức tài song toàn .Giá mà thời nay Việt nam có được một Bao Chửng trong hàng ngũ Ủy viên bộ chính trị thì chắc rằng người dân được nhờ to.

28 tháng 10, 2012

NHÂN DÂN



Nguyễn Trọng Tạo :

Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô 

Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi

Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời

Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.

 Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu!…



25 tháng 10, 2012

SAO KHÔNG GỌI GIẶC LẠ


Tác giả Hải Tâm.

Không khó lý giải nỗi bức xúc này, vì nó xới lại một vấn đề lịch sử, nhưng thực chất đang trở thành thời sự.
1. Sau gần hai thiên niên kỷ, con cháu bà Trưng, bà Triệu lại khơi lên câu hỏi tưởng đã xưa như Trái đất: Hai Bà Trưng đánh giặc nào? Nỗi bức xúc bắt nguồn từ một bài tập đọc trong sách giáo khoa lớp 3 viết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43) mà không nêu đích danh kẻ xâm lược.
Không khó lý giải nỗi bức xúc này, vì nó xới lại một vấn đề lịch sử, nhưng thực chất đang trở thành thời sự. Đằng sau đó là nỗi bức xúc về những điều dù biết rành rành mà nhiều khi không được gọi chính danh.
Chẳng hạn, ai cũng hiểu những cái lạ đứng đằng sau cái quen đến nhẵn mặt là gì, ấy vậy mà vẫn cứ phải coi là lạ. Hay có những người, sự vật, hàng hóa biết rõ đến từ đâu, vẫn cứ phải gọi chung là từ "nước ngoài".
Đó chỉ là vài ví dụ rất nhỏ trong vô số những chuyện hiểu nhưng phải chịu cảnh không thể "trắng đen sòng phẳng" ra được.
Bức xúc, nhưng cũng lại đâm... mừng. Mừng vì nếu thực câu hỏi Hai Bà Trưng đánh giặc nào được khơi mào từ một đứa trẻ lớp 3, thì đúng là "con cháu chúng ta giỏi thật" và cũng thật tràn đầy tinh thần phản biện. Lâu nay chúng ta luôn lo lắng bọn trẻ lơi là với lịch sử, và mắc "bệnh" học gạo, chỉ biết cắm đầu "tụng" suông để kiếm điểm cao.
Hàng ngàn điểm không lịch sử trong các kỳ thi cấp quốc gia và tình trạng dân ta không rõ sử ta đủ làm cơ sở cho những nỗi lo lắng đó. Nhưng có vẻ, không hẳn bọn trẻ quay lưng với lịch sử nói chung, mà là quay lưng với cách dạy lịch sử "lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít".
Chúng ta kêu gọi học sinh phải yêu sử để yêu nước mình. Nhưng có một thực tế như vị một giáo sư uy tín ngành sử từng chỉ ra là: "Chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa là trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của các thế hệ người Việt Nam... Thế mà có cả một thời gian dài, vấn đề hiển nhiên và trọng đại này lại bị coi là "nhạy cảm" để rồi lịch sử không có lấy một dòng nào."
2. Để bọn trẻ được mạnh dạn phản biện và nói lên ý kiến, người lớn sẽ phải đối mặt với nguy cơ để lộ nhiều hạn chế của chính bản thân. Bởi bọn trẻ vốn chứa trong mình "vô thiên lủng" những câu hỏi vì sao và nhận thức đang ngày càng trở nên già trước tuổi.
Dẫu vậy, người lớn vẫn rất cần vượt qua nỗi sợ "bị hỏi" để tạo cơ hội cho bọn trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình. Có như vậy, chúng ta mới gây dựng được một thế hệ những công dân, trí thức phản biện tự tin và biết trăn trở trước những vấn đề của thời cuộc, dân tộc.
Có lẽ là một tín hiệu đáng mừng, khi năm học vừa qua, một sở giáo dục, đã vượt qua nỗi lo lắng, để hướng tới xây dựng một môi trường "được hỏi" cho học sinh. Đó là Sở GD-ĐT Vĩnh Long với đề án "Hình thành tính minh bạch cho học sinh tiểu học", vừa được thí điểm ở tám trường tiểu học trong năm học 2011 - 2012, và sẽ mở rộng ra toàn tỉnh trong năm học mới này.
Thông qua việc thực hiện bảng thông tin "Điều em muốn nói", hộp thư "Em mong muốn gì ở người lớn", đề án muốn khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những điều chưa hài lòng về những sự việc xung quanh, đồng thời thẳng thắn nêu lên những nguyện vọng với cha mẹ, thầy cô.
Sau một năm học, đã có hơn 2.000 ý kiến đưa lên bảng thông tin và gửi về hộp thư. Những ý kiến ban đầu có thể rất đơn giản, như muốn cô giao ít bài tập hơn, siêu thị trường bán nhiều đồ chơi hơn, v.v...
Nhưng dần dần, chắc chắn các em sẽ có thói quen để quan tâm đến những vấn đề lớn và mang tính xã hội rộng hơn, như tại sao phải tổ chức thi tốt nghiệp trong khi gần như 100% đều đỗ, tại sao học sinh nào cũng được dạy phải trung thực, nhưng lớn lên chuyện mua bằng cấp, đạo văn lại thành phổ biến, v.v...
Và biết đâu, chúng chẳng là sự khơi mào ban đầu cho những ý tưởng "đại phẫu toàn diện" cho giáo dục sau này?
3. Trong khi phải trả lời vô vàn câu hỏi của bọn trẻ, người lớn cũng đồng thời đang phải xử lý rất nhiều vấn đề của chính mình. Chẳng hạn, trong tuần qua người lớn vừa phải trăn trở với chuyện mối quan hệ giữa Ví nhà nước và Túi nhân dân.
Vấn đề này trở nên nóng khi mới đây một bản báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012 đã cho thấy mức thuế, phí chiếm đến 26,3% trong tổng thu ngân sách của nước ta, đứng đầu trong khu vực, vượt xa tỷ lệ 12-17% tại các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.
Với niềm tự hào "được" đóng thuế, phí cao ngất ngưởng đến thế, chúng ta hẳn hoàn toàn có quyền kỳ vọng nhà nước - người đại diện phân bổ số tiền này - sẽ sử dụng chúng hiệu quả. Nhưng cũng chính bản báo cáo kinh tế này đã chỉ ra, thuế, phí bổ đầu dân ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với tốc độ và tỷ trọng chi tiêu công. Bên cạnh đó, đầu tư công được đánh giá là lớn, dàn trải và kém hiệu quả.
Có người ví đóng thuế phí như vậy chẳng khác nào... khoan thủng sức dân. Trong khi đó, những công dân đóng thuế thường lại rất mù mờ về vai trò của mình. Một ví dụ dễ thấy là một số cá nhân, gia đình khi nhận được các chính sách phúc lợi, thường rất chân thành "cảm ơn nhà nước". Chẳng thấy mấy ai ý thức "cảm ơn chính tôi cũng như các đồng bào nộp thuế khác".
Một sự mù mờ nữa mà các công dân này cũng mắc phải là chuyện những đồng tiền thuế, phí đó được sử dụng ra sao. Và cuối cùng, dù là những người còng lưng làm ra tiền để nộp thuế, họ lại chẳng có mấy tiếng nói trong giai đoạn "nghiệm thu" hiệu quả sử dụng tiền.
4. Một trong các mặt hàng người dân đang phải đóng mức thuế cao ngất ngưởng chính là xăng. Hóa ra, mức thuế chúng ta phải đóng để sử dụng loại năng lượng phục vụ cho nhu cầu đi lại thiết yếu hàng ngày này lại thuộc hàng "tiêu thụ đặc biệt", nghĩa là xăng cũng bị coi là "hàng xa xỉ" như rượu, thuốc lá...
Chưa hết, dù "móc hầu bao" đóng mức thuế ngất ngưởng như vậy, chúng ta cũng chỉ biết "cắn răn chịu đựng" mỗi lần giá xăng lên. Vì đến như một vị chuyên gia kinh tế dày dặn kinh nghiệm cũng còn phải thốt lên: "Tại sao việc minh bạch thông tin về cơ sở hình thành giá xăng dầu lại khó đến thế? Khó đến nỗi nhà nước hứa với nhân dân mà mãi vẫn không thực hiện được".
Cái sự minh bạch đó truân chuyên đến vậy, nên hẳn rất có lý khi mới đây một vị bộ trưởng đã phát biểu: "Công khai phí giá xăng, dân sẽ sướng".
Và người dân sẽ còn được sung sướng đến mức nào khi được công khai thêm cả các loại thuế, phí khác như phí điện, nước, y tế...
Giờ thì, câu hỏi còn lại, như cách nói lái thông dụng hiện nay, là "Làm sương cho sáo" (tức Làm sao cho sướng). Trong lúc chờ đợi có câu trả lời, chúng ta hãy tạm thời tận hưởng niềm sung sướng được đi trên những con đường cao tốc vào loại đắt đỏ hàng đầu thế giới, thậm chí đắt hơn cả Mỹ.




SỐNG BẰNG GÌ BÂY GIỜ


NGUYỄN QUANG THÂN.
Xã hội văn minh nhất là xã hội có một nền pháp luật chan chứa tình người, có cái gốc nhân bản bền vững.
Nếu chúng ta ai đã từng trải qua những ngày khó khăn của thời sau Cách mạng tháng Tám, những ngày chết chóc, máu lửa ở miền Nam, miền Bắc, khi cơm áo gạo tiền không thừa thãi như bây giờ, đều hiểu rằng nếu không có tình người thì không ai vượt qua nổi những thử thách cam go ấy.
Thời ấy, con người thương yêu, đùm bọc nhau, coi trọng chữ tín, tình thương, danh dự hơn tiền bạc, của cải. Dân với quân như cá với nước. Cán bộ với dân như người một nhà.
Quý hiếm thường đi đôi nhưng đồng tiền hiếm mà lại không được quý. Những người dân lấy bọc tiền gói trong mo cau đưa ông chỉ huy nào đó vay mua gạo cho lính, nhận một cái giấy biên nhận với chữ ký loằng ngoằng, không cần biết tên người ký là ai, thuộc đơn vị nào, lại gác lên bếp, quên luôn. Không ai mặc cả, đòi hỏi một lời khen hay bất cứ cái gì. Vì thương bộ đội, vì tình người, vì kháng chiến chứ không ai nghĩ tới chuyện góp tiền đầu tư kiếm lãi. Bạc vàng bỗng nhiên bị coi nhẹ như lông hồng. Thời đó nếu ai bảo "Tình bạn là tạm thời, quyền lợi là vĩnh viễn" thì chắc đã bị nhổ vào mặt.
Ngày nay, dù nước ta vẫn là một nước nghèo, đa số dân chúng vẫn còn thiếu thốn nhưng so với trước thì của cải dồi dào hơn, kiếm tiền dễ hơn, hàng hóa phong phú hơn. Nhiều người có tiền để dành trong tài khoản ngân hàng, không ít người trở nên giàu có (chính đáng hoặc bất chính) cỡ triệu phú đô la. Nhưng có cái lạ là tiền càng nhiều, tiền lóe sáng khắp nơi cả trong phòng hợp cẩn đêm tân hôn, thì tiền lại càng được quý, được vồ vập. Quy luật hiếm mới quý không còn nữa.
Người ta hô hào, khuyến khích, coi việc làm ra tiền nhiều hơn là "ưu việt". Người có tiền thì lập tức có quyền sai khiến, khinh khi, thậm chí coi rẻ người khác. Tình người dường như quá dễ dàng bẹp dí trước đồng tiền và tiện nghi, dù là thứ đồng tiền thất lý, phi nghĩa, dù đó là những thứ tiện nghi nhiều khi rất quái đản của xã hội tiêu dùng.
Chỉ cần lướt mạng hoặc mở nhật trình vào bất cứ thời điểm hay ngày tháng nào đó, chúng ta đều phải rùng mình đến ớn lạnh trước hàng đống tin tức không ai muốn thấy, muốn đọc, nếu có nhắc lại cũng chỉ thêm đau lòng. Tội ác của tuổi vị thành niên, của thành niên và cả của những người lớn tuổi tưởng đã thoát được tục lụy.
Bức tranh khá ám đạm xảy ra hàng ngày ấy chỉ có một màu ảm đạm của đồng tiền. Giết cha, đánh mẹ, bán em gái, con gái sang Tàu cũng vì tiền. Bán rẻ, thọc lưng đồng chí bạn bè, dù bằng dao găm hay thủ đoạn tinh vi bọc nhung cũng chỉ vì tranh ăn. Ai biết tình người là đâu?


Tất nhiên, giữa đống băng giá lạnh lẽo vẫn còn lóe sáng lên tình người. Nhà giàu làm từ thiện, con nhà nghèo cắn răng giữ gìn nhân phẩm. Nhưng đạo đức truyền thống của cha ông thường được cất lên yếu ớt nhiều khi tuyệt vọng. Con người chân chính không phải lúc nào cũng có thể vượt qua được sức cám dỗ. Và tình người luôn luôn như cái mầm cây yếu ớt phải "liều mình như không có" để vươn khỏi sự đè nén của thói ty tiện, ác độc của lối sống phi nhân, phi tình nghĩa, lấy thành tích vơ vét tiền bạc làm "vẻ vang", lấy đau khổ và sự nghèo khó của đồng loại làm so sánh để tự hào, làm "bánh mì" để sống tiếp.
Từ bao giờ người ta đã quay mặt, hoài nghi với tình người? Phải chăng khi người ta chỉ phiến diện nhấn mạnh "làm giàu, làm giàu và làm giàu" sau hàng thập kỷ phải sống trong nghèo khổ của loạn ly và chiến tranh cũng như sai lầm bao cấp? Phải chăng người ta muốn thoát ra khỏi khủng hoảng khi công nhận quy luật khắc nghiệt của thị trường nhưng lại không kịp thiết lập một nền pháp trị có hiệu lực ngăn chặn sự lên ngôi của thói phi nhân vốn là nhân tố hủy hoại hiệu quả nhất sự lành mạnh của bất kỳ xã hội, chế độ nào? "Địa ngục là người khác" (L'enfer c'est l'autre - Jean Paul Sartre) vốn chỉ là một phát hiện về não trạng tinh thần của một xã hội bị băng hoại sau chiến tranh và giết chóc đã được mặc nhiên biến thành một khẩu hiệu để sống. Tai nạn là ở chỗ người ta nhắm mắt đạp lên người khác để vươn lên. Tình người, nhân tố kết dính con người bền vững nhất bỗng tan rã vô phương cứu chữa nếu không quay đầu về bến.
Không thể vì hốt hoảng trước một thực trạng xã hội vắng tình người mà lên án quy luật kinh tế thị trường. Cũng không thể quay sang với "đức trị" khi tình người được đề cao, rao giảng nhưng không ít trường hợp là để che đậy những mưu mô chà đạp con người của những kẻ ăn trên ngồi trốc nhằm duy trì đặc lợi, đặc quyền và kìm hãm xã hội trong nghèo nàn, lạc hậu hoặc tệ hơn trong sự quân bình phản tiến bộ có tác dụng hiệu quả nhất để tạo ra nghèo đói và suy đồi văn hóa.
Trong xã hội mới, tình người được đề cao nhưng pháp luật vẫn là tối thượng. Pháp luật không chống lại con người, không coi rẻ tình người mà trái lại, đảm bảo quyền của con người - tất cả mọi người, mọi lớp người - được sống, được yêu thương, được "mưu cầu hạnh phúc". Xã hội văn minh nhất là xã hội có một nền pháp luật chan chứa tình người, có cái gốc nhân bản bền vững.
Mọi con đường đều dẫn tới một xã hội pháp trị lấy con người (dân) làm gốc.

XÓM MÈO KIỂM ĐIỂM

Tiến sĩ Trần Lực


“Xóm Mèo” ngồi kiểm điểm nhau
Tại sao thấy cá mèo nào cũng tham?
 Mèo Già ăn vụng ngân hàng
Cấu bất động sản, cào ngang Tập Đoàn...
Mèo con gần gũi dân oan
La đất, liếm cát... nhì nhằng dưới quê
“Tổng Mèo” sắm trọn vai hề
Đứng ra chỉnh đốn cả bè mèo tham
Mèo Già biết Tổng cũng phàm
Biếu con chuột cống bằng vàng rõ to
Mèo con chuột nhắt chẳng từ
Chuyển thành Tài Khoản riêng tư mang về
 Thành công Hội Nghị hả hê
Xóm Mèo “đoàn kết” nhất tề bên nhau!
Tổng Mèo cáo lỗi Đồng Bào
Tại Trời sinh cá, mèo nào chẳng tham!
                                                     Hà Nội, 16/10/2012

24 tháng 10, 2012

Phong cách của hưởng thụ

           

(Những bài đăng trên Bloge: Trương Duy Nhất)

                           TS Alan Phan, Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa 

“Vấn nạn lớn của các đại gia là tiêu xài đồng tiền chưa thật sự làm ra được bằng chính năng lực của mình ,  mua những đồ chơi họ không cần, để gây ấn tượng với những người họ không ưa”- Bài viết thú vị của tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa.
         TS Alan Phan, Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa
           Tôi cười lớn khi ông boss của Luxury Guide và Robb Report nhờ tôi viết bài. Với dáng điệu lè phè bình dân, tôi thích hợp với các quán vỉa hè hơn là Café Armani ở Vincom Center. Tôi liên tưởng đến lời của Warren Buffett khi thiên hạ phẩm bình về các bộ áo quần nhăn nheo cũ kỹ,”Tôi mua đồ xịn đắt tiền đấy chứ. Nhưng khi tôi mặc vô, chúng luôn trông có vẻ rất rẻ tiền.” Bắt con khỉ già làm công tử Bạc Liêu thì óai ăm lắm, nhưng tôi chưa bao giờ quay lưng với thách thức.
          Nguồn cội của văn minh
          Tôi có một bài viết về lòng tham của con người trong bối cảnh nhố nhăng của xã hội vừa chuyển tiếp. Những Xuân Tóc Đỏ của thời đại Internet và tòan cầu hóa thường táo tợn và nhẫn tâm hơn các tên chụp giựt và cơ hội của thời Vũ Trọng Phụng. Danh từ “kinh tế thị trường” được bóp méo để tượng trưng cho chủ nghĩa của đồng tiền dơ bẩn.
          Dĩ nhiên, là một tên tư bản ngoan cố, tôi phải biện hộ cho sự ngay thẳng của thị trường và tiền bạc. Nguyên nhân chính mà văn minh nhân lọai đạt đến đỉnh hiện nay là do sự thúc đẩy của lòng tham. Những quyền lực, danh vọng và của cải của nhân lọai đều phát sinh từ dục vọng. Dù đức Phật có phán là “dục vọng là cội rễ của mọi đau khổ”, hay đức Chúa Trời có đặt “tham lam” vào mười điều răn cấm, thì con người vẫn thỏai mái theo đuổi dục vọng của mình. Mỗi người một kiểu, nhưng tựu trung, vẫn là một cuộc chạy đua của những con chuột hôi hám (the rat race). Và ai chết đi với nhiều đồ chơi nhất thì người đó thắng (he who dies with the most toys wins).
          Ngay cả các nền văn hóa cao cấp nhất của nhân lọai cũng nhờ vả rất nhiều vào tiền bạc và quyền lực của các nhà bảo trợ. Không có hòang tử Colloredo hay công tước Waldstein, chúng ta sẽ không thưởng thức được Mozart và Beethoven. Không có đế chế của Florentine, ta sẽ tìm đâu ra các tác phẩm nghệ thuật của Da Vinci hay Michelangelo. Trường thiên “Les trois mousquetaires” được Dumas dựng nên từ những cảm hứng của triều đại Louis XIII.
          Tôi cũng không dấu diếm là suốt 42 năm lăn lộn trên thương trường, lòng tham vô đáy là cú hích bắt tôi phải đứng dậy tiếp tục cuộc chơi cho đến mức thành công. Dĩ nhiên, nó cũng dẫn đến nhiều thất bại điên rồ (ngực tôi vẫn còn vết mổ tim để minh chứng). Tôi sắm chiếc Lamborghini vào năm 33 tuổi, tôi bỏ hơn vài trăm ngàn dollars để mang một siêu mẫu Venezuela qua Paris chơi hai tuần, tôi lên báo Mỹ tuyên bố vung vít về thành quả của công ty tại Trung Quốc (tôi ví mình là người mở đường cho IT ở đây), tôi hoang phí sức khỏe trong những party thâu đêm hay những chuyến bay liên lục địa mỗi tuần. Tôi tạo nên những kẻ thù không cần thiết. Tất cả để “khoe” với thế giới là tôi đã “đạt” (arrived).
          Phong cách của kiêu căng
          Nói vậy để thấy rằng tôi rất thông cảm với những khoe khoang của người đang giàu có. Sĩ diện là một văn hóa lớn và lâu đời của các quốc gia Đông Á. Một thói quen thông dụng khi có tiền, có danh hay có quyền là thích khoe khoang, hay nói lịch sự hơn là thích biểu hiện, những gì mình vừa chiếm hữu, dù hợp pháp hay không. Thực tình, đây là một hành xử rất quen thuộc với mọi đẳng cấp thượng lưu trên thế giới. Vì ai có tham vọng và may mắn để sở hữu những chiến lợi phẩm đều có mong ước là mọi người phải chiêm ngưỡng và ghen tị với họ. Sự kiêu căng do lòng tự ái cao độ là căn bản của văn hóa sĩ diện nói trên.
          Tuy nhiên người Âu Mỹ giỏi hơn trong việc đè nén sự phô trương quá mức thường thấy ở các đại gia Á Châu, nhất là ở những nhân vật mới giàu của các xã hội mới nổi như Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi các triệu phú Âu Mỹ thích biểu hiện quyền danh và của cải tại những Câu Lạc Bộ rất riêng tư, kín đáo của tầng lớp giàu và nổi tiếng, thì các đại phú gia của Việt Nam thích biến những họat động cá nhân thành những sự kiện PR với sự tham dự đầy đủ của mọi mạng truyền thông. Hào quang phải được phát tán đến đầu đường xó chợ khắp xứ sở mới thỏa mãn được lòng tự kiêu, hay tiếng kêu, vĩ đại của các con ếch trong trận mưa rào hiện nay.
          Và đại đa số người dân thường tán thưởng các màn trình diễn ấn tượng này. Những bài viết trên các báo về những nhân vật nổi tiếng và thú ăn chơi của họ, cùng hình ảnh diễm kiều của các chân dài bao quanh là những bài viết có nhiều độc giả hơn hẳn các mẫu tin về chính trị, kinh tế hay xã hội. Dĩ nhiên ai mà không ham muốn những tràng pháo tay nồng nhiệt đó?
          Bối cảnh của hưởng thụ
          Nhưng dù đồng cảm, tôi cũng vẫn có chút ngượng ngùng khi liên hoan cùng các bạn thành đạt của tôi trong môi trường hiện tại. Chiếc xe Rolls-Royce có vẻ lạc lỏng cạnh con trâu mệt mỏi giữa những mái tranh nghèo. Chiếc du thuyền Ferretti trông quá hách dịch cạnh chiếc xuồng câu trên giòng sông đục bẩn. Cái bể bơi cạnh biển ở Ana Mandara thấy sao trần trụi khi bị cặp mắt buồn bã của chú bé hốt rác nhìn vào từ rào tường. Một cô bé thật xinh với chuỗi ngọc Cartier và bộ veste Versace qua một khu phố ổ chuột có vẻ như thách thức lòng tự ái của mọi người.
          Những trò chơi gọi là để biểu hiện “phong cách” hay “đẳng cấp” của những người may mắn ở Việt Nam dường như không hợp lúc, không hợp chỗ, không hợp thời. Chúng có vẻ gượng gạo, ép uổng như một vở kịch không bố cục, dựng lên trong vội vàng.
          Có thể tôi đã già và thời oanh liệt của mình đã qua. Chắc tôi phải ra khỏi sân khấu để nhường chỗ cho những tài năng mới? Tôi đồng ý, nhưng xin thốt lên vài câu “cương bậy” với những người còn đang chơi.
          Các bạn ơi, hãy nhớ là cuộc chơi nào cũng kèm theo những hóa đơn khá đắt. Thời vàng son lúc nào cũng qua nhanh và mưa bão lúc nào cũng đến sớm hơn dự đóan. Tuy nhiên, thất bại thực sự là người bạn tốt. Nó sẽ mang bạn về với thực tại và dạy dỗ uốn nắn những kỹ năng còn thiếu sót. Nó sẽ rèn luyện cho bạn đức tính kiên nhẫn, cần cù và lòng tha thứ, nhất là cho mình.
          Tôi nhận chân rất trễ rằng những gì đẹp và bền vững là những gì đơn giản, êm nhẹ, luôn luôn bên mình mà không cần phải mua hay thâu tóm. Những buổi sáng sớm đi dạo một mình trên bờ biển vắng; những buổi chiều mưa mù trời bên gác nhỏ với con; những đêm khuya đọc sách nhớ lại chuyện xưa khi vung tay khua kiếm. Đó là những thú vui nhỏ bé của tuổi già và của giá trị thực sự trong đời sống.
          Tôi học được từ một người bạn già và may sẵn cho mình một bộ complêt thật đẹp để mặc vào khi chết. Bộ áo quần này không có túi. Nó nhắc nhở tôi rằng tôi sẽ không đem đi được gì khi trở về với cát bụi.



      LUÂN CHUYỂN NHỮNG HẠT SẠN

Chủ tịch tỉnh Đăk Lăk, ông Lữ Ngọc Cư vừa bị kỷ luật cảnh cáo, cách chức và thuyên chuyển sang ngồi ghế ủy viên chuyên trách Ban chỉ đạo Tây Nguyên.
          Sai phạm của ông Cư được cho là rất nghiêm trọng, liên quan đến nhiều dự án trồng rừng, nâng cấp chỉnh trang đô thị, một số nguồn tiền tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, bổ nhiệm cán bộ nhân sự, vay tiền… và cả những khuất tất trong buôn bán đầu cơ trục lợi đất đai của vợ.
          Ông Cư nguyên là Thiếu tướng, giám đốc Công an tỉnh, vài năm trước được điều về ngồi ghế Chủ tịch thay ông Nguyễn Văn Lạng sau một cuộc đấu đá nhiều tai tiếng.
          Sai phạm của ông Lạng cũng có nhiều điểm giống ông Cư khi cùng liên quan đến: vợ và đất đai. Nguyễn Văn Lạng sau đó cũng bị kỷ luật bằng cách thuyên chuyển ra Hà Nội ngồi ghế Thứ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ kiêm trưởng ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc đến nay.
          Cựu Cục trưởng hàng hải Dương Chí Dũng trước khi bị bắt cũng đã được thuyên chuyển lên từ Chủ tịch Vinalines sau khi để lại hàng loạt sai phạm đổ bể làm lụn bại Vinalines.
          Nghe đồn sắp tới sẽ có thêm vài ông Bộ trưởng, trung ương, thường vụ chi chi đó bị (được) thuyên chuyển…
          Công tác tổ chức và thuyên chuyển cán bộ lâu nay vẫn quen nếp như kiểu tìm sạn trong nồi cơm. Người tìm ra hạt sạn, đáng phải vứt đi lại hất sang góc khác. Và thế là mình tránh được nhưng người khác lại mẻ răng,thậm chí còn thủng cả đường ruột và dạ dày nữa.

    Đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn

Bài viết của nhà văn Vũ Tú Nam đăng trên báo Người cao tuổi với những nhận xét về sự nguy khốn của đảng thật đến mức nếu đăng trên blog dễ bị qui chụp ngay là “bôi nhọ đảng”, là “phản động”.
“Đảng viên hư trước, làng nước hư theo!”
          Trong hôm khai mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tư (khóa XI), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói đến nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ do sự sa sút phẩm chất chính trị và đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên từ Trung ương tới cơ sở; trong khi hàng triệu nhân dân, đảng viên đang nỗ lực xây dựng đất nước.
          Điều này nhân dân đã biết từ lâu. Chưa bao giờ thấy nhiều hiện tượng trái với đạo lí dân tộc như trong những năm gần đây: Cha giết con, chồng chém vợ, thầy giáo bị học trò làm hại, gia đình bệnh nhân đánh thầy thuốc, nông dân bị chiếm đất ồ ạt đi khiếu kiện, cán bộ tỉnh đánh bạc mỗi ván ăn thua tới 5 tỉ đồng, tội phạm vị thành niên ngày càng tăng. Sự dối trá tràn lan. Chạy chức chạy quyền, cúng bái cầu tài cầu lộc, mê tín dị đoan tràn ngập…
          Trách nhiệm thuộc về ai? Thuộc về sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Chính phủ, các cấp từ Trung ương tới cơ sở.
          Bản Di chúc năm 1969 của Bác Hồ, đã nhấn mạnh điều quyết định là Đảng cầm quyền phải thực sự trong sạch. Sau hơn 40 năm, mặc dầu chúng ta có phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhưng còn hình thức.
          Khi Đảng còn nhiều uy tín trong xã hội, dân ta đã có câu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Và nhiều thanh niên hăng hái phấn đấu vào Đảng.
          Đến nay thì ngược lại, một số người trung thực đã quyết định không vào Đảng, một số cán bộ cao cấp, kể cả sĩ quan quân đội khi nghỉ hưu đã bỏ sinh hoạt Đảng. Sự suy giảm lòng tin trong dân thật nặng nề. Từ chỗ “đảng viên hư trước, làng nước hư theo” đến chỗ dân tỉnh ngộ sẽ không theo Đảng nữa. Thế là Đảng dần dần như con cá ngúc ngoắc trong cái ao cạn, thật nguy to!
          Nạn tham nhũng có bè cánh tràn lan là nỗi buồn, nỗi lo và sự tức giận của mọi người. Người ta đồn mỗi chức vụ trong Đảng, trong chính quyền đều có giá bằng tiền cả! Thế thì Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ đã làm được những gì? Đến mỗi xin cho con vào học lớp mầm non cũng phải khổ sở chạy chọt!
          Mỗi ngày hơn 30 công dân Việt Nam chết vì tai nạn giao thông! Ra đường sẵn sàng đón thương vong như ra trận! Tình hình không thể để kéo dài mãi như thế này!
          Tôi cùng nhân dân mong và tin rằng, như lời nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí trong Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Quốc hội, mỗi người sẽ trung thực tự kiểm điểm mình và báo cáo trách nhiệm trước nhân dân. Đây là yêu cầu cao và cấp bách về sự gương mẫu của đảng viên là cán bộ lãnh đạo, từ Trung ương đến cơ sở.
          Đảng ta đã nói thì phải làm. Làm cụ thể, thiết thực, từng việc một, từng bước một, làm triệt để và phải có hiệu quả. Cần xử lí nghiêm các cá nhân và tổ chức sai phạm.
          Để chuộc lại uy tín của Đảng, đem lại lòng tin cho nhân dân, làm sống lại hình ảnh “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, cần mở rộng dân chủ hơn nữa từ trong Đảng ra ngoài. Nếu có được lòng tin rộng mở của Đảng thì mỗi người dân sẽ vì điều tốt lành mà thành thực phát biểu ý kiến của mình. Khi đó ý Đảng sẽ hoàn toàn hợp với lòng dân. Dân sẽ thực sự làm chủ. Và không có khó khăn nào ta không thể vượt qua.



             MONG ĐẢNG NHƯ THƠ

          Chuẩn bị đại hội đảng, nhà thơ Thanh Thảo vừa có một sáng kiến góp ý về công tác… bầu cử nhân sự.
          Ước họp chi bộ
          Hôm ra Đà Nẵng xem pháo hoa, trong lúc nhậu, tôi hỏi vầy:
          – Anh Thảo, đời anh chi cũng có rồi, chừ anh còn ước cái chi?
          – Tôi chỉ có một ước ao (ham muốn) tột bậc là được… họp chi bộ một lần!
          – Để mần chi?
          – Để xem người ta nói cái chi trong các cuộc họp ấy.
          – Họ nói kệ họ. Anh không Đảng, xía vô mần chi?
          – Cái chi tớ cũng biết, cũng viết rồi. Mỗi việc họp chi bộ là chưa hề biết. Ước được họp một lần để xem họ nói cái chi trong đó về… viết chơi!
          Vừa nói, ông Thảo vừa bê cái chân gỗ (ông bị què một chân) gác lên ghế, mặt ngửa lên trời đăm đăm.
          Ngẫm mà thương cho cái ao ước, ham muốn tột bậc của nhà trường ca ngoài Đảng.
          Mong Đảng như thơ
          Nốc vài ly, ông nói như rút ruột:
          – Họp Đảng thì tớ chưa biết, nhưng họp thơ thì tớ rành. Nhất là chuyện bầu bán. Vì thế, tớ ước Đảng bầu như thơ bầu. 15 năm, 3 nhiệm kỳ làm ủy viên hội đồng thơ. Đợt bầu nào cũng thế, đơn giản, nhanh, gọn, nhẹ. Ông chủ tịch hội đồng giới thiệu ứng viên (Trương Duy Nhất chẳng hạn) và hỏi ý kiến mọi người. Không ai phản đối. Tất thảy cùng vỗ tay tấm tắc: đúng rồi, ông Trương Duy Nhất quá xứng đáng, không chọn ông Nhất thì chọn ai ! Vớ đại một cái mũ chìa ra, phiếu bầu vứt hết vào trong đó. Kiểm phiếu: Trương Duy Nhất bị loại, không được dù chỉ một phiếu. Tất cả nhìn ông Chủ tịch hội đồng. Ông Chủ tịch hội đồng nhìn mọi người. Ơ ơ… rồi cả cười !
          Ông bảo sẽ gửi văn bản góp ý hẳn hoi cho đảng về sáng kiến này. Nhưng trước khi gửi, ông muốn nhường cái ý tưởng độc đáo này cho Trương Duy Nhất blog.
          Nói rồi, ông cả cười. Rồi lại lấy tay bê cái chân gỗ gác lên ghế, mặt ngửa lên trời ha hả rung bắn cả bọt bia ! 



23 tháng 10, 2012

TRẠNG LƯỜNG CÂN VOI

Kể lại chuyện xưa.
Có một lần ,trong dịp đi sứ phương Bắc ,sứ thần các nước nghe tiếng Lương Thế Vinh rất giỏi toán ,họ bàn nhau lập mẹo thử ông .Họ cho dắt tới một con voi  và đưa một cái cân cỏn con , nhờ quan Trạng tính giúp xem "Voi nặng bao nhiêu trong nội nhật ngày hôm nay". Những người trong đoàn sứ bộ của ta rất lo lắng ,nhưng Lương Thế Vinh lại vui vẻ nhận lời .Ông yêu cầu họ đóng cho một cái bè thật to .Sau khi đưa bè xuống nước ,neo cột cẩn thận ,ông cho dắt voi xuống bè ,rồi đánh dấu mực nước ở thành ngoài  bè ngập đến đâu ,sau đó cho voi lên bờ .Ông sai lính chuyển đá xuống bè  cho đến khi ngang với mực nước của con voi khi đứng trên bè  trước đó .Ông cho lần lượt cân từng viên đá trên bè ,rồi đem cộng lại .Tổng trọng lượng của đá chính là trọng lượng của voi .Mọi người trong sứ bộ ta thở phào nhẹ nhõm,còn sứ thần các nước và người phương bắc thì tấm tắc khen:Thiên tài! Thiên tài!Và cái tên Trạng Lường( Trạng đo Lường) mà nhân dân  đặt tặng cho ông là xuất phát từ sự kiện này.

ĐÈO NGÁCH KỲ ANH

Sao lại Kỳ Anh!Không phải kỳ em
Bởi chỉ các anh mới hay làm trò kỳ quặc
Đi suốt chiều dài từ nam ra bắc
Về Hà Tĩnh mình gặp lại  Kỳ Anh!
Con đèo Ngang đẹp tựa bức tranh
Lại mang tiếng nó làm nghèo Hà Tĩnh
Lũ thanh niên bỏ làng đi lên tỉnh
Đòi cải tên đèo thành Đèo Đói hợp hơn
Các cụ già khuyên bảo bọn thanh niên 
Xã hội văn minh nên đổi thành Đèo Đứng
Được như vậy Hà Tĩnh mình mới vững 
Đèo Ngách hiên ngang sừng sững  giữa Kỳ Anh.
                                                                    Đèo ngang,12/01/2002

22 tháng 10, 2012

VỀ HƯU


Từ nay đã thoả nỗi lòng
Hai tay chẳng bận con bồng ,con mang
Về hưu chính thức đàng hoàng
Không còn nuối tiếc ,chẳng tham chức quyền.
Ăn ngon giấc ngủ bình yên
Chẳng ai làm phiền,hết cảnh đụng nhau
Năm lăm tuổi ,đã bạc đầu
Nếp nhăn báo thủ  ăn sâu khó mờ
“Khi chén rượu ,lúc cuộc cờ”
Khoẻ ra cuốc đất ,đến giờ ăn cơm
Không còn ghen ghét giận hờn
Chẳng cần phụ thuộc,chịu ơn kẻ nào!
Giờ đây! Ước muốn làm sao
Yên bình sức khoẻ ,hồng hào thịt da.
Hạnh phúc trọn vẹn toàn gia
Rể dâu ,con cháu  cả nhà an khang.

BẼ BÀNG


Cầm thẻ hưu mới giật mình
“Công nhân” hai chữ như đinh đóng vào
Trái tim mình hỏi vì sao?
Hồ sơ lý lịch lẽ nào bỏ đi!
Hệ số lương nói điều gì?
Có quyền chức muốn làm chi thì làm
Điều chỉnh sự thật gian nan!
Cuối cùng chân lý đã làm lành tim
Về hưu tất cả an bình
Kỹ sư điềm tĩnh ,nhổ đinh thay vào
Oan sai đừng hỏi vì sao?
Tiền ,tình ,bè phái  …Ôi chao bẽ bàng.

20 tháng 10, 2012

PHỤ PHÙ PHU-SƯ SỬ SỨ

Chuyện kể lại nhân ngày 20/10/2012
        Vua Lê Thánh Tông  đi kinh lý vùng Sơm Nam hạ ,ghé thăm làng Cao Lương,huyện Vụ bản quê hương Trạng nguyên Lương Thế Vinh.
      Hôm Vua đi thăm ngôi chùa cổ  của làng ,có vợ chồng Trạng Lương Thế Vinh  theo hầu.
      Vào chùa thì gặp lúc sư cụ trụ trì  đang tụng kinh .Sư bất chợt thấy khách sang đến ,bối rối để rơi dùi mõ , đưa mắt cho chú tiểu nhặt  và tiếp tục nốt pho kinh .Một viên quan tùy tùng  đứng gần đấy trông thấy ,đã nhanh tay nhặt đưa cho cụ .Vua Lê Thánh Tông vốn hay thơ  trông thấy cảnh đó liền nghĩ ra  ngay một vế đối :
                 Đường thượng tụng kinh ,sư sử sứ.
( Nghĩa là :Trên nhà tụng kinh ,sư sai sứ) .Rồi bảo các quan đối.Câu này oái ăm ba chữ " Sư Sử Sứ" .Các quan còn đang suy nghĩ bối rối chưa đối được,thì Trạng Lương Thế Vinh  đang ngồi uống rượu giả vờ say ,bắt vợ dìu ra ngoài .Vua Lê nhìn thấy ,đoán là Trạng bí không đối được ,định chuồn ra nên gọi giật lại  bắt phải vào đối xong mới được ra.Lương Thế Vinh tâu:
   -Thần đã đối xong rồi đấy ạ!
   Vua hỏi đối sao? Trạng liền chỉ vào mình đọc lớn:
               Tiền đình túy tửu,phụ phù phu.
  ( Nghĩa là : Trước sân say rượu,vợ đỡ chồng).
  Vua Lê thừa nhận  vế đối hay và khen thưởng cho vợ chồng Trạng,chồng như thế mới gọi là chồng phải không các chị em phụ nữ Việt nam.

19 tháng 10, 2012

KHÔNG PHẢI DO MỘT MÌNH NHÀ EM

Chuyện thật 100%

           Một người vừa mới xây dựng xong căn nhà  khang trang theo ý của mình ,tổ chức  buổi liên hoan  mừng tân gia ,mời bà con  láng giềng đến dự.Bà vợ ra đón tiếp khách :
          -Xin hân hạnh mời quý vị  vui lòng vào tệ xá ,dùng  chén rượu  nhạt chúc mừng nhà mới với chúng tôi.
            Một ông khách  trong làng  nói:
            -Làm được căn nhà đẹp thế này ,hẳn anh chị  vất vả ,tốn kém lắm !
              Bà vợ chủ nhà lễ phép ,khiêm tốn đáp:
             - Thưa không phải một mình chúng tôi làm nổi  đâu ạ.Ấy là nhờ có bà con ,cô bác láng giềng phụ giúp đấy chứ !
             Trở về nhà ,ông khách  mới kể lại chuyện ấy cho vợ mình nghe rồi nói: " Chị ấy ăn nói thật khéo léo,khôn ngoan .Giàu có như vợ chồng  cô chú ấy thì cần gì ai giúp ,nhưng chị vợ cứ nói vậy nên được lòng mọi người". Bà vợ nghe chồng nói xong  liền bảo rằng:" Có gì khó ,ai lại chẳng nói được câu dễ như thế!"
          Ít lâu sau ,vợ chồng họ  mời bà con hàng xóm  đến giữ lễ chẵn năm đứa con trai  quý tử của mình .
          Một ông khách đến đầu tiên vừa bắt tay  ông chồng vừa nói:
          -Xin chúc mừng ! Anh chị  thật hạnh phúc  sinh được cậu con  trai quý tử !
         Chị vợ vừa ở trong  buồng  bế thằng cu  đi ra,liền đáp:
         - Dạ thưa,có được chút con trai đó không phải do một mình nhà em  đâu, ấy là nhờ có các cậu thanh niên hàng xóm phụ giúp nữa đó ạ!  

XIN CHỊU TỘI CHẾT

Chuyện nghe kể lại:

      Một ông sư trước khi đi vắng  ra khỏi chùa,dặn chú tiểu ở nhà đừng  lấy bánh ngọt đựng trong cái đĩa ra ăn  vì trong bánh có tẩm thuốc độc.
Khi ông sư đi rồi ,chú tiểu  đem bánh ra ăn sạch  rồi đập vỡ cả cái đĩa quý.
Lúc sau ông sư về ,chú tiểu thưa rằng :
     -Con đã lỡ tay đánh vỡ cái đĩa quý .Con xin chịu tội chết  nên đã ăn hết chỗ bánh có tẩm thuốc độc trong đĩa rồi ạ!

17 tháng 10, 2012

RỬA MẶT

Hôm nay lên mạng đọc bài: Tổng bí thư chỉ đạo Phê bình và tự phê bình  phải như rửa mặt hàng ngày .Tôi thấy Đảng ta đã có một sự quyết tâm cao ,nhưng người dân Việt Nam chúng ta thì không có gì tin tưởng bằng hiện thực cuộc sống xảy ra hàng ngày bên mình và cộng đồng .Liệu sau khi rửa xong mặt có sạch sẽ ,đẹp đẽ thực sự hay là lại bị nhem nhuốc nhiều hơn !.Việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào người rửa mặt .Ví như con mèo có rửa mặt suốt đời thì mặt mèo vẫn lấm lem bẩn thỉu , vì bản chất của mèo là hay ăn chùng ( Ăn vụng) .Còn con người ta có phải ai cũng rửa mặt mình là  sạch đâu?Tôi nhớ những ngày còn nhỏ thời tiết mùa đông giá rét mẹ tôi bảo đi rửa mặt cho sạch vào ăn cơm  .Tôi vâng lời ra sân giếng để  rửa, nhưng quá rét  tôi đã  không dùng nước rửa mà chỉ lau khô rồi vào định ngồi ăn cơm, mẹ tôi không cho đã lôi tôi trở lại sân giếng múc nước kỳ cọ từ trước ra sau ,tôi vừa đau vừa rát nhưng  cũng có lẽ vì thế mà tôi không thấy rét nữa  vào ăn cơm  ngon lành ,nhưng vẫn sợ mỗi khi mùa đông về mẹ bảo ra rửa mặt rồi vào ăn cơm.Nên chăng Đảng ta cũng cần phải để người dân rửa mặt cho mình !

16 tháng 10, 2012

TRI ÂN

Đức ,Bỉ ,Đài Loan,Nga ,Trung quốc...
Mở ra Bloge !Có đọc không?
Xin cho nhận xét bằng tiếng Việt
Đúng sai,hay dở cũng ấm lòng!
Thành thật cảm ơn cả cộng đồng
Ngang qua,về lại có khó không?
Tìm ở Google: hophanlangvanhai
Buồn  vui ,từng trải ghi lại lúc về hưu.
Bạn của tuổi già : Internet.
Chân thành cảm tạ,nhận xét mỗi bài đăng.
                         Chủ nhân Bloge: Phan Văn Cương

14 tháng 10, 2012

BA CỤ CÙNG QUÊ

Tác giả :Sỹ Nhiếp 
Thị Trấn Nghi Xuân
Hà Tĩnh
ĐT:01652593336

Ba cụ Họ Nguyễn cùng quê
Vừa say thơ phú vừa mê đàn bà
Cụ Du nhất đỉnh sơn hà
Danh nhân thế giới có toà thiên nhiên
Cụ Trứ bát ngát dinh điền
Lên quan, xuống lính thuyền quyên giữa đồng
Cụ Nhiếp vê kép a còng
Nên cụ thích mốt lòng thòng lôi thôi
Hai cụ lớn,đã khuất rồi
Còn trơ cụ Nhiếp giữa thời trăng hoa.


Giống nhau

Nhà thơ Sỹ Nhiếp Tản Đà
Cái ren trong máu, đàn bà giống nhau
Ông sinh trước ,tôi đẻ sau
Cái ren trong máu giống nhau đàn bà
Sỹ Nhiếp :Già chi như tớ mà  già
Tám ba hễ thấy đàn bà là say
Tản Đà:Rượu trà thì tớ chừa ngay
Đàn bà ,từ trước tới nay ai chừa!

Trang